Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 19 - Trương Thị Sen

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 19 - Trương Thị Sen

Mục tiêu

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. - Yêu mến tự, hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. Biết được vì sao cần phải yêu quê , tham gia góp phần xây dựng quê hương.

-Giáo dục Hs có ý thức học tập để xây dựng quê hương.

* - Kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, danh lam thắng cảnh, con người của quê hương; kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương.

II. Phương pháp dạy học tuchs cực : Thảo luận , giảng giải .

 

doc 59 trang Người đăng huong21 Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 19 - Trương Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 : Thứ hai ngày 19 tháng 1năm 2012
Đạo đức ( tiết 19 ) : Em yêu quê hương ( tiết 1 )
I.Mục tiêu
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. - Yêu mến tự, hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. Biết được vì sao cần phải yêu quê , tham gia góp phần xây dựng quê hương.
-Giáo dục Hs có ý thức học tập để xây dựng quê hương.
* - Kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, danh lam thắng cảnh, con người của quê hương; kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương.
II. Phương pháp dạy học tuchs cực : Thảo luận , giảng giải .
II. Đồ dùng : Phiếu học tập 
III. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
*.Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em, 
H. Quê hương em ở đâu?
Có điều gì khiến em luôn nhớ về quê hương?
Nêu một số biểu hiện tình yêu quê hương?
Gv kết luận : Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
*.Hoạt động 2: Thảo luận, xử lí tình huống 
( BT1 sgk )
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a, b, c, d, e – là thể hiện tình yêu quê hương.
Gv nhận xét chung : 
- Tình huống (a) : Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình ; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp ; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách 
- Tình huống (b) : Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội , vì đó là một việc làm góp phần làm sạch , đẹp làng xóm .
*.Hoạt động tiếp nối
Vẽ tranh, viết bài; sưu tầm bài hát nói lên việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương.
4. Củng cố - Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài học sau.
Hs đọc yêu cầu
Hs đọc thầm, thảo luận nhóm 
Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm khác bổ sung
Mời đại diện một số nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hs nhắc lại bài học
 ..
Tập đọc ( tiết 37 ) : Người công nhân số một (tiết 1)
I.Mục tiêu : 
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật.
-Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. 
Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 trong sgk. ( không cần giải thích lí do ) .
-Hs khá, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật
(câu hỏi 4)
-Giáo dục Hs có ý thức là người công nhân.
II. Đồ dùng : Tranh minh họa bài đọc sgk; Bảng phụ. Ảnh chụp bến Nhà Rồng.
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hdẫn Hs luyện đọc, tìm hiểu bài
*Luyện đọc: 3 đoạn ( xem SGV ) .
Hướng dẫn giọng đọc, ngắt nghỉ hơi, sửa phát âm
Gv đọc diễn cảm toàn bài
-Tìm hiểu bài
H. Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
- Ý 1: Anh Thành có ý thôi làm việc ở Sài
H. Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?
Ý 2: Sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước.
H. Những chi tiết nào cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau?
Ý 3: Anh Thành luôn nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
Nêu nội dung ý nghĩa của bài ?
c.Hdẫn Hs đọc diễn cảm
Gv đọc mẫu
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Chuẩn bị phần tiếp theo của đoạn kịch sau.
Hs nghe,quan sát tranh
1Hs đọc toàn bài
Hs đọc nối tiếp đoạn
Hs luyện đọc cặp
1Hs đọc toàn bài
- Tìm việc làm ở Sài Gòn
- Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ ... Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào? Vì anh với tôi ... chúnh ta là công dân nước Việt ...
- Vì anh Lê nghĩ đến công ăn việc làm, miếng cơm manh áomà anh Thành chỉ nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
 Nôi dung: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành .
- 3 Hs đọc phân vai
Hs tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
Hs luyện đọc diễn cảm.
Hs thi đọc.
Hs nhắc lại nội dung chính của bài
 ..................................................................................
Toán ( tiết 91 ) : Diện tích hình thang
I.Mục tiêu
-Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
-Giáo dục ý thức yêu thích môn học, rèn tính chính xác.
II. Đồ dùng : Bộ đồ dạy toán 5; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
*.Hình thành công thức tính diện tích hình thang ( như SGK )
Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích tam giác ADK.
