Bài soạn lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 21

Bài soạn lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 21

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.

2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài văn đọc phân biệt giọng của các nhân vật

3. Thái độ: - Học tập tấm gương sáng của ông

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc cho học sinh.

+ HS: SGK.

III. Các hoạt động:

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng 01 năm 2010
 Tiết 41 : TẬP ĐỌC 
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.
2. Kĩ năng: 	- Đọc diễn cảm bài văn đọc phân biệt giọng của các nhân vật 
3. Thái độ: 	- Học tập tấm gương sáng của ông 
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
	 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
15’
5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng ”
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
 “Trí dũng song toàn ”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia đoạn bài văn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu ra lẽ”.
Đoạn 2: “Tiếp theo Liễu Thăng”.
Đoạn 3: “Tiếp theo ám hại ông “
Đoạn 4: Đoạn còn lại.
Giáo viên kết hợp luyện đọc cho học sinh, phát âm 
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải, giáo viên kết hợp giảng từ cho học sinh: trí dũng song toàn , thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng , đồng trụ 
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận.
Yêu cầu học sinh đọc thầm các đoạn văn 1 và 2 của bài rồi trả lời câu hỏi.
+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ?
+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc diễn cảm bài văn, cách đọc, nhấn giọng, ngắt giọng đoạn văn sau:
“Một người khiêng người đàn ông ra xa. // Người anh mềm nhũn. // Người ta cấp cứu cho anh. // Ai đó thảng thốt kêu. //” Ô / này” // Rồi cầm cái chân cứng ngắt của nạn nhân giơ lên // thì ra là một cái chân gỗ//.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Cho học sinh chia nhóm thảo luận tìm nội dung chính của bài.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Tiếng rao đêm ”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe, trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh khá giỏi đọc bài.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc các từ phát âm sai.
1 học sinh đọc từ chú giải học sinh nêu thêm những từ các em chưa hiểu.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2.
- đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình , từ đó dù biết đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước góp giỗ Liễu Thăng
- Vì dám lấy việc quân đội cả 3 triều đại Nam Hán , Tống , Nguyên đều thảm bại trên sông Bach Đằng để đối lại 
- Vì ông vừa mưu trí, vừa bất khuất, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc 
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh luyện đọc đoạn văn.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm bài văn.
Thứ tư ngày 20 tháng 01 năm 2010
Tiết 42 : TẬP ĐỌC
TIẾNG RAO ĐÊM 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện
3. Thái độ: 	- Thương yêu giúp đỡ các thương binh.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
	 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
15’
5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Trí dũng song toàn”
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
 “Tiếng rao đêm”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia đoạn bài văn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu não nuột”.
Đoạn 2: “Tiếp theo mịt mù”.
Đoạn 3: “Tiếp theo chân gỗ”.
Đoạn 4: Đoạn còn lại.
Giáo viên kết hợp luyện đọc cho học sinh, phát âm tr, r, s.
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải, giáo viên kết hợp giảng từ cho học sinh.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận.
Yêu cầu học sinh đọc thầm các đoạn văn 1 và 2 của bài rồi trả lời câu hỏi.
Nhân vật “tôi” nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?
Nghe tiếng rao, nhân vật “tôi” có cảm giác như thế nào?
Em hãy đặt câu với từ buồn não nuột?
Chuyện gì bất ngờ xảy ra vào lúc nữa đêm?
Đám cháy được miêu tả như thế nào?
Em hãy gạch dưới những chi tiết miêu tả đám cháy.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại.
Người đã dũng cảm cứu em bé là ai?
Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
- Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc ?
Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của công dân trong cuộc sống.
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc diễn cảm bài văn, cách đọc, nhấn giọng, ngắt giọng đoạn văn 
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Cho học sinh chia nhóm thảo luận tìm nội dung chính của bài.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Lập làng giữ biển”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe, trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh khá giỏi đọc bài.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc các từ phát âm sai.
1 học sinh đọc từ chú giải học sinh nêu thêm những từ các em chưa hiểu.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2.
Vào các đêm khuya tỉnh mịch.
Buồn não nuột.
Dự kiến: Tiếng rao đêm nghe buồn não nuột.
Lời rao nghe buồn não nuột.
Một đám cháy bất ngờ bốc lửa lên cao.
Học sinh gạch chân các từ ngữ miêu tả đám cháy.
Dự kiến: Ngôi nhà bốc lửa phừng phực, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.
Là người bán bánh giò, là người hàng đêm đều cất lên tiếng rao bán bánh giò.
Là người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động dũng cảm phi thường, xông vào đám cháy cứu người.
Sự xuất hiện bất ngờ của đám cháy, người đã phóng ra đường tay ôm khư khư cái bọc bị cây đỗ xuống tường, người ta cấp cứu cho người đàn ông, phát hiện anh là thương binh, chiếc xe đạp, những chiếc bánh giò tung toé, anh là người bán bánh giò.
Mỗi công dân cần có ý thức cứu người, giúp đỡ người bị nạn.
Gặp sự cố xảy ra trên đường, mỗi người dân cần có trách nhiệm giải quyết, giúp đỡ thì cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh luyện đọc đoạn văn.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm bài văn.
Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia dình thoát nạn.
Tiết 41 : TẬP LÀM VĂN
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG (tt)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 gợi ý trong SGK ( hoặc một hoạt động chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương .
2. Kĩ năng: 	- Chương trình đã lập phải nêu rõ: Mục đích hoạt hoạt động, liệt kê các việc cần làm(việc gì làm trước, việc gì làm sau) giúp người đọc, người thực hiện hình dung được nội dung và tiến trình hoạt động.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ viết sẵn phần chính của bản chương trình hoạt động. Giấy khổ to để học sinh lập chương trình.
+ HS: 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
13’
20’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Lập chương trình hoạt động.
Nội dung kiểm tra.
Giáo viên kiểm tra học sinh làm lại bài tập 3.
Em hãy liệt kê các công việc của một hoạt động tập thể.
3. Giới thiệu bài mới: Lập một chương trình hoạt động (tt).
 Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập một chương trình hoạt động hoàn chỉnh.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn lập chương trình.
Phương pháp: Đàm thoại.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên nhắc nhở học sinh lưu ý: đây là một đề bài mở, gồm không chỉ 5 hoạt động theo đề mục đả nêu và các em có thể chọn lập chương trình cho một trong các hoạt động tập thể trên.
Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ để tìm chọn cho mình hoạt động để lập chương trình.
Cho học sinh cả lớp mỡ sách giáo khoa đọc lại phần gợi ý.
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn 3 phần chính của chương trình hoạt động.
v	Hoạt động 2: Học sinh lập chương trình.
Phương pháp: 
Tổ chức cho học sinh làm việc theo từng cặp lập chương trình hoạt động vào vở.
Giáo viên phát giấy khổ to gọi khoảng 4 học sinh làm bài trên giấy.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa, giúp học sinh hoàn chỉnh từng bản chương trình hoạt động.
Chương trình hoạt động của bạn lập ra có rõ mục đích không?
Những công việc bạn nêu đã đầy đủ chưa? phân công việc rõ ràng chưa?
Bạn đã trình bày đủ các đề mục của một chương trình hoạt động không?
v Hoạt động 3 : Củng cố 
- GV nhận xét tinh thần làm việc của cả lớp và khen ngợi những cá nhân xuất sắc 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh bản chương trình hoạt động, viết lại vào vở.
Chuẩn bị: “Trả bài văn  ...  số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời.
Kể tên những ứng dụng của năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
v Hoạt động 3: Củng cố.
GV vẽ hình mặt trời lên bảng.
  Chiếu sáng
  Sưởi ấm 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + Học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng của chất đốt (tiết 1).
Nhận xét tiết học .
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi?
Học sinh khác trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Thảo luận theo các câu hỏi.
Ánh sánh và nhiệt.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Các nhóm trình bày, bổ sung.
Hoạt động nhóm, lớp.
Quan sát các hình 2, 3, 4 trang 76/ SGK thảo luận. (chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối ).
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Các nhóm trình bày.
Hai đội tham gia (mỗi đội khoảng 5 em).
Hai nhóm lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất đối với con người.
Tiết 21 : ĐỊA LÍ
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam- pu- chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô ba nước này	
 Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam- pu- chia và Lào
 Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới nền kinh tế phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại
 2. Kĩ năng: 	- Trình bày kết quả nhận thức bằng lời nói 
 3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham học hỏi địa lí thế giới 
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh tư liệu 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
10’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Châu Á”(tt)
- GV nêu câu hỏi 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:
“Các nước láng giềng của Việt Nam ”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: 
Mục tiêu : HS nắm được vị trí địa lí của Cam-pu-chia
Phương pháp: Quan sát , hỏi đáp , thảo luận
+ Địa hình chủ yếu của Cam-pu-chia có dạng hình gì ?
+ Biển Hồ có đặc điểm gì ?
+ Kể tên các loại nông sản của Cam-pu-chia ?
Hoạt động 2: 
Mục tiêu : HS nắm được vị trí địa lí của Lào 
Phương pháp : Quan sát , hỏi đáp , thảo luận nhóm 
+ Hãy nêu vị trí địa lí của Lào ?
+ Địa hình của Lào có gì đặc biệt ?
+ Đọc tên thủ đô của nước Lào ?
+ Kể tên các loại nông sản của Lào ?
- GV nhận xét và chốt ý : Nước Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên . Những sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo 
v	Hoạt động 3: 
Mục tiêu : HS nắm được vị trí địa lí của Trung Quốc 
Phương pháp : Quan sát , hỏi đáp , thảo luận
+ Trung Quốc khu vực nào của châu Á ?
+ Đọc tên thủ đô của nước Trung Quốc ?
+ Dân số Trung Quốc như thế nào ?
+ Hãy nêu các sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc ?
- GV nhận xét và chốt ý :Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới , nền kinh tế phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại 
v Hoạt động 3 : CuÛng cố 
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức 
Phương pháp : Động não , hỏi đáp 
- Thi đua sưu tầm các tranh ảnh , cảnh thiên nhiên của Là, Cam-pu-chia và Trung Quốc 
- GV nhận xét , tuyên dương 
5. Tổng kết – dặn dò :
- Học bài 
- Chuẩn bị : Châu Âu
- Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
- HS quan sát lược đồ kinh tế một số nước châu Á
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trưng bày hình ảnh sưu tầm về Cam-pu-chia
Hoạt động cá nhân , lớp
- HS thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện trình bày kết quả 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
Hoạt động nhóm đôi
- HS quan sát lược đồ hình 5 / bài 18
- HS nêu 
- Cả lớp nhận xét , bổ sung 
- HS nêu 
- 2 dãy thi đua
Tiết 21 : LỊCH SỬ	
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne- vơ năm 1954	
 2. Kĩ năng: 	- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham học hỏi lịch sử nước nhà 
II. Chuẩn bị:
Bản đồ Hành chính VN, tranh ảnh tư liệu 
 - Tranh ảnh sưu tầm
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
10’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Oân tập”
- GV nêu câu hỏi 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:“Nước nhà bị chia cắt”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau chiến thắng Điện Biên Phủ
Mục tiêu : HS nắm được tình hình nước ta sau chiến thắng ĐBP
Phương pháp: Hỏi đáp , thảo luận
+ Hãy nêu các điều khoản chính của hiệp định Giơ-ne-vơ ?
- GV nhận xét và chốt ý : Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Pháp buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ , đất nước ta bị chia cắt với vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời 
Hoạt động 2: Nguyện vọng chính đáng của nhân dân không được thực hiện 
Mục tiêu : Nắm được vì sao nguyện vọng của nhân dân không được thực hiện 
Phương pháp : Hỏi đáp 
+ Nêu nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta ?
+ Nguyện vọng đó có được thực hiện hay không ? Vì sao ?
+ Aâm mưu phá hoại Hiệp định của Mỹ- Diệm như thế nào ?
- GV nhận xét + chốt : Mĩ – Diệm ra sức phá hoại Hiệp định bằng hành động dã man làm cho máu của đồng bào miền nam ngày ngày vẫn chảy. Trước tình hình đó, con đường duy nhất
của nhân dân ta là đứng lên cầm súng đánh giặc 
+ Nếu không cầm súng đánh giặc thì nhân dân và đất nước ta sẽ ra sao ?
 + Nếu ta cầm súng chống giặc thì điều gì sẽ xảy ra ?
+ Sự lựa chọn của nhân dân ta thể hiện điều gì ?
- GV nhận xét + chốt 
v Hoạt động 3 : CuÛng cố 
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức 
Phương pháp : Động não , hỏi đáp 
+ Hãy nêu những dẫn chứng tội ác của Mĩ- Ngụy đối với đồng bào miền Nam ?
+ Tại sao sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là giới tuyến của nỗi đau chia cắt ?
- Thi đua nêu câu ca dao, bài hát về sông Bến Hải, cầu Hiền Lương 
- GV nhận xét , tuyên dương 
5. Tổng kết – dặn dò :
- Học bài 
- Chuẩn bị : Bến Tre đồng khởi 
- Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Nội dung chính của Hiệp định :
Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN và Đông Dương . Quy định vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời . Quân ta sẽ tập kết ra Bắc , quân Pháp rút khỏi miền Bắc , chuyển vào miền Nam. Trong vòng 2 năm, quân Pháp rút khỏi VN. Đến tháng 7/ 1956 , ta tiến hành Tổng tuyển cử, thống nhất đất nước 
Hoạt động cá nhân , lớp
- Sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp 
- Không thực hiện được vì đế quốc Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ
- Mĩ dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam , đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống , lập ra chính phủ thân Mĩ nhằm tiêu diệt lực lượng CM
- HS nêu 
- HS nêu 
- 2 dãy thi đua
Tiết 42 : KHOA HỌC	 
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Kể tên một số loại chất đốt.
 - Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: Sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy
2. Kĩ năng: 	- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: - SGK. bảng thi đua.
 - Học sinh : - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
6’
13’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Sử dụng năng lượng của mặt trời.
® Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Sử dụng năng lượng của chất đốt.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt ( Tiết 1)
Phương pháp: Đàm thoại.
 Nêu tên các loại chất đốt trong hình 1, 2, 3 trang 86 SGK, trong đó loại chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể khí hay thể lỏng?
Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng.
Những loại nào ở rắn, lỏng, khí?
v Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
Than đá được sử dụng trong những công việc gì?
Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?
Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?
Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu?
Dầu mỏ được lấy ra từ đâu?
Từ dầu mỏ thể tách ra những chất đốt nào?
v Hoạt động 3: Củng cố.
GV chốt: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Sử dụng năng kượng của chất đốt (tiết 2)”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi + mời bạn khác trả lời.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm , lớp.
Mỗi nhóm chủan bị một loại chất đốt.
1. Sử dụng chất đốt rắn.
(củi, tre, rơm, rạ ).
Sử dụng để chạy máy, nhiệt điện, dùng trong sinh hoạt.
Khai thác chủ yếu ở các mỏ than ở Quảng Ninh.
Than bùn, than củi.
2. Sử dụng các chất đốt lỏng.
Học sinh trả lời.
Dầu mỏ ở nước ta được khai thác ở Vũng Tàu.
Xăng, dầu hoả, dầu-đi-ê-den.
3. Sử dụng các chất đốt khí.
Khí tự nhiên , khí sinh học.
Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc theo đường ống dẫn vào bếp.
Các nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị để minh hoạ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan 21.doc