Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 9

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 9

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Biết đọc đúng một văn bản kịch. Đọc đúng các từ khó: Phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa, lư¬ơng bổng,.Đọc phân biệt lời các nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cầu khiến, cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài văn, đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách, tâm trạngcủa từng nhân vật. Biết phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch.

3. Thái độ: Giáo dục HS noi gương anh Nguyễn Tất Thành. Biết thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.

 

doc 15 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 
 Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: TỰ HỌC
 ___________________________________________
Tiết2 : TIẾNG VIỆT: 
RÈN ĐỌC: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Biết đọc đúng một văn bản kịch. Đọc đúng các từ khó: Phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa, lương bổng,...Đọc phân biệt lời các nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cầu khiến, cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. 
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. 
 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài văn, đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách, tâm trạngcủa từng nhân vật. Biết phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch.
3. Thái độ: Giáo dục HS noi gương anh Nguyễn Tất Thành. Biết thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Chuẩn bị bài.
2. Giáo viên: 
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy- học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 I. Kiểm tra bài cũ: 
- KT sự CB của HS. 
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc.
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm .
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1 HS đọc toàn bài.
b) Luyện đọc diễn cảm:
* HS yếu – TB:
- Luyện đọc diễn cảm 1 ,2 đoạn trong bài.
- Thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
 * HS khá - G:
 - Luyện đọc diễn cảm toàn bài.
 - Thi đọc diễn cảm toàn bài.
c) Củng cố ND bài:
Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?
+ Phần một của trích đoạn kịch cho em biết điều gì?
 III-Củng cố – dặn dò: 
 Nhận xét giờ học
- 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc nhóm đôi.
- Luyện đọc theo cặp.
 - Đọc phân vai.
 - Luyện đọc theo cặp.
 - Đọc phân vai & đóng kịch.
+...Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?...
- ...vì anh với tôi...chúng ta là công dân nước Việt.
- Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 3: KHOA HỌC: ( 37)
DUNG DỊCH
 Những điều đã học liên quan đến bài học.
Những KT cần hình thành cho HS.
- Một số ví dụ về dung dịch. 
- Tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Cách tạo ra một dung dịch.
- Nêu một số cách tách một số chất trong dung dịch.
- HS nêu được một số ví dụ về dung dịch. .
2. Kỹ năng: Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất
3. Thái độ: Giáo dục Học sinh yêu thích môn học và biết ứng dụng vào cuộc sống.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: HS 1 ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, 1 cốc thủy tinh, thìa nhỏ có cán dài.
2. Giáo viên: Hình trang 76, 77 SGK.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: (3'): Khởi động: 
- Thế nào là hỗn hợp? Hãy nêu cách tách một chất ra khỏi hỗn hợp?
Hoạt động 2:(29'): Làm việc theo nhóm.
1. Tạo ra một dung dịch.
- Bước 1: Y/c HS làm việc theo nhóm.
+ Tạo một dung dịch đường hoặc muối ( tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định và ghi vào bảng sau
- Hát.
- 2 HS lần lượt trình bày.
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm tạo một dung dịch đường hoặc muối ( tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định) và ghi vào bảng sau
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
- Nước sôi để nguội, đường, (muối)
- Dung dịch nước đường có vị ngọt.
- Dung dịch nước muối có vị mặn.
+ Thảo luận câu hỏi:
- Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
- Dung dịch là gì?
- Kể tên một số dung dịch mà em biết?
- Bước 2:
- Y/c HS làm việc cả lớp.
- Y/c đại diện các nhóm nêu công thức pha chế dung dịch.
- Các nhọm nhận xét – bổ xung
* Kết luận: ( sgk)
2. Thực hành:
- Bước 1: Y/c HS làm việc theo nhóm.
+ Đọc mục hướng dẫn thực hành và thảo luận các câu hỏi sau:
- Theo bạn, những giọt nước đọng trên đĩa có mặn như nước muối trong cốc không? Tại sao?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Y/c đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm và thảo luận nhóm 5.
* kết luận : ( sgk)
Hoạt động 3:(3'): 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Muốn tạo ra dung dịch ít nhất phải có từ hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào với nhau được gọi là dung dịch.
- HS kể tên: Xà phòng, dung dịch giấm và đường hoặc giấm và muối
- đại diện các nhóm nêu công thức pha chế dung dịch.
- HS làm việc theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các công việc được giao.
- Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc . vì chỉ có hơi nước bốc lên khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước . Muối vẫn còn lại trong cốc.
- Qua thí nghiệm trên cho ta thấy ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách trưng cất.
- đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm và thảo luận của nhóm mình.
 Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: TOÁN 
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh : 
 - Nắm chắc hơn cách tính diện tích hình thang.
2. Kỹ năng: HS vận dụng được vào làm các bài tập về đặt tính và giải toán có lời văn.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích và ham học bộ môn.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: VBT
2. Giáo viên: - Bảng phụ, sách BT Toán 5. 
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy- học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 I . Bài cũ : 
- Cho HS nêu lại quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
 II . Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài
 2) Hướng dẫn luyện tập.
* HS yếu – TB:
* Bài 1 : Tính diện tích hình thang có đáy lớn a, đáy bé b, chiều cao h.
a) a = 9m; b = 5m ; h = 7m
b) a = 18dm; b = 13dm ; h = 6dm
c) a = 6,8cm; b = 4,6cm ; h = 3,5cm
- GV nhận xét.
* Bài 2 : Đáy lớn hình thang dài 21,4m, đáy bé ngắn hơn đáy lớn 2,4m, chiều cao là 8,5m. Tính diện tích hình thang bằng m2 = dam2?
- Cho HS nêu cách giải.
* HS khá - G: 
* Bài 3: Đáy lớn hình thang dài 18m, đáy bé bằng đáy lớn, chiều cao 12m. Tính diện tích hình thang:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
? Muốn tính được diện tích hình thang ta làm như thế nào? ( tính đáy bé sau đó vận dụng công thức tính diện tích hình thang vào tính.)
- Nhận xét.
* Bài 4: Một thửa ruộng hình thang có cạnh bên vuông góc với hai đáy dài 30,5m, đáy lớn 120,4m, đáy bé 79,6m. Trung bình mỗi dam2 thu hoạch được 62kg thóc. Hỏi thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu kg thóc?
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS nêu cách giải.
? Muốn tính được thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu kg thóc ta phải làm như thế nào? ( Tính diện tích thửa ruộng sau đó đổi diện tích từ m2 ra dam2 rồi tính số thóc).
- Nhận xét.
- 2 HS nêu lại quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét.
Đáp án
 a,49m2 ; b, 93dm2 ; c, 39,9 cm2
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
Bài giải:
Đáy bé của hình thang là.
21,4 – 2,4 = 19 ( m)
 Diện tích hình thang là.
( 21,4 + 19 ) 8,5 : 2 = 171,7( m2)
 171,7 m2 = 1,717 dam2
 Đáp số : 171,7 m2 
 1,717 dam2
- HS nêu cách làm.
- HS lên bảng làm bài .
- Lớp làm vào vở.
Bài giải:
 Đáy bé hình thang dài là.
 18 = 
 = 13,5 m
 Diện tích hình thang là.
 ( 18 + 13,5 ) 12 : 2 = 189( m 2)
 Đáp số: 189 m 2
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm vào vở.
Bài giải
 Diện tích thửa ruộng là:
(120,4 +79,6) 30,5 : 2 = 3050 ( m2)
 3050 m2 = 30,5dam2
 Số thóc thu hoạch được là.
 62 30,5 = 1891 ( kg) 
 Đáp số : 1891kg.
III. Củng cố – Dặn dò : - GV củng cố nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học. 
 ------------------------------------------------------ 
Tiết 2:ĐẠO ĐỨC:( 19)
EM YÊU QUÊ HƯƠNG
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Mọi người cần phải yêu thương.Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
2. Kĩ năng: Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương. Hs khá, giỏi biết 
được vì sao phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây đựng quê hương.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quê hương, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương đất nước.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: - Giấy, bút mầu.
- Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
2. Giáo viên: 
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ 
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
* HĐ 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em.
- GV đọc truyện Cây đa làng em.
+ Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
+ Hà gắn bó với cây đa như thế nào?
+ Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì?
+ Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương?
+ Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải có tình cảm và hành động gì?
* HĐ 2: Làm bài tập 1 sgk.
- GV kết luận ý kiến đúng.
- Y/c HS đọc phần ghi nhớ ( sgk)
* HĐ 3: Liên hệ thực tế.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm các ý sau:
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được những việc gì thể hiện tình yêu quê hương mình?
- Nhận xét – bổ sung.
- GV kết luận, khen những HS biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
* HĐ tiếp nối
- Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình.
- Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ, bài hát,... nói về tình yêu quê hương.
- 1 HS đọc lại truyện.
- HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi. bổ sung.
+ Vì cây đa là biểu tượng của quê hương cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người.
+ Mỗi lần về quê, Hà đều cùng các bạn chơi dưới gốc đa.
+ Để chữa cho cây đa sau trận lụt.
+ Bạn rất yêu quý quê hương.
+ Chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương.
- HS thảo luận theo cặp bài tập 1.
- Đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm  ... sinh// nhưng 
 CN VN
tấm lòng trung với nước của ông/ còn sáng 
 CN VN
mãi.
- HS đọc bài, nhớ lại các đặc điểm của câu ghép - vận dụng vào làm bài tập.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp làm bài vào vở.
VD: a) Bích Vân học bài, còn anh Thành xem đá bóng. 
b) Nếu trời nắng to thì lúa ngoài đồng sẽ chín nhanh.
c) Bố Mai là kĩ sư, còn bố em là bộ đội.
III. Củng cố – Dặn dò : - GV củng cố nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------
Tiết 2: ĐỊA LÝ(19)
CHÂU Á
 Những điều đã học liên quan đến bài học.
Những KT cần hình thành cho HS.
- Một số nước láng giềng của Việt Nam
- Vị trí, giới hạn của châu Á.
- Các dãy núi cao, đồng bằng lớn của châu Á.
- Độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên Châu Á.
 1. Kiến thức: HS: Nắm được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên Châu Á, vị trí, giới hạn Châu Á. Nêu một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của Châu Á . Nhớ tên các châu lục, đại dương. Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu đựợc vị trí địa lý, giới hạn của châu Á. Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của châu Á. Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên Châu Á.
2. Kỹ năng: Nêu được một số cảnh thiên nhiên Châu Á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Á. Biết sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới 
hạn lãnh thổ Châu Á.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích và tìm hiểu về tự nhiên Châu Á.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh 1 số quang cảnh thiên nhiên của Châu Á.
2. Giáo viên: Quả địa cầu va bản đồ Tự nhiên Châu Á.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: (3'): Khởi động: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2: (20'): Làm việc theo nhóm.
1. Vị trí địa lí và giới hạn:
- Bước 1: Y/c HS quan sát hình trong sgk.
+ Dựa vào hình 1, cho biết tên các châu lục và đại dương mà châu á tiếp giáp?
+ Châu Á nằm ở bán cầu bắc hay bán cầu nam trải từ vùng nào đến vùng nào trên trái đất?
+ Châu Á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào?
- Y/c các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
2. Đặc điểm tự nhiên:
- Y/c HS làm việc theo nhóm.
- GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để so sánh diện tích châu á với diện tích các châu lục khác?
+ Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên hình 3các chữ a, b , c, d, e cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những khu vực nào của châu á?
- Y/c đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét – bổ sung.
Hoạt động 3:(5'): Chỉ lược đồ
- GV yêu cầu HS đọc tên các dãy núi, đồng bằng 
- GV nhận xét và bổ sung 
Kết luận: Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.
Hoạt động 4: (2'): 
- Nhắc lại nội dung bài.
*GDMT: Châu Á cần giảm tỉ lệ sinh và năng cao trình độ dân trí.
- Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị: “Châu Á”(tt)
- HS Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát hình.
+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Đông giáp với Thái Bình Dương 
+ Phía Nam giáp Ấn Độ Dương.
+ Phía Tây Nam giáp với Châu Phi
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp với Châu Âu.
- Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá xích đạo.
- Châu Á chịu ảnh hưởng của cả ba đới khí hậu :
+ Hàn đới ở phía Bắc Á.
+ Ôn đới ở giữa lục địa Châu Á.
+ Nhiệt đới ở Nam Á.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Diện tích Châu Á lớn nhất trong 6 châu lục . gấp 5 lần diện tích châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực.
+ Dân số châu á đứng thứ nhất trong tất cả các châu lục.
+ Hình a: Vịnh biển Nhật Bản.(châu Á)
+ Hình b: Bán hoang mạc( ca – dắc – xtan) – Trung Á
+ Hính c: Đồng bằng ( đảo Ba – li, In - đô - nê – xi – a) - Đông Nam Á.
+ Hình d: Rừng Tai – ga( Liên Bang Nga) – Bắc Á.
+ Hình e: Dãy núi Hi – ma- li – a( Phần thuộc Nê- pan) – Nam Á.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS sử dụng H3 để nhận biết kí hiệu núi, đồng bằng
HS lên chỉ các cảnh trên lược đồ
- HS nêu.
+ Đọc ghi nhớ.
-------------------------------------------------------------
 Tiết 3: 
TỰ HỌC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: TOÁN
 LUYỆN TẬP 
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Nắm chắc hơn cách tính diện tích hình thang.
2. Kỹ năng: HS biết vận dụng tính và giải các bài tập. 
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích và ham học bộ môn.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: VBT
2. Giáo viên:
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I . Bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 4.
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới : 1) Giới thiệu bài: 
 2) Hướng dẫn luyện tập.
* HS yếu – TB:
* Bài 1 : Tính diện tích hình thang, biết:
a) Độ dài hai đáy lần lượt là 9cm, 5cm, chiều cao 5cm.
b) Độ dài hai đáy lần lượt là 6,8m, 4,6m, chiều cao 3,5m.
- Cho HS nêu lại cách tính diện tích hình thang.
- GV nhận xét.
* Bài 2 : Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là a, b, chiều cao h.
a) a = 12 m; b = 10m ; h = 8m.
b) a = 1,9cm; b = 1,3cm; h = 0,6cm
c) a = ; b = ; h = 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách tính diện tích hình thang
* HS khá - G:
* Bài 3: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120m, đáy bé 85,5m và chiều cao 30,6m.Tính diện tích thửa ruộng hình thang.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS nêu cách giải.
* Bài 4: Trên mảnh vườn hình thang có đáy lớn 8m, đáy bé 6m và chiều cao 11m, người ta thu hoạch được 924 kg rau. Hỏi mỗi m2 thu hoạch được bao nhiêu kg rau?
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS nêu cách giải.
? Muốn tính được mỗi m2 thu hoạch được bao nhiêu kg rau ta phải làm như thế nào? 
- Nhận xét, chữa bài.
 III. Củng cố – Dặn dò :
- 2 HS lên bảng chữa bài tập 4.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.Lớp nhận xét.
Đáp án:
35cm2
19,95m2
- 3HS lên làm bài tập.
- Lớp làm vào vở.
Đáp án: 
 a) S = 88 m2.
 b) S = 0,96cm2
 c) S = 
- 1HS lên bảng làm bài .
- Lớp làm vào vở.
Bài giải
Diện tích thửa ruộng hình thang là.
(120 + 85,5) 30,6 :2 = 3144,15 (m2)
 Đáp số : 3144,15m2
- HS lên bảng chữa bài – Lớp làm vào vở.
Bài giải
 Diện tích mảnh vườn là.
 (8 + 6) 11 : 2 =77 (m2)
Số kg rau thu hoạch được trên 1m2 là.
 924 : 77 = 12( kg)
 Đáp số : 12kg rau
 - GV củng cố nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
 Tiết 2: GDNGLL: Môđun 22: 
CON ĐƯỜNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
A. Mục tiêu:
1) Kiến thức: HS phát triển kỹ năng quan sát, vận động và có những thao tác khéo léo trong phạm vi nhỏ.
2) Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng kỹ năng quan sát, vận động cho HS.
3) Thái độ: Góp phần hình thành và nâng cao nhận thức của HS về các hành động thân thiện hoặc không thân thiện với môi trường. 
B. Chuẩn bị:
I) Đồ dùng dạy - học:
1) Giáo viên: Sân chơi. Một số miếng gỗ. Hộp sắt nhỏ đựng đầy cát.
2) Học sinh: 
II) Phương pháp dạy học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1(5'):
Khởi động:
- Nªu nguyªn nh©n g©y « nhiÔm m«i tr­êng kh«ng khÝ?
- Nªu biÖn ph¸p b¶o vÖ m«i tr­êng kh«ng khÝ?
- Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2 (25'):
Trß ch¬i " Thân thiện và không thân thiện "
1.Tập trung lớp và phân chia đội chơi:
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm từ 5 đến 7 HS. 
- GV giới thiệu chung về trò chơi. Nêu cáh chơi, luật chơi và cho 1 HS "chơi nháp". 
- GV nªu luật chơi, lµm mÉu trß ch¬i sè 1.
2.Thực hiện trò chơi:
- Từng đội chơi một, lần lượt từng bạn trong đội lấy miếng gỗ......
- GV làm trọng tài, quan sát, nhận xét.
- GV tổng kết đội thắng, đội thua.
- Tuyªn d­¬ng ®éi th¾ng cuéc.
Hoạt động 3 (5 '):
- Giải thích về hành động trên sân chơi về ý nghĩa thân thiện hay không thân thiện với môi trường. 
- GV tæng kÕt bµi, nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Hoạt động của trò
- 2 HSTL.
- Lắng nghe.
- HS chon đội chơi và xếp thứ tự bạn lần lượt chơi.
- 1 HS "chơi nháp": Tại vạch xuất phát, đứng một chân nhảy lò cò, dùng dép đá miếng gỗ vào ô trong sân chơi. Nếu miếng gỗ rơi vào đúng ô thân thiện với môi trường thì HS được phép di chuyển, phải nhảy lò cò lần lượt vào các ô thân thiện và tiếp tục đá miếng gỗ đến khi nào về đích thì hoàn thành. Sau khi về đích, nhanh chóng mang miếng gỗ về vạch xuất phát cho bạn tiếp theo chơi. 
- Giải thích về hành động trên sân chơi về ý nghĩa thân thiện hay không thân thiện với môi trường. 
------------------------------------------------------------
Tiết 3: ÂM NHẠC 
GV BỘ MÔN DẠY
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: 
TỰ HỌC
------------------------------------------------------------
Tiết 3: TIN HỌC
GV BỘ MÔN DẠY
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: KĨ THUẬT.
ÔN TẬP: NUÔI DƯỠNG GÀ
 A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - HS Nêu được mục đích , ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
2. Kĩ năng: Biết cách cho gà ăn uống.
3. Thái độ: Có ý thức nuôi dưỡng chăm sóc gà.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: 
2. Giáo viên: Hình ảnh minh hoạ.Phiếu đánh già kết quả học tập của hs.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung.
* Hoạt động 1: 
Mục đích ý nghĩa của việc nuôi đưỡng gà.
Nêu ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà?
* Hoạt động 2: 
Tìm hiểu cách cho gà ăn uống.
* Cho gà ăn.
 Em hãy cho biết vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm?
- Theo em , cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm , chất khoáng và vi – ta – min?
* Cho gà uống.
- Quan sát hình , em hãy cho biết người ta cho gà ăn , uống như thế nào?
* Nêu ghi nhớ.
III. Củng cố- dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Nuôi dưỡng nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho gà.
- Gà được nuôi dưỡng đầy đủ , hợp lí sẽ khoẻ mạnh , ít bị bệnh.
Đây là thời kì đang phát triển mạnh .
- Để giảm bớt lượng thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Máng ăn uống phải sạch .
Hàng ngày phải thay nước , cọ rửa máng.
* Hs nêu ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an buoi chieu Tuan 19.doc