I. Mục tiêu:
Củng cố cho HS:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- H/S làm được các bài tập 1, 2, 3 trong vở BT
- Giáo dục H/S có ý thức trong học tập
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tuần 17 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009 Tiết 1: Khoa học Giáo viên bộ môn dạy Tiết 2: Toán Tiết 81: luyện tập chung I. Mục tiêu: Củng cố cho HS: - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - H/S làm được các bài tập 1, 2, 3 trong vở BT - Giáo dục H/S có ý thức trong học tập II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng. 2. Vào bài: - Hướng dẫn HS làm các bài tập. 2 HS trả lời Bài tập 1 (99): Tính - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS cách làm. - Cho HS làm vào bảng con ,3 HS lên bảng làm. - GV nhận xét. Bài tập 2 (99): Tính - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời một HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào nháp. - Mời 2 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3 (99): - Mời 1 HS đọc đề bài. - GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số. - Mời 1 HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 2 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. - HS làm bảng con: a. 128 : 12,8 = 10 b. 285,6 : 17 = 16,8 c. 117,81 : 12,6 = 9,35 - Dưới lớp HS làm vào nháp 2 HS lên bảng chữa bài: a. (75,6 - 21,7) : 4 + 22,82 2 = 53,9 : 4 + 45,64 = 13,475 + 45,64 = 59,115 b. 21,56 : ( 75,6 - 65,8) - 0,354 : 2 = 21,56 : 9,8 - 0,177 = 2,2 - 0,177 = 2,023 Bài giải: a. So với năm 1995 đến năm 2000 gia đình bác Hoà thu hoạch tăng thêm số phần trăm là: (8,5 - 8) : 8 100 = 0,0625 = 6,25% b. Năm 2005 gia đình bác Hoà thu được số thóc là: 8,5 6,25 :100 + 8,5 = 9,03125 (Tấn) Đáp số: 9,03125 Tấn 3. Hướng dẫn học ở nhà: - GV củng cố nội dung bài. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập Tiết 3: Tập đọc ôn tập bài 33: ngu công xã Trịnh Tường I. Mục đích - yêu cầu: - Luyện đọc rành mạch, lưu loát. Biết đọc diễn cảm bài văn. - Củng cố cho HS hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của thôn.(HS trả lời lại được các hỏi trong SGK) II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: - GV ghi bảng: 2. Luyện đọc: Nhóm yếu HS đọc trơn, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Nhóm Trung bình trở lên HS đọc rành mạch, rõ ràng, đọc diễn cảm 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại nội dung bài. - Về đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009 Tiết 1: Toán Tiết 82: luyện tập chung I. Mục tiêu: Củng cố giúp HS: - Biết thực hịên phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - HS làm các bài tập: 1, 2, 3 trong vở bài tập. - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: 2. Vào bài: - Hướng dẫn HS làm BT. 2 HS nhắc lại các quy tắc Bài tập 1 (101): Viết các hỗn số sau thành số thập phân - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS cách làm. - Cho HS làm vào bảng con. - GV nhận xét. Bài tập 2 (101): Tìm x - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời một HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào nháp. - Mời 2 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3 (101): - Mời 1 HS đọc đề bài. - GV cho HS nhắc lại cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm. - Mời 1 HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét. - HS làm bảng lớp, bảng con : - HS làm vào vở nháp, bảng lớp: a. X 1,2 - 3,45 = 4,68 X = (4,68 +3,45) :1,2 X = 8,13 : 1.2 X = 6,775 *Bài giải: Số gạo buổi sáng bán được là: 500 45 :100 = 225 (kg) Số gạo trong kho còn lại là: 500 - 225 = 275 (kg) Số gạo buổi chiều bán được là: 275 80 : 100 = 220 (kg) Cả ngày cửa hàng bán được là: 225 + 220 = 445 (kg) Đáp số: 445 kg. 3. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố nội dung bài - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 2: Kĩ thuật. Tiết 17 : thức ăn nuôi gà I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Biết liên hệ thực tế và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng để nuôi gà trong gia đình, địa phương. - Giáo dục HS ý thức chăm sóc gà chu đáo hợp vệ sinh để không bị ô nhiễm môi trường. II. Đồ dùng dậy học - Mẫu một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng. 2. Vào bài: a. Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà. - Gọi HS đọc mục 1 SGK + Động vật cần có những yếu tố nào để tồn tại sinh trưởng và phát triển? + Các chất dinh dưỡng đợc cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu ? - GV giải thích minh hoạ tác dụng của thức ăn + Kết luận : Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà - Yêu cầu HS liên hệ thực tế kết hợp quan sát hình SGK - Kể tên các loại thức ăn nuôi gà ? - GV ghi bảng tên các loại thức ăn nuôi gà đợc HS nêu tên. - GV nhận xét bổ sung . c. Hoạt động 3:Tìm hiểu tác dụng và sử dụng thức ăn nuôi gà - Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK. + Thức ăn của gà được chia làm mấy loại? Hãy kể tên các loại thức ăn ? - GV nêu nhận xét : Dựa vào thành phần dinh dỡng ngời ta chia thức ăn của gà thành 5 nhóm. - GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận về tác dụng và sử dụng thức ăn nuôi gà. 1- 2 HS nêu - Cả lớp theo dõi SGK - Động vật cần nước, không khí, ánh sáng, và các chất dinh dưỡng. - Được lấy từ nhiều loại thức ăn khác nhau. - HS nêu lại tác dụng của thức ăn nuôi gà - HS quan sát - Thóc, ngô, khoai, sắn, rau xanh. - HS đọc thầm - 5 loại + Loại thức ăn cung cấp chất đường bột + Loại thức ăn cung cấp chất đạm. + Loại thức ăn cung cấp chất khoáng. + Loại thức ăn cung cấp vi - ta – min. + Loại thức ăn tổng hợp. Phiếu học tập Tác dụng Sử dụng Nhóm thứac ăn cung cấp chất đạm Để duy trì hoạt động sống, tạo trứng, tạo thịt Cần cho gà ăn các loại côn trùng, động vật, các hạt họ đậu Nhóm thức ăn cung cấp chất đường bột Có tác dụng cung cấp năng lượng cho các hoạt động Cho gà ăn hạt, củ của cây lương thực, hoa màu - Gọi đại diện các nhóm trình bày - GV tóm tắt giải thích minh hoạ tác dụng và cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột, đường. * Để gà chóng lớn và không làm ô nhiễm môi trường chún ta cần làm gì? - Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung. (Chăm sóc gà chu đáo, cho gà ăn uống hợp vệ sinh, tích cực quét rọn chuồng sạch sẽ...) 3. Củng cố, dặn dò. - HS nhắc lại nội dung bài. - Về vận dụng vào thực tế. * GV nhận xét giờ học Tiết 3. Luyện chữ. Đ/C Hà dạy Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2009 Tiết 1: Lịch sử. Đ/C Hoa dạy Tiết 2: Toán. $83: giới thiệu máy tính bỏ túi I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS nắm vững kĩ năng sử dụng náy tính bỏ túi máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một số phân số thành số thập phân. - HS làm các BT 1, 2, 3. - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính bỏ túi (Mỗi HS một cái) - Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm, tổ. - Phương pháp tổ chức: Quan sát trực quan, vấn đáp, thực hành. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Vào bài: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài1. - HS nêu yêu cầu bài tập - 4HS lên bảng làm bài tập - GV& HS nhận xét chữa chung Bài 2.3 HS lên bảngónH cả lớp làm bảng con. HS nhận xét GV kết luận. Bài 3.HS thảo luận nhóm báo cáo kết quả GV kết luận. a. kết quả thu được là: 9,35 b. Kết quả đó là giá trị của biểu thức: 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại nội dung bài. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 3: Tập làm văn Tiết 33: ôn tập về viết đơn I. Mục đích - yêu cầu: - Củng cố cho HS biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1). - Viết được đơn xin học môn tự chọn. Ngoại ngữ ( hoặc tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết. - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Giới thiệu bài: 2. Vào bài: - Hướng dẫn HS lài tập: Đề bài. Dựa vào bài viết đơn tiết trước em hãy viết một lá đơn xin học môn Âm nhạc. - HS viết đơn sau HS trình bày miệng đơn của mình . - HS khác nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét chung về tiết học. Dặn một số HS viết đơn chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn. - Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2009 Tiết 1: Toán. Tiết 84: sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm. - HS làm các bài tập 1, 2, 3 trong vở BT. - Giáo dục HS có ý thức tích cực trong học tập. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng. 2. Vào bài: Bài 1. HS làm việc cá nhân sau đó báo cáo kết quả. HS khác nhận xét GV kết luận. Bài 2. 1HS lên bảng lớp làm vào vở. HS nhận xét, GV kết luận. Bài 3. 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở sau HS khác nhận xét GV kết luận. Năm Số đi học Tổng số Tỉ số % 2001 613 618 99,19 2002 615 620 99,19 2003 617 619 99,67 2004 616 618 99,67 Lạc vỏ (kg) 100 95 90 85 80 Lạc hạt(kg) 65 61,75 58,5 55,25 52 a. 4 000 000đồng; b. 8 000 000 đồng ; c. 12 000 000đồng. 3. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố nội dung bài. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. Tiết 2: HĐTT. Tiết 16: Làm hoa trang trí từ phế liệu I. Mục đích. - Hình thành kĩ năng làm hoa trng trí từ phế liệu. - Hình thành ý thức tiết kiệm, tận dụng và tái sử dụng những đồ vật dư thừa để làm đồ dùng có ích; HS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. II. Chuẩn bị. - ống hút, xốp mỏng, giấy xốp mỏng, nhựa đựng vỏ thạch rau câu, lọ cắm hoa, cát, xốp cắm hoa hoặc đất sét, keo dán, kéo. III. các hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn chung về cách thực hiện. - GV giới thiệu chung về các bước thực hiện làm hoa trang trí từ phế liệu. Quá trình thực hiện gồm 5 bước. 2. Tạo hình dáng bông hoa. - Rửa sạch vỏ nhựa của hộp rau câu, để khô. Chi hộp làm 3 phần bằng nhau, cắt thành 3 cánh hoa. Chú ý không cắt rời 3 cánh. 4. Tạo nhuỵ và cánh hoa. GV hướng dẫn dán cánh hoa giấy vàng lên trên cánh hoa bằng vỏ nhựa. Dán nhuỵ vào giữa hoa. 5. Thêm các bộ phận khác của cánh hoa. Cắm hoa . GV hướng dẫn HS chọn các ống nhựa có đầu gập xuống được, dùng keo dán hoa lên đầu mỗi ống hút. Tiếp tục dán lá và hoa sau đó cắm vào lọ. - HS chú ý lắng nghe. Bước 1: Tạo hình dáng bông hoa. Bước 2: Cắt và trang trí bông hoa. Bước 3: Tạo nhuỵ và cánh hoa. Bước 4: Thêm các bbộ phận khác của cánh hoa. Bước 5: Cắt hoa. - Học sinh thực hành: Rửa sạch vỏ nhựa của hộp rau câu, để khô. Chi hộp làm 3 phần bằng nhau, cắt thành 3 cánh hoa. - HS thực hành dán cánh hoa giấy vàng lên trên cánh hoa bằng vỏ nhựa. Dán nhuỵ vào giữa hoa. - HS chọn các ống nhựa có đầu gập xuống được, dung keo dán hoa lên đầu mỗi ống hút. Tiếp tục dán lá và hoa rải rác dọc thân ống sau đó cắm vào lọ. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 3: Âm nhạc. Đ/C Tiên dạy Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009 Tiết 1: Toán Tiết 85: hình tam giác I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS nắm vững về hình tam giác - Đặc điểm của hình tam giác có: 3cạnh, 3góc, 3đỉnh. - Phân biệt ba dạng hình tam giác ( phân loại theo góc) - Nhận biết đáy và đường cao ( tương ứng) của hình tam giác. - HS biết làm bài tập 1, bài tập 2. HS khá, giỏi làm bài tập 3. - Giáo dục HS có ý thức tự giác trong học tập II. Đồ dùng dạy học: - Các dạng hình tam giác. Ê ke. - Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm, tổ. - Phương pháp tổ chức: Quan sát, đàm thoại, gợi mở: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 (104): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Gọi HS nêu - GV nhận xét . *Bài tập 2 (104): -Cho HS làm bài miệng. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. *Bài tập 3 (104): - Mời 1 HS đọc đề bài. - Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải. - Mời HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. Viết tiếp vào chỗ trống cho thích hợp Hình tam giác có1 góc vuông .................. ................. ................. ................. ................. ................. Vẽ đường cao của mỗi hình tam giác: K M K N M N K N M 3. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố nội dung bài - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về làm các bài trong vở bài tập. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 2: Luyện từ và câu Ôn bài34: Ôn tập về câu: I. Mục đích -yêu cầu: -Củng cố cho HS nắm vững về 4 loại câu đã học và dấu hiệu của mỗi loại câu đó. -Phân loại được các kiểu câu (Ai làm gì, Ai thế nào, Ai là gì) xác định được chủ ngữ ,vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu bài tập. -Giáo dục HS có ý thức trong học tập II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy A. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1. -Mời1 HS nêu yêu cầu bài tập -Cho HS làm vào vở bài tập -Mời 1 số HS lên bảng chữa -GV$ cả lớp nhận xét chữa chung Bài 2 -Mời1 HS nêu yêu cầu bài tập - GVyêu cầu nhắc lại các kiểu câu kể -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn -Cho HS làm vào vở bài tập -GV$ cả lớp nhận xét chữa chung Hoạt động của trò - 1HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở bài tập - HS nêu yêu cầu bài tập - HS nhắc lại - HS đọc bài - HS làm vào vở bài tập - HS nêu HS nhận xét III. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về học bài và chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Sinh hoạt Sinh hoạt + múa hát tập thể I. Mục tiêu: - HS nhận thấy những ưu khuyết điểm chính trong tuần học vừa qua. - Nắm được phương hướng hoạt động của tuần sau. II. Lên lớp. * Ưu điểm: - HS đi học đều, đúng giờ. - Trong lớp đa số các em chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Tham gia nhiệt tình các hoạt động của lớp. - Đội viên có khăn quàng đầy đủ. * Nhược điểm: - Một số HS còn lười học: Nam, Nan, Thắng, Mạnh, Vượt, .... - Chưa tích cực chăm sóc cây và hoa. 2. Phương hướng tuần sau: - Duy trì nề nếp ra vào lớp. - Phát huy tối đa những ưu điểm, hạn chế tối đa những nhược điểm. - Tích cực ôn tập chuẩn bị thi hết học kỳ I. 3. Múa hát tập thể: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: