Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 25

Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 25

I. Mục đích yêu cầu:

- Luyện đọc đúng các từ khó : chót vót, dập dờn, sừng sững, cuồn cuộn, bức hoành phi, múa quạt xoè hoa và các danh từ riêng : Nghĩa Lĩnh, Ba Vì, Dãy Tam Đảo, Ngã Ba Hạc .

-Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng đọc trang trọng, thiết tha.

- Hiểu nghĩa các từ : Đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngọc phả, đất Tổ, chi

-Hiểu ý nghĩa chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.

- Giáo dục HS nhớ ơn các vua Hùng, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK, tranh ảnh về đền Hùng nếu có.

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Ngày soạn : 4/3/2007
Ngày dạy : Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007
TẬP ĐỌC:
Phong cảnh đền Hùng
I. Mục đích yêu cầu:
- Luyện đọc đúng các từ khó : chót vót, dập dờn, sừng sững, cuồn cuộn, bức hoành phi, múa quạt xoè hoa và các danh từ riêng : Nghĩa Lĩnh, Ba Vì, Dãy Tam Đảo, Ngã Ba Hạc ..
-Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng đọc trang trọng, thiết tha.
- Hiểu nghĩa các từ : Đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngọc phả, đất Tổ, chi 
-Hiểu ý nghĩa chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.
- Giáo dục HS nhớ ơn các vua Hùng, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK, tranh ảnh về đền Hùng nếu có.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 
H: Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào ? (Linh)
H: Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm như vậy ? (Ánh)
H: Nêu đại ý . (Tuấn) - GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : GTB
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
-GV treo tranh minh họa và giới thiệu cho HS nghe.
- Gọi 1 HS khá đọc bài
-GV chia đoạn: 3 đoạn.
Đ1: từ đầu đến  chính giữa
Đ2: Tiếp theo đến  xanh mát.
Đ3: Phần còn lại.
-Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
-Luyện đọc các từ ngữ: Chót vót, dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, bức hoành phi, múa quạt xoè hoa
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
-Cho HS đọc cả bài.
-1 HS đọc chú giải.
- GV đọc mẫu lần 1
-Cần đọc với giọng trang trọng tha thiết, nhịp điệu khoan thai
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
H: Bài văn viết về cảnh vật gì ? Ở đâu?
H: Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng ? 
- GV giảng thêm về truyền thuyết con rồng cháu tiên cho HS nghe.
H: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
GV: Những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2
H: Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
-GV chốt lại : Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đình ở vùng đất tổ, đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn dân tộc.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
H: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
Dù ai di ngược về xuôi.
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- GV bổ sung: Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ sáu đã " hoá thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 10-3 âm lịch. Từ đấy người Việt lấy ngày 10-3 làm ngày giỗ Tổ.
Đại ý : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm
-GV đưa bảng phụ đã chép đoạn 2 cần luyện đọc lên và hướng dẫn HS đọc.
-Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
-HS quan sát tranh và nghe lời giới thiệu.
-1 HS khá đọc.
-HS dùng bút đánh dấu các đoạn trong SGK.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
-HS đọc theo nhóm.
-2 HS đọc lại cả bài.
- HS giải nghĩa từ trong SGK.
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng đoạn 1.
-Trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
-HS kể.
-1 HS đọc thành tiếng, lớp thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nghe
-HS nêu cách đọc, đọc thể hiện.
-3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc lại bài, đi thăm đền Hùng nếu có điều kiện.
______________________________________________________
ĐẠO ĐỨC:
Thực hành giữa học kì II
_____________________________________________________ 
KHOA HỌC
Ôn tập : vật chất và năng lượng (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 Giúp HS :
- Ôn tập và củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng. Rèn kĩ năng quan sát tự làm thí nghiệm.
 - Rèn kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
- Luôn yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học , có lòng ham tìm tòi, khám phá.
II. Chuẩn bị:
 + Phiếu học tập. Hình minh họa trang 101, SGK, cắt rời từng hình.
III. Các hoạt động dạy và học:
1 Ổn định: 
2. Bài cũ: Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
 H: Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị điện giật (Hiền)
 H:Vì sao cần sử dụng điện một cách hợp lý? (Linh)
H :Em và gia đình đã làm gì để thực hiện tiết kiệm điện ? (K’ Luis)
 - GV nhận xét, cho điểm HS.
3.Bài mới : Giới thiệu bài , ghi đề.	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hóa học 
 H: Ở phần vật chất và năng lượng em đã tìm hiểu về những vật liệu nào ?
- Phát phiếu học tập cho từng HS, yêu cầu HS tự đọc, hoàn chỉnh các câu hỏi.
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Nhận phiếu và làm bài.
PHIẾU HỌC TẬP
ÔN TẬP : Vật chất và năng lượng
 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Đồng có tính chất gì?
Cứng, có tính đàn hồi, chịu được áp lực và lực căng lớn.
Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, không bị gỉ, tuy có thể bị một số a-xít ăn mòn.
Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn nhiệt và dẫn điệt tốt.
Thuỷ tinh có tính chất gì ?
 a. Cứng, có tính đàn hồi, chịu được áp lực và lực căng lớn.
 b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vở.
 c. Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, không bị gỉ, tuy có thể bị một số a-xít ăn mòn.
 d.Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn nhiệt và dẫn điệt tốt.
Nhôm có tính chất gì ?
 a. Cứng, có tính đàn hồi, chịu được áp lực và lực căng lớn.
 b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vở.
 c. Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, không bị gỉ, tuy có thể bị một số a-xít ăn mòn.
 d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn nhiệt và dẫn điệt tốt.
 4.Thép được dùng để làm gì ?
 a. Làm các đồ điện, dây điện.
 b. Dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu bắc qua sông, đường ray tàu hoả, máy móc,
 5.Sự biến đổi hoá học là gì?
 a. Sự chuyển thể của một số chất từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
 b. Sự biến đổi của chất này thành chất khác.
 6. Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch?
 a. Nước đường.
 b. Nước chanh (đã lọc hết tép chanh và hạt) pha với đường và nước sôi để nguội.
 c. Nước bột sắn (pha sống).
 - GV gọi HS trình bày. GV ghi câu trả lời lên bảng.
 - Thu phiếu học tập của HS.
Hoạt động 2: GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1 trang 101, SGK và thực hiện các yêu cầu .
 + Mô tả thí nghiệm được minh hoạ trong hình.
 + Sự biến đổi hoá học của các chất xảy ra trong điều kiện nào?
 - GV đi hướng dẫn HS gặp khó khăn.
 - GV nhận xét kết luận, khen ngợi HS hiểu bài, ghi nhớ các kiến thức đã học.
- 1HS chữa phiếu , HS khác nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. Đáp án:
 1. d
4. b
 2. b
5. b
 3. c
6. c
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận ,trả lời từng câu hỏi của GV.
4. Củng cố - dặn dò: - Đọc lại toàn bộ nội dung kiến thức ôn tập.
 - Về xem lại bài.Chuẩn bị: Ôn tập: Vật chất và năng lượng (tt).
 -Nhận xét tiết học .
_________________________________________________
TOÁN
Kiểm tra định kì giữa học kì II
Ngày soạn : 4 / 3 / 2007
Ngày dạy : Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2007
CHÍNH TẢ : Nghe –viết
Ai là thuỷ tổ loài người ?
Ôn tập về quy tắc viết hoa. Viết tên người, tên địa lí nước ngoài
I. Mục đích yêu cầu:
-Nghe-viết đúng chính tả bài Ai là thuỷ tổ loài người ?
-Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập.
- Rèn HS viết đủ, đúng chính tả, viết hoa đúng. Ttrình bày sạch đẹp
- Giáo dục tính cẩn thận, nắn nót.
II. Đồ dung dạy học.
- Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nươcù ngoài.
- Bảng phụ, VBT
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 2 HS lên bảng
Bài 2 : 1 HS lên viết lại các danh từ riêng có trong bài (Ka A Nét)
Bài 3 : 1 HS lên giải câu đố và ghi tên các nhân vật lịch sử (Trang)
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : GTB
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
H§ 1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
GV đọc toàn bài chính tả.
-Cho HS đọc bài chính tả.
H :Bài chính tả nói về điều gì ?
Yªu cÇu HS t×m các tên riêng trong bài .
Yªu cÇu HS ®äc vµ viÕt c¸c tõ võa t×m ®­ỵc.
-Cho HS luyện viết các tên riêng có trong bài : Chúa trời, A- đam, Ê- va, trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác – uyn, XIX.
- GV đọc các tên riêng trong bài.
- GV h­íng dÉn c¸ch viÕt vµ c¸ch tr×nh bµy.
GV đọc từng câu cho HS viết.
GV đọc lại toàn bài.
GV chÊm 5-7 bµi, nhËn xÐt sưa lçi.
-GV nhận xét chung và cho HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài.
H§2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2:
-Cho HS đọc yêu cầu và đọc truyện vui dân chơi đ ... HS dựa theo nội dung của bài 1, viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch ở bài 2.
-Cho HS làm bài. GV phát phiếu bút dạ HS làm việc theo nhóm.
-Cho HS trình bày kết quả bài làm.
-GV nhận xét, cùng lớp bình chọn nhóm viết đoạn đối thoại hay, đúng.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài 3.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc: Các em có thểâ chọn đọc phân vai hoặc diễn kịch.
- Nếu đọc phân vai 4 em sắm 4 vai (người dẫn chuyện, lính, Trần Thủ Độ và phú nông).
-Nếu diễn kịch người dẫn chuyện làm nhiệm vụ nhắc lời cho các bạn và giới thiệu.
-Cho HS làm việc.
-GV nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt nhất hoặc diễn đạt hay nhất.
-GV nhận xét tiết học.
-Khen nhóm HS viết đoạn đối thoại hay hoặc diễn kịch hay nhất.
-1 HS đọc bài 1.
-1 HS đọc toàn bộ bài 2.
-HS làm việc theo nhóm 4.
-Đại diện nhóm lên dán phiếu của nhóm mình lên bảng.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
-Từng nhóm HS đọc phân vai hoặc diễn kịch.
-HS theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt nhất hoặc diễn đạt hay nhất.
4. Củng cố dặn dò :
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở; đọc trước tiết TLV tuần 26.
__________________________________________________________________
TOÁN:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Rèn cho HS kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ số đo thời gian.
- Vận dụng phép cộng, phép trừ các số đo thời gian để giải các bài toán có liên quan.
- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Nội dung bài, SGK.
+ HS: Vở ,SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập.
 Một người thợ phải may 3 cái áo. Cái áo thứ nhất chị may hết 2 giờ 15 phút. Cái áo thứ hai may nhanh hơn cái áo thứ nhất 20 phút, cái áo thứ ba may chậm hơn cái áo thứ hai 15 phút. Hỏi người thợ may cả ba cái áo hết bao lâu?
 - GV nhận xét cho điểm.
 3.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 1, 2.
- Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em đặt tính để tính.
- GV chốt bài làm đúng.
Bài 2:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách làm bài tập 1.
Hoạt động 2:
Bài 3:
Gọi HS đọc đề toán trong SGK.
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
GV chốt lại cách làm : Khi trừ các số đo thời gian có nhiều đơn vị đơn vị đo thì ta cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị.
+ Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó của số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta chuyển đổi một đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường.
GV yêu cầu HS làm bài.
GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
GV yêu cầu HS làm bài.
GV mời 1 HS đọc bài chữa trước lớp, yêu cầu HS 
cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
- Thực hiện theo yêu cầu của bài.
- 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở ; nhận xét, sửa bài.
- HS đọc yêu cầu – làm bài.
- Sửa bài.
Nêu cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài.
- 3HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, trình bày cách thực hiện đối với từng trường hợp.
- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1HS đọc đề.
 - HS cả lớp làm bài vào vở.
 - HS thực hiện yêu cầu của GV.
 4. Củng cố –dặn dò: GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ số đo thời gian.
Nhận xét tiết học..
Về học bài, chuẩn bị bài “Nhân số đo thời gian”.
_______________________________________________________________ 
Sinh hoạt lớp tuần 25
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. 
- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
- GDHS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
III. Các hoạt động 
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
 a) Hạnh kiểm: 
- Các em có tư tưởng đạo đức tốt.
- Đi học chuyên cần, nghỉ học có giấy phép.
 b) Học tập: 
- Các em có ý thức học tập, hoàn thành bài trước khi đến lớp.
- Truy bài 15 phút đầu giờ tương đối tốt.
- Tuyên dương các em có ý thức học tập tốt : Nhi, Linh, Trà, Hằng, Hiền 
- Một số em chữ viết còn xấu, vở bẩn như : Phú Cường, Luis, Hoàng Hải, Quân.
2. Kế hoạch tuần 26: 
- Duy trì tốt nề nếp quy định của trường, lớp. Tham gia sinh hoạt Đội, Sao.
- Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Thi đua học tốt chào mừng ngày 8 – 3 và ngày 26 - 3
- Duy trì sĩ số. Ôn luyện kiến thức chuẩn bị thi giữa kì II.
-Thực hiện các phong trào của trường lớp.
-Tham gia đóng góp các khoản qui định.	
________________________________________________
RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 T 25.doc