Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 30 năm 2012

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 30 năm 2012

I. Mục tiêu:

- Sau khi học cần nắm: Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích , viết số đo diện tích dưới dạng STP

- Chuyển đổi các số đo diện tích.

- Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Bảng đơn vị đo diện tích.

+ HS: Bảng con, Vở bài tập toán.

III. Các hoạt động:

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 30 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ ngày tháng 4 năm 2012
TOÁN	
 ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu:
- Sau khi học cần nắm: Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích , viết số đo diện tích dưới dạng STP
- Chuyển đổi các số đo diện tích.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng đơn vị đo diện tích.
+ HS: Bảng con, Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định 
2. Bài cũ: Ôn tập về độ dài và đo độ dài (tt)
Sửa bài nhà 
Nhận xét chung.
3. Bài mới Giới thiệu: 
“Ôn tập về đo diện tích.”
Bài 1:Đọc đề bài.
Thực hiện.
Giáo viên chốt:
+ Hai đơn vị đo S liền nhau hơn kém nhau 100 lần.
+ Khi đo diện tích ruộng đất người ta còn dùng đơn vị a – hay ha.
a là dam2 ; ha là hm2 
1a = 100m2 ; 1 ha=100a = 10000 m2 
Bài 2 : ( cột1) Cho HS đọc yêu cầu bài 2
Nhận xét: Nêu cách đổi ra dạng số thập phân.
Đổi từ đơn vị diện tích lớn ra bé ta dời dấu phẩy sang phải, thêm 0 vào mỗi cột cho đủ 2 chữ số.
- Nhắc lại mối quan hệ của hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần.
a) 1m2= 100dm2 =10000cm2 = 1000000mm2
 1ha = 10000m2
 1km2 = 100ha = 1000000m2
b) 1m2 = 0,01dam2 
 1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha
 1m2 = 0,000001km2 
 1ha = 0,01km2
 4ha = 0,04km2
* Bài 3: ( cột 1) Cho HS Đọc đề bài
 Viết các số đo dưới dạng số thập phân.
Chú ý bài nối tiếp từ m2 ® a ® ha ; 6000 m2 = 60a = ha = 0,6 ha. 
Thi đua đổi nhanh, đúng.
Mỗi đội 5 bạn, mỗi bạn đổi 1 bài tiếp sức.
5. Củng cố. - dặn dò: 
Chuẩn bị: Ôn tập về đo thể tích.
Nhận xét tiết học.
Hát 
-2 học sinh sửa bài.
Học sinh đọc kết quả tiếp sức.
Nhận xét.
-HS đọc bảng đơn vị đo diện tích ở bài 1 với yêu cầu của bài 1.
Làm vào vở.
Nhận xét.
Học sinh nhắc lại.
* Bài 2 :Cho HS đọc yêu cầu bài 2
-Thi đua nhóm 
Đội A làm bài 2a
Đội B làm bài 2b
Nhận xét chéo.
HS nhắc 
* Bài 3: Đọc đề bài.
Cho HS thực hiện.
Sửa bài (mỗi em đọc một số).
-Thi đua 4 nhóm tiếp sức đổi nhanh, đúng.
a) 65000m2 = 6,5ha; 
 846000m2 = 84,6ha 
 5000m2 = 0,5ha 
b) 6km2 = 600ha; 
 9,2km2 = 920ha
 0,3km2 = 30ha
TẬP ĐỌC
LUYỆN TẬP THÊM
/ Mục tiêu – Rèn kĩ năng đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn một số bài văn, bài thơ đã học trong học kì II và nhận biết được một số biện pháp sử dụng trong bài. 
	- GD HS yêu thích môn học, 	
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a- Giới thiệu bài:
b- Luyện đọc một số bài:
 * Bài Thái sư Trần Thủ Độ
 - Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
 - Hãy nêu giọng đọc toàn bài 
 - Thi đọc diễn cảm đoạn 2+3
-GV nhận xét, cho điểm.
* Bài Cửa sông
-Khổ thơ cuối, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?
+ Biện pháp đó nhân hoá giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5:
-GV nhận xét, cho điểm.
*Bài Đất nước
 - Ở khổ thơ 4+ 5 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật. Nó có tác dụng gì?
- Tổ chức thi đọc diễn cảm, học thuộc lọng bài thơ
c-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục rèn đọc diễn cảm, chuẩn bị bài sau Tà áo dài Việt Nam 
+ 1 HS đọc toàn bài
+ HS nêu : + Truyện ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
+ HS nêu
+ HS thi đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ).
- Các nhóm cử người thi đọc phân vai lời nhân vật
+ 1 HS đọc toàn bài
-.tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, từ ngữ thể hiện là giáp mặt, chẳng dứt, nhớ
Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.
- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.
+ 1 HS đọc toàn bài
- sử dụng biện pháp điệp ngữ,thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại : trời xanh đây, núi rừng đây, là của chng ta. Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta.
-“ Những cánh đồng thơm mát; Những ngả đường bát ngát; Những dòng sông đỏ nặng phù sa” có tác dụng liệt kê như vẽ ra trước mắt cảnh đất nước tự do bao la.
- Học sinh nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- HS thi đọc
- Lắng nghe, ghi nhớ
BUỔI CHIỀU
 CHÍNH TẢ (Nghe- viết)
CÔ GÁI TƯƠNG LAI
I. Mục tiêu:
 - Học sinh nghe - viết đúng chính tả bài Cô gái tương lai 
 - HS ôn lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; biết một số huân chương của nước ta.
 - Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; phiếu có nội dung bài 2, 3
 - HS: Xem trước bài.
III.Hoạt động dạy học 
1. Ổn định : Nề nếp
2. Bài cũ :
Cho HS viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng:Huân chương Kháng chiến, Huân chương lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh  
3.Bài mới : Giới thiệu bài- Ghi đề.
Hoạt động1 :Hướng dẫn nghe - viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
-GV đọc bài chính tả một lượt
- Gọi 1 HS đọc bài viết .
H.Nội dung bài chính tả là gì?
-Bài giới thiệu Lan Anh là một cô gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người trong tương lai
-Cho học sinh đọc thầm bài văn , nêu những chữ các em dễ viết sai chính tả, chữ viết hoa.
- GV đọc cho HS viết tên riêng có trong bài chính tả:in – tơ –nét ;Ốt – xtrây - li – a ; nghị viện Thanh niên.
b) Viết chính tả:
- GV hướng dẫn cách viết và trình bày.
- GV đọc cho HS viết bài :đọc câu – cụm từ.
- Đọc lại cho HS soát
c) Chấm chữa bài:
- GV hướng dẫn sửa bài.
- Chấm 7-10 bài, yêu cầu HS sửa lỗi. 
- Nhận xét chung.
 Họat động 2 : Luyện tập
- Bài tập 2: Gọi HS đọc bài
- GV cho HS đọc lại các cụm từ in nghiêng trong đoạn văn.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
GV mở bảng phụ đã viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng
- Cho HS viết lại các cụm từ in nghiêng cho đúng chính tả, GV phát phiếu cho 3 HS làm.
-Cho HS sửa bài.
-GV chốt lời giải đúng.
Hỗ trợ: Giúp HS viết hoa đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc bài
-GV gợi ý HS xem ảnh huân chương, làm bài nhóm.
- GV phát phiếu cho 3-4 HS
- Cho HS làm bài trên phiếu dán, trình bày.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Hỗ trợ: Giúp HS điền đúng tên huân chương vào chỗ trống trong mỗi câu.
4.Củng cố: - Cho cả lớp xem những bài viết đẹp. - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Về nhà sửa lỗi sai, chuẩn bị bài tới
Linh , Tuấn 
-Lớp theo dõi sgk
-1 em đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo .
. 
 -HS làm theo yêu cầu
-Hai HS viết bảng, lớp viết nháp và sửa sai.
HS theo dõi
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- HS đổi vở đọc đối chiếu sgk soát bài, sửa lỗi. 
-HS viết sai nhiều sửa bài.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc cả bài, lớp theo dõi SGK.
- HS đọc cá nhân
- HS nghe và ghi nhớ
-HS đọc.
- HS làm bài nhóm bàn.
3 HS làm trên phiếu dán bài, nêu cách làm.
-1 HS học bài
- HS quan sát, kết nhóm làm bài.
- HS làm bài trên phiếu dán, trình bày.
LUYỆN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP VỀ TẢ CON VẬT.
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả con vật.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
 Viết một đoạn văn tả hình dáng một con vật mà em yêu thích.
Bài tập 2 : 
 Viết một đoạn văn tả hoạt động một con vật mà em yêu thích.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. 
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
 Con mèo nhà em rất đẹp. Lông màu trắng, đen, vàng đan xen lẫn nhau trông rất dễ thương. Ở cổ có một mảng lông trắng muốt, bóng mượt. Đầu chú to, tròn. Đôi tai luôn vểnh lên nghe ngóng. Hai mắt to và tròn như hai hòn bi ve. Bộ ria dài và vểnh lên hai bên mép. Bốn chân của nó ngắn, mập. Cái đuôi rất dài trông thướt tha, duyên dáng.
Ví dụ:
 Chú mèo rất nhanh. Nó bắt chuột, thạch sùng và bắt cả gián nữa. Phát hiện ra con mồi, nó ngồi im không nhúc nhích. Rồi vèo một cái, nó nhảy ra, chộp gọn con mồi. Trong nắng sớm, mèo chạy giỡn hết góc này đến góc khác. Cái đuôi nó ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con nằm dài sưởi nắng dưới gốc cau.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Thứ ngày tháng 4 năm 2012
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
 I/MỤC TIÊU:
 Biết :
- Quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
- Chuyển đổi số đo thể tích.
- Viết các số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Làm các BT 1, 2 (cột 1), 3 (cột 1). HSKG: BT2 (cột 2); BT3 (cột 2)
 II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ: 
600000m2 = km2 5km2 = hm2
B/ BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài
2. Hướng dẫn HS ôn tập 
Bài tập 1:Yêu cầu HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích liền kề.
Bài tập 2: Yêu cầu HS làm vào vở, trên bảng và chữa bài
Bài tập 3: Yêu cầu lớp làm vào vở, hai Hs lên bảng làm.
C/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Cho HS đọc bảng tóm tắt SGK.
Về nhà xem lại bài.
Gv nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau Ôn tập về đo diện tích và thể tích
1HS làm trên bảng.
Bài tập 1: HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích liền kề (hơn (kém) nhau 1000 lần)
Bài tập 2: HS làm vào vở, vài hs lên bảng làm. Lớp nhận xét, sửa chữa:
 1m3= 1000dm3 
 7,268m3 = 7268dm3
 0,5m3 = 500dm3
 3m3 2dm3 = 302dm3
 1dm3 = 1000cm3
 4,351dm3 = 4351cm3
 0,2dm3 = 200cm3
 1dm3 9cm3 = 109cm3
Bài tập 3: lớp làm vào vở, ba HS lên bảng làm.
a) 6m3 272dm3 = 6,272m3 
 2105dm3 = 2,105m3
 3m3 82dm3 = 3,082m3 
b) 8dm3 439cm3 = 8,439dm3 
 3670cm3 = 3,67dm3
 5dm3 77cm3 = 5,077dm3
Một hs đọc lại
LUYÊN TỪ VÀ CÂU 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. Mục tiêu:
- Biết phẩm chất quan trọng của nam và nữ ( BT1, BT2)
- Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam, nữ về quan niệm bình đẳng nam nữ.
