Bài soạn lớp 5 học kì II - Tuần 35

Bài soạn lớp 5 học kì II - Tuần 35

TIẾT1

I. Yêu cầu cần đạt

- ôn tập đọc - học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học ở học kì II (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu (Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào?( để củng cố, khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể.

II Đồ dùng dạy học

 - Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng trong 15 tuần.

 - 1 tờ giấy khổ to (hoặc bảng phụ) ghi vắn tắt các nội dung về chủ ngữ, vị ngữ trong ba kiểu câu kể đã nêu.

 - 1 tờ phiếu khổ to chép lại bảng tổng kết kiểu câu “Ai làm gì?

 - 4 tờ phiếu khổ to để HS làm bài.

 - PPTC: giảng giải, hỏi đáp, LT.

 III. Các hoạt động dạy - học

 

doc 26 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 học kì II - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Tập đọc.
	ễN TẬP CUỐI Kè II
Tiết1
I. Yêu cầu cần đạt
- ôn tập đọc - học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học ở học kì II (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu (Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào?( để củng cố, khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể.
II Đồ dùng dạy học
	- Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng trong 15 tuần.
	- 1 tờ giấy khổ to (hoặc bảng phụ) ghi vắn tắt các nội dung về chủ ngữ, vị ngữ trong ba kiểu câu kể đã nêu.
	- 1 tờ phiếu khổ to chép lại bảng tổng kết kiểu câu “Ai làm gì?
	- 4 tờ phiếu khổ to để HS làm bài.
 - PPTC: giảng giải, hỏi đáp, LT.
	III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1Giới thiệu bài 1’
 Trong tiết ôn tập hôm nay, các em sẽ được kiểm tra lấy điểm Tập đọc - học thuộc lòng. Sau đó các em sẽ làm bài tập để củng cố, khắc sâu kiến thức về ba kiểu câu kể...
- HS lắng nghe.
2. Kiểm tra 4’
Tổng cố HS kiểm tra: 1/4 tổng số HS trong lớp
- Cho HS lên bốc thăm.
- GV cho điểm.
- GV dặn những HS kiểm tra chưa đạt về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra.
- HS lần lượt lên bốc thăm, đọc bài + trả lời câu hỏi theo yêu cầu trong phiếu.
3 . Làm BT 30’-32’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc lại yêu cầu.
 • Trong SGK đã có bảng tổng kết cho kiểu câu “Ai làm gì?. Các em chỉ cần lập bảng tổng kết cho hai kiểu câu còn lại: Ai thế nào? Ai là gì?
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết nội dung cần ghi nhớ.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc lại nội dung ghi trên phiếu.
Phiếu
1- Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận.
 - VN trả lời câu hỏi: Thế nào? VN chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật được nói đến ở CN. VN thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
- CN trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? CN chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất, trạng thái được nêu ở VN. CN thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
2- Câu kể Ai là gì? bao gồm hai bộ phận:
- VN trả lời câu hỏi:Là gì (là ai, là con gì)? VN được nối với CN bằng từ là.VN thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
- GV phát giấy cho 2 HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
- HS lớp làm vào nháp vào vở bài tập.
- 2 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
Kiểu câu Ai thế nào?
 Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Thế nào?
Cấu tạo
- Danh từ, cụm danh từ
- Đại từ
- Tính từ, cụm tính từ
- Động từ, cụm động từ
 Ví dụ: Cánh đại bàng rất khoẻ.
Kiểu câu Ai là gì?
 Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Là gì (là ai, là con gì)?
Cấu tạo
- Danh từ, cụm danh từ
- Danh từ, cụm danh từ
Ví dụ: Chim công là nghệ sĩ múa tài ba
4. Củng cố, dặn dò 3
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn cả lớp xem lại kiến thức đã học về các loại trạng ngữ để chuẩn bị tốt cho tiết Ôn tập sau.
Toán.
	Tiết 171: Luyện tập chung
A. Yêu cầu cần đạt
 - Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính và giải toán.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ để HS làm bài.
 - HTTC : cá nhân, lớp, nhóm.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 Hoạt động 1: Thực hành – luyện tập
Bài 1: Nhóm
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS làm vở; 4 HS làm bảng phụ.
- GV xác nhận kết quả
- Yêu cầu giải thích cách làm.
- Hỏi: Khi thực hiện phép nhân hoặc chia có hỗn số ta làm thế nào?
- Hỏi: ở trường hợp ( c ), ta đã áp dụng tính chất nào? Hãy viết biểu thức của tính chất đó.
- Hỏi: Hãy nêu thứ tự thực hiện khi tính giá trị biểu thức số không có dấu ngoặc?
Bài 2: Cá nhân
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán.
- Gợi ý: Với dạng bài này, các em nên phân tích các số thành các tích, để tìm được các cặp số giống nhau ở tử và mẫu, từ đó rút gọn rồi hãy tính.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ.
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn; HS dưới lớp đổi vở chữa bài.
+ GV xác nhận:
- Với những bài toán này, để việc tính toán trở nên đơn giản nên phân tích tử số và mẫu số thành tích các thừa số; ta chia cả tử và mẫu cho các cặp thừa số giống nhau đo ( gạch bỏ ). Khi các thừa số ở trên dấu gạch ngan bị gạch đi hết thì tử số của phân số chỉ kết quả tính là 1.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gắn hình minh hoạ lên bảng.
 h = ? 141,72m3 h=4/5h
 19,2m
 22,5m 
- Hỏi: Đề bài hỏi gì?
- Gợi ý: Coi bề dày bể không đáng kể.
- Hỏi: Hãy viết công thức tính thể tích. Khối nước trong bể? ( theo số đo đã cho )
- Chữa bài:
+ Gọi 1 HS đọc bài của mình.
+ GV nhận xét, xác nhận kết quả.
+ Chú ý: Từ công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật có thể suy ra công thức tính chiều cao h:
h = V : ( a x b )
3. Củng cố, dặn dò 3
- Nhận xét giờ học.
- HS về học bài, chuẩn bị bài sau
Bài 1: phần d trên chuẩn
- HS đọc
- HS làm bài.
a) 9 b) 15
 7 22
c) 24,6; d) 43,6
- Ta đổi hỗn số ra phân số; rồi thực hiện phép tính nhân, chia bình thường với hai phân số.
- Tính chất nhân một tổng với một số.
a x b + a x c = a x ( b + c )
- Nhân chia trước, cộng trừ sau. Nừu biểu thức chỉ có nhân chia hoặc cộng trừ tính từ trái qua phải.
bài 2: phần b trên chuẩn
- HS đọc.
- HS làm bài.
a) 21 22 68
 x x
 11 17 63
 7 x 3 x 11 x 2 x 17 x 4
 = 
 11 x 17 x 7 x 3 x 3
 8
 = 
 3
b) 5 7 26
 x x
 4 11 25
 5 x 7 x 13 x 2 1
 = =
 7 x 2 x 13 x 5 x 5 5
- HS chữa bài.
- HS lắng nghe.
Bài 3;
- 1 HS đọc đề bài.
- HS quan sát.
- Chiều cao của bể nước là bao nhiêu ?
Vnước = 22,5 x 19,2 x h1
- h1 = Vnước : ( 22,5 x 19,2 )
 4
h1 = h
 5
Bài giải:
Diện tích đáy của bể bơi là:
22,5 x 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao của mực nước trong bể là:
414,72 : 432 = 0,96 (m)
Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao 
 của mực nước trong bể là 
 - Chiều cao của bể bơi là:
 0,96 x = 1,2 (m)
 Đáp số: 1,2m
- HS chữa bài.
Toán Tiết 172: Luyện tập chung
A. Yêu cầu cần đạt
 - Giúp HS củng cố tiếp về tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ
 - HTTC : cá nhân, lớp, nhóm.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 Hoạt động 1: Thực hành - luyện tập
Bài 1: Cá nhân
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán, tự giải bài tập vào vở.
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn; HS dưới lớp đổi vở chữa bài
+ Nhận xét và đánh giá.
- Hỏi: Khi thực hiện tính biểu thức có dấu ngoặc ta cần lưu ý điều gì?
- Lưu ý HS khi thực hiện biểu thức có chứa số đo thời gian, không có gì khác với biểu thức bình thường, chú ý ghi tên các đơn vị kèm theo số đo cho chính xác.
Bài 2: Nhóm đôi
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV kiểm tra kết quả một số đối tượng.
- Hỏi: Muốn tính trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
- GV: Muốn tìm trung bình cộng của a1, a2an ( gồm n số hạng ) thì ta tính:
 a1 + a2 +..+an
 n
Bài 3: Lớp
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở; 1 HS almf bảng phụ.
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn.
+ GV xác nhận.
- Hỏi: Bài toán trên thuộc dạng toán gì đã học?
- Hỏi: Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
3. Củng cố, dặn dò 3
- Nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau
Bài 1;
- 1 HS đọc.
- HS làm bài.
Đáp số: a) 0,08
b) 9giờ 39phút.
- Tính giá trị trong ngoặc trước; sau đó thực hiện tính như các biểu thức không chứa ngoặc; nhân chia trước, cộng trừ sau.
Bài 2: phần b trên chuẩn
- HS đọc.
- HS làm bài 
Đáp số: a) 33
b) 3,1
- Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
Bài 3;
- HS đọc
- HS làm bài.
 Bài giải:
Số HS gái là:
 19 + 2 = 21 (HS)
Lớp học đó có tất cả số HS là:
 21 + 19 = 40 (HS)
Số HS trai chiếm số phần trăm là:
 19 : 40 = 0,475%
 0,475 = 47,5%
Số HS gái chiếm số phần trăm là:
 100% - 47,5% = 52,5%
 Đáp số: HS trai: 47,5%
 HS gái: 52,5%
- Giải toán về tỉ số phần trăm, dạng tìm tỉ số phần trăn của hai số.
- Lấy số này chia cho số kia rồi nhân với 100.
=====================================
Luyện từ và câu
ôn tập (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1)
 - Biết lập bảng tổng kết về các loại trang ngữ (trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, múc đích, phương tiện) để củng cố, khắc sâu kiến thức về trạng ngữ.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II Đồ dùng dạy học
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1)
	- 1 tờ giấy khổ to ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ về trạng ngữ, đặc điểm của các loại trạng ngữ.
	- 1 tờ phiếu khổ to chép lại bảng tổng kết chưa hoàn chỉnh trong SGK để GV giải thích yêu cầu của bài tập.
	- 3, 4 phiếu viết bảng tổng kết theo mẫu trong SGK để HS làm bài.
 - PPTC: giảng giải, hỏi đáp, LT.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài 1’
 Những em chưa có điểm kiểm tra và những em đã kiểm tra Tập đọc, học thuộc lòng chưa đạt kết quả, hôm nay cô sẽ cho kiểm tra. Sau đó chúng ta sẽ ôn tập về trạng ngữ qua việc lập bảng tổng kết.
- HS lắng nghe.
2. Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng 20’-22’
- Tổng số HS kiểm tra: 1/4 số HS trong lớp.
- Cho HS lên bốc thăm.
- GV cho điểm.
- HS lần lượt lên bốc thăm, đọc bài + trả lời câu hỏi theo yêu cầu trong phiếu.
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV nhắc lại yêu cầu của BT.
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp tờ phiếu đã viết nội dung cần ghi nhớ về các loại trạng ngữ.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc nội dung ghi trên phiếu.
Phiếu
1/ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích...của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc xen giữa CN, VN.
2/ Các loại trạng ngữ:
 a/ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời câu hỏi ở đâu?
 b/ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời câu hỏi Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?
 c/ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời câu hỏi Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu?
 d/ Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời các câu hỏi Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?
 e/ Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời các câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì?
- GV phát phiếu cho 3 HS.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả ... tập (Tiết 5)
I. Yêu cầu cần đạt
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (như ở tiết 1)
- Hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động; biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II Đồ dùng dạy học
	- Phiếu viết tên bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Bút dạ + 3 tờ giấy khổ to cho HS làm BT2.
 - PPTC: giảng giải, hỏi đáp, LT.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài 1’
 Tất cả những em chưa có điểm kiểm tra và những em đã kiểm tra Tập đọc – học thuộc lòng nhưng chưa đạt yêu cầu hôm nay sẽ kiểm tra. Sau đó, các em sẽ đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ và trả lời những câu hỏi theo yêu cầu của bài 
- HS lắng nghe.
2. Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng 20’-22’
- Tổng số HS kiểm tra: 1/4 tổng số HS trong lớp.
- Cho HS lên bốc thăm.
- GV cho điểm.
- HS lần lượt lên bốc thăm, đọc bài + trả lời câu hỏi theo yêu cầu trong phiếu.
3. Làm BT
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 + đọc bài văn.
- GV nhắc lại yêu cầu của BT.
- Cho HS làm bài
a/ Cho HS trình bày ý a:
- GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay, đúng yêu cầu của đề theo mục a
b/ Tác giả quan sát bằng những giác quan:
 ã Bằng mắt (thấy hoa, thấy những đứa bé, thấy chim bay, thấy võng dừa đưa sóng, thấy những ngọn đèn, thấy những con bò nhai cỏ).
 ã Bằng tai (nghe tiếng hát, nghe lời ru, nghe tiếng đập của đuôi bò đang nhai lại cỏ)
 ã Bằng mũi (ngửi thấy mùi rơm nồng)
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thâmg lại bài thơ.
- HS chọn hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ và viết đoạn văn nói về suy nghĩ của em mà hình ảnh gợi ra.
- Một số HS đọc đoạn văn miêu tả HS vừa viết.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò 2’
- GV nhận xét tiết học, khen những HS đạt điểm cao bài kiểm tra.
- Về nhà học thuộc lòng những câu, khổ thơ em thích của bài Trẻ con Sơn Mỹ
==========================================
Toán .
	Tiết 173: Luyện tập chung
A. Yêu cầu cần đạt
 - Giúp HS ôn tập, củng cố về:
 + Tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm
 + Tính diện tích và chu vi của hình tròn.
 - Phát triển trí tưởng tượng không gian của HS.
B. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
 - HTTC : cá nhân, lớp, nhóm
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 Hoạt động 1: Thực hành – luyện tập.
Phân 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần 1
- Yêu cầu HS làm vào vở; chỉ ghi kết quả; không cần chép lại đề.
- Chữa bài:
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm của mình.
+ Yêu cầu HS khác nhận xét.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu từng HS giải thích cách làm của mình.
Phần 2:
Bài 1: Cá nhân
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi và diện tích hình tròn.
3. Củng cố, dặn dò 3
- Nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài. Khoanh vào các ý sau trong các bài đã cho:
Bài 1: C
Bài 2: C
Bài 3: D ( trên chuẩn)
- HS 1: Khoanh vào đáp sán C vì
 0,8% = = 
 HS 2: Khoanh vào C vì số đó là:
 475 x 100 1
 = 500 và số đó là:
 95 5
500 : 5 = 100
HS 3: Khoanh vào D vì trên hình vẽ khối B có 22 hình lập phương; khối A và C có 24 hình lập phương, khối D có 28 hình lập phương.
- HS đọc đề bài
- HS làm bài
Ghép các mảnh đã tô màu của hình vuông ta được một hình tròn có bán kính là 10cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.
a) Diện tích của phần đã tô màu là:
10 x 10 x 3,14 = 314 (cm2)
b) Chu vi của phần không tô màu là:
10 x 2 x 3,14 = 62,8 (cm)
Đáp số: 314cm2 và 62,8cm
- HS nêu lại
C = d x 3,14 = 2 x r x 3,14
S = r x r x 3,14
==================================
Tập làm văn 
ôn tập (Tiết 4)
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố kĩ năng, lập biên bản cuộc họp qua bài luyện tập tập viết biên bản cuộc họp của chữ viết- bài Cuộc họp của chữ viết.
- Rèn kĩ năng làm văn cho HS.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II Đồ dùng dạy học
	- Vở bài tập (nếu có).
	- Phiếu phô tô mẫu biên bản (nếu có)
 - HTTC : cá nhân, lớp, nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài 1’
- HS lắng nghe.
Cấu tạo của một biên bản
1. Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.
2. Nội dung biên bản thường bao gồm 3 phần:
a/ Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), tên biên bản.
b/ Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc.
c/ Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của những người có trách nhiệm.
- Cho HS thảo luận để thống nhất về mẫu văn bản.
- GV dán lên bảng mẫu biên bản đã chuẩn bị trước để HS đọc, nắm vững cấu tạo của biên bản.
- HS trao đổi thảo luận thống nhất về mẫu biên bản.
Mẫu biên bản cuộc họp
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập- Tự do – Hanh phúc
Tên biên bản
1. Thời gian, địa điểm
 - Thời gian:
 - Địa điểm:
2. Thành phần tham dự
3. Chủ toạ, thư kí
 - Chủ toạ:
 - Thư kí:
4. Nội dung cuộc họp
 - Mục đích:
 - Tình hình hiện nay:
 - Phân tích nguyên nhân:
 - Cách 1: giải quyết:
 - Phân công cho mọi người
 - Cuộc họp kết thúc vào:
Người lập biên bản kí Chủ toạ kí 
- Cho HS viết biên bản về cuộc họp của chữ viết (HS đóng vai thư kí)
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét + chọn 1 biên bản tốt nhất dán lên bảng lớp
- HS dựa theo mẫu để viết biên bản.
- Một số HS đọc biên bản
- Lớp nhận xét
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập- Tự do – Hanh phúc
Biên bản họp
(Lớp 5A)
1. Thời gian, địa điểm
 - Thời gian: 16h30’, ngày 18-5-2007
 - Địa điểm: lớp 5A Trường Tiểu học Phan Đình Phùng
2. Thành phần tham dự: các chữ cái và dấu câu
3. Chủ toạ, thư kí
 - Chủ toạ: bác chữ A
 - Thư kí: Chữ C
4. Nội dung cuộc họp
 - Bác chữ A phát biểu: Mục đích cuộc họp – tìm cách giúp Hoàng không biết chấm câu. Tình hình hiện nay: Vì Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết những câu rất ngô nghê, vô nghĩa.
 - Anh Dấu Chấm phân tích nguyên nhân: Khi viết, Hoàng không để ý đến các dấu câu; mỏi tay ở chỗ nào, chấm chỗ ấy.
 - Đề nghị của bác Chữ A về cách giải quyết, phân việc: Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm phải yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn. Anh Dấu Chấm có trách nhiệm giám sát Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này.
 - Tất cả các chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến của chủ toạ.
 - Cuộc họp kết thúc vào 17h30’, ngày 18-5-2007
Người lập biên bản kí Chủ toạ kí 
 Chữ C Chữ A
3. Củng cố, dặn dò 3 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn những HS viết biên bản chưa đạt về nhà viết lại.
- Những HS chưa có điểm kiểm tra về nhà tiếp tục ôn tập để tiết sau kiểm tra
Toán .
Tiết 174: Luyện tập chung
A. Yêu cầu cần đạt
 - Giúp HS ôn tập, củng cố về giải toán liên quan đến chuyển động cùng chiều , tỉ số phần trăm , tính thể tích hình hộp chữ nhật.và sử dụng máy tính bỏ túi.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ để HS làm bài.
 - HTTC : cá nhân, lớp, nhóm.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 Hoạt động 1: Thực hành - luyện tập
Phần 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần 1.
- Yêu cầu HS tự làm; chỉ ghi kết quả; không cần chép lại đề.
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm của mình.
+ Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV xác nhận kết quả.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
3. Củn cố, dặn dò(5p).
- Yêu cầu về tự học ôn lại các dạng bài toán để giờ sau kiểm tra cuối năm.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài. Khoanh vào các kết quả là:
Bài 1: C
Bài 2: A
Bài 3: B
- HS 1: Khoanh vào C vì ở đoạn đường thứ nhất ô tô đã đi hết 1 giờ; ở đoạn đường thứ hai ô tô đã đi hết 60 : 30 = 2 (giờ) nên tổng số thời gian ô tô đã đi cả hai đoạn đường là:
1 + 2 = 3 (giờ)
- HS 2: Khoanh vào A vì thế tích của bể cá là:
60 x 40 x 40 = 96 000 (cm2)
hay 96dm2; thể tích nửa bể cá là:
96 : 2 = 48 (dm2)
Vậy cần đổ vào bể 48 lít nước.
(1 lít = 1 dm3) để nửa bể có nước.
- HS 3: Khoanh vào B vì cứ mỗi giờ Vừ tiến gần tới Lềnh được 11 – 5 = 6 (km) thời gian để Vừ đuổi kịp Lềnh là:
 1
 8 : 6 = 1 (giờ) hay 80 phút
 3
	======================================
Luyện từ và câu
Kiểm tra học kì II
 ( Kiểm tra đọc - hiểu + luyện từ và câu)
Sở GD ra đề kiểm tra
======================================
Chính tả .
	ôn tập (tiết 6)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nghe - viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con Sơn Mỹ
- Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em về những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con Sơn Mỹ.
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp .
II Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết 2 đề bài.
HTTC : cá nhân, lớp, nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài 1’
 Hôm nay, các em sẽ nghe- viết bài chính tả Trẻ con Sơn Mỹ. Sau đó, các em sẽ làm bài tập chính tả dưới hình thức viết một đoạn văn theo một trong hai đề bài 
- HS lắng nghe.
2. Viết CT
HĐ1: Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả một lượt
H: Bài chính tả nói gì?
- Cho HS đọc lại bài chính tả.
HĐ2: HS viết chính tả
- GV đọc từng dòng cho HS viết (GV đọc 2 lần)
HĐ3: Chấm, chữa bài
- GV đọc chính tả một lượt bài chính tả
- GV chấm 5-7 bài
- GV nhận xét chung
- HS lắng nghe.
- Bài chính tả miêu tả trẻ con ở Sơn Mỹ bằng những hình ảnh sinh động, hấp dẫn...
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- HS gấp SGK, viết chính tả
- HS tự soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
3. Làm BT 10’
- Cho HS đọc yêu cầu BT + câu a, b
- GV giao việc:
 ã Khi viết, các em cần dựa vào những hình ảnh gợi ra từ bài thơ + dựa vào những hiểu biết cỉa riêng mình.
 ã Tả một đám trẻ chứ không phải tả một đứa trê. đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
 ã Nếu chọn câu b, các em nhớ chọn tả một buổi chiều tối không phải một buổi chiều, hoặc một đêm yên tĩnh chứ không phải đêm ồn ào, náo nhiệt ở vùng biển, ở làng quê.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + khen những HS viết đúng, viết hay.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS tự chọn một trong hai đề để viết đoạn văn.
- Một số HS đọc đoạn văn mình viết.
- Lớp nhận xét
4. Củng cố, dặn dò3 
- GVnhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
- Dặn HS chuẩn bị giấy bút + ôn tập để kiểm tra cuối năm.
- HS lắng nghe.
========================================
Toán.
Kiểm tra cuối kì ii
(đề do SỞ gd cấp)
=======================================
Tập làm văn 
Kiểm tra tập làm văn
======================================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 35.doc