Bài soạn lớp 5 học kì II - Tuần 22

Bài soạn lớp 5 học kì II - Tuần 22

I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).

- Hiểu ý nghĩa của bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.

- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.

- Giáo dục HS học tập đức tính dũng cảm của những người dân chài. Giáo dục HS ý thức gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.

II. Đồ dùng dạy -học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- Tranh ảnh về những làng chài ven biển (nếu có).

- PPTC : cá nhân, lớp, nhóm .

III. Các hoạt động dạy -học

 

doc 30 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1054Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 học kì II - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tậpp đọc 
	Lập làng giữ biển (T.36)
Trần Nhuận Minh 
(Tích hợp GDBVMT: Trực tiếp)
I. Yêu cầu cần đạt
- Đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).
- Hiểu ý nghĩa của bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
- Giáo dục HS học tập đức tính dũng cảm của những người dân chài. Giáo dục HS ý thức gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.
II. Đồ dùng dạy -học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Tranh ảnh về những làng chài ven biển (nếu có).
- PPTC : cá nhân, lớp, nhóm .
III. Các hoạt động dạy -học
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ(5p)
2. Bài mới(30p)
a. Giới thiệu bài 
 .
HĐ1: GV đọc mẫu toàn bài một lượt
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn: 4 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “...toả ra hơi nước”.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “....thì để cho ai?”
Đoạn 3: Tiếp theo đến “...nhường nào”
Đoạn 4: Còn lại
- Cho HS đọc nt đoạn.
- Luyện đọc từ ngữ khó: giữ biển, toả ra, võng, Mõm Cá Sấu...
- Gọi HS đọc nt lần 2 .
- HD đọc câu khó, dài .
HĐ3: Cho HS luyện đọc theo nhóm3 (3p)
- HS đọc cả bài
- Cho HS đọc chú giải + giải nghia từ
* Tìm hiểu bài .
• Đoạn 1
- Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm
H: Bài văn có những nhân vật nào?
H: Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
H: Bố Nhụ nói: Con sẽ họp làng chứng tỏ ông là người như thế nào?
Đoạn 2
Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm
H: Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?
Đoạn 3+4
H: Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
H: Chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng ông đồng ý với con trai lập làng giữ biển?
- Cho HS đọc lại đoạn nói suy nghĩ của Nhụ
H: Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
* Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc phân vai
- GV ghi lên bảng đoạn cần luyện đọc và hướng dẫn cho HS đọc
- Cho HS thi đọc đoạn(- Để có một ngôi làng phía chân trời )
- GV nhận xét + khen những HS đọc tốt
Hoạt động của học sinh
- HS1 đọc đoạn 1+2 và trả lời câu hỏi.
- HS2 đọc phần còn lại.
 - HS có thể nói theo suy nghĩ của mình.
- HS phát biểu
- Lớp đọc thầm bài .
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK
- HS đọc đoạn nối tiếp trước lớp
- HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV
- HS đọc nt lần 2 .
* - Thế nào con, đi với bố chứ? ( câu hỏi)
 - Vâng! Nhụ đáp nhẹ.(giọng nhẹ nhàng)
- HS đọc theo cặp, mỗi em đọc1 đoạn, nối tiếp hết bài và đổi lại thứ tự đọc.
- 1 - 2 HS đọc cả bài
- 2HS giải nghĩa từ
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn. Đây là ba thế hệ trong một gia đình.
- Bàn việc họp làng để đưa dân ra đảo, cả nhà Nhụ ra đảo.
- Chứng tỏ bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xang, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước lâu nay của những người dân chài...
- HS đọc
.
- 4HS phân vai để đọc: người dẫn chuyện, bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ.
* Nhấn giọng : Mọi ngôi làng, có chợ, trường học, có nghĩa trang, giấc mơ, bất ngờ, đi với bố, quyết định, cả nhà, bồng bềnh, 
- HS luyện đọc đoạn
- 2,3 HS thi đọc
- Lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò( 3p)
H: Bài văn nói lên điều gì?
- Để giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta, các em cần làm gì?
- GV nhận xét tiết học.
- HS về học bài , chuẩn bị bài sau .
- Ca gợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ vùng biển trời Tổ quốc.
- HS nối tiếp nhau nêu 
==========================================
Toán .
	Tiết 106: Luyện tập
A. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố kiến thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
 - Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần trong một số tình huống đơn giản .
 - Giáo dục HS yêu thích môn học .
B. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ cho Hs tham gia trò chơi BT3.
 - PPTC : cá nhân, lớp, nhóm.
C. Các hoạt động dạy học - chủ yếu 
Hoạt động 1: Ôn lai công thức diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Yêu cầu Hs nhắc lại công thức diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
-Gọi HS nhận xét
-GV nhận xét nhấn mạnh các kích thước pohải cùng đơn vị đo.
-HS nhắc lại 
Sxp=Chu vi đáy x chiều cao
Stp=Sxp+ 2 x Sđáy
Hoạt động 2:Rèn kĩ năng tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Bài 1( Cá nhân) 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- Lưu ý :Các số đo có đơn vị đo thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở (không cần kẻ bảng );1 Hs làm bảng phụ 
- Chữa bài:
+ Gọi 2HS lần lượt trình bầy bài làm (câu a,b)
- Gọi HS khác nhận xét.
+ GV nhận xét ,đánh giá
Hỏi:Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
Hỏi:Cần chú ý đơn vị đo độ dài của các kích thước?
Bài 2( Nhóm )
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- Gọi 1 HS khác nhận xét bổ sung
- Yêu cầu tự làm bài vào vở;1 HS làm bảng phụ
- Chữa bài:
+Gọi HS nhận xét bài của bạn.
+ Yêu cầu HS khác chữa bài vào vở
+ GV xác nhận kết quả.
- Hỏi :Khi tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta cần lưu ý điều gì?
Bài 1: 
- HS đọc đề bài 
- Chưa cùng đơn vị đo ,phải đưa về cùng đơn vị 
- HS làm bài 
- HS chữa bài 
Đáp số : a) Sxp=1440dm2
Stp=2190 dm2
b) Sxp=17 m2
 30
Stp=1 1 m2
 10
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhânvới chiều cao(cùng đơn vị đo)
- Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng với diện tíh hai đáy.
- Các kích thước :Chiều rộng,chiều dài và chiều cao phải cùng đơn vị .
Bài 2:
- HS đọc
- Diện tích quét sơn chính là diện tích toàn phần trừ đi diện tích cái nắp;mà diện tích cái nắp là diện tích mặt đáy.
- HS làm bài theo nhóm đôi 
Bài giải
Diện tích quét sơn ở mặt ngoài bằng diện tích xung quanh củacái thùng.Ta có: 
8dm = 0,8m
Vậy diện quét sơn là :
(1,5 + 0,6) x 2 0,8 + 1,5 x 0,6=4,26 (m2)
Đáp số : 4,26 m2
- Các kích thwocs của hình hộp chữ nhật phải cùng đơn vị .
Hướng dẫn thực hiện :
ở BT 1 nên cho Hs làm phần (b) trước khi các kích thước đã có cùng đơn vị đo.Chú ý giúp Hs nhớ lại quy tắc cộng và nhân phân số.
ở BT 1phần (a) gợi ý cho HS còn yếu chú ý đơn vị đo chưa đồng nhất giữa các kích thước 
BT 2 là bài vận dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn ,cần giúp Hs hình dung phần diện tích thùng được sơn .Giúp Hs còn yếu tính toán chính xác (vì các kích thước chưa cùng đơn vị đo).
BT 3 :Đã giúp HS chú ý tới tính tương đối của khái niệm diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật cúng là một hình hộp đặt ở tư thế khác nhau thì có diện tích xung quanh khác nhau.
========================================
Toán .
Tiết 107: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
A. Yêu cầu cần đạt
 - Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biêt để rút ra được quy tắc tính diện tích và công thức tính diện tích xung quanh của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
 - Vận dụng được các quy tắc tính diện tích xung quanh,diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số BT có liên quan.
B. Đồ dùng dạy học
 - Một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
 - PPTC : Cá nhân, lớp, nhóm .
C. Các hoạt động dạy học - chủ yếu 
Hoạt động 1: KT bài cũ:Củng cố biểu tượng về hình lập phương và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Hỏi : Hãy nêu một số đồ vật có dạng hình lập phương và cho biết hình lập phương có đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GV nhận xét kết quả trả lời của HS .
- Viên súc sắc;thùng cát tông,hộp phấn...Hình lập phương có 6 mặt ,đều là hình vuông băng nhau,có 8 đỉnh ,có 12 cạnh .
- HS nêu lại
Sxq=Chu vi đáy x chiều cao
Stp=Sxp+ 2 x Sđáy
Hoạt động 2:Hình thành công thức thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương 
- Đưa ra mô hình trực quan 
- Gv gắn phần ghi nhớ lên bảng; gọi 1 vài HS đọc lại.
- GV ghi: Sxq=a x a x 4
 Stp= a x a x 6
Ví dụ :
- Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK(trang111) 
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài ;HS dưới lớp làm ra nháp.
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn
+ GV nhận xét ,đánh giá.
- HS quan sát
- Có 6 mặt,8 đỉnh ,12 cạnh .
- 6 mặt hình hộp chữ nhật là hình hộp chữ nhật;
 6 mặt hình lập phương là hình vuông; 12 cạnh của hình lập phương đều bằng nhau.
- Chiều dài =chiều rộng =chiều cao.
- Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4 và diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.
- HS đọc lại
- HS đọc
- HS làm bài.
- HS chữa bài.
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là :
(5 x 5) x 4 = 100(cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
(5 x 5) x 6 = 150(cm2)
 Đáp số : 150 cm2
Hoạt động 3:Rèn kĩ năng tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
Bài 1(Cá nhân) 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS làm bài vào vở;1 HS làm bảng phụ 
- Chữa bài:
+ Gọi 1HS nhận xét bài của bạn;HS còn lại chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét ,chữa bài.
Hỏi: Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm thế nào?
Bài 2( lớp)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài 
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn.HS khác chữa bài vào vở.Yêu cầu giải thích cách làm.
theo nhóm (đội nào có kết quả nhanh nhất và đúng là thắng cuộc).
Bài 1: 
- 1 HS đọc đề bài 
- HS làm bài 
- HS chữa bài 
 Đáp số : Sxp=9m2
 Stp=13,5m2
- HS nêu lại 
Bài 2:
- 1 HS đọc bài 
- HS làm bài 
- HS chữa bài 
Đáp số :31,25dm2
- Vì hộp không có nắp nên chỉ tính diện tích 5 mặt.
Hướng dẫn thực hiện :
Bài này hoàn toàn tương tự như đề bài diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật nên GV có thể để HS tự tìm được kiến thức (đối với lớp học mà đối tượng HS đạt chuẩn và có nhiều HS khá )về các công thức tính .Không nên giảng giải hoặc làm mẫu.
=========================================
Luyện từ và câu .
Tiết 43 :	Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Yêu cầu cần đạt
- HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện (ĐK) – kết quả (KQ), giả thiết (GT) - kết quả (KQ).
- Biết tạo câu ghép có quan hệ Đ ...  câu ghép và quan hệ từ.
- Lớp nhận xét bài của bạn trên lớp.
- 1HS đọc to, lớp lắng nghe
- 2HS làm bài trên bảng lớp.
- HS còn lại làm bài vào vở bài tập.
- Lớp nhận xét kết quả bài của 2 bạn trên lớp.
- 3 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- 3 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ( không nhìn SGK).
Băng giấy trên bảng lớp
a/ Mặc dù giặc Tây hung tàn, / nhưng 
 c v
 chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
 c v
b/ Tuy rét vẫn kéo dài, / mùa xuân đã đến bên bời sông Lương
 c v c v
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2( Lớp)
(Cách tiến hành tương tự BT1)
Lời giải đúng:
a/ Cần thêm quan hệ từ nhưng + thêm vế 2 của câu.
VD: Tuy hạn hán kéo dài nhưng ao nhà em vẫn không cạn nước.
b/ Cần thêm quan hệ từ mặc dù + thêm vế 1 của câu ( hoặc quan hệ từ tuy + vế 1)
VD: Mặc dù mặt trời đã lặn, nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3( nhóm đôi)
(Cách tiến hành tương tự BT1)
GV chốt lại kết quả đúng:
 • Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian 
 c v
 xảo / nhưng cuối cùng hắn 
 c
 vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8
H: Câu chuyện gây cười ở chỗ nào?
- ở chỗ bạn Hùng hiểu lầm câu hỏi của cô giáo (cô giáo hỏi chủ ngữ trong câu của bạn Hùng thì lại hiểu là tên cướp đang ở đâu)
3. Củng cố, dặn dò( 3p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS kể mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu? cho người thân nghe.
	====================================
Chính tả .
Tiết 22 :	Hà Nội
(Tích hợp GDBVMT: Gián tiếp)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nghe – viết đúng chính tả đoạn bài thơ Hà Nội. Trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.
- Biết tìm và viết đúng danh từ riêng tên người, tên địa lý Việt Nam.
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp .Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường của Thủ đô để giữ một vẻ đẹp của Hà Nội.
II. Đồ dụng dạy - học
- Bảng phụ.
- Bút dạ + một vài tờ phiếu khổ to.
- PPTC: cá nhân, lớp, nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. 3’
- Kiểm tra 2 HS. GV đọc cho HS viết những tiếng có âm đầu r/d/gi hoặc tiếng, từ có thanh hỏi cho HS viết.
 VD: Tiếng có âm đầu r, d, gi: giảng giải, rải rác, da diết, rung rinh, dùng dằng, giã giò.
- Tiếng từ có thanh hỏi, thanh ngã: lõm bõm, lỉnh kỉnh, thủng thỉnh, ngỡ ngàng, rủng rỉnh, thủ thỉ, mơ màng.
- GV nhận xét cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết
2. Bài mới(30p) 
1. Giới thiệu bài: 1’
 Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Những bài thơ của tác giả thường đưa ta về với làng quê Việt Nam hiền hoà, yên ả, với những người nông dân chân chất, thật thà. Trong bài chính tả hôm nay, ta lại được tác giải giới thiệu về vẻ đẹp riêng của đất trời, quang cảnh Hà Nội qua đoạn trích Hà Nội.
- HS lắng nghe.
HĐ1: Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả một lượt.
H: Bài thơ nói về điều gì?
H: Để bảo vệ cảnh quan MT của Thủ đô các em cần phải làm gì?
 - Cho HS đọc lại bài thơ về luyện viết những từ ngữ viết sai, những từ cần viết hoa: Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ.
HĐ2: Cho HS viết chính tả
- GV đọc từng câu, bộ phận của câu cho HS viết ( đọc 2 lần).
HĐ3: Chấm, chữa bài.
- GV đọc lại bài chính tả một lượt cho HS soát lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài.
- GV nhận xét chung
- HS theo dõi trong SGK.
- Bài thơ là lời một bạn nhỏ đến Thủ đô, thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, có nhiều cảnh đẹp.
- Không vứt rác bừa bãi, ...
- HS đọc thầm
- HS viết chính tả
- HS tự soát lỗi
- HS đổi tập cho nhau để sửa lỗi, ghi ra ngoài lề.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2(cá nhân)
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- GV giao việc: 3 việc:
 • Đọc lại đoạn văn.
 • Tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí.
 • Nêu qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng (GV đưa bảng phụ lên).
 • Đoạn trích có một danh từ riêng là tên người: Nhụ
 • Có 2 danh từ riêng là tên địa lí: Bạch Đằng Giang và Mõm Cá Sấu.
 • Khi viết tên người tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3(PHT)
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm bài: Cho thi tiếp sức hoặc làm cá nhân. GV có thể phát phiếu cho 3 HS.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khẳng định các em đã viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam theo yêu cầu. (Những tên nào các em viết sai GV sửa lỗi ngay cho HS).
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS trình bày kết quả bài làm.
- Lớp nhận xét
- HS chép lời giải đúng vào vở hoặc vởi bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
- 3 HS làm bài vào phiếu.
- 3 HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò(3p)
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
Toán .
	Tiết 110: Thể tích của một hình.
A, Yêu cầu cần đạt
 - HS có biểu tượng ban đầu về đại lượng thể tích
 - Biết một số tích chất có liên quan đến thể tích một hình
 - Thực hành đếm và so sánh thể tích các hình cụ thể ( theo đơn vị thể tích cho trước )
B. Đồ dùng dạy học
 - Một hình lập phương có màu , rỗng; một hình hộp chữ nhật, trong suốt, rỗng
 - Hình vẽ minh hoạ ví dụ, ví dụ 2, ví dụ 3, bài tập 1 và bài tập 2.
 - PPTC: Cá nhân, lớp, nhóm.
C, Các hoạt động dạy – học chủ yêu
1. Giới thiệu bài mới:
 - ở các dưới chúng ta đã được làm quen với một số đại lượng như dung tích tiền tệ, diện tích, khối lượng, độ dàiGiờ học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một đại lượng mới biểu thị mức độ chiếm chỗ không gian của vật. Đó là thể tích. Ghi tên bài
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng ban đầu và một số tính chất liên quan đến thể tích
a) Ví dụ 1 
- GV trưng bày đồ dùng, yêu cầu quan sát.
- Hỏi: Hãy nêu tên 2 hình khối đó?
- Hỏi: Hình nào to hơn? Hình nào nhỏ hơn?
- Gới thiệu: Ta nói hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phương có thể tích nhỏ hơn.
- GV đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhật.
- Hãy nêu vị trí của 2 hình khối.
- Giới thiệu: Khi hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật, ta cũng nói. Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
- Giới thiệu: Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
b) Ví dụ 2
- GV treo tranh minh hoạ
- Có 2 hình khối C và D
- Hỏi: Mỗi hình C và D được hợp bởi mấy hình lập phương nhỏ?
- Giới thiệu: Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D
- Yêu cầu HS nhắc lại
3. Ví dụ 3
- GV lấy bộ đồ dùng dạy học Toán 5 đưa ra 6 hình lập phương và xếp như hình ở SGK ví dụ 3 ( trang 114 ). Gọi HS tách hình xếp được thành 2 phần ( gọi 2 – 3 HS nêu các cách khác )
- GV treo tranh minh hoạ ( nếu không có đồ dùng )
- Hỏi: Hình P gồm mấy hình lập phương?
- Hỏi: Khi tách hình P thành 2 hình M và N thì số hình lập phương trong mỗi hình là bao nhiêu?
- Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa số lượng hình lập phương của các hình
- Ta nói rằng thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M và N
- HS quan sát
- Hình lập phương và hình hộp chữ nhật
- Hình hộp chữ nhật to hơn
- Hình lập phương
- Hình lập phương hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật
- HS nhắc lại
- Hình C gồm 4 hình lập phương và hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế ( các hình lập phương giống nhau )
- HS nhắc lại: Hình C được hợp bởi 4 hình lập phương nhỏ và hình D được hợp bởi 4 hình lập phương như thế; ta nói C và D có thể tích bằng nhau
- Hình P gồm 6 hình lập phương
- Hình M gồm 4 hình lập phương, hình N gồm 3 hình lập phương
- Số hình lập phương nhỏ của hình P bằng tổng số hình lập phương nhỏ của hình M vfa N
- Nghe, hiểu và nhắc lại.
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng so sánh thể tích một số hình tròn trươnmg hợp đơn giản
Bài 1( cá nhân)
- Yêu cầu HS đọc đề bài. Quan sát hình vẽ đã cho để trả lời ( ghi vào vở )
- Gọi HS nêu bài giải. Giải thích kết quả
- Hãy nêu cách tìm?
- Ai có cách làm khác ?
- Gợi ý: Còn có cách đếm các lớp từ phải qua trái ( yêu cầu về nhà )
- GV nhận xét đánh giá
Bài 2( nhóm đôi)
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS thảo luận ( nhóm đôi ) tìm cách giải
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận
3. Củng cố - ặn dò(5p).
- Nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Bài 1:
- Hình A gồm 16 hình lập phương nhỏ. Hình B gồm 18 hình lập phương nhỏ. Hình B có thể tích lớn hơn
- Đếm trực tiếp trên hình ( từng khôid nhỏ )
- Đếm số lập phương nhỏ của một lớp ròi nhân với số lớp ( có 2 lớp trong hình: trên và dưới )
- ở hình A một lớp có 8 hình lập phương nhỏ và có 2 lớp nên có 8 x 2 = 16 hình lập phương.
- ở hình B có 2 lớp, mỗi lớp có 9 hình lập phương nhỏ nên có 9 x 2 = 18 hình lập phương nhỏ
- Do đó thể tích hình B lớn hơn thể tích hình A.
Bài 2:
- HS đọc đề, quan sát hình vẽ ở SGK ( trang 115 )
- Hình A có 5 lớp mỗi lớp có 9 hình lập phương nhỏ nên có 9 x 5 = 45 hình lập phương nhỏ ( tính từ phải qua trái )
Tập làm văn .
Tiết 44 :	Kể chuyện ( Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu, yêu cầu
- Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết được hoàn chính một bài văn kể chuyện.
- Rèn kĩ năng viết văn cho HS .
- Giáo dục ý thức tự giác trong giờ học .
II. Đồ dùng dạy - học
Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích.
PPTC: Cá nhân, lớp.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài: 1’
 - Các em đã được ôn tập về văn Kể chuyện ở tiết Tập làm văn trước. Cô cũng đã dặn mỗi em về nhà đọc trước 3 đề bài trong SGK để chọn cho mình một đề. Trong tiếp Tập làm văn hôm nay các em sẽ làm một bài văn hoàn chỉnh cho một trong ba đề các em đã chọn.
- HS lắng nghe.
2. Hướng dẫn HS làm bài
- GV ghi ba đề trong SGK lên bảng lớp.
- GV lưu ý HS: Các em đọc lại ba đề và chọn một trong ba đề đó. Nếu các em chọn đề ba thì em nhớ phải kể theo lời của một nhân vật (sắm vai).
- Cho HS tiếp nối nói tên đề bài đã chọn, nói tên câu chuyện sẽ kể.
- GV ghi lên bảng lớp tên một vài câu chuyện cổ tích hoặc một vài câu chuyện các em đã được học, được đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe + chọn đề.
- HS lần lượt phát biểu.
3. HS làm bài: 28’-30’
- GV nhắc các em cách trình bày bài, tư thế ngồi...
- GV thu bài khi hết giờ
- HS làm bài.
4. Củng cố, dặn dò: 2’
- GVnhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 23
- HS lắng nghe.
======================================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc