Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 11

Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 11

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

A.TẬP ĐỌC:

 -Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - HS hiểu: Đất đai Tổ quốc là thứ hai thiêng liêng, cao quý nhất.

KNS:Xác định giá trị, Giao tiếp, lắng nghe tích cực.

B-KỂ CHUYỆN:

 -Biết sắp xếp các tranh (SGK)theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.

 -HS theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 -Giáo dục học sinh yêu quý đất đai.

 

doc 54 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ
Môn học
Mục bài dạy
2
1/11/2010
Tập đọc
Tậâp đọc+KC
Toán
Đất quý đất yêu
Đất quý đất yêu.
Bài toán giải bằng hai phép tính(tiếp)
3
2/11/2010
Toán
Chính tả
L. Tiếng việt
Thể dục
Luyện tập
(Nghe- viết):Tiếng hò trên sông.
Chõ bánh khúc của dì tôi
Học động tác bụng, tòan thân. Trò chơi:Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau.
4
3/11/2010
Tập đọc 
Toán
 Đạo đức
Luyện toán
Vẽ quê hương.
Bảng nhân 8.
Thực hành kỹ năng giữa học kỳ 1.
Giải bài toán bằng 2 phép tính
5
4/11/2010
LTvà câu
Toán
Luyện T. việt
Từ ngữ về que hương. Ôn tập câu Ai làm gì?
Luyện tập.
Ôn tập về so sánh. Dấu chấm.
6
5/11/2010
Tập làm văn
Toán
HĐTT+SHL
Nghe- kể: Tôi có đọc đâu. Nói về quê hương.
Nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
TC DG: Rồng rắn lên mây.
 Thứ hai, ngày 1 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
A.TẬP ĐỌC:
 -Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - HS hiểu: Đất đai Tổ quốc là thứ hai thiêng liêng, cao quý nhất.
KNS:Xác định giá trị, Giao tiếp, lắng nghe tích cực.
B-KỂ CHUYỆN:
 -Biết sắp xếp các tranh (SGK)theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
 -HS theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 -Giáo dục học sinh yêu quý đất đai.
II. CHUẨN BỊ:
 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Bài cũ:Thư gửi bà.
H: Đức viết thư cho ai? Dòng đầu bức thư bạn ghi thế nào? 
H: Đức hỏi thăm bà điều gì? Đức kể với bà những gì? 
H:Nêu nội dung chính?
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Chúng ta cùng tìm hiểu về tấm lòng yêu quý đất đai Tổ quốc của người Ê - ti - ô - pi- a với một tập quán kỳ lạ qua bài “Đất quý, đất yêu”- Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Tiết 1 :
Hoạt động 1: Luyện đọc.
 -Yêu cầu 1 HS khá đọc bài- đọc chú giải.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu- từng đoạn.( Chú ý HS đọc chưa trôi chảy)
-GV theo dõi hướng dẫn phát âm từ khó.
-HD đọc câu khó. 
- GV nhận xét.
-GV đọc mẫu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
H: Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào?
-Giảng: (Cho học sinh xem bản đồ ) Ê –ti-ô- pi-a: Là một nước ở phía bắc châu Phi .
H:Hai người khách được vua Ê - ti- ô-pi-a đón tiếp như thế nào?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và 3.
H: Hai vị khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra?
H: Vì sao người Ê ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là hạt cát nhỏ?
 * Giảng từ: khâm phục: Đánh giá cao và rất kính trọng
 -Gọi học sinh đọc cả bài.
H:Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê –ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm rút nội dung chính.
-GV chốt ý – ghi bảng.
Nội dung: Người Ê-ti-ô-pi-a coi đất đai của Tổ quốc là tài sản quý giá, thiêng liêng nhất.
-Hãy nêu những tình cảm của mình đối với quê hương?
GD HS tình yêu quê hương đất nước của mình.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn cách đọc.
-Gọi 2 HS đọc.
-GV nhận xét, sửa sai.
- GV đọc mẫu lần 2.
-Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo đoạn.
-GV nhận xét, sửa sai.
* Chuyển tiết : Cho HS chơi trò chơi
Họat động 3: Luyện đọc lại tiếp theo.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo các vai: người dẫn chuyện, hai người khách và viên quan.
