I/ Mục tiêu:
HS cần phải :
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
-Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
Tuần 27 Ngày soạn: 13/3/2011 Ngày giảng: Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011 Tiết 1: Kĩ thuật Lắp máy bay trực thăng (Tiết 1) I/ Mục tiêu: HS cần phải : -Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn. - Với HS khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn. II/ Đồ dùng dạy học: -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. -Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 1- ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. -Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước. 3-Bài mới: 3.1-Giới thiệu bài: Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học. 3.2-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu -GV cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn và đặt câu hỏi: +Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó? +Cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay ; sàn ca bin và giá đỡ ; ca bin ; cánh quạt ; càng máy bay. 3.3-Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. a) Chọn các chi tiết: -Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 (SGK). -Gọi 1 HS đọc tên các chi tiết theo bảng trong SGK. -Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. b) Lắp từng bộ phận: *Lắp thân và đuôi máy bay(H. 2-SGK) -Để lắp được thân đuôi máy bay cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu? -GV hướng dẫn lắp thân và đuôi máy bay. *Lắp sàn ca bin và giá đỡ (H. 3-SGK) -Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu? -HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện lắp. *Các phần khác thực hiện tương tự. c) Lắp ráp máy bay trực thăng: -Gv hướng dẫn lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK. -GV nhắc nhở HS. d) Tháo các chi tiết, xếp gọn gàng vào hộp. 4-Củng cố: - Nhắc lại quy trình lắp máy bay trực thăng. 5-Dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Lắp máy bay trực thăng” (tiết 2). --------------------------------------------------------------------- Tiết 2: Tiếng anh GV chuyên dạy ------------------------------------------------------------------------------ Tiết 3: Hướng dẫn học toán Bồi dưỡng- phụ đạo Luyện tập về tính quãng đường I.Mục tiêu : - Củng cố cho học sinh về cách tính quãng đường. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm toán chính xác. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung. III.Hoạt động dạy học: a- phụ đạo 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại cách tính quãng đường. GV nhận xét. 3 Bài mới: Bài tập 1 (63). BTT5. Học sinh làm trên bảng. Cả lớp cùng nhận xét, chữa bài. Bài làm: Quãng đường ô tô đi được là: 46,5 x 3 = 139,5 (km) Đáp số: 139,5 km. Bài tập 2 (64). BTT5. Học sinh làm trên bảng. Cả lớp làm vào vở. Bài làm: Đổi 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ Quãng đường người ddos đi được là: 36 x 1,75 = 63 (km) Đáp số : 63km Bài tập 3 (65). BTT5. Học sinh làm trên bảng. Cả lớp làm vào vở Bài làm : Đổi 2giờ 15 phút = 2,25 giờ Quãng đường máy bay bay được là: 800 x 2,25 = 1800 (km) Đáp số : 1800km Bài tập 4: (66) HS làm bài tập vào VBT Gọi HS chữa bài Bài giải: Thời gian ô tô đi là: 17 giờ - 6 giờ 30 phút - 45 phút = 9 giờ 45 phút. 9 giờ 45 phút = 9,75 giờ Quãng đường ô tô đi được là: 42 x 9,75 = 409,5 (km) Đáp số: 409,5 km. b. Bồi dưỡng Bài tập 1: HS đọc đề bài Yêu cầu học sinh làm bài vào vở Bài làm Chiều rộng của mảnh vườn là 140 : 2 – 50 = 20 (m) Diện tích mảnh vườn là 50 x 20 = 1000 (m2) Số rau thu hoạch trên thửa ruộng đó là 1,5 x 1000 : 100 = 15 (tạ) = 1500kg Đáp số: 1500kg Bài tập 2: HS nêu Y/c của bài tập Yêu cầu học sinh làm bài vào vở Bài làm Diện tích cái sân là 30 x 30 = 900 (m2) Diện tích mảnh đất hình tam giác là 900 x = 720 (m2) Cạnh đáy của mảnh đất hình tam giác là 720 x 2 : 24 = 60(m) Đáp số: 60m Bài tập 3 Yêu cầu học sinh làm bài vào vở Bài làm Chu vi mặt đáy là (50 + 30) x 2 = 160(cm) Chiều cao của hình hộp chữ nhật là 3200 : 160 = 20 (cm) Đáp số: 20cm 4. Củng cố: - Nêu nội dung bài . - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về học bài, ôn bài chuẩn bị bài sau. -----------------------------------------@&?--------------------------------------- Ngày soạn:16/3/2011 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18/3/2011 Tiết 1: Khoa học Cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: -Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau. -Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. -Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ. II/ Đồ dùng dạy học: -Hình trang 110, 111 SGK. -Các nhóm chuẩn bị: ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng,. III/ Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu quá trình nảy mầm của cây con ? 3. Bài mới : 1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 2-Hoạt động 1: Quan sát. *Mục tiêu: Giúp HS: -Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau. -Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. *Cách tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo nhóm 4. +Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110-SGK, kết hợp quan sát hình vẽ và vật thật: +Tìm chồi trên vật thật: ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng,. +Chỉ vào từng hình trong H1 trang 110-SGK và nói về cách trồng mía. -Bước 2: Làm việc cả lớp +Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. +Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. +GV kết luận: Ơ thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. *Đáp án: +Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía. +Mỗi chỗ lõm ở củ khoai tây, củ gừng là một chồi. +Trên phía đầu của củ hành, củ tỏi có chồi mọc lên. +Đối với lá bỏng, chồi được mọc ra từ mép lá. 3-Hoạt động 2: Thực hành. *Mục tiêu: HS thực hành trồng cây bằng một số bộ phận của cây mẹ *Cách tiến hành: -GV phân khu vực cho các tổ. -Tổ trưởng cùng tổ mình trồng cây bằng thân, cành hoặc bằng lá của cây mẹ (do nhóm tự lựa chọn). 4. Củng cố: -Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ? 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về học bài, chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------------- Tiết 2: Địa lí Châu Mĩ I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Mô tả sơ lược vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: Nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu: + Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên. + Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ. - Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ. - HS khá, giỏi: + Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: lãnh thổ kéo dài từ phần cực Bắc tới cực Nam. + Quan sát bản đồ (lược đồ) nêu được: khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ. - Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ. II/ Đồ dùng dạy học: -Bản đồ tự nhiên châu Mĩ, quả địa cầu. -Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A-ma-dôn III/ Các hoạt động dạy học: 1- ổn định tổ chức : 2-Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Phi? 3-Bài mới: 3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 3.2- Giảng ND : a) Vị trí địa lí và giới hạn: *HĐ1: (Làm việc theo nhóm 4) -HS dựa vào bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi: +Châu Mĩ giáp với đại dương nào? +Châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới ? -HS trả lời và chỉ lãnh thổ châu Mĩ trên bản đồ. -Cả lớp và GV nhận xét. -GV kết luận: (SGV – trang 139) b) Đặc điểm tự nhiên: *HĐ2: (Làm việc nhóm 8) -Cho HS quan sát các hình 1, 2 và dựa vào ND trong SGK, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau: +Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ cái a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó chụp ở đâu? +Nhận xét về địa hình châu Mĩ. +Nêu tên và chỉ trên hình 1 : Các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ, hai đồng bằng lớn của châu Mĩ, các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ, hai con sông lớn của châu Mĩ -Mời đại diện một số nhóm trình bày KQ thảo luận. -Cả lớp và GV nhận xét. -GV bổ sung và kết luận: (SGV trang 140). *HĐ3 : (Làm việc cả lớp) -GV hỏi: +Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? +Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? +Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn? -GV cho HS giới thiệu bằng tranh, ảnh hoặc bằng lời về rừng rậm A-ma-dôn. -GV kết luận: (SGV – trang 140) 4-Củng cố: HS đọc ghi nhớ trong SGK. 5- Dặn dò: -GV nhận xét giờ học. - Về học bài, CB bài sau. +Giáp ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương. +Diện tích châu Mĩ lớn thứ 2 trên thế giới, sau châu á. -HS thảo luận nhóm 8 theo hướng dẫn của giáo viên. +Địa hình châu Mĩ thay đổi từ Tây sang Đông -Đại diện các nhóm trình bày. -HS nhận xét. +Có nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. +Do địa hình trải dài. +Rừng rậm A-ma-dôn là lá phổi xanh của trái đất. -------------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT LỚP TUẦN 27 I. Mục đớch yờu cầu: - Nhận xột đỏnh giỏ việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 27. - Triển khai cụng việc trong tuần 28. - Tuyờn dương những em luụn phấn đấu vươn lờn cú tinh thần giỳp đỡ bạn bố. II. Cỏc hoạt động dạy-học 1.Ổn định tổ chức : Cho cả lớp hỏt một bài. 2. Tiến hành : * Nhận xột tuần 27 - Cho lớp trưởng bỏo cỏo việc theo dừi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. - Ban cỏn sự lớp và tổ trưởng bổ sung. GV nhận xột chung, bổ sung. + Đạo đức : - Lớp thực hiện nghiờm tỳc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phỏt động. - Tồn tại : Vẫn cũn một số em ồn ào trong giờ học (Thưởng; Lượng; Khỏnh; Huề) + Học tập : - Chuẩn bị đầy đủ đồ dựng học tập và sỏch giỏo khoa. Nhiều em cú ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chỳ nghe cụ giỏo giảng bài tớch cực tham gia cỏc hoạt động học tập. Nhiều em tớch cực học tập. - Chữ viết sạch, đẹp : Ly; Việt Anh; Cao Trang; Huyền Trang - Tồn tại : Lớp cũn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà: Huề; Phượng; Lượng; Đức; Thưởng. + Cỏc hoạt động khỏc : - Cú ý thức giữ gỡn vệ sinh cỏc nhõn, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. - Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. *Tồn tại: 15’ đầu giờ cỏc em cũn ồn, chưa cú ý thức tự giỏc ụn bài. *Kế hoạch tuần 28 - Tiếp tục duy trỡ sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước. - Học chương trỡnh tuần 24 theo thời khoỏ biểu. - 15 phỳt đầu giờ cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ, đọc và làm theo bỏo Đội. - Thực hiện tốt an toàn giao thụng – Giữ vững an ninh học đường. - Theo dừi và giỳp đỡ cỏc bạn HS cỏ biệt - Giữ gỡn vệ sinh cỏ nhõn, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Học tập và rốn luyện nghiờm tỳc hơn .Võng lời, giỳp đỡ ụng bà, cha mẹ . - Thực hiện theo kế hoạch của lớp và Đội đề ra. - Đi học đầy đủ sau khi nghỉ tết xong. -----------------------------------------@&?---------------------------------------
Tài liệu đính kèm: