Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 6 năm 2013

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 6 năm 2013

I. Mục tiêu :Giúp HS.

 - Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích .

 - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích , so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan .

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 6 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2013.
Toán:	
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :Giúp HS.
 - Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích .
 - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích , so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan .
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : KT dụng cụ học sinh 
2– Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi hs TLCH- chữa bài
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : Luyện tập
 b– Hướng dẫn luyện tập : 
- Bài 1: a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là m2 (theo mẫu ) .
- GV hướng dẫn bài mẫu :
.- Cho cả lớp làm vào VBT ,gọi 3 HS lên bảng trình bày .
- Nhận xét,sửa chữa .
b) Viết các số đo sau đây dưới dạng số đo có đơn vị là dm2 .
- Yêu cầu HS làm vào VBT rồi đổi vở chữa bài .
- Bài 2 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
- Cho HS thảo luận theo cặp rồi nêu miệng Kquả .
Bài 3 : Phát phiếu bài tập cho HS làm bài vào phiếu .
- GV chấm 1 số bài .
- Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 4 : Gọi 1 HS(KG) lên bảng giải ,cả lớp làm vàoVBT .
- Nhận xét ,sửa chữa.
4– Củng cố,dặn dò :
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích .? (TB)
 - Nhận xét tiết học .
- HS nêu .
- Nêu tên các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại 
- Gọi 1 HS lên bảng bài tập 3 cột 2 
- HS làm bài .
- HS nghe .
Bài 1:- HS theo dõi .
- HS làm bài : 
b) HS làm tương tự câu a.
- HS chữa bài .
Bài 2 : - Từng cặp thảo luận .
- Kquả câu B đúng .
- HS làm bài vào phiếu .
Bài 3.
HS làm bài vào phiếu .
Gọi 1 HS chữa bài
Bài 4
1 HS lên bảng giải
- HS làm bài vàoVBT ..
 + Diện tích của 1 viên gạch lát nền là : 
 40 x 40 = 1600 (cm2 ).
 + Diện tích căn phòng là : 
 1600 x 150 = 240000 (cm2 ) .
 240000 cm2 = 24 m2 
 ĐS: 24 m2 .
- HS nghe .
Toán:
ÔN TẬP 
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
 - Củng cố về các đơn vị đo diện tích.
 - Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
- Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.
- Nêu nhận xét về giữa hai đơn vị liền kề.
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
 a) 6cm2 = .mm2
 30km2 = hm2
 8m2 = ..cm2
 b) 200mm2 = cm2
 4000dm2 = .m2
 34 000hm2 = km2
 c) 260cm2 = dm2 ..cm2
 1086m2 =dam2.m2
Bài 2: Điền dấu > ; < ; =
71dam2 25m2 .. 7125m2
801cm2 .8dm2 10cm2
12km2 60hm2 .1206hm2
Bài 3 : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : 1m2 25cm2 = .cm2
A.1250 B.125
C. 1025 D. 10025
Bài 4 : (HSKG)
 Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ? 
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu 
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Lời giải :
 a) 6cm2 = 600mm2
 30km2 = 3 000hm2
 8m2 = 80 000cm2
 b) 200mm2 = 2cm2
 4000dm2 = 40m2
 34 000hm2 = 340km2
 c) 260cm2 = 2dm2 60cm2
 1086m2 = 10dam2 86m2
Lời giải:
71dam2 25m2 = 7125m2
 (7125m2)
801cm2 < 8dm2 10cm2
 (810cm2)
12km2 60hm2 > 1206hm2
 (1260hm2)
Bài giải:
 Khoanh vào D.
Bài giải:
Diện tích một mảnh gỗ là :
 80 20 = 1600 (cm2)
Căn phòng đó có diện tích là:
 1600 800 = 1 280 000 (cm2)
 = 128m2
 Đáp số : 128m2
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tập đọc:
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI 
I. Mục tiêu:
 - Đọc trôi chảy toàn bài .Đọc diễn cảm đúng ngữ điệu của bài.
 - Hiểu được nội dung chính của bài : Vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc . Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc .Bảng phụ viết sẵn đoạn văn khó đọc .
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định :KT dụng cụ học tập HS
2)Kiểm tra bài cũ :
- Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh của Đế quốc Mĩ? 
- Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con rằng : “Cha đi vui” ? (HSKG)
-GV nhận xét và cho điểm.
-Vì hành động của đế quốc Mĩ là hành động phi nghĩa.Chúng bắn phá , huỷ diệt đất nước và con người VN 
-Vì chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn , bởi chú đã ra đi thanh thản tự nguyện . Chú hi sinh vì lẽ phải , vì hạnh phúc của con người .
3) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc:
-Cho HS đọc theo quy trình nối tiếp.
- GV đọc toàn bài một lượt.
c) Tìm hiểu bài:
 Hs đọc- thảo luận. báo cáo.
Hỏi: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
* Ý 1:
Hỏi: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? 
*Ý 2: 
- Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới ? 
-GV cho HS quan sát ảnh vị Tổng thống.
d) Đọc diễn cảm:
 -GV hướng dẫn cách đọc .
-G V đưa bảng phụ lên hướng dẫn cách đọc.
-HS lắng nghe .
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn
- HS đọc các từ khó .Luyện đọc từ ngữ khó : 
A-pác-thai , Nen-xơn Man-đê-la.
-HS lắng nghe .
-Người da đen bị đối xử một cách bất công .
-Họ đã đứng lên đòi bình đẳng . Cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi .
-Ông là một luật sư tên là Nen-xơn Man-đê-la. Ông là người tiêu biểu cho tất cả những người da đen , da màu ở Nam Phi .
-HS luyện đọc đoạn văn.
-HS đọc cả bài.
4) Củng cố,dăn dò :
Hỏi: Bài văn đã ca ngợi điều gì? (KG)
-GVnhận xét tiết học.
- Bài văn ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen , da màu ở Nam Phi.
-Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
-Đọc trước bài “ Tác phẩm của Si- le và tên phát xít “
Kĩ thuật 
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. Mục tiêu: HS cần phải:
 - Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
 - Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá,Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi.Dao thái, dao gọt.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định : KT dụng cụ HS
Kiểm tra bài cũ : kiểm tra 2 HS.
- -GV nhận xét, đánh giá
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Giảng bài:
Hoạt động1: Xác định một số việc chuẩn bị nấu ăn.
-Cho HS đọc nội dung 1 ở sách giáo khoa.
+ Em hãy nêu tên các chất dinh dưỡng cần cho con người
+ Các em hãy nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
GV tóm tắc nội dung HĐ1
Hoạt động2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.:
+Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn.
+Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
+ Em hãy nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn.
GV tiểu kết: 
Hoạt động3:Đánh giá kết quả học tập 
Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập 
3) Củng cố ,dặn dò:
-Khi chuẩn bị nấu ăn cần chọn thực phẩm và sơ chế thực phẩm nhằm để làm gì. (KG) 
-GV nhận xét và khen ngợi 
 -Nghe bạn nêu và nhận xét
-Các chất dinh dưỡng như: rau, củ, quả, thịt, trứng, tôm, cá
- Trước khi tiến hành nấu ăn cần tiến hành các công việc chuẩn bị như chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm,  nhằm có được những thực phẩm tươi , ngon, sạch dùng để chế biến các món ăn đã dự định
HS dựa vào mục 1 trả lời câu hỏi.
Như: luộc rau muống, nấu canh rau ngót, rang tôm, kho thịt
-Khi chuẩn bò nấu ăn cần chọn thực phẩm và sơ chế thực phẩm nhằm đảm bảo cho bữa ăn đủ lượng, đủ chất, hợp vệ sinh và phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình
- Cần chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
-HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình .
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
Khi chuẩn bị nấu ăn cần chọn thực phẩm và sơ chế thực phẩm nhằm để làm gì.
Về nhà chuẩn bị bài cách nấu cơm ở gia đình.
Chiều thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2013 
Luyện từ và câu: 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ- HỢP TÁC
I. Mục tiêu:
 - Mở rộng, hệ thống văn hoá vốn từ, nắm rõ các từ nói lên tình hữu nghị, sự hợp tác giữa người với người; giữa các quốc gia dân tộc. Bước đầu làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, sự hợp tác.
 - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học:
Từ điển học sinh..Tranh, ảnh thể hiện tình hữu nghị, sự hợp tác. Bảng phụ hoặc phiếu khổ to.VBT
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định : KT đồ dùng HS
 2)Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS.
- Em hãy cho biết: Thế nào là từ đồng âm? Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm.
-GV nhận xét + cho điểm. 
-2 HS lần lượt lên bảng.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm đọc nhưng khác nhau về nghĩa.
HS đặt câu.
3) Bài mới:
a)Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS làm BT:
 Bài tập 1 
-Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
-GV giao việc: Bài tập cho một số từ có tiếng hữu. Nhiệm vụ của các em là xếp các từ đó vào 2 nhóm a, b sao cho đúng.
-Cho HS làm bài (tra từ điển).
-Cho HS trình bày kết quả. GV treo bảng phụ hoặc khổ giấy lớn có kẻ sẵn như sau. GV chốt lại kết quả đúng và ghi vào bảng.
Bài 2
(cách tiến hành như BT1)
¨Hợpcó nghĩa là gộp lại, hợp thành cái lớn hơn 
- ¨Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏi nào đó
Bài 3Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV giao việc: Mỗi em đặt 2 câu.
·Một câu với 1 từ ở BT1.
·Một câu với 1 từ ở BT2.
-Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
GV nhận xét, tuyên dương
4) Củng cố :
-Cho HS nhắc lại nội dung bài. 
-GV nhận xét tiết học.
-GV tuyên dương những HS, nhóm HS làm việc tốt.
-Yêu cầu HS vè nhà HTL 3 câu thành ngữ.
-Chuẩn bị tiết sau” Dùng từ đồng âm để chơi chữ”
 -1HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài theo cặp (vào giấy nháp)- tra từ điển.
 -2 HS lên bảng làm bài.
Hữu có nghĩa là bạn bè 
 ¨Hữu có nghĩa là có
Bài 2:
- hợp tác, hợp nhất, hợp lực, 
- hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí 
-1HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét.
- Vài HS nhắc lại
Tiếng Việt:
ÔN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu:
 - Củng cố lại khái niệm về từ đồng nghĩa
 - Biết vận dụng những hiểu biết về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm tõ đồng nghĩa, phân loại các từ đã c ... -Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1,2 Tr. 26 SGK.
- HS nghe .
-Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
-Các nhóm khác bổ sung
-Đại diện của mỗi nhóm trả lời một câu HS khác nhận xét.
-Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh,diệt muỗi,bọ gậy và tránh để muỗi đốt.
-2HS đọc
-HS lắng nghe.
Xem bài trước.
Tiếng Việt:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Củng cố, hệ thống hoá cho HS vốn kiến thức về từ đồng âm.
 - Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập thành thạo.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại những kiến thức về từ đồng âm. Cho ví dụ?
 - Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: 
H : Tìm từ đồng âm trong mỗi câu câu sau và cho biết nghĩa của mỗi từ.
 a.Bác(1) bác(2) trứng.
 b.Tôi(1) tôi(2) vôi.
 c.Bà ta đang la(1) con la(2).
 d.Mẹ tôi trút giá(1) vào rổ rồi để lên giá(2) bếp.
 e.Anh thanh niên hỏi giá(1) chiếc áo len treo trên giá(2). 
Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm : đỏ, lợi, mai, đánh.
a. Đỏ: 
b. Lợi: 
c. Mai: 
Đánh : 
Bài tập 3: Đố em biết câu sau có viết có đúng ngữ pháp không?
 Con ngựa đá con ngựa đá.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Bài giải:
 + bác(1) : dùng để xưng hô.
 bác(2) : Cho trứng đã đánh vào chảo, quấy đều cho sền sệt.
 + tôi(1) : dùng để xưng hô.
 tôi(2) : thả vôi sống vào nước cho nhuyễn ra dùng trong việc xây dựng.
 + la(1) : mắng mỏ, đe nẹt.
 la(2) : chỉ con la.
 + giá(1) : đỗ xanh ngâm mọc mầm dùng để ăn.
 giá(2) : giá đóng trên tường ở trong bếp dùng để các thứ rổ rá.
 + giá(1) : giá tiền một chiếc áo.
 giá(2) : đồ dùng để treo quần áo.
Bài giải:
a) Hoa phượng đỏ rực cả một góc trường.
 Số tôi dạo này rất đỏ.
b) Bạn Nam xỉa răng bị chảy máu lợi.
 Bạn Hương chỉ làm những việc có lợi cho mình.
c) Ngày mai, lớp em học môn thể dục.
 Bạn Lan đang cầm một cành mai rất đẹp.
d) Tôi đánh một giấc ngủ ngon lành.
 Chị ấy đánh phấn trông rất xinh
- Câu này viết đúng ngữ pháp vì : con ngựa thật đá con ngựa bằng đá.
- đá(1) là động từ, đá(2) là danh từ.
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Chiều thứ sáu, ngày 17 tháng 9 năm 2013 
Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
 - Thông qua những đoạn văn hay , học được cách quan sát khi tả cảng sông nước .
	- Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước cụ thể .
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ cảnh sông nước : biển, sông, suối, hồ, đầm .
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A / Kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này: Luyện tập tả cảnh .
B / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài :
 2 / Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài tập 1 :-Cho HS đọc nội dung bài tập 1 . 
-GV cho HS : +Đọc 2 đoạn văn a ,b.
 +Dựa vào nội dung từng đoạn , hãy trả lời các câu hỏi về những đoạn văn .
-GV treo tranh ảnh cho HS quan sát .
-Cho HS làm việc theo cặp .
-GV cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét , 
* Bài tập 2 :-GV cho HS đọc bài tập 2 .
-GV : Dựa vào những ghi chép được sau khi quan sát về 1 cảnh sông nước , các em hãy lập 1 dàn ý .
-Cho HS lập dàn ý .
-Cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét và khen những HS làm dàn ý đúng, bài có nhiều hình ảnh, chi tiết tiêu biểu cho cảng sông nước .
3 / Củng cố dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà hoàn chỉnhlại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước , chép lại vào vở .
-Tiết sau luyện tập tả cảnh .
-HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài tập ,lớp theo dõi SGK.
-HS quan sát .
-HS làm việc theo cặp .
-HS phát biểu .
-Lớp nhận xét , bổ sung .
1 HS đọc bài tập 2, cả lớp đọc thầm .
-HS lập dàn ý .
Vd: - Tả dòng sông quê em
MB: - Quê hương ai cũng có một dòng sông êm đềm, con sông luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi..
Cũng như mọi người tuổi thơ e m cũng gắn bó với dòng sông quê này lắm.
TB: - Con sông chảy qua làng em là sông nhà Lê.
- Dòng sông chảy êm ả, dịu dàng..
- Dòng sông phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ..
- Dưới sông, buổi trưa những chú trâu đen bóng đằm mình tắm mát
- Những đàn vịt thi nhau ngụp lặn
- Lũ trẻ tắm và nghịch đuổi bắt hét vang cả dòng sông
- Từng đoàn thuyền chở muối, đá, tre, nứa đi khắp nơi
- Đây là con sông ngày xưa vua Lê đào để buôn bán và du ngoạn
- Đây cũng là con sông vận chuyển hàng hóa vào Nam đánh Mĩ
-KB: Em rất yêu con sông quê em..
-1số HS trình bày dàn ý của mình .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe.
Tiếng Việt:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Củng cố, hệ thống hoá cho HS vốn kiến thức về từ đồng âm.
 - Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập thành thạo.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại những kiến thức về từ đồng âm. Cho ví dụ?
 - Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: 
H : Tìm từ đồng âm trong mỗi câu câu sau và cho biết nghĩa của mỗi từ.
 a.Bác(1) bác(2) trứng.
 b.Tôi(1) tôi(2) vôi.
 c.Bà ta đang la(1) con la(2).
 d.Mẹ tôi trút giá(1) vào rổ rồi để lên giá(2) bếp.
 e.Anh thanh niên hỏi giá(1) chiếc áo len treo trên giá(2). 
Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm : đỏ, lợi, mai, đánh.
a. Đỏ: 
b. Lợi: 
c. Mai: 
Đánh : 
Bài tập 3: Đố em biết câu sau có viết có đúng ngữ pháp không?
 Con ngựa đá con ngựa đá.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Bài giải:
 + bác(1) : dùng để xưng hô.
 bác(2) : Cho trứng đã đánh vào chảo, quấy đều cho sền sệt.
 + tôi(1) : dùng để xưng hô.
 tôi(2) : thả vôi sống vào nước cho nhuyễn ra dùng trong việc xây dựng.
 + la(1) : mắng mỏ, đe nẹt.
 la(2) : chỉ con la.
 + giá(1) : đỗ xanh ngâm mọc mầm dùng để ăn.
 giá(2) : giá đóng trên tường ở trong bếp dùng để các thứ rổ rá.
 + giá(1) : giá tiền một chiếc áo.
 giá(2) : đồ dùng để treo quần áo.
Bài giải:
a) Hoa phượng đỏ rực cả một góc trường.
 Số tôi dạo này rất đỏ.
b) Bạn Nam xỉa răng bị chảy máu lợi.
 Bạn Hương chỉ làm những việc có lợi cho mình.
c) Ngày mai, lớp em học môn thể dục.
 Bạn Lan đang cầm một cành mai rất đẹp.
d) Tôi đánh một giấc ngủ ngon lành.
 Chị ấy đánh phấn trông rất xinh
- Câu này viết đúng ngữ pháp vì : con ngựa thật đá con ngựa bằng đá.
- đá(1) là động từ, đá(2) là danh từ.
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Địa lý:
ĐẤT VÀ RỪNG
A. Mục tiêu : Học xong bài này,HS:
 - Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
 - Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít & đất phù sa; rừng rậm nhiệt đới & rừng ngập mặn. 
 - Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người .
 - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ & khai thác đất, rừng một cách hợp lí .
B. Đồ dùng dạy học :
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam .- Bản đồ phân bố rừng Việt Nam
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 I- Ổn định lớp : KT đồ dùng HS
II- Kiểm tra bài cũ : “Vùng biển nước ta”
 - Nhận xét.
III- Bài mới : 
 1 - Giới thiệu bài : “ Đất & rừng “
2- Hoạt động : 
 a). Đất ở nước ta.
 Hoạt động 1 - GV yêu cầu HS đọc SGK & hoàn thành bài tập sau:
 + Kể tên & chỉ vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta trên Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.
 - HS hoàn thiện phần trình bày .
 + GV yêu cầu HS nêu một số biện pháp bảo vệ & cải tạo đất ở địa phương 
b). Rừng ở nước ta .
 *Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 ; đọc SGK & hoàn thành bài tập sau :
 + Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới & rừng ngập mặn trên bản đồ .
 GV sữa chữa & giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 
* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
 + Vai trò của rừng đối với đời sống của rừng đối với đời sống của con người .
 + Để bảo vệ rừng, Nhà nước & người dân phải làm gì ?
+ Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
IV - Củng cố,dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 -Bài sau:” Ôn tập “
-HS trả lời
- Nêu vị trí & đặc điểm của vùng biển nước ta . - Biển có vai trò thế nào đối với sản xuất & đời sống?
-HS nghe.
- HS nghe .
-Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. Một số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.
- HS theo dõi .
-Các biện pháp bảo vệ đất: bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, thau chua, rửa mặn,
* Nước ta có nhiều loại đất, nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lít màu đỏ hoặc vàng ở vùng đồi núi & đất phù sa ở vùng đồng bằng 
-HS quan sát các hình 1,2,3 & hoàn thành bài tập .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc 
* Kết luận: Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới & rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi & rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển 
- Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu. Rừng giữ cho đất không bị xói mòn , 
-HS nêu theo các thông tin thu thập được ở địa phương. 
-HS trả lời.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 6
I. Mục tiêu:	
 - Đánh giá tình hình của HS tuần qua về các mặt: học tập, nề nếp 
 - Kế hoạch hoạt động của tuần sau.
II. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/Đánh giá tình hình tuần qua:
-Hướng dẫn HS đánh giá về:
 +Việc học tập 	
 +Nề nếp lớp 
-GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương 
-GV tổng kết lại những ưu điểm và tồn tại HS mắc phải.
2/Kế hoạch hoạt động tuần tới:
- Duy trì số lượng của lớp 
- Củng cố các nề nếp của lớp 
- Phát huy nề nếp truy bài đầu giờ 
- Tham gia đầy đủ các hđ Nhà trường và Đội đề ra.
- Nhắc HS giữ vở sạch chữ đẹp 
3/Tổng kết:
-Dặn HS thực hiện theo kế hoạch. 
-Lớp trưởng điều khiển 
-Lớp trưởng nhận xét chung về tình hình của lớp 
-Tổ trưởng các tổ lần lượt lên nhận xét về các mặt của từng tổ viên.
-HS phát biểu ý kiến 
-Theo dõi để thực hiện 
-Lớp trưởng bắt bài hát.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuan 6 9 buoituan.doc