-Gọi một số nhóm đọc trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương.
Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh họa.
-Gọi 2 học sinh khá kể mẫu nội dung tranh trước lớp.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm.
- Tổ chức các nhóm thi kể chuyện.
- GV nhận xét tuyên dương.
-1HS khá đọc-HS theo dõi
-HS đọc nối tiếp theo dãy bàn.
-HS còn phát âm sai phát âm từ khó.
-HS luyện đọc.
-Lắng nghe.
-1 HS khá đọc.
-Hai người khách đến thăm đất nước Ê -ti-ô- pi –a.
- Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý - tỏ ý trân trọng và mến khá.
-1 HS kháđọc.
-Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu trở về nước.
-Vì người Ê –ti-ô-pi-a coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-2 HS nhắc lại.
- 1 học sinh khá đọc.
-Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý và trân trọng đất của quê hương mình.
-HS thảo luận nhóm đôi và trình bày trước lớp.
-2 HS nhắc lại.
-HS trình bày ý kiến.
- HS theo dõi.
-2 HS đọc bài.
- Cả lớp theo dõi.
-HS đọc diễn cảm theo đoạn.
-Lớp trưởng điều khiển.
- Luyện đọc trong nhóm.
- 4 nhóm thi đọc bài theo vai.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát, sắp xếp tại thứ tự các bức tranh.
-2 HS kể.
-4 HS kể nối tiếp, mỗi HS kể một bức tranh.
- 2 nhóm kể, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
 3. Củng cố – Dặn dò
-GD: Không chỉ người Ê - ti - ô -pi - a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai Tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy.
-HS tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu đất của người Việt Nam.
-Về nhà tập kể lại chuyện cho người ta nghe.
---------------------------------------------
TOÁN
 BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 -Bước đầu biết giải và trình bày bài giảibài toán bằng hai phép tính.
 - HS có tính cẩn thận khi làm bài. 
II. CHUẨN BỊ : 
 - SGK. Bảng phụ ghi bài tập số 3.bảmg con.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
 1.Bài cũ : - Gọi HS lên bảng làm bài-lớp làm vào nháp. 
 Bao thứ nhất đựng 28 kg gạo, bao thứ hai đựng ít hơn bao thứ nhất 7 Kg gạo. Hỏi cả hai bao đựng được bao nhiêu ki- lô gam gạo ?
	 2. Bài mới: Giới thiệu bài : Giờ toán hôm nay, các em tiếp tục học bài : “ Bài toán giải bằng hai phép tính” – Ghi đề.
HỌAT ĐỘNG DẠY
HỌAT ĐỘNG HỌC
Họat động 1 : Hướng dẫn giải bài toán bằng 2 phép tính. 
- GV nêu bài toán.
 - Gọi HS đọc lại đề bài toán.
-Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ và phân tích .
H: ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc xe đạp ?
H: số xe đạp của ngày chủ nhật bán được như thế nào so với ngày thứ bảy ?
H: Bài toán yêu cầu ta tính gì?
H: Muốn tìm số xe đạp trong 2 ngày ta phải biết những gì?
 - Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm vào vở nháp.
-Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét sửa sai.
Họat động 2: Thực hành. 
 Bài 1: Gọi HS đọc bài tập 1.
 - Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
-Yêu cầu HS làm bài.( Quan sát, giúp đỡ HS yếu)
-Gọi HS nhận xét, sửa sai.
-GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Gọi HS đọc đề toán.
 - Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở.( Đối với các em chậm, yếu có thể làm 1 trong 2 bài toán giải).
 - GV nhận xét, sửa bài.
 Bài 3(dòng 2) :Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
-Cho HS lên bảng thi tiếp sức.
-GV nêu luật chơi.
-Yêu cầu HS tiến hành chơi.
- GV nhận xét,tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Học sinh theo dõi.
- 1 HS đọc.
- Ngày thứ bảy cửa hàng bán đuợc 6 chiếc xe đạp.
- Ngày chủ nhật bán được số xe đạp gấp đôi số xe của ngày thứ bảy.
- Bài toán yêu cầu tính số xe đạp của cửa hàng bán đuợc trong cả hai ngày.
- Phải biết số xe đạp bán được của mỗi ngày.
-1 HS lên bảng- cả lớp làm vào bảng con. 
 Tóm tắt.
 6 xe 
 ? xe đạp
Bài giải.
