Bài soạn lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 8

Bài soạn lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy toàn bài.

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẽ đẹp của rừng

2. Kĩ năng: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

3. Thái độ: Học sinh hiểu được lợi ích của rừng xanh: mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
 Tiết 15 : TẬP ĐỌC 	
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Đọc trôi chảy toàn bài.
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẽ đẹp của rừng
2. Kĩ năng: 	Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. 
3. Thái độ: 	Học sinh hiểu được lợi ích của rừng xanh: mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy:Bức tranh vẽ rừng khộp, ảnh sưu tầm về các con vật. 
- 	Trò : Vẽ tranh tả vẻ đẹp của cây nấm rừng - Vẽ muông thú, vượn bạc má, chồn sóc, con hoẵng. 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
Tiếng đàn ba- la- lai- ca 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
Kì diệu rừng xanh
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
8’
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Thầy mời 1 bạn đọc lại
- HS đọc bài
12’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
+ Để biết xem đứng trước những cây nấm rừng ngộ nghĩnh, đáng yêu, các bạn trẻ đã có những liên tưởng ra sao?
- Một vạt nấm rừng mộc suốt dọc lối đi như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả tưởng mình như người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân
Vì sao những cây nấm gợi lên những liên tưởng như vậy?
- Vì hình dáng cây nấm đặc biệt
- Những liên tưởng ấy làm cảnh vật đẹp như thế nào?
- Trở nên đẹp thêm, vẻ đẹp thêm lãng mạn, thần bí của truyện cổ.
Thế trong thế giới ấy, muông thú trong rừng hiện lên và được tác giả miêu tả ra sao?
- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp, những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo; những con mang vàng đang ăn cỏ, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng
- Sự có mặt của muông thú đã mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
- Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ, những điều kì thú.
Muông thú trong rừng được miêu tả sống động, đầy sức hấp dẫn. Thế tại sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
- Vì sự hòa quyện của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn: rừng khộp lá úa vàng như cảnh mùa thu (lá vàng trên cây, thảm lá vàng dưới gốc), những con mang vàng lẫn vào sàng của lá khộp, sắc nắng cũng rực vàng nơi nơi... 
Rừng khộp hiện lên trong sự miêu tả của tác giả thật đẹp. Đây cũng là loại rừng đặc trưng của nước ta. Thế sau khi tìm hiểu xong toàn bài, các em có suy nghĩ gì?
- Giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng.
9’
* Hoạt động 3: L. đọc diễn cảm 
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
- Mời 1 bạn đọc lại toàn bài. Thầy mời...
- 1 học sinh đọc lại
- Thầy sẽ chọn mỗi dãy 3 bạn, đọc tiếp sức từng đoạn (2 vòng)
- Học sinh đọc + mời bạn nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét, động viên, tuyên dương học sinh 
4’
* Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua: “Ai nhanh hơn? Ai diễn cảm hơn?” (2 dãy)” Mỗi dãy cử 1 bạn chọn đọc diễn cảm một đoạn mà mình thích nhất.
- Học sinh đại diện 2 dãy đọc + đặt câu hỏi lẫn nhau 
- Trưng bày tranh vẽ của học sinh
- Học sinh trưng bày + giới thiệu thực vật, động vật trong từng ích lợi của rừng 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Dặn dò: Xem lại bài
- Chuẩn bị: Trước cổng trời 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 36 : TOÁN	 	 
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. 
2. Kĩ năng: 	Rèn học sinh kĩ năng nhận biết, đổi số thập phân bằng nhau nhanh, chính xác. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Phấn màu - Bảng phụ - Câu hỏi tình huống 
- 	Trò: Bài soạn: số thập phân bằng nhau - Vở bài tập - bảng con - SGK
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Học sinh sửa bài 3 , 4 (SGK). 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
- Lớp nhận xét 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, chúng ta tìm hiểu kiến thức về “Số thập phân bằng nhau”. 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
15’
* Hoạt động 1: HDHS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi. 
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đ.thoại, động não, thực hành
- Giáo viên đưa ví dụ: 
	0,9m ? 0,90m 
9dm = 90cm 
- Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải của số thập phân thì có nhận xét gì về hai số thập phân? 
9dm = m ; 90cm = m; 
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m 
0,9m = 0,90m 
- Học sinh nêu kết luận (1) 
- Lần lượt điền dấu > , < , = và điền vào chỗ ... chữ số 0. 
0,9 = 0,900 = 0,9000 
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,000 
- Dựa vào ví dụ sau, học sinh tạo số thập phân bằng với số thập phân đã cho. 
- Học sinh nêu lại kết luận (1) 
0,9000 = ......... = ............
8,750000 = ......... = ............
12,500 = ......... = ............
- Yêu cầu học sinh nêu kết luận 2
- Học sinh nêu lại kết luận (2) 
10’
* Hoạt động 2: HDHS làm bài tập 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Động não, thực hành, quan sát, đàm thoại 
Ÿ Bài 1: Giáo viên gợi ý để học sinh hướng dẫn học sinh.
_GV cho HS trình bày bài miệng
Ÿ Bài 2: Cho HS lên bảng làm
 Hướng dẫn sữa bài
 Nhận xét bài làm
_HS giải thích cách viết đúng của bạn Lan và Mỹ 
HS làm bài
5’
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động cá nhân
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học. 
- Thi đua cá nhân
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “So sánh hai số thập phân “
- Nhận xét tiết học
Tiết 37 : TOÁN 	 
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	Biết so sánh hai số thập phân
 Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại
2. Kĩ năng: 	Rèn học sinh so sánh 2 số thập phân 
 3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Phấn màu - Bảng phụ, hệ thống câu hỏi, tình huống sư phạm. 
- 	Trò: Vở nháp, SGK, bảng con 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Số thập phân bằng nhau
- Tại sao em biết các số thập phân đó bằng nhau? 
- 2 học sinh 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“So sánh số thập phân” 
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
9’
* Hoạt động 1: So sánh 2 số thập phân
- Hoạt động cá nhân
- Giáo viên nêu VD: so sánh 8,1m và 7,9m
- Giáo viên đặt vấn đề: Để so sánh 8,1m và 7,9m ta làm thế nào? 
- Học sinh suy nghĩ trả lời 
- Học sinh không trả lời được giáo viên gợi ý.
Đổi 8,1m ra cm? 
 7,9m ra cm? 
- Các em suy nghĩ tìm cách so sánh? 
- Học sinh trình bày ra nháp nêu kết quả
Ÿ Giáo viên chốt ý: 
8,1m = 81 dm 
- Giáo viên ghi bảng 
7,9m = 79 dm 
Vì 81 dm > 79 dm 
Nên 8,1m > 7,9m 
Vậy nếu thầy không ghi đơn vị vào thầy chỉ ghi 8,1 và 7,9 thì các em sẽ so sánh như thế nào? 
8,1 > 7,9
10’
* Hoạt động 2: So sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau. 
- Hoạt động nhóm đôi 
- Giáo viên đưa ra ví dụ: So sánh 35,7m và 35,698m. 
- Học sinh thảo luận 
- Học sinh trình bày ý kiến 
- Giáo viên gợi ý để học sinh so sánh: 
1/ Viết 35,7m = 35m và m
 35,698m = 35m và m 
Ta có: 
m = 7dm = 700mm 
m = 698mm 
- Do phần nguyên bằng nhau, các em so sánh phần thập phân.
m với m rồi kết luận. 
- Vì 700mm > 698mm 
 nên m > m 
Kết luận: 35,7m > 35,698m 
10
* Hoạt động 3: Luyện tập 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: T. hành, động não
Ÿ Bài 1: Học sinh làm vở 
- Học sinh đọc đề bài 
- Học sinh sửa miệng 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh đưa bảng đúng, sai hoặc học sinh nhận xét. 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Bài 2: Học sinh làm vở 
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua giải nhanh nộp bài (10 em).
- Học sinh nêu cách xếp lưu ý bé xếp trước. 
- Giáo viên xem bài làm của học sinh. 
- Học sinh làm vở
- Tặng hoa điểm thưởng học sinh làm đúng nhanh. 
- Đại diện 1 học sinh sửa bảng lớp 
4’
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
- Thi đua so sánh nhanh, xếp nhanh, 
Bài tập: Xếp theo thứ tự giảm dần 12,468 ; 12,459 ; 12,49 ; 12,816 ; 12,85. 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà học bài + làm bài tập 
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 8 : ĐẠO ĐỨC 	 
NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Biết được con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên
 Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên
2. Kĩ năng: 	Học sinh biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
3. Thái độ: 	Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên + học sinh: Các tranh ảnh, bài báo về ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Các câu ca ... ân và cách phòng tránh HIV/AIDS
2. Kĩ năng: 	Nhận ra được sự nguy hiểm của HIV/AIDS và trách nhiệm của mọi người trong việc phòng tránh nhiễm HIV/AIDS. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Hình vẽ trong SGK/35 - Các bộ phiếu hỏi - đáp có nội dung như trang 34 SGK (đủ cho mỗi nhóm 1 bộ). 
- 	Trò: Sưu tầm các tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, các thông tin về HIV/AIDS. 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ:i “Phòng bệnh viêm gan A” 
- Trò chơi “Bão thỗi” gọi 4 em tham gia “Hái hoa dân chủ”. 
- 4 học sinh có số gọi lên chọn bông hoa có kèm câu hỏi ® trả lời.
- Nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan A? Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A? 
- Do vi-rút viêm gan A, bệnh lây qua đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A: sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn. 
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A? 
- Cần “ăn chín, uống sôi”, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. 
Ÿ GV nhận xét + đánh giá điểm 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Phòng tránh HIV / AIDS” 
- Ghi bảng tựa bài 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
10’
* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng” 
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, đ.thoại 
- Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 (hoặc 6) nhóm (chia nhóm theo thẻ hình). 
- Học sinh họp thành nhóm (Học sinh có thẻ hình giống nhau họp thành 1 nhóm). 
- Giáo viên phát mỗi nhóm 1 bộ phiếu có nội dung như SGK/34, một tờ giấy khổ to. 
- Đại diện nhóm nhận bộ phiếu và giấy khổ to. 
- Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy sắp xếp các câu hỏi và câu trả lời tương ứng? Nhóm nào xong trước được trình bày sản phẩm bảng lớp (2 nhóm nhanh nhất). 
- Các nhóm tiến hành thi đua sắp xếp.
® 2 nhóm nhanh nhất, trình bày trên bảng lớp ® các nhóm còn lại nhận xét. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm nhanh, đúng và đẹp. 
Kết quả như sau: 
1 -c ; 2 – b ; 3 – d ; 4 – e ; 5 - a 
- Như vậy, hãy cho thầy biết HIV là gì? 
- Học sinh nêu 
® Ghi bảng: 
HIV là tên loại vi-rút làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. 
- AIDS là gì? 
- Học sinh nêu 
® Giáo viên chốt: AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch của cơ thể (đính bảng). 
15’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS. 
- Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, trực quan 
- Thảo luận nhóm bàn, quan sát hình 1,2,3,4 trang 35 SGK và trả lời câu hỏi: 
+Theo bạn, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu ? ® Giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trình bày.
- Học sinh thảo luận nhóm bàn
® Trình bày kết quả thảo luận (1 nhóm, các nhóm khác bổ sung, nhận xét). 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt 
- Học sinh nhắc lại
5’
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Động não 
- Giáo viên nêu câu hỏi ® nói tiếng “Hết” học sinh trả lời bằng thẻ Đ - S. 
- Học sinh giơ thẻ 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Thái độ đối với người nhiễm HIV / AIDS.”
- Nhận xét tiết học 
Tiết 15 : TẬP LÀM VĂN	 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
2. Kĩ năng: 	Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương 
3. Thái độ: 	Giáo dục HS ý thức được trong việc miêu tả nét đặc sắc của cảnh, tả chân thực, không sáo rỗng. 
II. Chuẩn bị: 
- Thầy: Giấy khổ to, bút dạ - Bảng phụ tóm tắt những gợi ý giúp học sinh lập dàn ý. 
- Trò: Một số tranh ảnh minh họa cảnh đẹp của đất nước. 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Các em đã quan sát một cảnh đẹp của địa phương. Trong tiết học luyện tập tả cảnh hôm nay, các em sẽ lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
14’
* Hoạt động 1: Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp của địa phương. 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Quan sát, thực hành
- Giáo viên gợi ý 
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
+ Dàn ý gồm mấy phần?
- 3 phần (MB - TB - KL)
+ Dựa trên những kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn với đủ 3 phần. 
Ÿ Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp được chọn tả là cảnh nào? Ở vị trí nào trên quê hương? Điểm quan sát, thời điểm quan sát? 
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tham khảo bài. 
+ Vịnh Hạ Long / 81,82: xây dựng dàn ý theo đặc điểm của cảnh.
+ Tây nguyên / 82,83: xây dựng dàn ý theo từng phần, từng bộ phận của cảnh. 
Ÿ Thân bài: 
a/ Miêu tả bao quát: 
- Chọn tả những đặc điểm nổi bật, gây ấn tượng của cảnh: Rộng lớn - bát ngát - đồng quê Việt Nam. 
b/ Tả chi tiết: 
- Lúc sáng sớm:
+ Bầu trời cao 
+ Mây: dạo quanh, lượn lờ 
+ Gió: đưa hương thoang thoảng, dịu dàng đưa lượn sóng nhấp nhô... 
+ Cây cối: lũy tre, bờ đê òa tươi trong nắng sớm.
+ Cánh đồng: liền bờ - ánh nắng trải đều - ô vuông - nhấp nhô lượn sóng - xanh lá mạ. 
+ Trời và đất - hoạt động con người - lúc hoàng hôn.
+ Bầu trời: mây - gió - cây cối - cánh đồng - trời và đất - hoạt động người. 
Ÿ Kết luận: 
Cảm xúc của em với cảnh đẹp quê hương.
- Học sinh lập dàn ý trên nháp - giấy khổ to. 
- Trình bày kết quả 
Ÿ Giáo viên nhận xét, bổ sung
- Lớp nhận xét
14’
* Hoạt động 2: Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Bút đàm
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Giáo viên nhắc: 
+ Nên chọn 1 đoạn trong thân bài để chuyển thành đoạn văn. 
- Lớp đọc thầm, đọc lại dàn ý, xác định phần sẽ được chuyển thành đoạn văn. 
+ Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn hoặc một bộ phận của cảnh. 
- Học sinh viết đoạn văn 
- Một vài học sinh đọc đoạn văn 
5’
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Thi đua
- Bình chọn đoạn văn giàu hình ảnh, cảm xúc chân thực. 
Ÿ Giáo viên đánh giá
- Lớp nhận xét, phân tích 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết vào vở
- Nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
Tiết 16 : TẬP LÀM VĂN	 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI – KẾT BÀI
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp
 Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng. Viết được đoạn văn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương
2. Kĩ năng: - Luyện tập xây dựng đoạn Mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài 
 (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ờ địa phương. 
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh lòng yêu mến cảnh vật xung quanh và 
 say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bài soạn
+ HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
14’
14’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
2, 3 học sinh đọc đoạn văn.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về mở đoạn, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh (qua các đoạn tả con đường).
Phương pháp: Đàm thoại, phân tích.
 * Bài 1:
Giáo viên nhận định.
* Bài 2:
Yêu cầu học sinh nêu những điểm giống và khác.
Giáo viên chốt lại.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập xây dựng đoạn Mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
Phương pháp: Thực hành.
 * Bài 3:
Gợi ý cho học sinh Mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng .
Từ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng giới thiệu cảnh đẹp địa phương.
Từ một đặc điểm đặc sắc nhất để giới thiệu cảnh đẹp sẽ tả.
Từ cảm xúc về kỉ niệm giới thiệu cảnh sẽ tả Kết bài theo dạng mở rộng.
Đi lại ý của mở bài để đi nêu cảm xúc, ý nghĩ riêng.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Tổng hợp.
Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Giới thiệu HS nhiều đoạn văn giúp HS nhận biết: Mở bài gián tiếp - Kết bài mở rộng.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Viết bài vào vở.
Chuẩn bị: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh lần lượt đọc nối tiếp yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm.
1 học sinh đọc đoạn Mở bài a: 1 học sinh đọc đoạn Mở bài b.
+ a – Mở bài trực tiếp.
+ b – Mở bài gián tiếp.
Học sinh nhận xét: 
 + Cách a: Giới thiệu ngay con đường sẽ tả.
 + Cách b: Nêu kỷ niệm đối với quê hương, sau đó giới thiệu con đường thân thiết.
Học sinh đọc yêu cầu – Nối tiếp đọc.
Học sinh so sánh nét khác và giống của 2 đoạn kết bài.
Học sinh thảo luận nhóm.
Dự kiến: Đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết đối với con đường.
Khẳng định con đường là tình bạn.
Nêu tình cảm đối với con đường – Ca ngợi công ơn của các cô chú công nhân vệ sinh hành động thiết thực.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh đọc yêu cầu, chọn cảnh.
Học sinh làm bài.
Học sinh lần lượt đọc đoạn Mở bài, kết bài.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
+ Cách mở bài gián tiếp.
+ kết bài mở rộng.
Học sinh nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan08.doc