Diện tích hình thang ABCD là:
 (DC + AB) x AH : 2
(S: diện tích; a,b độ dài các cạnh đáy; h: chiều cao)
*.Thực hành : Gv hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1:Tính diện tích hình thang
Hs làm bảng 
Cả lớp nhận xét 
Bài 2: Tính diện tích mỗi hình thang
2Hs làm bảng lớp
Cả lớp nhận xét
Bài 3: Tóm tắt, giải
Hs làm vào vở
Cả lớp sửa bài.
Hs nhắc lại bài học
Gv chấm 7-10 bài, nhận xét chung
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Hs so sánh
Hs phát biểu qui tắc
 S = (a + b) x h : 2
Bài 1:a. Diện tích hình thang
( 12+ 8) x 5: 2 = 50 ( cm2)
Đáp số: 50 cm2
Bài 2: a. Diện tích hình thang
( 9+ 4) x 5: 2 = 32,5 ( cm2)
Đáp số: 32,5 cm2
b. Diện tích hình thang vuông
( 7+ 3) x 4: 2 = 20 (cm2)
Đáp số: 20 cm2
Bài 3:1HS lên bảng làm,lớp làm vào vở.
Chiều cao thửa ruộng hình thang 
(110+ 90,2) : 2 = 100,1 (m2)
Diện tích thửa ruộng hình thang :
(110+ 90,2) x 100,1: 2 = 10020,01 (cm2)
 Đáp số: 10020,01 cm2
 ..
Lịch sử ( tiết 19 ) : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I.Mục tiêu
-Kể lại được chiến dịch Điện Biên Phủ: Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch; Ngày 7 - 5 – 1954, Bộ chỉ huy cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi
-Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng ĐBP: Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
-Giáo dục Hs lòng truyền thống của nước ta.
II. Đồ dùng : Bản đồ hành chính Việt Nam; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hoạt động 1:Tập đoàn cứ điểm ĐBP và âm mưu của giặc Pháp.
H. Nêu tình thế của quân Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới 1950 đến 1953?
H.Thực dân Pháp đã xây dựng ở Điện Biên Phủ thế nào?
Gv nhận xét, kết luận
c.Hoạt động 2:Chiến dịch ĐBP và Ý nghĩa
H. Ta mở chiến dịch ĐBP gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại các đợt
H. ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ
Gv kết luận, rút ra bài học
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau
-HS tham khảo SGK thảo luận nhómvà trả lời câu hỏi.
+ Địch rơi vào thế bị động, trong khi đó ta chủ động mở nhiều chiến dịch  làm cho địch thụ động, lúng túng.
+ Một tập đoàn cứ điểm kiên cố vào bậc nhất ở chiến trường Đông Dương
-HS quan sát tranh và lược đồ, thảo luận theo nhóm bàn. Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
+ Ngày 13 /3 /1954 quân ta nổ súng mở màn. Trong suốt 5 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ta lần lượt tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch Anh Phan Đìmh Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch.
+ Ngày 30/3/1954 ta đồng loạt công kích địch lần thứ hai. Sân bay Mường Thanh bị uy hiếp, máy bay địch không xuống được sân bay  bộ đội ta thu được nhiều chiến lợi phẩm
+ Ngày 1/5 và đến ngày 7/5 kết thúc thắng lợi. Tướng Đờ Ca-xtơ-ri và bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống.
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- HS đọc ghi nhớ bài SGK/39
Thứ ba ngày 20 tháng 2012 năm 
Chính tả ( Nghe viết ) ; ( tiết 19 ) : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
I.Mục tiêu
-Viết đúng chính tả ; trình bày đúng hình thức văn bản luật ; không mắc quá 5 lỗi.
-Làm được BT (2) a/b, hoặc BT (3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do Gv soạn.
-Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng
Bút dạ; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hdẫn Hs nghe viết
Gv đọc bài chính tả
Tìm từ khó
Bài viết cho em biết điều gì?
Gv đọc từng câu hoặc cụm từ
Gv đọc lại toàn bài
Gv chấm 5-7 bài, nhận xét chung
c.Hdẫn làm bài tập 
Bài tập 2: Tìm chữ cái thích hợp
Gv kết luận: Điền theo thứ tự như sau :
Giấc, trốn, dim, gom, rơi, giêng, ngọt.
Bài tập 3a:Tìm tiếng bắt đầu r,d hay gi...
Ra, giải, già, dành.
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Hs ghi nhớ quy tắc viết chính tả trên.
Hs nghe,quan sát tranh
Hs lắng nghe, giải nghĩa từ
Hs đọc thầm, viết bảng từ dễ viết sai 
Hs trả lời
Hs viết chính tả
Hs tự soát lỗi
Hs lên bảng làm, cả lớp nhận xét bài
Hs làm bài vào vở
Hs làm bài vào vở
Hs nhẩm thuộc quy tắc
 ..
Toán ( tiết 92 ) : Luyện tập
I.Mục tiêu
-Biết tính diện tích hình thang.
-Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng : Đồ dùng dạy toán 5; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Thực hành
Gv hướng dẫn làm bài tập: 1, 3a sgk
Bài 1:Tính diện tích hình thang
Hs lên bảng
Cả lớp nhận xét
Bài 2: Tóm tắt, giải
Hs làm bảng lớp
Cả lớp sửa bài.
Bài 3: Quan sát hình vẽ
Hs làm vở
Gv chấm 7 - 10 bài , nhận xét chung
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà ôn kiến thức đã học, chuẩn bị bài sau.
2Hs làm bài
Bài 1:Tính diện tích hình thang
 ( 14+ 6) x 7: 2 = 70 ( cm2)
b) Diện tích hình thang
( + ) x : 2 = ( m2)
 Đáp số: a,70 cm2 b, m2
Bài 2: Tóm tắt, giải
Đáy bé của hình thang là: 120 x = 80 (m)
Chiều cao của hình thang là: 80 – 5 = 75 (m)
Diện tích hình thang là: (80 + 120) x 75 : 2 = 7500 (m2)
Thửa ruộng thu được số thóc là: 7500 : 100 x 64,5 = 4837,5(kg)
Bài 3: a) Đ ; b) S
Hs nhắc lại bài học
 .
Luyện từ và câu ( tiết 37 ) : Câu ghép
I.Mục tiêu
-Nắm được khái niệm câu ghép là do nhiều vế câu ghép lại ; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
- Nhận biết được câu ghép, xác định được vế câu trong câu ghép ( BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép ( BT3)
-Hs khá, giỏi thực hiện được yêu cầu của (BT2).
II. Đồ dùng : Bút dạ; Bảng phụ( giấy A4).
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới
 ... -Cho hs đọc sgk, Gv nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
+Vị trí của Trung Quốc ? 
+ Thủ đô của Trung Quốc ?
+ Em có nhận xét gì về diện tích và số dân của Trung Quốc ? 
+ Sản phẩm của Trung Quốc ? 
+ Em biết gì về Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc ? 
GV kết luận : Trung Quốc có diện tích lớn, có số dân đông nhất thế giới nền kinh tế đang được phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng.
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau
2Hs trả bài
- HS thảo luận theo nhóm 4, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung 
- Cam Pu Chia nằm trên bán đảo đông dương trong khu vực Đông Nam Á. Phía bắc giáp Lào, Thái Lan, phía đông giáp Việt Nam, phía Nam giáp biển phía Tây nam giáp Thái Lan.
- Phnôm Pênh 
- Tương đối bằng phẳng đồng bằng chiếm đa số diện tích của Cam Pu Chia, một phần nhỏ là đồi núi thấp. 
- Ngành nông nghiệp là chủ yếu, sản phẩm gạo, hồ tiêu, đánh bắt nhiều cá nước ngọt.
- Vì Cam -pu-chia có địạ hình đồng bằng dạng lòng chảo  Cam Pu Chia là Biển Hồ một hồ nước ngọt lớn. 
- Theo đạo Phật. Cam Pu Chia có nhiều đền chùa.
- Lào nằm trên bán đảo đông dương trong khu vực đông nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông và Đông Bắc giáp Việt Nam , phía Nam giáp Cam pu chia, phía Tây giáp Thái Lan 
- Viêng Chăn
- Đồi núi và cao Nguyên 
- quế, cánh kiến, gỗ quí, lúa gạo. 
- Đạo Phật 
- Thảo luận nhóm đôi
- Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc có chung biên giới với nhiều quốc gia như Mông Cổ, Triều Tiên, Liên Bang Nga, . ..
- Bắc Kinh 
- có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới .
- Chè, gốm sứ, tơ, lụa, các thiết bị đồ điện, đồ chơi, . . .
-Xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thuỷ Hoàng (Trên hai nghìn năm trước đây. Đời vua Trung Hoa sau này tiếp tục xây thêm Trường Thành ngày càng dài. Tổng chiều dài của Vạn Lý Trường Thành là 6700km. Hiện nay là khu du lịch nổi tiếng.
 ..
Thứ sáu ngày 03 tháng 02 năm 2012 
Kỹ thuật ( tiết 21 ) : Vệ sinh phòng bệnh cho gà
I.Mục tiêu
-Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
-Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương.
-Giáo dục Hs có ý thức bảo vệ, chăm sóc vật nuôi. 
II. Đồ dùng
Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung sgk.
III. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu MĐ, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
+ Kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà?
+ Thế nào là vệ sinh phòng bệnh cho gà?
+ Tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
a) Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống
+ Kể tên các dụng cụ cho gà ăn uống và cách vệ sinh?
b) Vệ sinh chuồng nuôi 
+ Chuồng nuôi có tác dụng gì trong việc nuôi gà?
+ ý nghĩa của việc vệ sinh chuồng nuôi gà?
+ Nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ ntn?
c) Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà
+ Dịch bệnh là gì?
+ Tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà?
3, Củng cố dặn dò: 
- Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ, chăm sóc vật nuôi , Gv nhận xét tiết học .
- HS đọc mục 1 SGK
+ Làm sạch và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, chuồng nuôi, tiêm nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà. 
+ Những công việc được thực hiện nhằm giữ cho dụng cụ ăn uống, nơi ở, thân thể của vật nuôi luôn sạch sẽ và giúp cho vật nuôi có sức chống bệnh tốt. 
+ Nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh, làm cho không khí chuồng nuôi trong sạch và giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh. Nhờ đó, gà khoẻ mạnh, ít bị các bệnh đường ruột, hô hấp và các dịch bệnh cúm gà, niu- cát - xơn, tụ huyết trùng...
+ Gồm máng ăn, máng uống.
+ Thức ăn, nước uống của gà được cho vào máng để đảm bảo vệ sinh và tránh rơi vãi. 
+ Cọ rửa thường xuyên để làm sạch vi trùng và các chất bẩn.
+ Bảo vệ gà không bị cáo, chồn, chuột cắn và che nắng, che mưa chắn gió cho gà.
+ Giữ cho không khí chuồng nuôi luôn trong sạch và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh có trong không khí.
+ Trong phân gà có nhiều khí độc ... sẽ làm cho không khí trong chuồng bị ô nhiễm. Gà hít phải dễ bị mắc bệnh về hô hấp. 
+ Những bệnh do vi sinh vật gây ra và có khả nănh lây lan rất nhanh. Gà bị dịch thường bị chết nhiều.
+ Giúp gà không bị bệnh dịch.
 ..
Tập làm văn ( tiết 42 ) : Trả bài văn tả người
I.Mục tiêu
-Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả ; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
-Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
-Giáo dục Hs có ý thức thể hiện tình cảm với người được tả.
II. Đồ dùng
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn Hs nhận xét chung bài làm
Hiểu, viết đúng thể loại văn miêu tả
Bố cục rõ ràng, trình bày lời văn hợp lí
Diễn đạt câu văn trôi chảy, có cảm xúc, trình bày sạch,
c) Hướng dẫn HS tự chữa bài
- Hs chọn một đoạn, viết lại theo cách khác hay hơn.
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài tuần sau
2 Hs trả bài.
Hs đọc đề bài
Hs đọc yêu cầu bài
Hs lắng nghe
Cả lớp nhận xét và bổ sung 
- Hs tự chữa, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh 
Hs làm vào vở.
Hs đọc kết bài vừa viết
Hs liên hệ
Hs nhắc lại bài học 
 .
Toán ( tiết 105 ) : Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần
của hình hộp chữ nhật.
I.Mục tiêu
-Có biểu tượng về diện tích xunh quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.Biết tính diện tích xunh quanh, diện tích hình hộp chữ nhật.
-Giáo dục Hs tính chính xác, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng
Bộ dạy học toán 5; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hình thành khái niệm và cách tính diện tích xunh quanh của hình hộp chữ nhật ( như SGK ) .
Sxq = ( a + b ) x 2 x h
Stp = Sxq + s 2 đáy = Sxq + ( a x b x 2 )
c.Thực hành
Gv hướng dẫn làm bài tập: 1 sgk
Bài 1:Tính diện tích
Chu vi đáy: (5 + 4) x 2 = 18 (dm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhât:
18 x 3 = 54 (dm2)
Diện tích mỗi đáy: 5 x 4 = 20 (dm2)
Diện tích toàn phần của hhcn:
54 + 20 x 2 = 94(dm2)
Bài 2: ( HS khá , giỏi giải ) .Tóm tắt, giải
Diện tích một mặt đáy: 6 x 4 = 24(dm2)
Diện tích xung quanh của thùng tôn:
(6 + 4) x2 x 9 = 180(dm2)
Diện tích tôn dùng để làm thùng:
180 + 24 = 204(dm2)
Gv chấm 7-10 bài, nhận xét chung.
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
2Hs làm bài
Hs quan sát, biết:
- Diện tích xq = chu vi đáy nhân với chiều cao
- Diện tích TP = diện tích
Xq + diện tích 2 đáy
Hs quan sát, trả lời
Hs rút ra nhân xét, nêu quy tắc.
1HS lên bảng làm
Hs làm vào vở
Cả lớp nhận xét, sửa bài
1HS khá lên bảng làm
Hs làm vào vở
Hs nhắc lại bài học.
Khoa học ( tiết 42 ) : Sử dụng năng lượng chất đốt
I.Mục tiêu
-Kể tên một số loại chất đốt. Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất : sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,...
-Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.
-Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng.
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực :
- Phương pháp động não ; Phương pháp thảo luận thảo luận nhóm .
III. Đồ dùng
Nến, diêm; ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi hoặc đèn pin( nhóm). Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt
*Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm 2 theo các câu hỏi:
+ Hãy kể tên và một số chất đốt thường dùng? Chất đốt nào ở thể rắn? Chất đốt nào ở thể lỏng? Chất đốt nào ở thể khí?
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận. Chất đốt tồn tại ở cả ba thể ; rắn, lỏng, khí
b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm
HS quan sát các hình trang 86 - 88 SGK và thảo luận nhóm 7 theo các nội dung:
- Sử dụng các chất đốt rắn. (Nhóm 1)
+ Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi?
+ Than đá được dùng trong những việc gì? ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
+ Ngoài than đá bạn còn biết tên loại than nào khác?
- Sử dụng các chất đốt lỏng.(Nhóm 2)
+ Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?
+ Nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu?
- Sử dụng các chất đốt khí. (Nhóm 3)
+ Có những loại khí đốt nào? 
+ Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
 * Chúng ta cần sử dụng các chất đốt trên như thế nào để đảm bảo an toàn, tránh lãng phí, tránh ô nhiễm môi trường 
3.Củng cố, dặn dò : Gv nhận xét tiết học
Dăn HS chuẩn bị bài tiết sau.
2 Hs trả bài
+ Các chất đốt ở thể rắn như : củi, than, rơm, rạ
+ Các chất đốt ở thể lỏng như: xăng, dầu, cồn
+ Các chất đốt ở thể khí như: ga, khí bi- ô-ga
Hs đọc lại mục bạn cần biết
- HS quan sát các hình trong SGK
- Đại diện một số HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm
- Củi, tre, rơm, rạ,
- Dùng để chạy máy phát đIện, chạy một số động cơ, đun, nấu, sưởi,Khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh.
- Than bùn, than củi,
- Xăng, dầu, chúng thường được dùng để chạy các loại động cơ, đun, nấu,
- Dầu mỏ được khai thác ở Vũng Tàu.
- Khí tự nhiên, khí sinh học.
- Người ta ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc. Khí thoát ra được theo đường ống 
- Chúng ta cần sử dụng các chất đốt một cách hợp lí, khi sử dụng cần thận trọng, khi không dùng nữa phải xếp gọn tránh gây hoả hoạn, ...
Sinh hoạt tuần 21
I. yêu cầu:
- Ổn định tổ chức nề nếp lớp.
- Học nội quy trường lớp.
- Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 21.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại, thiếu sót.
II. Nội dung: GV ổn định tổ chức lớp học:
1/ Nhận xét chung:
	- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
- Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp. Vệ sinh lớp học. Thân thể sạch sẽ.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ. Chữ viết có tiến bộ.
- Kĩ năng tính toán có nhiều tiến bộ.
	- Một số em Hs ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
	- Lười học bài và làm bài chậm.
- Nhắc nhở những HS còn vi phạm nội quy của lớp.
2/ Phương hướng tuần 22: - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 21.
	- Rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
- Nhắc HS nộp tiền theo quy định.
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 5 tuan 21 CKTKNGT.doc