- Giáo dục thái độ dúng đắn: không coi thường phụ nữ. 
II. Chuẩn bị:
+ GV: Từ điển TV, viết lên bảng lớp những phẩm chất quan trọng của nam và nữ.
+ HS: Xem trước bài
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra 
2. Bài mới: Mở rộng vốn từ Nam và nữ
- Hướng dẫ ... 1 phút 15 giây = 1,25 phút
e. 
2 giờ 18 phút = 2,3 giờ 1 giờ 36 phút = 1, 6 giờ
3 phút 48 giây = 3, 8 phút 1 phút 6 giây = 1,1 phút
4/Củng cố dặn dò:
-Nhắc lại ghi nhớ.
Về nhà ôn tập bảng đơn vị đo thời gian
- Hồn thành bài tập SGK.
- 2 em làm vào bảng phụ 
- Đính bảng phụ lên bảng.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- 4 em làm vào bảng 
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
ĐẠO ĐỨC 
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- HS biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Học sinh có thái độ bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: 
GV: SGK Đạo đức 5. Một số tranh, ảnh về thiên nhiên (rừng, thú rừng, sông, biển)
HS: Chuẩn bị một số tranh ảnh về tài nguyên như các khu rừng,sông ngòi,đất,đá.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: HS trả lời câu hỏi.
H.Liên Hợp Quốc được thành lập vào thời gian nào? 
H. VN gia nhập LHQ vào thời gian nào
H. Nhiệm vụ của LHQ là gì ? 
3 Bài mới: . Giới thiệu bài .“Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thảo luận tranh trang 44/ SGK..
-Cho HS xem ảnh và đọc các thông tin sgk.
-GV chia nhóm HS .
GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS quan sát và thảo luận theo các câu hỏi:
H. Tại sao các bạn nhỏ trong tranh say sưa ngắm nhìn cảnh vật?
H.Có những nguồn tài nguyên nào?
H.Tài nguyên thiên nhiên mang lại ích lợi gì cho con người?
H. Tài nguyên nước ta hiện nay như thế nào? Tài nguyên có phải là vô tận không?
H. Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
-GV kết luận :
-Vì cảnh miền quê thanh bình,đẹp
- Đất,nước, không khí, động,thực vật
- Phục vụ đời sống, sản xuất, phát triển kinh tế của con người.
-Tài nguyên nước ta đang bị cạn kiệt và không phải là vô tận.
- Phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý bảo vệ nguồn nước và không khí ..
v Hoạt động 2: HS làm bài tập 1/ SGK.
GV giao nhiệm vụ cho HS .
GV gọi một số HS lên trình bày.
Kết luận: Tất cả đều là tài nguyên thiên nhiên trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cuộc sống trẻ em được tốt đẹp, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn như Quyền trẻ em đã quy định.
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài 2
-Cho HS giới thiệu một tài nguyên của nước ta.
* Bài 3: HS đọc bài 3 SGK.
- Cho HS lên điều khiển ở dưới lớp giơ thẻ màu đúng sai
Kết luận: việc làm b , c là đúng.
 a , d là sai 
-GV Giúp HS phân biệt đúng sai.
Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm 
5.Củng cố - dặn dò: 
Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam hoặc của địa phương.
Chuẩn bị: “Tiết 2”.
Nhận xét tiết học. 
-Lớp nhận xét bổ sung .
-Từng nhóm thảo luận.
Từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
- HS đọc phần Ghi nhớ 
-HS làm việc cá nhân.
-HS đại diện trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung .
* -HS đọc yêu cầu bài 2.
-HS giới thiệu cả lớp thwo dõi nhận xét đúng sai.
* Bài 3 HS đọc 
- HS lên điều khiển , duới lớp giơ thẻ màu 
HS trình bày trước lớp.
HS cả lớp trao đổi, nhận xét.
Thứ ngày tháng năm 201 2
TOÁN
PHÉP CỘNG
I/ MỤC TIÊU :
- Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
- Làm các BT 1, 2 (cột 1), 3, 4. HSKG: BT2 ( cột 2)
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/ BÀI CŨ:
Bài 2c) đã làm ở nhà.
Nhận xét.
B/ BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài : Ghi đề bài.
2. Ôn tập :
GV nêu phép tính : a + b = c.
 Gọi HS nêu tên thành phần phép cộng.
Cho vài hs nhắc lại các tính chất : giao hoán, kết hợp, cộng với 0. GV ghi bảng.
3. Hướng dẫn HS làm bài :
Bài tập 1: Gọi Hs đọc đề. Yêu cầu lớp nhắc lại cách cộng phân số, số thập phân và làm vào vở, nêu kết quả. 
Nhận xét.
Bài tập 2 : Gọi Hs đọc đề. Gv chọn mỗi phần 1 câu để làm ở lớp, còn lại yêu cầu Hs về nhà làm. Cho Hs tự làm vào vở. Gọi Hs lên sửa bài trên bảng
Nhận xét, ghi điểm
Bài tập 3 : Gọi Hs đọc 
Nhận xét.
Bài tập 4 : Gọi Hs đọc đề. Lớp nêu cách làm. Gọi Hs sửa bài
Nhận xét, sửa chữa.
C/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Yêu cầu Hs nêu tên các thành phần của phép cộng.
Chuẩn bị bài sau Phép trừ
2 Hs nêu miệng
TL : a và b là số hạng, a + b, c là tổng.
Vài hs nhắc lại các tính chất : giao hoán, kết hợp, cộng với 0
Bài tập 1: 1Hs đọc đề. Lớp nhắc lại cách cộng phân số, số thập phân và làm vào vở, nêu kết quả:
a) 986280 d) 1476,5 
b) c) 
Bài tập 2 : Hs đọc đề. Hs tự làm vào vở. Gọi Hs lên sửa bài trên bảng
a) (689 + 875) + 125 = 689 + (875 + 125)
 = 689 +1000 = 1689
b) 
c) 5,87 + 28,69 + 4,13 = 5,87 + 4,13 + 28,69
 = 10 + 28,69 = 38,69
Bài tập 3 : Nêu đề bài. Lớp thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở, nêu miệng: x = 0 Hs lên bảng sửa bài và nêu cách dự đoán kết quả
Bài tập 4 : Hs đọc đề. Lớp nêu cách làm. Gọi 1Hs nêu miệng bài làm:
Bài giải
Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được :
(thể tích bể)
 Đáp số : 50% thể tích bể
TẬP LÀM VĂN
TẢ CON VẬT 
( Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Dựa trên kết quả tiết ôn luyện về văn tả con vật, học sinh viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng: câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng tự viết bài tả con vật giàu hình ảnh, cảm xúc.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích con vật xung quanh, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Giấy kiểm tra hoặc vở. Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật.
+ HS:
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra học sinh chuẩn bị trước ở nhà 
3. Giới thiệu bài mới: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài.
 GV ghi đề lên bảng .
Đề : Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
-Cho HS đọc đề. 
GV gạch dưới những từ quan trọng.
Cho HS đọc gợi ý sgk 
v	Hoạt động 2: Học sinh làm bài.
- GV theo dõi nhận xét 
Giáo viên thu bài lúc cuối giờ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết làm bài của học sinh. 
 Hát 
-1 học sinh đọc đề bài trong SGK.
Cả lớp suy nghĩ, chọn con vật em yêu thích để miêu tả.
7 – 8 học sinh tiếp nối nhau nói đề văn em chọn.
1 học sinh đọc thành tiếng gợi ý 1 (lập dàn ý).
1 học sinh đọc thành tiếng bài tham khảo Con chó nhỏ.
Cả lớp đọc thầm theo.
* HS làm bài 
Học sinh viết bài dựa trên dàn ý đã lập.
KỂ CHUYỆN 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 - Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- Cảm phục, học tập những đức tính tốt đẹp của nhân vật chính trong truyện.
II. Chuẩn bị: 
+ GV : Một số sách, truyện, bài báo viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
 - Bảng phụ viết đề bài kể chuyện.
+ HS : Chuẩn bị trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ: 
2 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện và bài học em tự rút ra.
3.Bài mới : Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
-GV ghi đề lên bảng.
-Cho 1 HS đọc đề ;
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài: đã nghe, đã đọc, một nữ anh hùng, một phụ nữ có tài
- Cho HS đọc gợi ý 1,2,3 trong SGK.
- GV giúp HS tìm hiểu kĩ phần gợi ý.
*Lưu ý cho HS: chọn đúng một câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe kể lại về về một nhân vật nữ của Việt Nam hoặc của thế giới.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- Cho HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
* Hỗ trợ: GV giúp HS giải nghĩa cụm từ: bảo vệ trật tự an ninh.
Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện.
- Gọi 1 HS đọc lại gợi ý 3(dàn ý bài kể chuyện)
- Nhắc HS đối với những câu chuyện quá dài có thể kể 1-2 đoạn.
-Cho HS viết nhanh dàn ý câu chuyên ra nháp.
- Cho HS kể trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- GV theo dõi, kiểm tra các nhóm làm việc.
- Cho HS thi kể trước lớp.
-GV dán tờ phiếu viết sẵn tiêu chí đánh giá lên bảng.
- Cho HS thảo luận đặt câu hỏi tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét và khen những HS chọn được câu chuyện hay, kể hay và nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
Hát 
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
-3 em lần lượt đọc, lớp đọc thầm.
-HS theo dõi, ghi nhớ.
-Một số HS lần lượt đứng lên giới thiệu.
-1 HS đọc, lớp theo dõi.
-HS ghhi nhớ.
-HS viết dàn ý 
- HS hoạt động cá nhân.
- Từng cặp HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- 2 đọc to phần tiêu chí, lớp theo dõi.
- HS hoạt động lớp.
-Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
SINH HOẠT TUẦN 30
I.Mục đích –yêu cầu: 
-Học sinh nhận được ưu- khuyết của tuần .
-Học sinh có hướng khắc phục nhược điểm ,phát huy ưu điểm để tiến bộ .
Học sinh có tinh thần phê và tự phê , giáo dục HS có tinh thần trách nhiệm với bản thân và với tập thể.
II/Lên lớp: 
A/Nhận xét cuối tuần
GVhướng dẫn để lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
Các tổ trưởng nhận xét ,báo cáo về tình hình của tổ tronng tuần qua.Lớp góp ý , giáo viên tổng kết theo các mặt:
*Ưu điểm
-Đa số học sinh đi học đúng giờ ,chuyên cần. Không có trường hợp nào nghỉ học không xin phép.
-Có tiến bộ trong học tập ,học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp ,trong lớp tích cực học tập.
 -Giữ gìn VS cá nhân ,VS trường ,lớp sạch sẽ.
*Tồn tại
 .-Một số HS còn hay quên sách vở , đồ dùng học tập , lười học , lơ là hay làm việc riêng, ít chú ý nghe giảng.
- Một số học sinh vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.Chưa bỏ áo trong quần theo đúng quy định.
- Một số đội viên không đeo khăn quàng.
B/ Phương hướng tuần 31 
- Đi học chuyên cần , đúng giờ, nghỉ học phải xin phép.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .Trong lớp chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Đôi bạn học tập chú ý giúp đỡ nhau trong học tập , tích cực kiểm tra lẫn nhau nhất là bản cửu chương.
- Vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Thực hiện đồng phục nghiêm túc nhất là nam sinh phải bỏ áo vào quần. - Đội viên phải đeo khăn quàng.
- Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. 
- Nhắc nhở cha mẹ đóng các khoản tiền đầu năm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30.doc