Bài soạn lớp 5 (chuẩn) - Tuần 26

Bài soạn lớp 5 (chuẩn) - Tuần 26

A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )

-Biết đọc diễm cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B .CHUẨN BỊ :

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 (chuẩn) - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày  tháng  năm 20 
Tập đọc – tiết 51
- Tên bài dạy : NGHĨA THẦY TRÒ
 	( chuẩn KTKN : 40; SGK: 79)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Biết đọc diễm cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B .CHUẨN BỊ :
- 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ :
- Học sinh yếu đọc lại bài Cửa sông và trả lời câu hỏi (Đ B chú ý hs yếu)
2)Bài mới :
a)Giới thiệu bài : Nghĩa thầy trò
b) Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nhận xét 
- Chia đoạn bài đọc.
. Đoạn 1 : Từ đầurất nặng.
. Đoạn 2 :Thầy cảm ơntạ ơn thầy.
. Đoạn 3 : phần còn lại.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn , kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- GV theo dõi uốn nắn.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
-GV đọc diễn cảm cả bài
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- Quan sát tranh, nhận xét
- Từng tốp học sinh đọc nối tiếp 
trước lớp.
- Học sinh đọc theo cặp.
- Một học sinh đọc lại cả bài
- Lần lượt học sinh nối tiếp đọc từng đoạn ( lượt 1 HS TB, yếu.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS khá giỏi, đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
- Luyện đọc theo cặp
-1,2 cặp đọc trước lớp 
- Nghe.
*Tìm hiểu bài :
+ Các môn sinh của cụ giáo Chu 
đến nhà thầy để làm gì ? Tìm 
những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.	
+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với .người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vở lòng như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó
+ Những thành ngữ tục ngữ nào 
dưới đây nói lên bài học mà các 
môn sinh nhận được trong ngày 
mừng thọ cụ giáo Chu
+ Để mừng thọ thầy thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy người đã dạy dổ, dìu dắt họ trưởng thành.
+ Thầy mời học trò cùng tới thăm người thầy mà thầy mang ơn rất nặng
+ Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, nhất tự vi sư bán tự vi sư.
* Đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc đúng, rồi gọi 3 HS nối tiếp đọc. 
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm đoạn 1. Khuyến khích HS TB, Yếu đọc trôi trải được một đoạn của bài.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2
-GV nhận xét tuyên dương.
- 3 HS nối tiếp đọc lại bài.
- Nghe
- Luyện đọc diễn cảm trong nhóm .
- Đại diện 3 nhóm thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
	+Em hãy cho biết nội dung bài này muốn nói lên điều gì ?
 	+ Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó..
- Về nhà xem lại bài tập trả lời lại các câu hỏi ở cuối bài. 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Tập đọc - Tiết: 52
- Tên bài dạy : HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VĂN
 	( chuẩn KTKN : 41; SGK: 83)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Biết đọc diễm cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
-Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B .CHUẨN BỊ :
- 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ :
- Học sinh yếu đọc lại bài Nghĩa thầy trò và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu ra.
2)Bài mới :
a)Giới thiệu bài : Hội thổi cơm thi ở Đồng văn
* Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nhận xét 
- GV giới thiệu tranh ở sgk.
- GV chia đoạn bài đọc. 
. Đoạn 1 : Từ đầuxưa..
. Đoạn 2 :Hội thithổi cơm.
. Đoạn 3 : Mỗi ngườixem hội.
. Đoạn 4 : phần còn lại.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- Quan sát tranh, nhận xét
- Từng tốp học sinh đọc mỗi lần 3 em.
- Học sinh đọc theo cặp.
- Một học sinh đọc lại cả bài.
Giải nghĩa từ: 
*Tìm hiểu bài :
+ Hội thổi cơm thi ở làng Đồng 
Vân bắt nguồn từ đâu ?
+ Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
+ Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng ăn ý với nhau. 
+ Tại sao nói việc giật giải trong 
cuộc thi là “ niềm tự hào có gì sánh nổi đối với dân làng” ?
+ Cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt Cổ bên bờ sông đáy ngày xưa.
+ Một việc làm khó khăn thử thách 
với mỗi đội.
+ Một người lo việc lấy lửa, người 
khác ngồi vót những thanh tre, 
người giã thóc, người giần sàng,
+ Vì giật được giải là chứng tỏ đội 
đó rất tài giỏi khéo léo,
* Đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc đúng, rồi gọi 3 HS nối tiếp đọc. 
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm đoạn 1. Khuyến khích HS TB, Yếu đọc trôi trải được một đoạn của bài.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2
-GV nhận xét tuyên dương.
- 3 HS nối tiếp đọc lại bài.
- Nghe
- Luyện đọc diễn cảm trong nhóm .
