Bài soạn lớp 4 - Trường tiểu học Nghĩa Khánh - Tuần 4

Bài soạn lớp 4 - Trường tiểu học Nghĩa Khánh - Tuần 4

I.Mục đích, yêu cầu:

- II.Chuẩn bị:

 Tranh minh họa bài đọc.

 Tranh ảnh đến thờ Tô Hiến Thành.

 Giấy khổ lớn viết đoạn câu, đoạn để hướng dẫn HS đọc.

III.Hoạt động:

 

doc 33 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 4 - Trường tiểu học Nghĩa Khánh - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Thứ 2 ngày 8 tháng 9 năm 2008
TẬP ĐỌC
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I.Mục đích, yêu cầu:
- BiÕt ®ọc phân biệt lời các nhân vật, b­íc ®Çu biÕt ®äc diƠn c¶m ®­ỵc mét ®o¹n trong bµi.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu,.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vÞ quan nỉi tiÕng c­¬ng trùc thêi x­a.
II.Chuẩn bị:
 Tranh minh họa bài đọc.
 Tranh ảnh đến thờ Tô Hiến Thành.
 Giấy khổ lớn viết đoạn câu, đoạn để hướng dẫn HS đọc.
III.Hoạt động:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Người ăn xin 
H: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
H:Cậu bé không có gì cho lão nhưng ông lão lại nói “ Như vậy là lão đã cho rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? GV nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:Giới thiệu – ghi đề.
A: Luyện đọc.
- 1 HS đọc.
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn 2-3 lượt :
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Lý Cao Tông.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Tô Hiến Thành được.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
-Theo dõi, sửa sai.
- Nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và đọc đúng giọng các câu hỏi, câu cảm trong bài.
HS đọc phần chú giải SGK.
- Cho HS đọc nhóm đôi 
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV nxét, sửa sai.
- GV đọc lại bài.
B.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH.
H:Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
H:Mọi người đánh giá ông là người thế nào?
H:Trong việc lập ngôi vua Tô Hiến Thành thể hiện sự chính trực của mình như thế nào?
- Cho HS đọc theo cặp và TLCH.
H:Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?
H:Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
- Gọi 1 HS đọc to đoạn 3 và hỏi.
H:Đỗ Thái Hậu hỏi ông điều gì? 
H:Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình? Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên?
H:Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông thể hiện như thế nào?
H:Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành?
-Theo dõi giúp HS.
-Hướng dẫn HS rút đại ý bài văn.
C: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
-Gọi HS đọc nối tiếp bài.
Hướng dẫn HS đọc phân vai.
HS đọc theo nhóm.
-Cho HS thi đọc diễn cảm.
-Theo dõi nhận xét, sửa cho HS.
4.Củng cố, dặn dò:Hệ thống bài – Nhận xét tiết học.Về học bài – Chuẩn bị bài sau.
3 HS đọc và TLCH
-1 HS đọc toàn bài.
-HS đọc cá nhân từng đoạn.
-Nxét, sửa sai.
-Nghe.
-HS tự giải nghĩa.
-HS đọc .
-Đọc cá nhân.
-HS khác nhận xét, sửa.
-HS nghe.
-HS đọc thầm.
+Triều Lý. 
+Ông là người nổi tiếng chính trực.
+Không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán.
-HS đọc theo cặp.
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
- 1 HS đọc lớp theo dõi.
+ Ai sẽ là người thay ông làm quan nếu ông mất.
+ Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc lại không được tiến cử. Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít tới thăm ông lại được tiến cử.
+ Ông cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân. Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà giúp đỡ, tiến cử Trần Trung Tá,
-HS khác nhận xét, bổ sung.
Đại ý:Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
-4 HS đọc.
-HS đọc nối tiếp theo nhóm.
2-4HS thi đọc diễn cảm.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
TOÁN 	SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu: GV giúp HS hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về:
-Các so sánh hai số tự nhiên.
-Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
-Rèn HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II.Chuẩn bị:
III.Hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
Nêu giá trị của mỗi chữ số 4 trong mỗi số sau: 
425 321 700; 15 426 375; 925 412.
2.Bài mới:Giới thiệu – ghi đề.
HĐ1:So sánh các số tự nhiên:
A,Luôn thực hiện được phép so sánh với hai số tự nhiên bất kỳ.
-GV nêu các cặp số tự nhiên : 100 và 98, 456 và 231,
H:Số nào lớn hơn, số nào bé hơn?
H:Có hai số tự nhiên nào mà em không thể xác định được số nào lớn hơn, số nào bé hơn?
