Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 34

Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 34

I.Mục đích yêu cầu : - Luyện đọc:

+ Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi

 + Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc phù hợp với những tình tiết của chuyện. Phân biệt được vai nhân vật trong bài.

- Hiểu được:

+ Nghĩa các từ: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng.

+ Nội dung bài: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của bé nghèo Rê-mi.

- Giáo dục HS noi gương Rê-mi.

II. Chuẩn bị: GV : Tranh minh họa chủ điểm và bài đọc SGK phóng to; Hai tập truyện “Không gia đình”; Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.

 HS : Đọc bài và tự trả lời các câu hỏi

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 34
Thứ hai ngày 30 tháng 04 năm 2012
TIẾT: 1
CHÀO CỜ:
___________________________________
TIẾT: 2
TẬP ĐỌC:
Lớp học trên đường
I.Mục đích yêu cầu : - Luyện đọc: 
+ Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi
 + Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc phù hợp với những tình tiết của chuyện. Phân biệt được vai nhân vật trong bài.
- Hiểu được:
+ Nghĩa các từ: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng.
+ Nội dung bài: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của bé nghèo Rê-mi.
- Giáo dục HS noi gương Rê-mi.
II. Chuẩn bị: GV : Tranh minh họa chủ điểm và bài đọc SGK phóng to; Hai tập truyện “Không gia đình”; Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
 HS : Đọc bài và tự trả lời các câu hỏi
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ : - Gọi HS đọc bài “Sang năm con lên bảy”và trả lời câu hỏi:
H. Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
H. Từ giã thế giới tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
H. Nêu đại ý của bài? 
3. Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề 
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ1: Luyện đọc. (8-10 phút) 
-Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
-Yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải ở SGK.
- GV giới thiệu cách chia bài thành 3 đoạn 
 Đoạn 1: Từ đầu  mà đọc được
 Đoạn 2: Tiếp theo  vẫy cái đuôi
 Đoạn 3: Còn lại.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp theo 4 đoạn: 
+ Đọc nối tiếp lần 1: GV phát hiện thêm lỗi đọc sai sửa cho HS; kết hợp ghi bảng các từ HS đọc sai lên bảng.
+ Đọc nối tiếp lần 2: tiếp tục sửa sai và hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ đúng.
-GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ2 : Tìm hiểu bài. (8 -10 phút) 
 -Yêu cầu HS làm việc nhóm đội: đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi SGK.
- Lớp trưởng tỗ chức cho các bạn trình bày sau đó mời GV chốt:
H: Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào ?
(Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.)
H: Lớp học của Rê-mi ngộ nghĩnh?
(Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi; sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt trên đường)
H: Những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
(Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.
Bị thầy chê trách, Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi, từ đó Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đọc đựơc.
Khi thầy hỏi có học hát không, Rê-mi trả lời: Đấy là điều con thích nhất)
H: Qua câu chuyện này, suy nghĩ của em về quyền học tập của trẻ em? (VD: Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành./ Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập./
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn và rút ra ý nghĩa của bài, sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt:
* Ý nghĩa: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của bé nghèo Rê-mi.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm. (8-10 phút) 
-Yêu cầu học sinh nêu cách đọc, thể hiện cách đọc từng đoạn.
- Giáo viên theo dõi, chốt, hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn cuối ( Như SGV).
-GV đọc mẫu đoạn cuối 	
-Tổ chức HS đọc diễn cảm theo từng tốp 2 em theo vai 
-Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn.
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
-1 em đọc, lớp đọc thầm.
-1HS đọc chú giải.
-Theo dõi làm dấu vào SGK.
-HS nối tiếp đọc trước lớp.(2 lần)
-Kết hợp phát âm lại từ đọc sai và cách ngắt nghỉ.
-Lắng nghe.
-HS bắt cặp đọc thầm câu chuyện và trao đổi các câu hỏi SGK.
- Từng cặp trình bày, HS khác bổ sung
- Theo dõi phần chốt của GV ở từng câu hỏi
-HS thảo luận theo nhóm 2 em nêu ý nghĩa của bài.
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
-HS nêu cách đọc từng đoạn và thể hiện cách đọc. (3 em mỗi em 1 đoạn)
- Tiếp thu và dùng bút chì gạch dưới các từ GV nêu
-Theo dõi thực hiện.
-2 HS một lượt thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc tốt nhất.
4. Củng cố - dặn dò : 
- Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc lại ý nghĩa của bài
- Dặn HS về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài: “Nếu trái đất thiếu trẻ con”.
__________________________________________
TIẾT: 3
THỂ DỤC:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
__________________________________________
TIẾT: 4
TOÁN:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
	- Ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng về giải toán chuyển động đều.
 - Rèn kĩ năng giải các bài toán chuyển động đều.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ ghi bài cũ 
III. Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ : “Luyện tập ” ( 3-5 phút)
Tóm tắt : Một hình tam giác có : Tóm tắt: 
 a = 10 m Hình thang có S HT = S CN có :
 S = S hình vuông có a = 8 m a = 12 cm a = 8,5 cm
Tính : h =  m ? b = 8 cm b = 6 cm
 h =  cm?
3. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút)
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ : Luyện tập ( 30 phút)
Bài 1: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu. 
-Yêu cầu HS làm bài vào nháp, 3HS lên bảng.
- Gọi HS nhận xét, sửa bài. 
 * Đáp số: 48 km/giờ; 7,5km; 1giờ 12 phút
Bài 2: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu. 
-Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng.
- Gọi HS nhận xét, sửa bài. 
Đáp số: 1 giờ 30 phút
(Khuyến khích HS khá, giỏi giải theo cách khác)
Bài 3 : Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu. 
-Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng.
- Gọi HS nhận xét, sửa bài. 
 Đáp số: ô tô đi từ A : 36 km/h
 ô tô đi từ B : 54 km/h
- 1HS đọc, lớp theo dõi.
Nhóm 2 em thảo luận tìm cách giải ; 3HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm vở, sửa bài.
- 1HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Làm vở, sửa bài.
4. Củng cố - dặn dò : (1-2 phút) 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính vận tốc ; quãng đường thời gian.
- Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
____________________________________________________________________
TIẾT: 5
ĐẠO ĐỨC:
Dành cho địa phương (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại các cơ quan hành chính của huyện và một số phong tục, tập quán của địa phương nơi mình đang học tập và sinh sống.
- Biết được địa điểm, công việc của những người làm ở cơ quan hành chính của xã, huyện. 
- HS có ý thức và tinh thần tự giác góp sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương giàu đẹp.
II. Chuẩn bị : GV: Tranh ảnh về UBND của chính UBND nơi trường học đóng tại địa phương và tư liệu về phong tục tập quán của người dân trong xã, huyện .
	 HS : Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ ,.. nói về tình yêu quê huơng.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định:
2.Bài cũ : ( 3-5 phút)
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
H. UBND xã Di Linh ở đường nào ? Khu mấy? 
H. UBND huyện Di Linh ở đường nào ? Khu mấy? 
 3.Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ 1: Giới thiệu về UBND trong huyện 
- GV lần lượt cho h quan sát một số hình UBND các xã.
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình phát hiện và nêu đúng tên UBND của từng xã.
- GV giơi thiệu thêm về : Năm xây dựng, chủ tịch, công việc của UBND,
HĐ 2: Giới thiệu phong tục tập quán, lễ hội ở địa phương ( Dự kiến 8 phút)
- Yêu cầu HS giới thiệu một số phong tục tập quán của người dân trong xã ,huyện mà em biết
- GV lần lượt chiếu trên màn hình những phong tục tập quán, lễ hội ở địa phương Di Linh.
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình phát hiện và nói tên lễ hội hay phong tục tập quán đó.
- GV cung cấp thêm những thông tin về phong tục tập quán, lễ hội ( phong tục , lễ hội đó diễn ra trong thời gian nào ? Dân tộc nào? )
HĐ3: Trò chơi “Chọn số” ( 8-10 phút)
- GV giới thiệu cách chơi: trên bảng có 3 ô đánh số theo thứ tự : 1;2;3 . Mỗi số tương ứng một nội dung: Thơ ; tục ngữ và ca dao ; bài hát. Chọn ô số, thực hiện theo nội dung yêu cầu.
Cho chuẩn bị trong thời gian 1 phút, sau đó thể hiện. Nếu không thực hiện được coi như thua. Người nào thực hiện tốt yêu cầu theo ô số sẽ chiến thắng.
- Yêu cầu 3 tổ chọn ra 3 bạn lên tham gia chơi; lớp trưởng đọc nội dung tương ứng ô số.
- Tuyên dương đội chiến thắng
- HS quan sát và liên hệ thực tế nêu tên UBND xã ; HS khác bổ sung.
- Tiếp thu , ghi nhớ.
-HS lần lượt trình bày; HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát trên màn hình và liên hệ thực tế nêu phong tục tập quán, lễ hội ở địa phương Di Linh.
- Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe GV phổ biến cách chơi.
- Mỗi tổ cử 1 bạn lên chơi. HS còn lại cổ vũ.
- Theo dõi , lắng nghe.
4. Củng cố - dặn dò : - Tổng kết bài học. Nhận xét tiết.
- Dặn về thực hành những điều đã học. Chuẩn bị: “Ôn tập, kiểm tra”.
___________________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 01 tháng 5 năm 2012
TIẾT: 1
TOÁN:
Luyện tập
I . Mục tiêu: 
- Ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán có nội dung hình học.
- Rèn kĩ năng áp dụng công thức đã học vào giải toán hình học 
II . Chuẩn bị : 	GV : bảng phụ ghi bài cũ.
	HS :Xem lại công thức các hình đã học.
III. Hoạt động dạy và học : 
1. Ổn định:
2. Bài cũ : “Luyện tập ” ( 3-5 phút)
H: Viết công thức và nêu cách tính vận tốc ? Aùp dụng 
Hai tỉnh A và B cách nhau 574 km.Một tàu hoả khởi hành từ A lúc 6 giờ 45 phút, dừng lại các ga nghỉ 45 phút và đến B lúc 17 giờ 45 phút.Tính vận tốc tàu hoả?
H: Viết công thức và nêu cách tính quãn ... à 1800000 đồng bao gồm :
100% + 20% = 120% (tiền vốn)
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là :
1800000 : 120 100 = 1500000 (đồng)
Đáp số : 1500000 đồng
**Yêu cầu HS nêu kết quả, nhận xét bài trên bảng, GV chốt Đ /S học sinh sửa bài .
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút)
- Chấm bài và nhấn mạnh phần sai sót. Nhận xét tiết học
- Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
- Cá nhân thực hiện, lớp làm nháp và theo dõi nhận xét:
1. Chí Uyên
2. Thanh Vy
1 em nhắc lại đầu bài.
- Mỗi bài 1 em đọc và nêu yêu cầu bài 1 và 2 .Hai em một cặp thể hiện tìm hiểu bài 3 và 4 trước lớp.Nhóm 2 em thảo luận tìm cách giải ; Trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân làm bài vào vở,những em yếu lần lượt làm trên bảng.
9 em lên làm trên bảng lớn.
4 em lên làm trên bảng lớn.
1 em lên giải bảng lớn.
- 1 em lên giải bảng lớn.
-Nêu kết quả, nhận xét ; đổi vở sửa Đ/S.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm
- Thực hiện chuyển tiết.
____________________________________
TIẾT: 2
KĨ THUẬT:
___________________________________
TIẾT: 3
Tập làm văn 
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Phân tích ưu khuyết điểm chính trong bài làm của học sinh để các em rút kinh nghiệm cho những bài sau. Học sinh biết rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục của bài văn, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, trình bày bài văn tả người.
- Biết nhận ra lỗi sai, tự sửa một số lỗi sai cơ bản như chính tả, dùng từ, sắp xếp ý ở mức độ phù hợp. Biết tham gia sửa lỗi chung; tự viết lại đoạn văn cho hay hơn.
	- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo, học hỏi điều hay.
II. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Bảng phụ ghi 3 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
BÀI CŨ : (3- 4 phút) 
- Yêu cầu học sinh nêu:
HS1. Dàn bài của bài văn tả người.
- Gv nhận xét và đánh gía 
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề (1-2phút)
HĐ1: Phân tích yêu cầu của đề và bài làm của HS (7-8phút )
- GV đưa bảng phụ ghi 3 đề ra trước lớp ( T.33/188)
-Yêu cầu HS đọc và nêu lại yêu cầu của mỗi đề.
Chốt: Chọn tả các nét đặc sắc làm nổi bật về hình dáng hay điệu bộ cử chỉ phù hợp với người mình tả 
( thầy cô giáo đã dạy em, một người ở địa phương hay một người em mới gặp.).Thể hiện được tình cảm yêu mến đối với người chọn tả một cách sâu sắc.
- Phân tích ưu khuyết điểm trong bài làm của học sinh 
a) Nhận xét chung :
* Dàn bài: Phân rõ 3 phần, cân đối, hợp lý, đều tập trung vào tả ngoại hình , hoạt động của người.( thầy cô giáo, một người ở địa phương hay một người em mới gặp.)
	+ Cho học sinh quan sát bài văn có bố cục cân đối, sau đó đọc cho học sinh nghe để nhận ra các kết nối về ý giữa mở bài, thân bài, kết bài.( Dẫn chứng bài của em : Thanh Trang ; Đan Thanh ; Thu Tâm )
	+Cho học sinh quan sát bài văn có bố cục chưa cân đối, đọc cho học sinh nghe bài văn có phần kết nối giữa mở bài, thân bài, kết luận rời rạc.( dẫn chứng bài em Nguyên,, Quân )
* Sắp xếp ý, chọn ý: có ý song còn thiếu sáng tạo, sắp xếp ý tương đối hợp lý.
 +Đọc cho học sinh nghe 2-3 bài có cách sắp xếp hợp lý. ( Bài của : Hà Quyên ; Trọng Nhân )
 +Một số bài quá nghèo ý, sắp xếp lộn xộn. Dẫn chứng 2 – 3 bài.( Bài của em Kiệt ; Long )
* Dùng từ : Đọc cho học sinh nghe có câu văn dùng từ hay (bài của Quỳnh;Thanh Trang )
 * Viết câu: Dẫn chứng bài văn viết câu chưa đủ bộ phận, chưa rõ ý. ( Bài em : Nhi)
* Lỗi chính tả: Giáng người ; sóng mũi ; sữa bài, xâu sắc khó quoen ,..( Tự sửa)
b) Thông báo kết qủa : 
 Điểm 9 : 6 em 
 Điểm 7-8 : 16em 
 Điểm 5-6 : 13 em 
 Điểm 3-4 : 1 em 
HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài: (7- 8 phút)
 Trả bài cho HS.
a) Hướng dẫn HS sửa lỗi chung :
- Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
 - Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
 -Yêu cầu cả lớp trao đổi về bài sửa trên bảng.
- Giáo viên sửa lại cho đúng bằng phấn màu 
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài :
- Yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV,đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi. 
- Yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- Kiểm tra việc sửa lỗi của HS.
HĐ3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay: (5-6 phút)
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
- Yêu cầu HS trao đổi để tìm ra được cái hay, cái đáng học của, bài văn. ( điểm thành công ,hạn chế của bài văn )
- Chốt lại những ý hay cần học tập.
HĐ4: Thực hành viết lại đoạn văn : (7-9 phút)
- Yêu cầu HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (1-2 phút). 
- Nhận xét tiết học, biểu dương HS làm bài đạt điểm cao, những em tích cực tham gia chữa bài.
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại; chuẩn bị bài “Oân tập cả năm”
- Thực hiện cá nhân, lớp theo dõi nhận xét.
1 1. Thảo Trang 
1 em nhắc lại đầu bài 
- 3 em thực hiện đọc nối tiếp , lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Lắng nghe giáo viên chốt.
- Tiếp thu , học tập và rút kinh nghiệm 
- Thực hiện quan sát, nhận xét.
- Thực hiện quan sát, nhận xét, sửa bài.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Thực hiện phân tích, sửa lỗi sai.
Lắng nghe kết qủa.
- Cá nhân nhận vở 
- Theo dõi và tự sửa ngoài nháp; 2-3 em lên bảng sửa
- Thực hiện trao đổi , nêu ý kiến và theo dõi GV sửa.
- Mỗi cá nhận tự đọc và sửa 
- Thực hiện đổi vở , rà soát lỗi 
- HS báo cáo,vài em mang vở GV kiểm tra
- Lắng nghe GV đọc 
- Trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu bài2, lớp theo dõi SGK.
- 4-5 em trình bày trước lớp (so với đoạn văn cũ); lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe;học tập.
- Nghe về nhà ôn tập chuẩn bị thi HG2 và chuyển tiết.
_____________________________________
TIẾT: 4
LỊCH SỬ:
Ôn tập cuối năm
I . Mục tiêu :
 - Hệ thống hoá các sự kiện lịch sử của đất nước.
 - Rèn kĩ năng phân tích, trình bày các sự kiện lịch sử của đất nứơc.
 - Học sinh tự hào trang lịch sử vẻ vang dân tộc.
II . Chuẩn bị : GV : 36 phiếu bài tập.Bảng phụ 
 HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
III . Hoạt động dạy và học :
 1.Ổn định:
 2.Bài cũ : 
3.Bài mới : Giới thiệu bài ghi đề ( 1-2 phút)
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ 1 : Tìm hiểu về các sự kiện lịch sử của đất nước từ 1858 ®1954. ( 12-15 phút)
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, nội dung :
 Nêu các sự kiện lịch sử qua từng thời kì sau :
 1858 ® 1930 ; 1930 ® 1945 ; 1945 ® 1954
-Đại diện nhóm rút thăm ; trình bày, GV tổng kết chốt :
 Thời kỳ 1858 ® 1930 :
 Thực dân Pháp xâm lược nước ta. 
 Nhân dân ta sống dưới ách nô lệ. 
 Các cuộc khởi nghĩa mang tính tự phát. 
 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời: 3 – 2 – 1930
 Thời kỳ 1930 ® 1945 :
 Cách Mạng tháng Tám thành công : 19-8-1945
 Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành 1 nước hoàn toàn độc lập.
 Thời kỳ 1945 ® 1954 : 
 Chiến dịch Thu Đông 1947 – 1950
 Chiến dịch Đông Xuân 1951 – 1953
 Chiến thắng Điện Biên Phủ : 1954
HĐ 2 : Tìm hiểu các sự kiện lịch sử của đất nước 1954 ® 1975 ( 10-12 phút)
-Phát phiếu bài tập cho HS, cá nhân hoàn thành phiếu, 1 em làm bảng phụ 
-Sửa bài ;
=> Chốt: Hiệp định Giơ Ne Vơ đựơc ký kết.
 Mỹ Diệm đặt Việt Nam trong chiến tranh.
 Miền Bắc xây dựng CNXH, Miền Nam đấu tranh.
 Chiến thắng 30 – 4 – 1975, non sông thu về một mối.
- Mỗi nhóm 4 em thảo luận, cử thư kí ghi kết quả thảo luận của nhóm mình.
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1 – 2 em nhắc lại.
1 – 2 em nhắc lại
1 – 2 em nhắc lại.
- HS nhận phiếu và làm bài.
Đổi phiếu và sửa bài.
1 – 2 em đọc lại
4. Củng cố - dặn dò : ( 1-2 phút) 
- Vài HS đọc nội dung ôn ghi trên bảng.
- Dặn HS về “Ôn tập thi HK II”.
TIẾT: 5
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 34
I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần 34, đề ra kế hoạch tuần 35
 - Nhận thấy ưu, khuyết điểm từ đó có hướng khắc phục, phát huy mặt tốt. 
 - GDHS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ: GV : Nội dung sinh hoạt, kế hoạch tuần 34
 HS : Tổ trưởng tổng kết kết qủa hoạt động trong tuần để báo cáo
III. NỘI DUNG SINH HOẠT:
1. Đánh giá, nhận xét hoạt động trong tuần:
	- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
	- Các tổ trưởng báo cáo tình hình trong tổ.
	- Các thành viên có ý kiến.
Giáo viên tổng kết chung :
 Hạnh kiểm: - Các em có tư tưởng đạo đức tốt.
 - Đi học chuyên cần, biết giúp đỡ bạn bè.
 - Đa số các em ngoan , lễ phép 
 Tồn tại : Một số em còn chửi thề, chưa nghe lời cô, nói dối:
 Học tập: - Đa số các em có ý thức học tập, hoàn thành bài trước khi đến lớp.
 - Dò và sửa bài 15 phút đầu giờ tương đối tốt.
 Tồn tại : Một số em chữ viết còn xấu, vở bẩn.
Hoạt động khác :
 	- Thực hiện tốt nề nếp học tập ; ra vào lớp,
 - Duy trì làm vệ sinh trường ( sáng thứ tư hàng tuần )
 - Tích cực sưu tầm tranh ảnh đất.
2. Phương hướng tuần 35
	+ Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 34, khắc phục khuyết điểm.
 + Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp. Tham gia sinh hoạt Đội, Sao.
 + Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập” giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
	 + Thực hiện các phong trào của trường, Đội và lớp.
 + Duy trì ôn tập chuẩn bị tốt cho thi hết tiểu học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 T 34.doc