Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 10 (buổi 2)

Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 10 (buổi 2)

I. Mục tiêu:

 - Học sinh biết: Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.

 - Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

 - Ngày 2/9 trở thành ngày Quốc khánh nước ta.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra: ? Thắng lợi cách mạng tháng tám có ý nghĩa như thế nào?

 3. Bài mới: Giới thiệu bài.

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 853Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 10 (buổi 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2013	 TUẦN 10
Ngày dạy: Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013 
Lịch sử
Bác hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập”
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết: Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.
	- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
	- Ngày 2/9 trở thành ngày Quốc khánh nước ta.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: ? Thắng lợi cách mạng tháng tám có ý nghĩa như thế nào?
	3. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Quang cảnh Hà Nội ngay 2/ 9/ 1945.
? Miêu tả quang cảnh Hà Nội vào ngày 2/ 9/ 1945.
b) Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập.
? Buổi lễ bắt đầu khi nào?
? Các sự việc chính diễn ra trong buổi lễ.
? Khi đang đọc bản tuyên ngôn Độc lập, Bác đã dừng lại để làm gì?
? Việc làm đó của Bác cho thấy tình cảm của Bác đối với nhân dân như thế nào?
c) Nội dung của bản tuyên ngôn Độc lập.
? Nội dung chính của 2 đoạn trích, bản Tuyên ngôn Độc lập?
d) ý nghĩa lịch sử ngày 2/9/1945.
? ý nghĩa lịch sử của sự kiện ngày 2/9/1945.
e) Bài học: sgk.
4. Củng cố: 	- Hệ thống bài.
	- Liên hệ, nhận xét.
5. Dặn dò: 	Học bài.
- Học sinh thảo luận trình bày.
- Hà Nội tưng bừng cờ hoa.
- Đồng bào không kể già trẻ, gái, trai mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ 
- Buổi lễ bắt đầu vào đúng 14 giờ.
- Bác Hồ và các vị  chào nhân dân.
- Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
- Các thanh viên của chính phủ lâm thời  đồng bào quốc dân.
- Bác dừng lại để hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe có rõ không?”
-  Bác rất gần gũi, giản dị và vô cùng kính trọng nhân dân.
-  khẳng định quyền độc lập tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, đồng thời khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập.
-  khẳng định quyền độc lập 
Kêt thúc hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược  tinh thần kiên cường bất khuất của người Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập.
- Học sinh nối tiếp.
- Học sinh nhẩm thuộc.
Toán +
Luyện tập viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
A. Mục tiêu: 
- Tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa đơn vị do diện tích thường dùng
- Củng cố kĩ năng viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau
- HS yêu thích, say mê học toán
B. Đồ dùng dạy học: - VBT Toán 5/ 1, TNC 5
C. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu yêu cầu bài học
HĐ 1: Củng cố kiến thức
? Nêu bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thường dùng
? cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân qua VD:
62dm2 = m2
HĐ 2: Củng cố kĩ năng
Bài 1-VBT/54
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- GV sửa cho HS còn sai
Bài 2- VBT/54
- GV lưu ý mỗi đơn vị đo diện tích tương ứng với hai chữ số (2 hàng)
Bài 3- VBT/54
- HD tương tự bài 2
- Chốt lời giải đúng 
Bài 4- VBT/54: Viết số thích hợp vào chỗ chấm theo mẫu(HS KG)
- GV HD mẫu cho HS yếu
3. Củng cố, dặn dò:
? Nêu bảng đơn vị đo diện tích, mối quan hệ giữa hai đơn vị liền kề
- GV lưu ý HS mỗi đơn vị đo diện tích tương ứng hai chữ số
- Nhận xét giờ học 
- VN làm lại bài sai
- HS trả lời theo nhóm bàn 
- Vài HS nhắc lại trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
HS tự làm bài rồi chữa
1 HS chữa bài trên bảng.
Lớp nhận xét, chốt kết quả đúng
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Lớp làm bài vào vở 
- 2 HS làm bảng.
- Lớp nhận xét, chốt câu trả lời đúng
- HS đọc đề
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS đọc yêu cầu của bài, nhận xét mẫu
- HS tự làm bài rồi chữa, nêu cách làm
- 1 HS trả lời
- vài HS nhắc lại
Tiếng Việt (+)
Luyện đọc bài: Đất Cà Mau
I. Mục tiêu: Tiếp tục luyện cho học sinh: 
- Củng cố kĩ năng đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
- Rèn kĩ năng đọc thầm và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài .
II. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức
2. Dạy bài mới: Nêu MĐYC
* Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu bài văn
- Hướng dẫn đọc, chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nổi cơn dông
Nhấn giọng ở những từ ngữ tả sự khác thường của mưa Cà Mau: sớm nắng chiều mưa, đổ ngay xuống, hối hả, rất phũ; giọng hơi nhanh, mạnh
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến thân cây thuốc
Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả tính chất khắc nghiệt của thiên nhiên, sức sống mãnh liệt của cây cối ở đất Cà Mau: nẻ chân chim, rạn nứt, phập phều, lắm gió, dông, cơn thịnh nộ, chòm rặng, san sát, thẳng đuột, hằng hà sa số
+ Đoạn 3: Phần còn lại
Giọng đọc thể hiện niềm tự hào, khâm phục
Nhấn giọng các từ ngữ nói về tính cách con người Cà Mau: thông minh, giàu nghị lực, huyền thoại, thượng võ, nung đúc, lưu truyền, khai phá, giữ gìn
- GV nghe nhận xét, sửa giọng đọc phù hợp với từng đoạn 
* Tìm hiểu bài
? Em hiểu câu “Dưới sông  hổ rình xem hát” nói như thế nào về vùng đất Cà Mau xưa?
? Chi tiết “Người Cà Mau rắn hổ mang” nói lên điều gì về tính cách của họ?
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng 
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài.
- Hát
HS lắng nghe
- HS mở SGK và theo dõi
- HS luyện phát âm: rất phũ, nẻ chân chim, phập phều, thịnh nộ, thành rặng, thẳng đuột, hằng hà sa số, nung đúc, quây quần
- 1 HS đọc ngắt giọng các câu dài (bảng phụ) 
Họ thích kể, thích nghe/ những huyền thoại/ về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ/ của cha ông được nung đúc/ và lưu truyền để khai phá, giữ gìn mũi đất tận cùng này/ của tổ quốc
- Các em nối tiếp đọc bài (3 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc cá nhân lần lượt
- Thi đọc giữa các nhóm 
- cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi theo nhóm bàn
- Người Cà Mau xưa phải chống chọi với thú dữ ở mọi nơi, mọi lúc
- Người Cà Mau thông minh và giàu nghị lực
Ngày soạn: 25/10/2013	 
Ngày dạy: Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013 
Khoa học
Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng.
- Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và 1 số biện pháp an toàn giao thông.
- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 40, 41 (sgk).
	- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về 1 số tai nạn giao thông.
C. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số tình huống dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
	2. Dạy bài mới: 	 a, Giới thiệu bài + ghi bài.
 	 	 b, Giảng bài.
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Giáo viên cho học sinh quan sát các tranh ở hình 1, 2, 3, 4.
* Đối với hình 1.
- Đối với hình 2.
- Đối với hình 3.
- Đố với hình 4.
? Nêu những hậu quả có thể xảy ra những sai phạm đó? Vì sao?
- Giáo viên kết luận: Trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi của những người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
? Nêu những ví dụ về những nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ?
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình 5, 6, 7 (sgk)
- Hình 5.
- Hình 6.
- Hình 7.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau.
- Học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 (sgk)và nêu nội dung
- Người đi bộ đi dưới lòng đường trẻ em chơi dưới lòng đường.
-Người đi bộ hay đi xe không đi đúng phần đường quy định.
- Xe đạp đi hàng 3.
- Các xe chở hàng cồng kềnh.
- Gây nên những tai nạn giao thông do người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
- Học sinh lên trình bày.
- Học sinh nhắc lại.
-Học sinh nêu – bổ sung
- Học sinh quan sát các hình 5, 6, 7 (sgk) đê thấy được việc cần làm đối với người tham gia giao thông thể hiện qua các hình.
- Học sinh được học về luật giao thông đường bộ.
- 1 học sinh đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm.
- Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định.
- Một số học sinh lên trình bày kết quả.
Toán +
Chữa bài kiểm tra định kì giữa học kì I
A. Mục tiêu:
- Giúp HS kiểm tra lại bài làm của mình xem phần nào đúng phần nào sai, sai ở đâu.
- HS tự chữa lại bài làm sai, tham khảo cách làm, cách trình bày của bạn.
- Giáo dục học sinh yêu thích học toán.
B. Đồ dùng dạy học: VBT, TNC
C. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu yêu cầu tiết học
HĐ 1: GV trả bài, nhận xét
- GV trả bài cho từng HS
- Nhận xét chung những lỗi nhiều em mác phải
- Tuyên dương những em có bài làm tốt
HĐ 2: chữa bài sai
Phần 1:- GV treo bảng phụ có đề bài lên bảng
- GV gọi HS đứng lên trả lời và yêu cầu HS giải thích tại sao lại chọn phương án đó
- Nếu có HS chưa hiểu GV giảng lại cho HS đó
Phần 2: Tự luận
- GV treo bảng phụ có chếp đề bài lên bảng
Bài 1: dựa vào bài làm của HS GV sửa cho những em làm sai
Bài 2: ? Bài toán cho gì?
? Bài toán hỏi gì?
? Đây là loại toán nào đã học?
? Bài này có mấy cách giải?
? Giải theo cách nào tính toán đơn giản hơn
Còn thời gian GV có thể cho thêm bài mà cả lớp sai nhiều để các em luyện thêm kĩ năng
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- VN làm lại bài sai.
- Hát
- HS xem bài 
- Ghi ra nháp những bài mình làm sai
- 1 HS đọc yêu cầu của đề: khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- HS lần lượt trả lời
- 1 HS lên bảng làm (khoanh vào bảng phụ)
- HS đối chiếu bài làm của mình với đáp án, làm lại bài mình còn sai
- HS tự đánh giá bài làm của mình theo thang điểm so sánh với điểm đánh giá của GV, nếu có thắc mắc gì nói với GV
- HS đọc lại yêu cầu bài tập
- 1 HS lên bảng làm, giải thích cách làm 
- Lớp nhận xét
- 1HS lên tóm tắt đề
- HS trả lời: Bài toán tỉ lệ thuận
- Giải bằng cách tìm tỉ số hoặc rút về đơn vị
- 2 HS lên giải theo 2 cách
- HS đối chiếu bài kiểm tra của mình, tự làm lại nếu sai
Tiếng Việt (+)
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu:
- HS viết được bài văn tả ngôi trường thân yêu
- Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh
- Giáo dục HS yêu ngôi trường yêu đã gắn bó nhiều năm
II. Đồ dùng dạy học: Vở viết văn
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: nêu MĐYC tiết học
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua
? Đề bài này thuộc thể loại văn nào?
? tả cảnh gì?
? bố cục gồm mấy phần? Nội dung từng phần như thế nào?
- GV lưu ý HS khi viết văn cần đủ bố cục ba phần, thể hiện được trình tự miêu tả, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, chú ý viết đúng chính tả
- Khi viết văn chú ý để bài văn giàu cảm xúc cần lồng tình cảm vào bài, tránh chỉ liệt kê các chi tiết tả, khô khan
- GV cung cấp dàn bài mẫu để HS tham khảo
- GV chấm một số bài, sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, viết câu
- GV nhận xét, khen ngợi những em có bài viết tốt
4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài học sau
- Hát
- HS đọc đề
- HS trả lời:
- Văn tả cảnh
- ngôi trường
- ba phần:
a. mở bài: giới thiệu bao quát ngôi trường
b. Thân bài: Tả từng phần của cảnh trường hoặc tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian: 
- Sân trường
- Lớp học
- Phòng truyền thống
- Vườn trường
c. Kết bài: cảm nghĩ về ngôi trường
- Dựa trên những gợi ý của GV HS viết văn vào vở
- HS lần lượt đọc bài văn của mình 
- HS điều chỉnh lại hoàn chỉnh bài văn

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SOAN L5._TUAN 10_BUOI 2.doc