H:Như vậy với hai số tự nhiên bất kỳ chúng ta luôn xác định được điều gì?
*Kết luận: Vậy bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
B,Cách so sánh hai số tự nhiên bất kỳ.
H:Hãy so sánh hai số: 100 và 99?
H:Số 99 có mấy chữ số?
H:Số 100 có mấy chữ số?
H:Số 99 và 100 số nào có ít chữ số hơn, số nào có nhiều chữ số hơn?
H:Vậy khi so sánh hai số tự nhiê với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết luận gì?
-Cho HS nhắc lại.
-GV viết bảng các cặp số: 123 và 456, 7891 và 7578,
+So sánh các số trong từng cặp số với nhau?
+Em có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên?
+Như vậy em đã tiến hành so sánh như thế nào?
+Hãy nêu cách so sánh 123 với 456? 7891 với 7578?
+Trường hợp hai số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì như thế nào với nhau?
-GV yêu cầu HS nhắc lại về cách so sánh hai số tự nhiên với nhau.
C,So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số.
+Hãy nêu dãy số tự nhiên?
+Hãy so sánh 5 và 7?
+Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước hay 7 đứng trước?
+Trong dãy số tự nhiên số đứng trước bé hơn hay đứng sau bé hơn?
-Cho HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên.
-Cho HS so sánh 4 và 10.
+Trên tia số số 4 gần gốc 0 hơn hay số 10?
+Vậy số nào lớn hơn?
-Theo dõi, sửa sai.
HĐ2: Xếp thứ tự các số tự nhiên.
-GV nêu các số tự nhiên: 7 698, 7968, 7896, 7869.
+Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn? Và ngược lại? Tại sao em có thể xếp được?
+Số nào là số lớn nhất trong các số trên? Số nào là số bé nhất?
*KL: Vậy với một nhóm các số tự nhiên, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
HĐ2:Luyện tập:
Bài 1: 
-Gọi HS đọc đề bài.
-Cho HS làm miệng.
-GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2: 
-Gọi HS đọc đề.
-Cho HS làm việc nhóm đôi.
-Gọi HS trình bày.
-Theo dõi, sửa sai.
Bài 3: 
-Gọi HS đọc miệng 2 – 3 HS.
-Cho HS làm vở.
-Theo dõi, giúp HS.
- Thu vở chấm.
4.Củng cố, dặn dò:Hệ thống bài – Nhận xét tiết học.
Về học bài , làm bài tập –Chuẩn bị bài sau.
-Theo dõi.
+HS tự so sánh.
+Không có.
+Số nào lớn hơn, số nào bé hơn.
-Nhắc lại.
+100 lớn hơn 99.
+2 chữ số.
+3 chữ số.
+99 ít hơn 100 nhiều hơn.
+Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
-3 HS nhắc lại.
-Theo dõi.
+HS tự so sánh.
+Bằng nhau.
+So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số hàng nào lớn hơn thì số tương ứng lớn hơn và ngược lại.
+So sánh hàng trăm 1 <4 nên 123 < 456.
+Thì hai số đó bằng nhau.
-HS nhắc lại cách so sánh.
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,.
+ 5 bé hơn 7.
+ Số 5 đứng trước.
+ Số đứng trước bé hơn, số đứng sau lớn hơn.
- HS vẽ tia số.
+ 4 bé hơn 10.
+ Số 4.
+ Số 10 lớn hơn.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi.
+7698, 7869, 7896, 7968 ; 7968, 7896, 7869, 7698. Vì ta luôn so sánh được số tự nhiên với nhau.
+Lớn nhất là: 7968. Số bé nhất là: 7698.
-Nghe.
Bài 1:
-2 HS đọc đề.
-HS làm miệng.
-HS khác nhận xét, sửa.
Bài2:
-HS đọc đề.
-HS thảo luận.
-HS lên trình bày.
-HS theo dõi và sửa.
Bµi3: 
-2 HS đọc.
-1 HS làm bảng - lớp làm vở.
-HS khác nhận xét, sửa.
-Nộp vở .
LỊCH SỬ NƯỚC ÂU LẠC
I.Mục tiêu:HS biết:
-Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang.
-Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng. Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc. Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
-Tìm hiểu lịch sử.
II.Chuẩn bị: Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hình trong SGK, phiếu học tập của HS.
III.Hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:Nước Văn Lang 
H:Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào?
H:Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
2.Bài mới: Giới thiệu, ghi đề.
HĐ1: Làm việc cá nhân.
GV yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau. Em hãy điền X vào ô trống sau những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và Âu Việt.
-Sống trên cùng một địa bàn 
-Đều biết chế tạo đồ đồng 
-Đều biết rèn sắt
-Đều trồng lúa và chăn nuôi 
-Tục lệ có nhiều điểm giống nhau 
GV kết luận: Cuộc sống của Âu Lạc và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau.
HĐ2: Làm việc cá nhân.
Treo lược đồ 
H:So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
H:Nêu tác dụng của nỏ và thành cổ loa?
HĐ3:Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS đọc SGK
Đoạn “Từ năm 207 TCN  Phương Bắc” sau đó HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân ta.
H:Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
H:Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
Gọi HS đọc ghi nhớ.
4.Củng cố, dặn dò: Hệ thống, nhận xét.
3HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
HS làm việc cá nhân, báo cáo.
HS xác định trên lược đồ nơi đóng  ... ước thuộc thế kỉ nào, còn phải tính khoảng thời gian từ năm đó cho đến nay. Từ năm 1010 đến nay đã được:
 2006 – 1010 = 996 (năm)
-Gọi 1HS lên bảng làm – lớp làm vở.
-Theo dõi, giúp HS yếu.
4.Củng cố:Hệ thống bài – Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:Về học bài , làm bài tập – Chuẩn bị bài sau.
-Quan sát đồng hồ.
+1 giờ.
+1 phút.
+60 phút.
-Nghe.
-Quan sát kim giây.
+Chạy được một vòng.
-Nghe.
-Theo dõi – viết nháp.
-Nghe.
-Theo dõi.
-Theo dõi – viết nháp.
+1 thế kỉ.
-Nghe.
+Thế kỉ 20.
+Thế kỉ 20.
+Thế kỉ 21.
- Nghe.
*Luyện tập:
B1:
-2 HS đọc.
-Làm vở.
-Đổi vở, sửa sai.
B2:
-2 HS đọc.
-Thảo luận sau đó đại diện lên trình bày.
-Nhóm khác nhận xét – sửa sai.
B3:
-Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau..
-Nghe.
-1HS làm bảng – lớp làm vở
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I.MĐYC:
-HS biết tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn.
-Kể lại câu chuyện theo cốt truyện một cách hấp dẫn và sinh động.
-Rèn kỹ năng nói và kể chuyện cho HS.
II.Chuẩn bị: Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý.
 Giấy khổ lớn.
III.Hoạt động:
	1.Ổn định:Hát.
	2.Bài cũ:Cốt truyện 
H:Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường gồm những phần nào?
H:Kể lại câu chuyện “ Cây khế”?
 GV nhận xét – ghi điểm.
	3.Bài mới:Giới thiệu – ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Gọi HS đọc đề bài.
-GV phân tích đề bài, gạch chân dưới các từ: ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
H:Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý điều gì?
-GV chốt lại: Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại bằng một câu.
-GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
-Gọi HS đọc gợi ý.
-Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi lên bảng.
H:Người mẹ ốm như thế nào?
H:Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
H:Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì?
H:Người con đã quyết tâm như thế nào?
H:Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào?
-Gọi HS đọc gợi ý 2.
-Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi lên bảng.
H:Người mẹ ốm như thế nào?
H:Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
H:Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con gặp những khó khăn gì?
H:Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con?
H:Cậu bé đã làm gì?
-Cho HS kể truyện theo nhóm.
-Gọi HS lên kể trước lớp.
-Theo dõi, nhận xét và ghi điểm.
4.Củng cố:Hệ thống bài – Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:Về học bài – Chuẩn bị bài sau.
-2 HS đọc -Lớp đọc thầm.
-Theo dõi.
+Lý do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.
-Nghe.
-HS chọn chủ đề.
-2 HS đọc.
+Người mẹ ốm bệt giường, ốm rất nặng, khó mà qua khỏi
+Người con thương mẹ, chăm sóc mẹ tận tụy ngày đêm. Người con dỗ mẹ ăn từng thìa cháo. Người con đi xin thuốc lá về cho mẹ uống.
+Người con phải vào tận rừng sâu tìm mộtloại thuốc quý, người con phải tìm một bà tiên trên núi cao. Người con phải trèo đèo, lội suối tìm loại thuốc quý. Người con phải cho thần đêm tối đôi mắt của mình.
+Người con gửi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng. Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ những chúng thương tình không ăn thịt. Người con phải chịu gai cào, đá đâm chảy máu, bụng đói để trèo lên núi tìm bà tiên. Người con đành chấp nhận cho thần Đêm Tối dôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ.
+Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu. Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu cho thuốc quý rồi phẩy tay trong nháy mắt cậu đã về đến nhà. Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm Tối trả lại đôi mắt cho cậu 
-2 HS đọc.
+Tương tự như trên.
+Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc. Nhà cậu chẳng còn thứ gì xứng đáng cả. Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu?
+Bà tiên biến thành cụ già đi đường đánh rơi túi tiền. Bà tiên biến thành người đưa cậu đi tìm loại thuốc quý một cái hang đầy tiền, vàng và xui cậu lấy tiền để có cuộc sống sung sướng
+Cậu thấy phía trước một cụ già khổ sở. Cậu đoán đó là tiền của cậu cũng dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà. Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý,
-Kể theo nhóm.
-2 HS lên kể cho lớp nghe.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
KHOA HỌC TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP 
	 ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT
I.Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:
-Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
-Nêu ích lợi của việc ăn cá.
-Biết nuôi trồng các loại động thực vật để phục vụ bữa ăn hàng ngày của gia đình.
II.Chuẩn bị: Hình trang 17, 18 SGK.
 Phiếu học tập.
III.Hoạt động:
	1.Ổn định:Hát.
	2.Bài cũ:Gọi 2 HS lên bảng KT 
+Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?
+Thức ăn nào chúng ta cần ăn đủ, ăn vừa, ăn hạn chế và ăn ít?
 	GV nxét – ghi điểm.
	3.Bài mới:Giới thiệu – ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs 
*HĐ1:Thi kể tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm.
 Mục tiêu: Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
 Cách tiến hành: 
B1: -Chia lớp thành 2 đội.
 -Cử 2 đội trưởng để rút thăm xem đội nào được nói trước.
B2: -HD cách chơi.
-Lần lượt hai đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
-Cuộc chơi diễn ra trong vòng 10 phút nếu đội nào nói chậm, nói sai hoặc nói lại tên món ăn đội kia đã nói là thua và trò chơi kết thúc.
*Lưu ý: Nên viết tên món ăn ra giấy.
B3:-Cho HS chơi.
-Theo dõi cuộc chơi.
-Nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*HĐ2: Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
 Mục tiêu:- Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.
-Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm đ/vật hay chỉ nên ăn đạm th/vật. 
 Cách tiến hành.:
-Cho HS thảo luận cả lớp.
-Cho HS đọc lại danh sách thức ăn các em đã lập qua trò chơi.
+Hãy chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật?
+Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
-Cho HS làm phiếu bài tập.
-Cho HS trình bày trước lớp.
-GV theo dõi, giúp HS.
-Chốt ý rút ra kết luận: Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau. Aên kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
 Trong tổng số lượng đạm cần ăn, nên ăn từ 1/3 đến ½ đạm động vật.
 Ngay trong nhóm đạm động vật, cũng nên ăn thịt ở mức vừa phải. Nên ăn nhiều cá nhiều hơn ăn thịt, vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thịt ; tối thiểu mỗi tuần nên ăn ba bữa cá. 
*Lưu ý:
-Chất đạm ăn vào ngày nào cơ thể dùng ngày ấy, không thể dự trữ được..Nếu ăn quá nhu cầu, chất đạm sẽ chuyển thành đường giải phóng thành năng lượng như vậy sẽ lãng phí.
-Khuyến khích việc sử dụng đậu phụ và sữa đậu nành vừa đảm bảo cơ thể có được nguồn đạm thực vật quý vừa có khả năng phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư.
4.Củng cố:Hệ thống bài – Nxét tiết học.
5.Dặn dò:Về học bài – Chuẩn bị bài sau.
-Chia lớp thành 2 đội.
-2 đội trưởng lên rút thăm.
-Nghe.
-Đại diện lên trình bày.
-Đội khác nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp cùng thảo luận.
-2 HS đọc lại danh sách thức ăn.
+Thịt, tôm, cua, cá ốc
+Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau.
-HS làm phiếu bài tập.
-3 – 5 HS lên trình bày.
-HS khác nxét, bổ sung.
-Nghe.
Kĩ THUẬT KHÂU GHÉP HAI MÉP 
 VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (t 2 )
I.Mục tiêu: 
-HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay và biết áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
II.Chuẩn bị: Tương tự tiết 1.
III.Hoạt động:
	1.Ổn định:Hát.
	2.Bài cũ:Gọi 2 HS lên KT.
+Nêu lại thao tác khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường?
 	 GV nxét – ghi điểm.
	3.Bài mới:Giới thiệu – ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Cho HS nhắc lại quy trình khâu (Ghi nhớ). 
-Gọi 2 HS lên thực hành khâu.
-GV nhận xét, sửa.
B1:Vạch dấu đường khâu.
B2: Khâu lược.
B3: Khau ghép hai mép bải bằng mũi khâu thường.
-GV nhắc lại và hd thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1.
-GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành.
-Cho HS thực hành trên vải.
-GV qsát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho HS yếu.
HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của HS.
-Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mép vải.
+Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải tương đối bằng nhau.
+Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
+Hoàn thành đúng thời gian quy định.
-HS tự đánh giá sản phẩm theo tiêu chí trên.
-GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
4.Củng cố:Hệ thống bài – Nxét tiết học: Sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
5.Dặn dò:Về thực hành . – Chuẩn bị vật liệu cho bài sau.
-3 HS nhắc lại.
-2 HS lên thực hành.
-HS khác nxét.
-Nghe.
-HS thực hành.
-Trưng bày theo nhóm trên bảng.
-Nghe.
-HS tự đánh giá.
-Nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc