Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 18

Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 18

I. Mục đích, yêu cầu:

-Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.

-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong tuần 11 đến 17 của sách Tiếng Việt 5 tập 1(phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). HS lập được bảng thống kê các bài bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.

-Qua việc ôn tập, các em càng thấy được ý thức bảo vệ môi trường, trân trọng tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau, tình cảm của con người với thiên nhiên.

II. Chuẩn bị : GV: Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 18
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
TIẾT: 1
CHÀO CỜ:
-------------------------------------------------
TIẾT: 2
TẬP ĐỌC:
Ôn tập Tiếng Việt cuối học kì I (tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu:	
-Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.
-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong tuần 11 đến 17 của sách Tiếng Việt 5 tập 1(phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). HS lập được bảng thống kê các bài bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh. 
-Qua việc ôn tập, các em càng thấy được ý thức bảo vệ môi trường, trân trọng tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau, tình cảm của con người với thiên nhiên.
II. Chuẩn bị : GV: Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc 
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ (khoảng 3 -5 phút): “Bài ca về lao động sản xuất”.
3. Bài mới : Giới thiệu bài: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐ 1:Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.(khoảng15 phút)
-Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài (chuẩn bị bài 2 phút), đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi trong bài hoặc trong đoạn vừa đọc.
-GV nhận xét ghi điểm (kiểm tra khoảng ¼ số học sinh.)
HĐ2:Làm các bài tập 2.(khoảng 8 phút)
-Gọi HS đọc bài tập 2 SGK/ 173.
-GV phát phiếu học tập cho HS, tổ chức cho HS làm vào phiếu học tập.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng. 
-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
-HS lần lượt từng HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị.
-HS thứ tự lên đọc bài đã bốc thăm được.
- Đọc yêu cầu đề bài.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-Đổi chéo phiếu nhận xét bài bạn.
HĐ3. Làm bài tập 3.(khoảng 8 phút)
-Gọi HS đọc bài tập 3.
H. Đề bài yêu cầu gì?
(Coi nhân vật là bạn mình; nhận xét về nhân vật; nêu ưu khuyết điểm của nhân vật có dẫn chứng minh hoạ.)
-Yêu cầu HS thuyết trình trước lớp.
-GV nhận xét ghi điểm.
-1 em đọc bài, lớp đọc thầm.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét bổ sung.
4.Củng cố - Dặn dò :- Nhắc những em chưa kt đọc về nhà luyện đọc tiết sau tiếp tục kiểm tra.
--------------------------------------------------------
TIẾT: 3
THỂ DỤC:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
---------------------------------------------------------
TIẾT: 4
TỐN:
Diện tích hình tam giác.
I.Mục tiêu:
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: GV và HS: Hai hình tam giác to bằng nhau.(GV hình to hơn để gắn lên bảng)
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét ghi điểm.	
3. Dạy - học bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: Thực hiện thao tác cắt hình tam giác, ghép thành hình chữ nhật. (khoảng 4-5 phút)
* GV thao tác trên hình tam giác với các bước sau:
-GV lấy 2 hình tam giác bằng bìa to chồng khít lên nhau, để HS quan sát nhận xét hai hình tam giác này bằng nhau.
-GV dán 2 hình tam giác lên bảng và vẽ đường cao của hai tam giác.
-Cắt theo đường cao một giác, được hai mảnh tam giác ghi 1 và 2.
-Ghép hai mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để tạo một hình chữ nhật ABCD như hình vẽ.
HĐ2: So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.(khoảng 4-5 phút)
-Yêu cầu học sinh nêu ra chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật ABCD và cạnh đáy và chiều cao của tam giác DEC.
-GV nhận xét và chốt lại:
HĐ3: Hình thành quy tắc công thức tính diện tích hình tam giác.(khoảng 4-5 phút)
-Yêu cầu nhóm trình bày, GV nhận xét chốt lại:
HĐ4: Luyện tập thực hành.(khoảng 12-14 phút)
Bài 1: 
-Yêu cầu HS đọc đề bài, áp dụng cách tính diện tích hình tam giác và làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chấm điểm và chốt lại:
-HS theo nhóm 2 em thực hiện thao tác cùng GV.
-HS nêu cá nhân, HS khác bổ sung.
-HS theo nhóm 2 em hoàn thành yếu cầu GV giao.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS theo nhóm 2 em hoàn thành yếu cầu GV giao.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS đọc đề bài và làm bài vào vở, 2 em thứ tự lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn trên bảng sửa sai.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
-------------------------------------------------------
TIẾT: 5
ĐẠO ĐỨC:
Thực hành cuối học kì 1
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống về các kiến thức đã học học kì I.
- Trình bày được một số biểu hiện, việc làm thể hiện trách nhiệm của HS lớp 5; có ý chí trong cuộc sống; nhớ ơn tổ tiên; tình bạn tốt, kính trọng người già tôn trọng phụ nữ, hợp tácvới mọi người xung quanh.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với mọi người, có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
II. Chuẩn bị: GV : Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ (khoảng 2-3 phút): 
3. Dạy - học bài mới: 
-GV giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ 1: Hướng dẫn HS thực hành: (khoảng 15-20 phút)
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6, nội dung: (phiếu học tập)
-GV nhận xét và chốt lại:
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thảo luận nhóm 6
-Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
1. Học sinh lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Chính vì vậy, em phải cố gắng chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là học sinh lớp 5.
2. Một vài biểu hiện của người sống có trách nhiệm: trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận, đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn, không làm theo những việc xấu, 
3. Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp khó khăn, nhưng nếu có niềm tin và cố gắng vượt qua thì có thể thành công.
4. Mỗi người cần biết ơn tổ tiên và có trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
5. Bạn bè cần phải đoàn kết, thương yêu,giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.Có như vậy tình bạn mới thêm thân thiết gắn bó.
HĐ 2: Thi đọc ca dao, tục ngữ, đọc thơ, bài hát, tấm gương về các chủ đề nêu trên. 
-GV nhận xét tuyên dương.
- Các nhóm (nhóm bàn) nhận nhiệm vụ.
4.Củng cố - Dặn dò : Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
TIẾT: 1
TOÁN:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác; giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông khi biết độ dài độ dài hai cạnh vuông của nó.
-HS biết vận dụng cách tính diện tích hình tam giác vào làm tốt các bài tập.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: Các hình tam giác như SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi hai HS lên bảng làm lớp làm vào vở nháp.- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: -Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐ1: Làm bài tập 1.(khoảng 5-7 phút)
-Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn, GV chấm điểm và chốt lại.
-Gọi HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác.
HĐ2: Làm bài tập 2 và 3.(khoảng 10 phút)
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV vẽ hình lên bảng, yêu cầu HS chỉ ra đáy và chiều cao tương ứng của mỗi hình tam giác. 
-Yêu cầu HS nhận bài bạn, GV chốt lại: 
Bài 3-GV vẽ lên bảng hình tam giác vuông ABC và DEG.
-Yêu cầu HS quan sát và nhận ra cạnh đáy và chiều cao tương ứng của 2 tam giác ABC và DEG. 
-Tổ chức HS làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV nhận xét chốt lại và chấm điểm:
HĐ3: Làm bài tập 4.(khoảng 10 phút)
-Yêu cầu HS đọc đề, xác định cái đã cho, cái phải tìm.
-Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 2 em vào phiếu bài tập.
-Yêu cầu HS nhận xét bài ạn trên bảng, Gv chốt lại, chấm điểm.
Bài 4: Bài giải: 
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là: 4 x 3 = 12 (cm2)
Diện tích hình tam giác MQE là:3 x 1 : 2 = 1,5 (cm2)
Diện tích hình tam giác NEP là: 3 x 3 : 2 = 4,5 (cm2)
Tổng diện tích của hình tam giác MEQ và hình tam giác NEP là:
1,5 + 4,5 = 6 (cm2)
Diệntích tam giác EQP là: 12 – 6 = 6 (cm2)
 Đáp số : 6cm2
-HS đọc đề bài và làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn trên bảng.
2 em nhắc lại.
-HS nêu, HS khác bổ sung.
-HS nêu: 
Coi BC là cạnh đáy thì AB là chiều cao.
Coi DE là cạnh đáy thì DG là chiều cao.
- hs làm bài vào vở
- lớp nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
-----------------------------------------------------------------
TIÊT: 2
MĨ THUẬT:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
-----------------------------------------------------------------
TIẾT: 3
CHÍNH TẢ:
Ôn tập Tiếng Việt cuối học kì I (tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu:
-Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. HS nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả: Chợ Ta - sken. 
-HS đọc phát âm đúng, diễn cảm. Nghe - Viết đúng chính tả, viết đạt tốc độ, chú ý viết đúng: Ta – sken; nẹp thêu, xúng xính, ve vẩy,
-HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong bài ôn tập.
3. Dạy - học bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động c ... 
Hoạt động của hs
HĐ1: Thực hành:“tạo ra một hỗn hợp gia vị”(khoảng 10 - 12 phút)
MT. HS biết cách tạo ra hỗn hợp.
-GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm làm các nhiệm vụ sau:
-GV theo dõi các nhóm làm và nhắc nhở: mếm riêng từng chất. Ghi nhận xét; cuối cùng nếm thử hỗn hợp. Ghi nhận xét.
-Yêu cầu các nhóm trình bày phần nhận xét của mình.
-GV nhận xét và chốt ý chung.
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1. Muối tinh: Mặn
Hỗn hợp gia vị: có vị mặn, ngọt, cay.
2. Mì chính(bột ngọt): ngọt, tanh,
3. Tiêu bột: Cay
-GV nêu: Muối tiêu là hỗn hợp.
-GV chốt lại và gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK/74.
-Yêu cầu HS kể tên một số hỗn hợp mà em biết.
(Không khí, gạo lẫn trấu, muối lẫn cát,)
HĐ 2: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp. (khoảng 10-12 phút)
MT. HS biết được các phương pháp và cách tách các chất trong hỗn hợp.
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 75 và trả lời:
-Yêu cầu đại diện nhóm trả lời, GV chốt: 
 Hình 1: Làm lắng ; Hình 2: Sảy ; Hình 3: lọc
-GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS cùng thảo luận bạn ngồi cạnh và trả lời câu hỏi:
H: Cần chuẩn bị những gì để tách:
+Các trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng. (phểu, giấy lọc, 
-Yêu cầu HS trả lời GV nhận xét chốt lại.
-GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện tách các chất trong hỗn hợp như đã dự kiến ở trên. Hôm sau báo cáo kết quả.
-Các nhóm nhận nhiệm vụ, GV giao.
-HS theo nhóm bàn hoàn thành nhiệm vụ.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS thứ tự kể trước lớp.
-HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
-Thực hiện theo nhóm 2 em.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
Củng cố - dặn dò: -Yêu cầu HS trả lời : Hỗn hợp là gì ? -Chuẩn bị bài : “ Dung dịch”
BUỔI CHIỀU
Lịch sử: (T18) Kiểm tra cuối HKI
Câu 1: ( 3 điểm ) Ghi lại câu trả lời đúng.
1. Biện pháp để đẩy lùi “ giặc dốt” là:
A/ Mở lớp bình dân học vụ, mở thêm trường học cho trẻ.
B/ Đưa ra nước ngoài học tập.
C/ Quyết tâm phá tan cuộc tấn công của giặc.
D/ Mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy.
2. Quyết định của trung ương Đảng khi biết âm mưu của Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc:
A/ Phân tán bộ đội chủ lực.
B/ Quyết tâm phá tan cuộc tấn công của giặc.
C/ Cơ quan đầu não rút sang căn cứ địa ở vùng Tây Bắc.
3. Quân ta chủ động mở chiến dịch Biên giới Thu- Đông 1950 nhằm mục đích gì:
A/ Giải phóng một phần biên giới Việt- Trung.
B/ Củng cố mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
C/ Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới Việt- Trung của địch, khai thông đường liên laic Quốc tế.
Câu 2: ( 4 điiểm ) Đại hội chiến sĩ và cán bộ gương mẫu toàn Quốc có tác dụng như thế nào?
Câu 3: ( 3 điểm ) Nêu ý nghĩa chiến dịch Viêt Bắc Thu- Đông 1947.
LUYỆN TV
I/ Mục tiêu:
Hướng dẫn học sinh luyện viết đúng chính tả, đúng âm vần dễ lẫn
Viết đúng độ cao của các con chữ
Giáo dục HS tính cẩn thận, sạch đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Vở luyện viết.
III/ Các hoạt động dạy học
Ổn định lớp
Hướng dẫn học sinh luyện viết bài: Người mẹ của 51 đứa con.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đọc mẫu bài viết
Hướng dẫn hs viết các âm vần dễ lẫn
Yêu cầu HS nhắc lại độ cao của từng con chữ
GV lưu ý hs viết bài
GV đọc bài từng câu
HS viết bài vào vở
GV quan sát hướng dẫn hs yếu
Gv thu vở chấm và nhận xét
3. Bài tập:
- HS đọc yêu cầu của bài tập
hs đọc bài cá nhân
hs viết vào vở nháp
 - hs viết bài vào vở
hs đổi chéo vở kiểm tra và sửa lỗi
Cả lớp làm bài vào vở
GV và lớp chữa bài
4. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
LUYỆN TOÁN (2T)
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác; giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông khi biết độ dài độ dài hai cạnh vuông của nó.
- HS biết vận dụng cách tính diện tích hình tam giác vào làm tốt các bài tập.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II/ Đồ dùng dạy học:Vở bài tập toán
III/ Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp
Hướng dẫn hs làm bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài tập1: Gọi hs đọc đề và nêu cách giải bài toán
* Bài tập2: Gọi hs đọc đề
Yêu cầu hs làm bài vào vở
Gọi 1 em lên bảng làm bài
* Bài tập3: Tương tự
- Hướng dẫn hs tính nhẩm và viết kết quả vào chỗ chấm
* Bài tập 4: Hướng dẫn hs tìm tiền vật liệu, sau đó tìm tiền công
Gọi 2 em lên bảng làm bài
GV và lớp nhận xét kết quả
1 em đọc đề và làm bài vào vở bài tập
1 em lên bảng làm bài
 cả lớp làm vào vở
1 em đọc đề
2 em lên bảng làm
Cả lớp làm bài vào vở
HS suy nghĩ làm bài và đọc kết quả
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
THỂ DỤC
TOÁN (T90) Hình thang
I.Mục tiêu:
- HS nắm được khái niệm ban đầu về hình thang là hình tứ giác có cặp cạnh đối diện song song; phân biệt hình thang với một số hình đã học.
- HS nhận biết được hình thang và vẽ được hình thang.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: Một số thanh nhựa của bộ lắp ráp lớp 5.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét bài kiểm tra học kì.
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
HĐ1. Hình thành biểu tượng hình thang và nhận biết đặc điểm của hình thang.(khoảng 12-13 phút)
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra hình ảnh của hình thang.
-Yêu cầu HS quan sát tiếp hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để nhận biết biểu tượng về hình thang.
 -Yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để trả lời các câu hỏi sau:
-Yêu cầu HS trả lời, GV chốt lại:
-GV vẽ đường cao AH của hình thang ABCD và giới thiệu: AH là chiều cao của hình thang.
-Yêu cầu HS nhận xét về quan hệ của đường cao AH và 2 cạnh đáy.
-GV kết luận: Đường cao của hình thang là đoạn thẳng vuông góc với hai cạnh đáy hình thang.
-GV gọi HS chỉ vào hình thang ABCD nhắc lại đặc điểm của hình thang.
HĐ2. Thực hành.(khoảng 12-13 phút)
Bài 1: -Yêu cầu HS đọc bài tập 1, quan sát các hình thang ở SGK/bài 1 và nêu ra hình nào là hình thang.
-GV cầu HS nhận xét, GV chốt lại. (có thể yêu cầu HS giải thích vì sao em biết đó là hình thang).
 Hình 1, 2, 4, 5,6 là hình thang 
Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm vào phiếu.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại.
Bài 3: 
-Yêu cầu HS vẽ thêm đoạn thẳng để tạo hình thang (HS làm vào SGK).
Bài 4: 	-GV đưa mô hình lắp ghép hình thang (gồm 4 thanh nhựa đã lắp ghép thành hình thang và GV thao tác trên mô hình:
HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra hình ảnh của hình thang.
-HS theo nhóm 2 em quan sát hình thang và trả lời câu hỏi của GV.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. 
-Quan sát GV vẽ và nghe giới thiệu về đường cao của hình thang.
-HS nêu nhận xét, HS khác bổ sung.
-Gọi HS chỉ vào hình thang ABCD nhắc lại đặc điểm của hình thang.
-HS làm bài 1 theo yêu cầu của GV.
-HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Nhận phiếu bài tập và làm cá nhân vào phiếu, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-Nhận xét bài trên bảng, đổi chéo bài chấm điểm.
-Làm cá nhân bài 4.
4. Củng cố - Dặn dò: - Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
Luyện từ và câu: (T36) Ôn tập tiếng việt cuối học kì 1 (Tiết 8)
 ( Kiểm tra viết )
I. Mục đích, yêu cầu:
-Kiểm tra về văn tả người.
-HS viết được bài văn tả người hoạt động hoàn chỉnh.
-Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trung thực khi làm bài.
II. Chuẩn bị: HS có giấy kiểm tra. GV có đề kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy và học: 
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Dạy – học bài mới: GV ghi đề bài lên bảng. HS làm bài vào giấy kiểm tra.
A/ Tập làm văn: ( 5 điểm )
Đề bài: Em hãy tả một người mà em thấy gần gữi và quý mến nhất.
B/Chính tả: ( 5 điểm ) Chấm lỗi chính tả, trình bày, chữ viết bài đọc thầm và Tập làm văn.
3. Củng cố – Dặn dò: -GV nhận xét tinh thần thái độ làm bài của HS.
Sinh hoạt tuần 18
I. Mục tiêu:
-Đánh giá các hoạt động trong tuần 18, đề ra kế hoạch tuần 19, sinh hoạt tập thể.
-HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Sinh hoạt lớp:tuần 18:
+ Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
-Các tổ trưởng báo cáo tổng kết tổ -Ý kiến phát biểu của các thành viên.
-Lớp trưởng thống điểm các tổ và xếp thứ từng tổ.
+GV nhận xét chung: 
* Hạnh kiểm: Đa số các em ngoan, thực hiện khá tốt nội quy trường lớp như đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ,
* Học tập: Duy trì phong trào thi đua giành sao chiến công sôi nổi, học bài làm bài ở nhà khá tốt.
	 Thi 2 môn toán và tiếng Việt nghiêm túc.
 Tồn tại: Một số em chưa chú ý trong học tập, quên vở ở nhà.
	 Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học
* Công tác khác: Tham gia sinh hoạt Đội duy trì đều đặn. Vệ sinh trường lớp, cá nhân gọn gàng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 T 18.doc