- Đại diện 3 nhóm thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
+ Em hãy cho biết nội dung bài này muốn nói lên điều gì ?
 	+ Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Chính tả - Tiết 26
- Tên bài dạy : Nghe-viết: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
 	( chuẩn KTKN : 41 ; SGK: 80)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Nghe-viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức bài văn.
-Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.	 
B .CHUẨN BỊ :
- 	Bảng phụ để HS làm BT
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt
1)Bài cũ :
-viết laị những tên riêng như : Sác – lơ Đác – uyn, A Đam, Pa – xtơ.
2) Bài mới : Lịch sử ngày Quốc tế lao động
a)Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc lại đoạn văn 
+ Bài chính tả nói điều gì ?
- GV nêu từ khó cần viết: Chi–ca–gô,Mĩ, Niu, Yoóc,
- GV đọc bài chính tả.	
- GV chấm một số tập học sinh
- HS dò theo
+ Giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động.
- HS phân tích từ khó đó.
- Cả lớp viết vào bảng con 
- HS viết bài chính tả vào vở.
- HS đổi tập cho nhau bắt lỗi.
-.HS yếu đọc
b)Bài tập chính tả:
* Bài tập 2 : 	
- HS thảo luận nhóm đôi.
-trình bày 
. Ơ – gien, Pơ–chi–ê, P-e Đơ–gây–tê, Pa–ri.
Những học sinh học yếu nêu ý kiến của mình trước.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
+ Trong bài chính tả khi viết có danh từ riêng nước ngoài thì em viết thế nào ?
 + Em viết hoa chữ cái đầu và gạch nối các từ tiếp theo.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu - Tiết 51
- Tên bài dạy : MRVT: TRUYỀN THỐNG
 	( chuẩn KTKN : 41; SGK: 81)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
-Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT1, 2, 3.
B .CHUẨN BỊ :
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng để học sinh làm BT2 – BT3.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt HS yếu
1) Bài cũ :
Học sinh trình bày lại bài tập 2 ở tiết trước.
2) Bài mới : Mở rộng vốn từ Trật tự – an ninh.
a) Bài tập 1 : 	
- GV hướng dẩn cách thực hiện.
a) Bài tập 1 : 	
Học sinh học yếu đọc lại đề bài.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Cá nhân trình bày ý kiến của mình.
 . Dòng 1C.
các bạn học yếu có ý kiến trước.
b) Bài tập 2 : 
Giáo viên chia nhóm.
- Giáo viên cho mỗi nhóm một bảng 
phụ và hướng dẫn cách thực hiện.
+Giáo viên đi đến các nhóm nhắc nhở nhóm trưởng nên để cho các bạn học yếu có ý kiến trước.
- Giáo viên nhận xét
b) Bài tập 2 : 	
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm lần lượt lên trình 
bày bảng phụ của nhóm mình.
. Truyền nghề, truyền ngôi, truyền 
thống.
. Truyền bá, truyền hình, truyền tin, 
truyền tụng.
. Truyền máu, truyền nhiễm.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung 
Học sinh học yếu đọc lại đề bài.
c) Bài tập 3 : 
- Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện.
- Cá nhân tự tìm và trình bày miệng.
. Chỉ người :Các vua Hùng, cậu bé 
làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan 
Thanh Giản.
. Chỉ sự vật : Nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên thành Cổ Loa,
Học sinh học yếu đọc lại đề bài.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà xem lại bài tập
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : Thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu-Tiết 52
- Tên bài dạy : LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
 	( chuẩn KTKN : 41 ; SGK: 86)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu câuf của BT2; bước đầu viết dược đoạn văn theo yêu cầu của BT3.
B .CHUẨN BỊ :
- Giaáy khoå to ghi ñoaïn vaên cuûa BT1, 2
- Phieáu hoïc taäp
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt HS yếu
1) Bài cũ :
Học sinh trình bày lại bài tập 2 ở tiết trước.
2) Bài mới : Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu.
a) Bài tập 1 : 
+ Đoạn văn có mấy câu ? 
+ Việc dùng từ ngữ thay thế như vậy có tác dụng gì ?.
+ Đoạn văn có 3 câ
- Từ ngữ dùng để thay thế từ Phù Đổng Thiên Vương : Trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
+ Làm cho câu văn liên kết nhau chặt chẽ và ngưòi đọc không nhàm chán
Học sinh học yếu đọc lại yêu cầu và nội dung của đề bài.
Học sinh quan sát
b) Bài tập 2 : 
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Từ Triệu Thị Trinh.
- Các nhóm thảo luận.
+ Có 7 câu.
+ Có từ nào được lâp lại. 
. Người thiếu nữ họ Triệu, nàng, người con gái vùng núi Quan Yên, bà.
Học sinh học yếu đọc lại yêu cầu và nội dung của đề bài.
c) Bài tập 3 : 	
- Học sinh đọc lại yêu cầu của đề 
bài
- Cá nhân tự viết đoạn văn vào vở bài tập của mình.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ, uốn 
nắn những học sinh học yếu.
- Học sinh trình bày đoạn văn mình vừa viết.
Học sinh học yếu đọc lại yêu cầu và nội dung của đề bài.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà xem lại bài tập
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày ..... tháng ..... năm 20 ...
Tập làm văn - Tiết 51
 - Tên bài dạy : TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
 	( chuẩn KTKN : 41 ; SGK: 85)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản.
	*Giáo dục kĩ năng sống:
	-Thể hiện sự tự tin ( đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đún ...  đọc lại ghi nhớ.
- Về nhà xem lại bài .
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày  tháng  năm 20..
Đạo đức - Tiết 26
 - Tên bài dạy : EM YÊU HOÀ BÌNH
 	( chuẩn KTKN : 85; SGK: 37)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết được ý nghĩa của hòa bình.
- Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.
	*Giáo dục kĩ năng sống:
	-Kĩ năng xác định giá trị ( nhận thức được giá trị của hoà bình, yêu hoà bình)
	-Kĩ năng hợp tác với bạn bè.
	-Kĩ năng đãm nhận trách nhiệm.
	-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chóng chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới.
	-Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
B .CHUẨN BỊ :
- 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :	
2) Bài mới : : Em yêu hòa bình
a) Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin
* Tiến hành :
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm .
- Giáo viên giao việc cho mỗi .
- Giáo viên qui định thời gian và theo dõi.	
- Học sinh đọc thông tin ở sgk trang 37, 38 .
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi ở sgk.
- Đại diện nhóm trình bày kiến của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Tóm lại : Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghéo, thất học, Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
b) Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến ở bài 
*tiến hành : tập 1 sgk.
- Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiến 
trong bài tập 1.
- Giáo viên tuyên dương các em và kết luận lại các ý kiến đúng a, d.
- Học sinh bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu.
 - Cá nhân trình bày lí do.
d) Hoạt động 3 Làm bài tập số 2 ở sgk
* tiến hành 
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Giáo viên tóm lại các ý và chọn b, c
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Cá nhân trình bày ý kiến trước lớp .
- Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến.
d) Hoạt động 4 : Làm bài tập 3 ( Như hoạt động 3 )
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh lần lượt đọc lại ghi nhớ.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Khoa học - Tiết 51
 - Tên bài dạy : CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
 	( chuẩn KTKN : 92 ; SGK: 104)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
B .CHUẨN BỊ :
- Hình vẽ trong SGK trang 96, 97.Hoa thật do HS mang đến lớp 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :	
2) Bài mới : Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
a) Hoạt động 1 : Quan sát.
Cách tiến hành :
- Giáo viên giới thiệu tranh ở sgk.
- Giáo viên hướng dnẫ cách thực hiện. 
- Giáo viên nhận xét và chỉ lãi cho cả 
lớp xem.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh đọc yêu cầu ở sgk.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Cá nhân trình bày ý kiến của mình.
. Hình 5a là hoa mướp đực.
. Hình 5b là hoa mướp cái.
- Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến.
b) Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
	* Mục tiêu : - Học sinh phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hao chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên chia lớp ra thành 5 nhóm.
-Giáo viên phát cho mỗi nhóm một 
bảng phụ và hướng dẫn cách thực hiện.
- Giáo viên qui định thời gian và theo dõi.
- Các nhóm lần lượt giới thiệu nhóm trưởng 
của mình.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Hoa có cả nhị và nhuỵ.
Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
Phượng
Mướp
Râm bụt
Sen
Bắp
- tóm lại : Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa.Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng.
c) Hoạt động 3 : Cá nhân.
* Mục tiêu : - Học sinh nói được tên các bộ phận của nhị và nhuỵ.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên giới thiệu tranh có ở thư 
viện ( hình 6 sgk trang 105 ).
- Học sinh quan sát.
- Cá nhân lên chỉ lại các bộ phận GV vừa chỉ.
- Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà xem lại bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày .... tháng ..... năm 20 ...
Khoa học - Tiết 52
- Tên bài dạy : SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
 	( chuẩn KTKN : 93; SGK: 106)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
B .CHUẨN BỊ :
Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK 
Học sinh : - Sư tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ 
 côn trùng và nhờ gió.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :	
+ Hoa là cơ quan gì của thực vật ?	
+ Cơ quan sinh dục đực gọi là gì ? Cơ 
quan sinh dục cái gọi là gì ?	
+ Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. 
+ Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị và cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
2) Bài mới : Sự sinh sản của thực vật có hoa
a) Hoạt động 1 : Thực hành làm bài tập 
xử lí thông tin trong sgk.
* Mục tiêu : Học sinh nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
* Cách tiến hành :
Giáo viên nhận xét và tóm lại các ý
- Học sinh đọc thông tin ở sgk.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
- Cá nhân trình bày ý kiến của mình .
. 1a; 	2b;	3b;	4a;	5b
- Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến của mình.
b) Hoạt động 2 : Trò chơi ghép chữ vào hình .
- Củng cố cho học sinh kiến thức về sự thụ tinh và sự thụ phấn của thực vật có hoa.
* Cách tiến hành :
- GV đính tranh Cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV phát cho mỗi nhóm các thẻ từ có ghi sẫn từng cơ quan .
- GV nhận xét và sửa lại nếu học sinh gắn sai.
- Các nhóm lần lượt đính các thẻ từ vào cơ quan mà mình cho là phù hợp ( mỗi lần 2 nhóm).
- Lớp nhận xét nhóm nào nhanh nhất và tuyên dươn nhóm đó.
c) Hoạt động 3 :- HS phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
* Cách tiến hành :
- GV phát cho mỗi nhóm một bảng phụ và hướng dẫn cách thực hiện.
- GV qui định thời gian và theo dõi.
+ Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng? 
+ Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ gió.
+ Em có nhận xét gì về màu sắc của hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ côn trùng ?	
- Các nhóm thảo luận.
+Phượng, bưởi, chanh, cam, mướp, bí, bầu,
+ Các loại cây cỏ, bắp, lúa.	
+ Hoa thụ phấn nhờ gió không có màu sắc đẹp, cánh hoa đài hoa thường không có hoặc nhỏ, còn các hoa thụ phấn nhờ côn trùng thì màu sắc sặc sở, hương hoa thơm, có mật ngọt.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà xem lại bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ . ngày....... tháng ..... năm 20....
Địa lí - Tiết 26
- Tên bài dạy : CHÂU PHI (tt)
 	( chuẩn KTKN : 121 ; SGK: )
Thay bằng bài:
Địa lí An Giang
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
	-HS biết vị trí địa lí và một số đặc điểm tự nhiên của địa lí An Giang.
B .CHUẨN BỊ :
- Bản đồ An Giang.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :	
2) Bài mới : Địa lí An Giang
a) Hoạt động 1: Vị trí địa lí 
An Giang là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong tứ giác Long Xuyên; 
Có biên giới Việt Nam – Campuchia ở phía Bắc Tây Bắc, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp.
Điểm cực Bắc của tỉnh nằm trên vĩ độ 10057, cực Nam trên vĩ độ 10012, cực Tây trên kinh độ 104046, cực Đông trên kinh độ 105035.
b) Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên	
ở An Giang là 2.194 km2 (năm 2003) 
Dân số 3.406,2 nghìn người (số liệu năm 2005), 
Mật độ dân số 644 người/km2, gồm nhiều dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa, Chăm) và nhiều tôn giáo khác nhau.
Địa hình: có 2 dạng chính ở An Giang: đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng do phù sa sông Mê Kông nên; đồng bằng ven núi có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau.
Khí hậu: An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. 
Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ vùng biển nhiệt đới của Trung Quốc nên có độ ẩm lớn và không gây rét như ở các tỉnh miền Bắc. An Giang nằm sâu trong đất liền nên ít chị ảnh hưởng của gió bão.
Nhiệt độ ở An Giang cao và ổn định. Nhiệt độ cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36 – 38 độ; nhiệt độ thấp nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10, khoảng dưới 18 độ.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. 
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
 Về chuẩn bị tiết sau.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Kĩ thuật - Tiết 26
- Tên bài dạy : LẮP XE BEN (T3 và hết)
 	( chuẩn KTKN : 146 ; SGK: 80)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
	*Tích hợp GD sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
- Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
B .CHUẨN BỊ :
- 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ : 
2) Bài mới : Lắp xe ben
a) Hoạt động 3:HS thực hành lắp xe ben
-GV Kiểm tra HS chọn chi tiết.
- HS chọn chi tiết xếp vào nắp hộp
-GV: hs cần quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp xe ben.
- GV theo dõi uốn nắn kịp thời.
-HS đọc ghi nhớ (để nắm vững quy trình lắp xe ben).
- HS thực hành lắp từng bộ phận 
- HS lắp ráp xe ben theo các bước trong sgk 
b) Hoạt động 4 : Đánh giá sản phẩm
-Nêu tiêu chuẩn đánh gía sản phẩm (muc III, sgk/83)
-GV đánh giá kết quả học tập của HS
-HS trưng bày sản phẩm.
- Cử nhóm đại diện lên đánh gia sản phẩm.
c) HD tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
-HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
GD: - Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
- Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết tới thực hành tiếp theo.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Contents

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 5 tuan 26.doc