Số xe đạp ngày chủ nhật cửa hàng bán được:
 6 x 2 = 12 (xe)
Số xe đạp cả 2 ngày bán :
 6 + 12 = 18 (xe)
 Đáp số : 18 xe đạp.
-2 HS nhận xét bài làm của bạn.
-HS đổi chéo vở sửa bài.
- 2 HS đọc đề bài.
- 2 HS nêu câu hỏi tìm hiểu đề.
 H: Bài toán cho biết gì?
 H: Bài toán hỏi gì?
- 1HS lên bảng tóm tắt, lớp tóm tắt và giải vào vở.
 Nhà Chợ huyện Bưu điện tỉnh
 5 Km 
 ? Km
 Bài giải
Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh là:
 5 x 3 = 15 (Km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh :
 5 + 15 = 20 (Km)
 Đáp số : 20 Km.
-HS nhận xét .
-HS đổi chéo vở sửa bài.1HS đọc lại bài.
- 2 HS đọc đề bài.
- 2 HS nêu câu hỏi tìm hiểu đề.
 H: Bài toán cho biết gì?
 H: Bài toán hỏi gì?
- HS tự tóm tắt và giải vào vở.1 HS lên bảng sửa bài.
 Tóm tắt.
 Lấy ra ? lít
 24 l
 Bài giải.
 Số lít mật ong lấy ra:
 24 : 3 = 8 (l)
 Số lít mật ong còn lại:
 24 - 8 = 16 (l)
 Đáp số : 16 l mật ong
-HS đổi chéo vở sửa bài
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Cử mỗi nhóm 6 em.
- HS theo dõi.
-HS tiến hành chơi. Cả lớp theo dõi, cổ vũ.
 3. Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà làm thêm bài tập về giải bài toán bằng hai phép tính. 
-----------------------------------------------
ÂM NHẠC
(Cô Thuyết dạy)
-------------------------------------------------------
 Thứ ba ,ngày 2 tháng 11 năm 2010
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
 - HS có ý thức cẩn thận, trình bày bài khoa học. 
II. CHUẨN BỊ: 
 -GV : Bảng phụ ,băng giấy , bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm- lớp làm vào bảng con . 
 Bài 1: Số ? 
 7 x  = 5 x 7 65 + 15 = 15 + 	
Bài 2(1 hs lên bảng làm) : Cuộân vải dài 48m,đã bán đi số vải .Hỏi cuộn vải còn lại dài bao nhiêu mét ? 
 2.Bài mới: Giới thiệu bài.Ghi bảng. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Ôn tập về giải toán. 
Bài 1 : 
- Yêu cầu học sinh đọc đề .
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng.(Theo dõi giúp đỡ HS yếu)
 ... ng cố – dặn dò: (5 phút)
 - Nhận xét giờ học.
 - Giáo dục tích cực tham gia làm tốt một số việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng
 - Tìm hiểu các gương tích cực tham gia việc lớp việc trường.
______________________________________
 TẬP ĐỌC
 LUÔN NHỚ ĐẾN MIỀN NAM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Luyện đọc đúng : trăm tuổi, mỉm cười, hóm hỉnh . Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng giọng văn kể chuyện tự nhiên , cảm động , đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chị cán bộ miền Nam, Bác Hồ ).
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Sợ Bác trăm tuổi ,hóm hỉnh ,ra đi mãi mãi.
+ Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Bác Hồ rất yêu quý đồng bào miền Nam .Đồng bào miền Nam cũng vô cùng kính yêu Bác Hồ .
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ .
II. CHUẨN BỊ :
 -GV : Tranh minh hoa SGKï. Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Hát.
 2.Bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài “Cảnh đẹp non sông ”.
 H: Mỗi câu ca dao nói đến một vùng .Đó là những vùng nào ?
 H:Mỗi vùng có cảnh gì đẹp ? 
 H: Nêu nội dung chính ? 
 3.Bài mới : Giới thiệu bài . Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc . (10 phút)
- GV đọc mẫu lần 1 .
- Gọi 1 HS khá đọc .
- Yêu cầu HS đọc theo từng câu.( Chú ý gọi những HS đọc còn hạn chế đọc để sửa sai cho HS)
- GV theo dõi- Hướng dẫn phát âm từ khó.(GV lưu ý thêm các từ : mỉm cười, hóm hỉnh, mãi mãi)
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn - GV hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi.
- GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . (10 phút)
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1“Từ đầu  không dám nhắc đến ”
H.Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì ?
Giảng từ : Sợ Bác trăm tuổi : sợ Bác mất (cách nói tránh ) .
-GV treo tranh giảng nội dung .
H. Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào ? 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 , 3 
H: Khi đó Bác đã nói với chị cán bộ như thế nào?
-Giảng : hóm hỉnh : (đùa vui ) một cách nhẹ nhàng , thông minh .
H:Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam thể hiện như thế nào 
-GV chốt lại : Bác Hồ rất yêu quý đồng bào miền Nam, không phút giây nào không nghĩ đến miền Nam.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm nội dung chính.
Nội dung chính : Tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ .
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. (10 phút) 
-Hướng dẫn cách đọc bài: Đọc diễn cảm đoạn 2 , 3 với giọng kể chuyện thong thả ,nhẹ nhàng ,tình cảm ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm : một trăm năm, trăm tuổi ,mới trăm tuổi cơ .
- Giáo viên nhận xét, đọc mẫu lần hai.
- Yêu cầu HS luyện đọc bài .
-Hướng dẫn HS luyện đọc theo vai .
-Yêu cầu HS thi đọc theo vai .
- Nhận xét – đánh giá .
- HS lắng nghe .
- 1 HS khá đọc toàn bài và chú giải .
- HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy bàn .
- HS phát âm từ khó .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp.
-1 HS đọc - lớp đọc thầm theo.
-Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ.Chỉ sợ một điều là Bác trăm tuổi . 
-HS theo dõi .
-HS trả lời theo nhiều ý khác nhau .
 -Đồng bào miền Nam rất dũng cảm, yêu nước, không sợ đánh Mĩ, không sợ gian khổ, hi sinh, chỉ sợ không được gặp Bác . 
-Đồng bào miền Nam mong Bác sống thật lâu để được gặp Bác.
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm theo .
- Bác nói một cách hóm hỉnh: Còn hai mươi mốt năm để vào thăm đồng bào miền Nam.
-Bác đã mệt nặng nhưng cố nói đùa để chị cán bộ yên lòng . Bác mong được vào thăm đồng bào miền Nam. Bác mệt nặng, sắp qua đời, nhưng những lúc tỉnh, vẫn hỏi thăm trong Nam .Bác luôn nghĩ đến miền Nam đang chiến đấu và mong tin chiến thắng . 
-2 HS nhắc lại.
- HS thảo luận nhóm bàn rút ra nội dung chính - trả lời .
-2 HS nhắc lại .
- HS theo dõi, 3 HS đọc thể hiện.
- HS lắng nghe .
-HS luyện đọc cá nhân theo từng đoạn .
-HS đọc theo nhóm ba và tự phân vai( người dẫn chuyện , chị cán bộ miền Nam, Bác Hồ ) .
-Đại diện một số nhóm đọc .
-Lớp theo dõi - nhận xét.
 4. Củng cố – Dặn dò : (5 phút)
- 1 HS đọc lại toàn bài – nêu nội dung chính .
-2 HS lên bảng thi đọc diễn cảm.Cả lớp theo dõi nhận xét .
- GV kết hợp giáo dục học sinh : Nhận xét tiết học .
_____________________________________
 CHÍNH TẢ (Nghe -viết)
CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài: “ Chiều trên sông Hương”.
-Viết đúng các tiếng có vần khó, dề lẫn lộn (oc/ ooc ), giải đúng câu đố, viết đúng một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn.
-HS viết cẩn thận , trình bày sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ :
 - Bảng phụ chép sẵn bài tập 2 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1.Ổn định : Nề nếp .
 2. Bài cũ : Gọi HS lên viết bảng : bay lượn, vấn vương. (5 phút)
 3. Bài mới : Giới thiệu bài .( ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe - viết . (20 phút)
- GV đọc đoạn văn .
- Gọi 1 HS khá đọc .
H: Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương ? 
H: Những chữ nào được viết hoa trong bài? Vì sao?
- Treo bảng phụ - Yêu cầu lớp đọc thầm và tìm từ khó .( Gọi những HS hay viết sai lỗi chính tả)
- GV gạch chân các từ khó ở bảng phụ .
- GV đọc từ khó - yêu cầu HS viết.
- Nhận xét - sửa sai .
- Hướng dẫn viết vở - nhắc nhở cách trình bày bài, tư thế ngồi viết.
-GV đọc cho HS viết bài .
- Theo dõi, uốn nắn .
-Hướng dẫn sửa bài .
- Thu bài chấm – sửa bài . Nhận xét chung. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập. (10 phút)
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu đề .
-Hướng dẫn làm vào vở .
- Nhận xét, sửa bài, chốt đáp án đúng:
Bài 2 : Điền vào chỗ trống oc hay ooc?
 Con sóc , quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ moóc.
Bài 3: Gọi HS đọc bài tập 3.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn , giải đáp câu đố.
- Yêu cầu các nhóm giơ bảng nhóm để kiểm tra
- Nhận xét - chốt đáp:
Bài 3: Viết lời giải các câu đố sau:
a) ( trâu - trầu - trấu)
b) (hạt cát )
- HS lắng nghe .
- 1HS khá đọc đoạn văn - Lớp đọc thầm theo.
- Khói thả nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước,tiếng lanh canh của thuyền chài gõ cá.
- Viết hoa các chữ: Chiều - chữ tên đầu bài;Cuối, Phía, Đâu -chữ đầu câu; Hương, Huế, Cồn Hến - tên riêng.
- HS đọc thầm – tìm từ khó và nêu .
- HS đọc những từ khó .
- HS viết bảng con - HS viết bảng lớp .
- HS lắng nghe .
- HS viết bài vào vở .
- HS tự soát bài . Đổi chéo bài - sửa sai .
- Theo dõi - sửa bài .
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập .
- 1 HS lên bảng làm – lớp làm vở .
-HS sửa bài.
- Một em đọc bài tập 3.
- HS thảo luận nhóm bàn ghi kết quả vào bảng nhóm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi, sửa sai.
 4. Củng cố - Dặn dò: (5 phút)
 - Nhận xét tiết học - tuyên dương HS học tốt.
 - HS viết sai 3 lỗi trở lên viết lại bài.
____________________________
 CHÍNH TẢ : (nghe - viết)
 CẢNH ĐẸP NON SÔNG 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nghe – viết lại chính xác 4 câu ca dao cuối trong bài “Cảnh đẹp non sông”( đường vô xứ Nghệ . đến hết ) .Trình bày đúng các câu thơ thể lục bát, thể song thất.
 -Viết đúng các từ : quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, sừng sững, lóng lánh ... Luyện viết đúng một số tiếng chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn ( ch/ tr hoặc at/ ac)
 - HS viết cẩn thận, trình bày sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ :
 -Bảng phụ . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Hát 
 2.Bài cũ : Gọi 2 HS viết bảng : tiếng bắt đầu bằng ch/ tr ( vần ac/at) . Lớp viết bảng con . (5 phút)
 3.Bài mới : Giới thiệu bài .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả. (20 phút)
- GV đọc 4 câu ca dao cuối bài 1 lần .
- Gọi HS đọc .
H . Bài chính tả có những tên riêng nào ?
H. Ba câu ca dao thể thơ lục bát trình bày thế nào ?
H. Câu ca dao viết theo thể 7 chữ được trình bày như thế nào ?
- Treo bảng phụ - Yêu cầu lớp đọc thầm .
 - Yêu cầu tìm từ khó .
- GV gạch chân các từ khó ở bảng phụ .
- GV đọc từ khó.
- Nhận xét - sửa sai .( Gọi HS viết sai lên bảng sửa lại)
- Hướng dẫn viết vở - nhắc nhở cách trình bày bài, tư thế ngồi 
- GV đọc bài . Theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm, sai .
- Hướng dẫn sửa bài 
- Thu bài chấm – nhận xét chung .( Gọi HS viết sai lên bảng sửa lỗi.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn làm bài tập . (10 phút)
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm 4 làm bảng nhóm .
- Yêu cầu HS giơ bảng để kiểm tra.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng - mời đọc lại .
- HS lắng nghe .
- 2 HS đọc lại - Lớp đọc thầm theo.
-Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười .
-Dòng 6 chữ bắt đầu viết cách lề vở 2 ô li .Dòng 8 chữ bắt đầu viết cách lề vở 1 ô li. 
-Cả hai chữ đầu mỗi dòng đều cách lề vở một ô li .
-HS đọc thầm.
- HS gạch chân từ khó vào sách và nêu .
- HS đọc những từ khó .
- HS viết bảng con - 2 HS viết bảng lớp .
- HS lắng nghe .
- HS viết bài vào vở.
- HS tự soát bài. Đổi chéo bài gạch lỗi .
- Thực hiện theo yêu cầu .
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- HS thực hiện theo yêu cầu .
- Đại diện các nhóm giơ bảng .
- 5 em đọc lại lời giải đúng .
cây chuối , chữa bệnh , trông 
vác , khát , thác 
 4. Củng cố - dặn dò : (5 phút)
- Nhận xét tiết học - biểu dương HS học tốt.
- Về đọc lại bài tập 3 .
______________________________
---------------------------------------------------------
TIẾNG ANH(Cô Huệ dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUY-T11.doc