Bài soạn lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 28

Bài soạn lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 28

I. Mục tiêu:

-Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Biết đổi đơn vị đo thời gian.

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học :

 1.Ổn định tổ chức : Hát + Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 12 tháng 3 năm 2011.
Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011.
Chuyển ngày dạy ..
Toán
Tiết 136: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
-Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
 1.ổn định tổ chức : Hát + Kiểm tra sĩ số
 	2. Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
 	3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
* Luyện tập:
*Bài tập 1 (144): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (144): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bằng vào nháp. Sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (144): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài ở nhà 
* Bài giải:
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
 Mỗi giờ ô tô đi được là:
 135 : 3 = 45 (km)
 Mỗi giờ xe máy đi được là:
 135 : 4,5 = 30 (km)
 Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là: 
 45 – 30 = 15 (km)
 Đáp số: 15 km.
* Bài giải:
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 1250 : 2 = 625 (m/phút) ; 1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được:
 625 x 60 = 37500 (m)
 37500 = 37,5 km/giờ.
 Đáp số: 37,5 km/ giờ.
*Bài giải:
 15,75 km = 15750 m
 1giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 15750 : 105 = 150 (m/phút)
 Đáp số: 150 m/phút.
Tính
135 : 3 = 45
45 – 30 = 15
1250 : 2 = 625
4. Củng cố, Dặn dò:
GV nhận xét giờ học,
Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
 Tuần 28 Tập đọc
 Tiết 55: Ôn tập giữa học kì II 
(tiết 1)
I. Mục tiêu:
	Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 115 tiếng phút;đọc diễn cảm đoạn thơ ,đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ ) , đoạn văn dễ nhớ ;hiểu nội dung chính , s nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn.
- Nắm được các kiể cấu tạo câu để diền đúng bảng tổng kết bài tập 2.
II. Đồ dùng dạy học:	
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến
tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm.
III. Các hoạt động dạy học:
 	1. ổn định tổ chức : Hát + Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 28: Ôn tập củng cố kiến thức và
kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong học kì I.
-Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
* Bài tập 2: 
-Mời một HS nêu yêu cầu.
-GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết. Hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu:
+Câu đơn: 1 ví dụ
+Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối (1 VD) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1 VD), câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1 VD).
-Cho HS làm bài vào vở, Một số em làm vào bảng nhóm.
-HS nối tiếp nhau trình bày.
-Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS đọc yêu cầu.
-HS nghe.
-HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
-HS làm bài sau đó trình bày.
-Nhận xét.
nghe.
	4.Củng cố – Dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. 
Nhắc HS về ôn tập.
 Tiết 28: Chào cờ
 Chính tả 
Tiết 28: Ôn tập giữa học kì II 
(tiết 2)
I. Mục tiêu:
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
	2. Tạo lập được các câu ghép teo YC BT2 .
II. Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
-Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1 ổn định tổ chức : Hát + Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3. Bài mới :	
- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
* Bài tập 2: 
-Mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu.
-HS đọc thầm đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi với bạn bên cạnh
-GV giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT:
+Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. (đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt).
+Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? (những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó TG với QH.)
+Tìm các câu ghép trong bài văn. ( có 5 câu. Tất cả 5 câu trong bài đều là câu ghép.)
-Sau khi HS trả lời, GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết 5 câu ghép của bài. Cùng HS phân tích các vế của câu ghép VD:
1)Làng quê tôi / đã khuất hẳn // nhưng tôi / vẫn đăm đắm nhìn theo.
2) Tôi / đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, // nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương / vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
3) Làng mạc / bị tàn phá // nhưng mảnh đất quê hương / vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi / có ngày trở về.
+Tìm những từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
+) Những từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: tôi, mảnh đất.
+) Những từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1), mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
	4.Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 4, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Ngày soạn : Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011.
 Ngày dạy : Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2010
 Chuyển ngày dạy :
 Tuần 28 Toán
Tiết 137: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học :
 1. ổn định tổ chức : Hát + Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
 3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
* Luyện tập:
*Bài tập 1 (144):
-Mời 1 HS đọc BT 1a:
+Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (145): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời một HS nêu cách làm.
-Cho HS làm nháp. Một HS làm vào bảng lớp.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (145): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài ở nhà.
*Bài giải:
 Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đường là:
 42 + 50 = 92 (km)
 Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là:
 276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ
 Bài giải:
 Thời gian đi của ca nô là:
11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ.
 Quãng đường đi được của ca nô là:
 12 x 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km.
Tính
42 + 50 = 92
276 : 92 = 3
 4.Củng cố, dặn dò : 
GV nhận xét giờ học, 
Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Luyện từ và câu
Tiết 55: Ôn tập giữa học kì II 
(tiết 3)
I/ Mục tiêu:
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
	2. Tìm dược các câu ghép,các từ ngữ đực tạo lặp lại ,được thay thế trong đoạn văn (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
-Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
* Bài tập 2: 
-Mời một HS nêu yêu cầu.
-HS đọc lần lượt từng câu văn, làm vào vở.
-GV phát ba tờ phiếu đã chuẩn bị cho 3 HS làm
-HS nối tiếp nhau trình bày. GV nhận xét nhanh.
-Những HS làm vào giấy dán lên bảng lớp và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận những HS làm bài đúng.
*VD về lời giải:
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy.
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích riêng của mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
Đọc bài sgk.
nghe
4.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS tranh thủ đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 3, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
 Kể chuyện
Tiết 28: Ôn tập giữa học kì II 
(tiết 4)
I/ Mục tiêu:
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
	2. Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì II (BT2). 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :	
- Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng (1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu,
GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
* Bài tập 2: 
-Mời HS đọc yêu cầu.
-HS làm bài cá nhân, sau đó phát biểu.
-Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Lời giải:
Có ba bài: Phong cảnh đền Hùng ; Hội thổi cơm thi ở Đồng V ... và 5.
-HS làm bài.
trình bày miệng
làm vào vở
4.Củng cố- Dặn dò
-GV nhận xét giờ học, 
-Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Luyện từ và câu
Tiết 56: Kiểm tra đọc-hiểu giữa học kì II 
(tiết 7)
I/ Mục tiêu :
	-Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức thức kĩ năng giữa học kì II. 
II/Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức : Hát + Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
* Kiểm tra: GV phát đề, HS làm bài
Đề bài:
A-Đọc thầm:
	Đọc thầm bài luyện tập(SGK T-103)
B-Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng . 
1.Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên?
 a, Mùa thu ở làng quê
 b, Cánh đồng quê hương
 c, Âm thanh mùa thu
2. Tác gỉa cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào?
 a,Chỉ bằng thị giác(nhìn)
 b,Chỉ bằng thị giác và thính giác(nghe )
 c,Bằng cả thị giác thính giác và khứu giác (ngử)
3. Trong câu “ Chúng không còn là hồ nước , chúng là nhưng cái giếng không đáy,ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất ’’ , từ đó chỉ sự vật gì ?
 a, Chỉ nhũng cái giếng
 b, Chỉ những hồ nước
 c, Chỉ làng quê
4 .Vì sao tác gỉ có cảm tưởng nhìn thấy bầu trởi bên kia trái đất
 a, Vì bẩu trởi mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là bẩu trời bên kia tráI đất 
 b, Vì bẩu trởi mùa thu rất xanh nên tác giả có cảm tưởng đó là bẩu trời khác
 c,Vì nhưng hồ nước in bóng bầu trời là nhũng cáI giếng không đáynên tác giả có cảm tưởng đó là bẩu trời bên kia trái đất .
5 . Trong baì có những sự vật nào được nhân hóa?
6 Trong baì có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh?
7. trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) của bài văn có mấy câu ghép?
Đáp án và hướng dẫn chấm
	A-Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
B-Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )
	*Khoanh đúng mỗi câu sau được: 0,5 điểm
 2 – 
 3 – 
 4 – 
*Trả lời đúng mỗi câu sau được: 1 điểm
5)
6)
7) 
3-Thu bài:
	-GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
	-Nhắc HS chuẩn bị giấy tiết sau kiểm tra viết.
 Địa lí
Tiết 28: Châu Mĩ (tiếp theo)
I/ Mục tiêu: 
Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ: 
-Biết phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư.
-Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung Mĩ và Nam Mĩ , Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung Mĩ và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai
thác khoáng sản để xuất khẩu.
-Nêu được đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
-Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì .
-Sử dụng tranh ,ảnh ,bản đồ để nhận biết một số đặc điểm dân cư,và HĐSX của người dân châu Mĩ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Bản đồ Thế giới.
-Tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
 III/ Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức : Hát 
2.Kiểm tra bài cũ: 
 Châu Mĩ giáp với đại dương nào? Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
	3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
 c) Dân cư châu Mĩ:
 * Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
-Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ.
-HS dựa vào bảng số liệu bài 17 và nội dung ở mục 3 trong SGK, trả lời câu hỏi:
+Châu mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục?
+Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống?
+Dân cư châu Mĩ sống tập chung ở đâu?
-Một số HS trả lời 
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV kết luận: (SGV – trang 141)
 d) Hoạt động kinh tế: 
 * Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 4)
-Cho HS quan sát các hình 4 và dựa vào ND trong SGK, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau:
+Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa bắc Mĩ với trung Mĩ và nam Mĩ?
+Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày KQ thảo luận.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Các nhóm trưng bày tranh, ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
-GV bổ sung và kết luận: (SGV – trang 142).
 đ) Hoa Kì:
-Mục tiêu:Nêu được đặc điểm kinh tế của Hoa Kì.
 * Hoạt động 3: (Làm việc theo cặp)
-GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ thế giới.
-HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
-Mời một số HS trình bày. Các HS khác nhận xét
-GV kết luận: (SGV – trang 142)
+Đứng thứ 3 trên thế giới.
+Từ các châu lục đến sinh sống.
+Dân cư sống chủ yếu ở miền ven biển và miền đông.
-HS thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của giáo viên.
-Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung Mĩ và Nam Mĩ , Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung Mĩ và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai
thác khoáng sản để xuất khẩu.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhận xét.
4. Củng cố-Dặn dò: 
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. 
 -Về xem trước bài tiết 29.
Ngày soạn : Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2011.
 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2010
 Chuyển ngày dạy :
Tuần 28 Toán
 Tiết 148 : ôn tập về phân số
I. Mục tiêu: 
Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
II. Đồ dùng dạy học: 
	sgk.
III. Hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức: Hát + Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
	3. Bài mới: 	
a) Giới thiệu bài.
b) Giảng bài.
Bài 1: Làm cá nhân.	- Học sinh đọc yêu cầu bài.
	a) H1: 	H2: 
	 H3: 	H4: 
	b) H1: 1	H2: 2
	 H3: 3	H4: 4
Bài 2: Làm cá nhân	 - Học sinh làm vở.
- Giáo viên hướng dẫn cách rút gọn.
Ví dụ: Phân số ta thấy: 
 - 18 chia hết cho 2, 3, 6, 9, 18
	 - 24 chia hết cho 2, 3, 4, 6, 8, 12, 24
	 - 18 và 24 cùng chia hết cho 2, 3, 6 trong đó 6 là lớn nhất.
Vậy = 
	- Học sinh lên bảng.
 ;	 ;	 ;	
Bài 3: Giáo viên chấm và làm mẫu.	- Học sinh làm cặp đôi
a) và ; 	 và 
b) và ; 	 và 
c) và ; 	 ,	 và 
Bài 4:	 - Học sinh đọc đề.
- Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số?
	 - Học sinh làm.
O
1
 ; 	 ; 	
Bài 5: 
- Nêu cách tính phân số thích hợp.
Ž Giáo viên hướng dẫn làm ở nhà.
	4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ.
- Về nhà ôn lại bài.
 Tuần 28 Tập làm văn 
 Bài : Kiểm tra giữa học kì II
(Bài viết)
I/ Mục tiêu :
- Kiểm tra viết chính tả và tập làm văn. theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì II
- Nghe viết đúng CT (tốc độ viết khoảng 100chữ/15 phút)không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ( văn xuôi).
- HS khuyết tật nghe viết bài chính tả 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Đề kiểm tra
 III. Các hoạt động dạy học:
	1-Ôn định tổ chức:
	2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 40phút
	 -GV chép đề lên bảng. 
	 -Cho HS chép đề và làm bài.
 	 -Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
 Đề bài
A-Chính tả ( nghe – viết):
 Bài: Bà cụ bán hàng nước chè.
(SGK T-102)
B-Tập làm văn:
 Em hãy tả người bạn thân của em ở trường. 
 Đáp án
A. Chính tả: ( 5 điểm )
- Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm.
-Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài. 
B. Tập làm văn: ( 5 điểm ) Đảm bảo các yêu cầu sau: 
- Viết được bài văn tả người bạn thân của em ở trường. Đủ các phần mở bài , thân bài , kết bài đúng yêu cầu đã học. Dài khoảng 10 câu trở lên .
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. 
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
	3 - GV thu bài.
 4- Củng cố, dặn dò:
	-GV nhận xét giờ kiểm tra. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
 Tiết 28 : Sinh hoạt 
 Bài : Sơ kết hoạt động tuần 28
I. Mục tiêu: GVCN giúp HS và tập thể lớp : 
- Thấy đợc các ưu điểm tồn tại của các hoạt động trong tuần .
- Biêt thảo luận tìm ra biện pháp , phương hướng khắc phục những hạn chế , khó khăn và tồn tại .
- Có ý thức trung thực phê và tự phê bình nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, tiến bộ , ngoan ngoãn và tự quản . 
II. Chuẩn bị :
 Lớp trưởng và các tổ trưởng tổng hợp sơ kết tuần .
III . Các hoạt động dạy học :
 1 . ổn định tổ chức : Văn nghệ tổ đầu giờ 3tổ / 3tiết mục ..
 2 . Kiểm tra bài cũ : - Xem xét sự chuẩn bị của HS .
- GV và tập thể lớp kiểm tra sự tiến bộ của các trờng hợp vi phạm tuần trớc .
- GV động viên kịp thời các HS có tiến bộ 
 3 . Tiến hành buổi sơ kết :
a) Lớp trưởng điều khiển cấc tổ báo cáo hoạt động của tổ trong tuần .
 - Tập thể lớp góp ý bổ sung cho các tổ
b) Lớp nghe báo cáo sơ kết của lớp và thống nhất đề nghị tuyên dương nhắc nhở trước cờ (nếu có ) 
 - Biểu quyết = giơ tay.
 I . Sơ kết : 
1 . Đạo đức : - Ưu điểm ..
 .. 
- Tồn tại :... 
2 . Học tập : - Ưu điểm ..
- Tồn tại ...
c ) Lớp thảo luận và thống nhất biện pháp xử lí các trường hợp vi phạm nội quy ( nếu có ) 
- Biểu quyết = giơ tay.
3 . Nề nếp : - Ưu điểm & Tồn tại :
 .
- Chuyên cần : ..
 - Các hoạt động tự quản : 
 - Các hoạt động ngoài giờ ..thể dục –vệ sinh : 
.
d ) Lớp bình xét xếp loại thi đua hàng tuần /tháng& từng tháng .
 4 . Đề nghị : - Tuyên dương :
 .. 
 - Phê bình ,nhắc nhở : 
.
 4. Phương hướng : 
 -Lớp thảo luận, thống nhất phương hướng cho tuần sau ( Biểu quyết = giơ ta 
 5. Dặn dò : * GVCN: 
 - Đánh giá nhận xét chung về giờ học . 
 - Đánh giá nhận xét chung về các hoạt động trong tuần của lớp . 
 - GV : Biểu dương , khen ngợi (nếu có ) trước lớp .
 - GV rút kinh nghiệm cho bộ máy tự quản của lớp .
Kiểm tra đọc-hiểu giữa học kì II 
 Môn:Tiếng Việt
Đề bài.
A-Đọc thầm :
	Đọc thầm bài luyện tập(SGK T-103)
B-Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng . 
1.Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên?
 a, Mùa thu ở làng quê
 b, Cánh đồng quê hương
 c, Âm thanh mùa thu
2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào?
 a,Chỉ bằng thị giác(nhìn)
 b,Chỉ bằng thị giác và thính giác(nghe )
 c,Bằng cả thị giác thính giác và khứu giác (ngửi)
3. Trong câu “ Chúng không còn là hồ nước , chúng là nhưng cái giếng không đáy,ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất ’’ từ đó chỉ sự vật gì ?
 a, Chỉ nhũng cái giếng
 b, Chỉ những hồ nước
 c, Chỉ làng quê
4 .Vì sao tác gỉ có cảm tưởng nhìn thấy bầu trởi bên kia trái đất
 a, Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất 
 b, Vì bầu trời mùa thu rất xanh nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời khác
 c,Vì nhưng hồ nước in bóng bầu trời là nhũng cái giếng không đáy nên tác giả có cảm tưởng đó bầu trời bên kia trái đất .
5 . Trong baì có những sự vật nào được nhân hóa?
6 Trong baì có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh?
7. trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) của bài văn có mấy câu ghép?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 28 Vân (2012-2013).doc