I.Mục tiêu :
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn , thể hiện tình cảm yêu mến của thiên nhiên , niềm tự hào , ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai của đất nước, của thiên nhiên.
- Hiểu các từ ngữ có trong bài .
- Hiểu ý nghĩa : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu đọc lập đầu tiên của đất nước
- Giáo dục HS biết xác định nhiệm vụ của bản thân đối với tương lai của đất nước.
Tuần 7 Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2013 Tập đọc Tiết 13: Trung thu độc lập I.Mục tiêu : - Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn , thể hiện tình cảm yêu mến của thiên nhiên , niềm tự hào , ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai của đất nước, của thiên nhiên. - Hiểu các từ ngữ có trong bài . - Hiểu ý nghĩa : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu đọc lập đầu tiên của đất nước - Giáo dục HS biết xác định nhiệm vụ của bản thân đối với tương lai của đất nước. II.Đồ dùng: Tranh minh hoạ III.Các hoạt động dạy học: 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu bài a. Luyện đọc : Hs đọc tốt một số từ khó đọc : trăng sáng , vằng vặc , non sông , trăng ngàu , nông trường . - 3 H đọc nối đoạn (3 lượt ) kết hợp đọc phần chú giải , 2 H đọc toàn bài . - G đọc mẫu . b. Tìm hiểu bài :H tìm hiểu nội dung3 đoạn và tìm nội dung của bài . *Đoạn 1: - 1 H đọc - H thảo luận nhóm đôi ? Đối với thiếu nhi tết trung thu có gì vui? ? Đứng gác trong đêm trunb thu anh chiến sĩ nghĩ gì? - H thảo luận trả lời , nhận xét bổ sung . * ý đoạn 1 . Cảnh đẹp đem trăng trung thu : * Đoạn 2 : Lớp đọc thầm và thảo luận nhóm 4 : ? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trung thu tương lai ra sao? ? Vẻ đẹp có gì khác so với vẻ đẹp của đêm trung thu? - H nhận xét bổ sung *ý đoạn 2 : Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước *Đoạn 3 : 1 H đọc : ? Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? * ý đoạn 3 : Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em với đất nước *Nội dung: Như mục tiêu ND ( H nhắc lại ) c Luyện đọc diễn cảm : Hs đọc lưu loát nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào ước mơ của anh chiến sĩ : - 3 H đọc nối nhau – tìm ra giọng đọc của từng đoạn . - H đọc và theo dõi : - G giải thích đoạn luyện đọc . - H đọc .( thi đọc ) . - G nhận xét, biểu dương thi đua 4.Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung của bài . - Nhận xét giờ học – Dặn dò giờ sau . _____________________________ Toán Tiết 31 : luyện tập I.Mục tiêu : Giúp H củng cố về : - Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ - Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ . II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ . III.Các hoạt động dạy học : 1.Tổ chức: 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài . Bài 1: - H nêu yêu cầu của bài - G giới thiệu phép tính mẫu - Gọi H lên bảng đặt tính, tính và thử lại – H làm vào vở . - H nhận xét rút ra cách làm . *Kết luận: Củng cố phép cộng và cách thử lại: Lấy tổng trừ cho 1 trong 2 số hạng 2416 TL 7580 + 5164 - 2461 7580 5164 Bài 2 : - H nêu yêu cầu đề bài . - G giới thiệu phép tính mẫu - H nêu cách thử lại phép trừ – H nhận xét, G kết luận. - Gọi 3 H lên làm 3 phép tính còn lại . - H nhận xét , chữa bài . *Kết luậnt: Củng cố phép trừ và cách thử lại: Lấy hiệu cộng với số trừ 6839 TL 6357 - 482 + 482 6357 6839 Bài 3 : - H nêu yêu cầu của bài và nêu cách làm bài . - 2 H lên bảng, lớp làm vào vở . - H nhận xét, chữa bài . *Kết luận: Củng cố cách tìm số hạng và số trừ chưa biết x + 262 = 4848 x – 707 = 3535 x = 4848 – 262 x = 3535 + 707 x = 4386 x = 4242 Bài 4 : - H nêu yêu cầu của bài - 1 H lên bảng, lớp làm vào vở . - H nhận xét, chữa bài . *Kết luận: H vận dụng phép trừ để giải toán có lời văn Bài giải Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh Vì: 3143 > 2428. Núi Phan- xi - păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là: 3143 – 2428 = 715 ( m) Đáp số: 715m 4. Củng cố, dặn dò : - G tóm tắt nội dung chính của tiết học . - Nhận xét giờ học – Dặn dò chuẩn bị bài sau . ________________________________ Khoa học Tiết 13: phòng bệnh béo phì I. Mục tiêu : Sau bài học , H có thể : - Nêu cách phòng bệnh béo phì + Ăn uống điều độ , hợp lí, ăn chậm, nhai kĩ + Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT II.Đồ dùng dạy học : - Hình trang 28, 29 SGK - Phiếu học tập. III.Các hoạt động dạy học: 1.Tổ chức 2.Kiểm tra 3.Bài mới * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về bệnh béo phì. *Mục tiêu : Nhận dạng được dấu hiệu béo phì ở trẻ em. Nêu được tác hại của bệnh béo phì - Bước 1 : Làm việc theo nhóm. - Bước 2 : Làm việc cả lớp. - Kết luận : 3 H đọc lại. * Hoạt động 2 : *Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. - G nêu câu hỏi . - H thảo luận. - H trả lời. - H nhận xét bổ sung. - G giảng thêm. * Hoạt động 3 : Đóng vai. - Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn. - Bước 2 : Làm việc theo nhóm. - Bước 3 : Trình diễn. - H nhận xét . - G biểu dương thi đua. * Hoạt động kết thúc : ? Nêu cách phòng chống bệnh béo phì ? - G tóm tắt giờ học. - Nhận xét giờ. - Dăn dò chuẩn bị bài sau. _______________________________ Kĩ thuật Tiết 7: khâu ghép hai mép vảI bằng mũi khâu thường (tiếp theo) I.Mục tiêu : - H khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường . - Giáo dục H lòng yêu quí lao động . II.Đồ dùng dạy học : Vải, kim, chỉ và vật liệu cần thiết . III.Các hoạt động dạy học : 1.Tổ hoc : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài . * Hoạt động 3 : H thực hành khâu - Gọi H nhắc lại qui trình khâu ghép hai mép vải - Gọi H nhận xét và cho H nêu hoc bước . + Bước 1 : Vạch dấu đường khâu + Bước 2 : Khâu lược + Bước 3 : Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường . - Kiểm tra sự chuẩn bị của H và nêu thời gian thực hành . - H thực hành . - G quan sát giúp đỡ H còn hoc . * Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của H - G tổ hoc cho H trưng bày sản phẩm . - G nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm : + Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của vải . Đường khâu cách đều mép vải + Đường khâu ở mặt trái của hai mép vải tương đối thẳng . + Các mũi khâu cách đều nhau . + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian - H tự đánh giá theo tiêu chuẩn trên - G nhận xét đánh giá kết quả học tập của H . 4. Củng cố, dặn dò : - G tóm tắt nội dung tiết học . - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau . ------------------------------------------------------------------------------------ Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2013 Toán Tiết 32: biểu thức có chứa hai chữ I.Mục tiêu : Giúp H : - Nhận biết một số biểu thức đơn giản có hai chữ . - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giảncó chứa hai chữ . II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ . III.Các hoạt động dạy học : 1.Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài . A. Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ . *Mục tiêu: H nhận biết một số biểu thức đơn giản có hai chữ - G treo bảng phụ đã viết sẵn ví dụ . - G nêu mẫu . - G h/ dẫn H tự nêu và viết vào các dòng tiếp theo của bảng . - G kết luận : a+b là biểu thức có chứa hai chữ . B. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa hai chữ . *Mục tiêu: Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giảncó chứa hai chữ . - G nêu biểu thức chứa hai chữ . - G h/dẫn H tìm giá trị của biểu thức có chứa hai chữ với mỗi lần thay chữ bằng số - H rút ra nhận xét - G kết luận: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị số của biểu thức a + b - H nhắc lại . C. Thực hành : Bài 1 : - H tự làm rồi chữa bài . - H nhận xét chữa bài . *Kết luận: H thay giá trị của c và d vào biểu thức để tính giá trị - Nếu c = 10 vào d = 25 thỡ c+ d = 10 + 25 = 35. 35 là một giá trị số của biểu thức c + d - Nếu c = 15 cm vào d = 45 cm thỡ c + d = 15 cm+45 cm = 60 (cm) 60cm là một giá trị số của biểu thức c + d Bài 2 : - H nêu yêu cầu của bài . - 3 H lên bảng làm bài, lớp làm vào vở . - H nhận xét chữa bài . *Két luận: H nắm được a – b cũng là biểu thức có chứa hai chữ - Neỏu a = 32 vaứ b = 20 thỡ a-b = 32 -20 = 12 -Neỏu a = 45 vaứ b = 36 thỡ a–b = 45-36 = 9 Bài 3 : -H nêu yêu cầu đề bài . - G treo bảng phụ gọi H lần lượt lên làm . - H nhận xét chữa bài . *Kết Luận: H thay các giá trị a, b làm nháp sau đó điền kết quả vào bảng Bài 4 : - Cho H chơi trò chơi - Tuyên dương đội làm đúng, nhanh . *Kết luận: H thay các giá trị a, b làm nháp sau đó điền kết quả vào bảng 4. Củng cố, dặn dò : - G tóm tắt nội dung chính của tiết học . - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau . _______________________________ Chính tả ( nhớ viết ) Tiết33: Gà trống và cáo I.Mục tiêu : - Nhớ viết lại chính xác trình bày đúng đoạn viết .Trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Tìm đúng và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ ch . II.Đồ dùng dạy học : III.Các hoạt động dạy học : 1.Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài . - 1 Hs đọc thuộc bài : Gà trống và Cáo và nêu nội dung : - H cả lớp đọc thầm lại đoạn thơ . - Ghi lại những tiếng dễ viết sai . Gv quan sát và sửa . - H gấp và viết vào vở . - Thu bài và nhận xét . - H làm bài tập 2 SGK - Nhận xét và chữa . 4. Củng cố, dặn dò : - G tóm tắt nội dung chính của tiết học . - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. ______________________________________ Khoa học Tiết 14: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá . I.Mục tiêu: H có thể : - Kể tên 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh này . - Nêu nguyên nhân và cách đề phòng 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện . - GD HS nhận thức được về sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hoá.Trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm, với gia đình, cộng đồng về các biện pháp phòng chống lây qua đường tiêu hoá. II.Đồ dùng: Tranh minh hoạ trang 30, 31 III.Các hoạt động dạy học: 1.HĐ 1 : H biết kể tên 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh này . - H thảo luận nhóm 2 : + Cảm giác khi bị dau bụng , tiêu chảy , tả ,lị như thế nào ? + Tác hại của bệnh này là gì ? - H trả lời nhận xét bổ sung . *G kết luận : Các bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm có xảy ra tử vong nếu không chữa kịp thời và đúng cách . 2.HĐ 2 :H nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh này . - H quan sát hình vẽ trang 30, 31 . thảo luận nhóm 4 . + Các bạn trong hình đang làm gì ? làm như vậy có tác dụng như thế nào ? Tác hại như thế nào ? +Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? + Có những cách nào để phòng bệnh . - Đại diện các nhóm trình bày- nhận xét, bổ sung . *G kết luận : nguyên nhân do ăn uống kém vệ sinh , vệ sinh cá nhân kém Phòng : ăn uống ... inh Khai , Nguyễn Huệ . + Tên địa lí : Trường Sơn , Sóc trăng , Nam Định . - H trình bày, nhận xét bổ sung . - G kết luận và nêu cách viết hoa như SGK . - 2 H đọc kết luận . - H lên bảng viết tên 5 người , 5 tên địa lí Việt Nam . - Nhận xét bổ sung HĐ 2 : H làm 1 số bài tập ở SGK . Bài 1 : H biết viết tên địa chỉ của gia đình mình . - H tự viết – nhận xét bổ sung . VD: Nguyễn Ngọc Anh – Xóm Phú Thọ – Thị Trấn Cát Thành - Trực Ninh - Nam Định . Bài 2 : Tương tự bài 1 : H biết viết tên 1 số xã , huyện, tỉnh mà em biết - H viết và đọc bài viết của mình . - 3 H viết bảng , nhận xét , bổ sung . Bài 3 : H quan sát bản đồ và tập viết tên 1 số thành phố mà em thích : - G treo bản đồ . H quan sát . - H viết vở . Đọc bài làm . - Nhận xét bổ sung . 4. Củng cố , dặn dò : - Đọc kết luận SGK . - Xem lại các bài tập . _________________________________ Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2013 Toán Tiết 34: biểu thức có chứa ba chữ I.Mục tiêu: Giúp H - Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ. - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa 3 ba chữ. II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ. III.Các hoạt dộng dạy học : 1. Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : A. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ. - G nêu ví dụ và hướng dẫn H mỗi chữ. - Theo mẫu trên G hướng dẫn H tự giải thích mỗi chữ. * G giới thiệu : a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ. B. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ. - G nêu biểu thức. - G hướng dẫn để H tự rút ra kết luận. *Kết luận:Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị số của biểu thức a + b + c C. Thực hành. Bài 1 : H làm bài – Nhận xét chữa bài. - H nhận xét nêu rõ mệnh đề. - G nhận xét kết luận. Chú ý: H thay lần lượt các giá trị của a, b, c vào để tính Bài 2 : G giới thiệu a x b x c là biểu thức có chứa ba chữ. - H tự tính giá trị biểu thức a x b x c. - H lên bảng chữa bài – H nhận xét. *Kết luận: Củng cố cho H tính giá trị biểu thức có chứa 3 chữ Bài 3 : 3 H lên bảng – H dưới lớp làm vở. - H nhận xét chữa bài. - G kết luận: Các biểu thức trên đều là biểu thức có chứa 3 chữ Bài 4 : H đọc yêu cầu bài tập. - 2 H lên bảng , mỗi H làm 1 phần. - Nhận xét chữa bài. *Kết luận: H vận dụng cách tính giá trị số của biểu thức có chứa 3 chữ để tính chu vi tam giác 4. Củng cố , dặn dò : - Nêu ví dụ về biểu thức có chứa ba chữ . - G tóm tắt nội dung bài. - Nhận xét giờ. ______________________________________ Kể chuyện Tiết 7 : Lời ước dưới trăng I.Mục tiêu: - H nghe- kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ. Kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. - Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người . II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ III.Các hoạt dộng dạy học : 1. Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : a.HĐ 1: G kể chuyện . - G kể lần 1 và kết hợp kể theo tranh . - H quan sát tranh và lời bình của mỗi bức tranh . b.HĐ 2 : H tìm hiểu Nội dung và kể chuyện . - H dựa vào ND tranh và kể theo từng tranh . - G nghe và bổ sung cho học sinh . - H thi kể từng đoạn trước lớp . - H thi kể toàn bộ câu chuyện . - Nhận xét và cho điểm: c.HĐ 3: H tìm hiểu được ý nghĩa của câu chuyện . - 1 H kể lại toàn bộ câu chuyện . - H thảo luận nhóm 2 về nội dung câu chuyện . - Đại diện nhóm trả lời nhận xét bổ sung . - G kết luận như ở phần I : 4.Củng cố, dặn dò: - 1 H kể lại truyện . - Nhận xét giờ học . ___________________________________ Tập đọc Tiết 14 : ở vương quốc tương lai I.Mục tiêu : - Biết đọc rành mạch một đoạn kịch .Bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên. - Hiểu ý nghĩa của màn kịch : ước mơ của các bạn nhỏ về 1 cuộc sống đầy đủ về hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo góp sức mình phục vụ cuộc sống . II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ III.Các hoạt dộng dạy học : 1. Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : a.Luyện đọc: H đọc đúng 1 số từ : Vương quốc, Tin Tin, Mi Tin, Trường sinh, Công xưởng xanh. - 3 H đọc nối toàn bài – đọc chú giải . - 2 H đọc cả bài . - G đọc mẫu : b.Tìm hiểu ND : Học sinh tìm hiểu ý 2 màn kịch – nội dung của bài . *Màn 1 : G treo tranh . H quan sát và trao đổi câu hỏi SGK . + ? Câu chuyện diễn ra ở đâu ? +Tin Tin , Mi Tin đến gặp ai ? vì sao nơi đó lại có tên là vương quốc tương lai + Các bạn nhỏ trong công xưởng đã sáng chế ra điều gì ? - H trả lời nhận xét bổ sung . * ý màn 1 : Ước mơ của các bạn trong công xưởng xanh . * Màn 2 : H đọc bài và thảo luận + Câu chuyện diễn ra ở đâu ? + Những trái cây mà TinTin đã thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường? + Em có nhận xét gì về vương quốc tương lai . - H trả lời nhận xét bổ sung : *ý màn 2 : Những chuyện lạ trong khu vườn kì diệ - ND bài : như phần 1- H 2 đọc c.Đọc diễn cảm : H đọc rõ ràng thể hiện được tâm trạng ngạc nhiên thán phục ở vương quốc tương lai . - 2 H đọc và tìm ra giọng đọc - Luyện đọc diễn cảm màn 1 . - H thi đọc phân vai . - Nhận xét 4.Củng cố, dặn dò: - Đọc nội dung bài . - Xem trước bài sau . ______________________________ Tập làm văn Tiết 13: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện . I.Mục tiêu : Dựa trên những hiểu biết về đoạn văn H bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện " Vào nghề" gồm nhiều đoạn . II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III.Các hoạt dộng dạy học : 1. Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Bài 1 : H nêu được các sự việc chính trong cốt truyện “Vào nghề ” . - G giải thích kèm theo tranh minh hoạ SGK - H thảo luận nhóm 2 nêu các sự việc chính trong cốt truyện . - Đại diện nhóm trả lời nhận xét bổ sung . - G chốt các sự việc + Valia ước mơ trở thành diễn viên xiếc . + Valia xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngự + Valia đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa . + Sau này , Valia trở thành 1 diễn viên giỏi như em hằng mơ ước - H đọc lại các sự việc . * Bài 2 : H biết viết từng đoạn văn : - H dựa vào các sự việc ở bài tập 1 thảo luận và tự viết đoạn văn . - Đọc trước lớp – nhận xét và bổ sung . - G nhận xét tuyên dương 4.Củng cố, dặn dò: - Đọc bài hoàn chỉnh . - Xem lại bài . ------------------------------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 4 tháng 10 năm 2013 Toán Tiết 35: tính chất kết hợp của phép cộng I.Mục tiêu : Giúp H : - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng . - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộngửtong thực hành tính. II.Đồ dùng dạy học : III.Các hoạt động dạy học : 1.Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài A. Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng . - G kẻ bảng như SGK yêu cầu H tự tính giá trị của ( a+b) + c và a + ( b+c) - H so sánh giá trị của hai biểu thức rút ra kết luận . - Cho nhiều H phát biểu bằng lời . *Tính chất: Khi cộng một tổng 2 số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba B. Thực hành Bài 1 : - Chia lớp thành 2 nhóm , mỗi nhóm làm một phần - 2 H lên bảng, lớp làm vào vở . - H nhận xét chữa bài . *Kết luận: H vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính 4367 + 199 + 501 = 4367 + (199 + 501) = 4367+ 7000 = 5067 Bài 2 : - H đọc đề bài - H tự giải vào vở - 1 H lên bảng chữa bài - H nhận xét – H có thể nêu cách khác *Kết luận: H vận dụng tính chất kết hợp để giải toán có lời văn Bài giải Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là: 75 500 000 + 86 950 000= 162 450 000( đồng) Cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được số tiền là: 162 450 000 + 14 500000 = 176 950 000 ( đồng) Đáp số:: 176 950 000đồng Bài 3 : - H nêu yêu cầu đầu bài - H tự làm bài - 3 H lên bảng chữa bài – Một số H nêu bài làm của mình - H nhận xét chữa bài *Kết luận: Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để điền số, chữ thích hợp a + 0 = 0 + a = a 5 + a = a + 5 ( a + 28) + 2 = a + ( 28 + 2 ) = a + 30 4 . Củng cố, dặn dò : ? Hãy nêu tính chất kết hợp dạng tổng quát của phép cộng ? - G tóm tắt nội dung chính của tiết học - Nhận xét giờ học - Dặn dò chuẩn bị bài sau . ____________________________________ Luyện từ và câu Tiết 14 : Luyện viết tên người tên địa lí Việt Nam . I.Mục tiêu : - Biết vận dụng những quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí VN để viết đúng tên riêng VN . II.Đồ dùng: : ND + bản đồ TNVN . III.Các hoạt động dạy học : 1.Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài *HD: H làm 1 số bài tập . Bài 1 : H xây dựng tên địa lí VN phát hiện những chữ viết sai và biết sửa lại cho đúng : - H đọc yêu cầu của bài tập và làm bài . - Gạch chân những từ viết sai . - Sửa lại . - Đại diện nhóm trình bày bài của mình – nhận xét , bổ sung - G chữa cho học sinh : Hàng Bài , Hàng Gai, Hàng Thiếc - Cho H đọc lại toàn bộ bài sau khi đã sửa . Bài 2 : H biết kể và viết tên những địa danh ở các vùng trên đất nước ta . - G treo bản đồ VN - H quan sát : - Viết tên các địa danh ở VN .( các vùng ) . - 1 H lên bảng viết – nhận xét và chữa . - G nhận xét 4.Củng cố, dặn dò: - Nêu cách viết tên người tên địa lí VN : - Xem lại các bài tập . _____________________________ Tập làm văn Tiết 14: Luyện tập phát triển câu chuyện I.Mục tiêu : - Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng. - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian - GD HS biết tư duy, sáng tạo, phân tích, phán đoán một cốt truyện cho trước. HS tự tin trình bày bài làm của mình. Biết hợp tác với các bạn trong tổ, lớp. II.Đồ dùng: : ND + bản đồ TNVN . III.Các hoạt động dạy học : 1.Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài - H làm một số bài tập SGK . - G chép đề . - H đọc và phát triển dề bài . + Thể loại : kể chuyện . + Đối tượng : em và bà tiên . + Trọng tâm : 3 điều ước trong giấc mơ và em đã thực hiện được - Gạch chân dưới những từ quan trọng . - 2 H đọc gợi ý SGK và thảo luận theo yêu cầu bài tập . + Em mơ thấy bà tiên trong hoàn cảnh nào ? + Vì sao bà tiên lại cho em 3 điều ước ấy . + Em đã thực hiện 3 điều ước ấy như thế nào ? + Em nghĩ gì . khi em thức giấc . - H suy nghĩ và làm bài . G theo dõi . - H kể trước lớp và nhận xét, bổ sung . - Nhận xét phần kể của bạn (ND , cách thể hiện ) . - G nhận xét 4.Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung tiết học - VN : viết vào vở tập làm văn . _______________________________
Tài liệu đính kèm: