Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 10 (chuẩn)

Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 10 (chuẩn)

I. Mục tiêu

 Sau tiết học, HS:

 - Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân ; đọc, viết số thập phân.

 - So sánh độ dài.

 - Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đó có đơn vị cho trước.

 - Giải bài toán có liên quan.

II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

docx 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 10 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Ngày soạn 02/11/2012 Ngày giảng: Thứ hai ngày 05/11/2012
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
	Sau tiết học, HS: 
	- Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân ; đọc, viết số thập phân.
	- So sánh độ dài.
	- Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đó có đơn vị cho trước.
	- Giải bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
a.Giới thiệu bài : 
b.Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Mời 2 em lên bảng làm bài, mỗi em hai phần.
- Cho lớp nhận xét số bạn vừa viết được.
- Gọi 1 số em lần lượt đọc.
 * Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: ? Muốn biết những số nào bằng 11, 02 km ta làm thế nào?
- GV yêu cầu 1 HS làm bài trên bảng.
- GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 * Bài 3
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1HS đọc bài làm trước lớp rồi nhận xét và cho điểm HS.
- Mời 1 em giải thích cách làm.
- NX và KL bài làm đúng.
 * Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV : Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV hỏi : Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không dổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên một số lần thì số tiền phải trả sẽ thay đổi như thế nào ?
- GV : Có thể dùng những cách nào để giải bài toán này ?
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài theo 2 cách trên.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu rõ đâu là bước “rút về đơn vị” , đâu là bước “tìm tỉ số” trong Bài giải của mình.
- GV cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong VBT.
- Chẩn bị bài sau.
2'
33'
1'
32'
5'
8'
8'
10'
1'
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS đọc các số thập phân viết được.
- Chuyển các số đo về dạng số thập phân có đơn vị là ki-lô-mét và rút ra kết luận.
- 1 HS báo cáo kết quả trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Một số em giải thích cách làm.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
a) 4m85cm = 4,85m
b) 72ha = 0,72km²
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS : Bài toán cho biết mua 12 hộp đồ dùng hết 180000 đồng.
- Bài toán hỏi : Mua 36 hộp đồ dùng như thế thì hết bao nhiêu tiền ?
- HS : Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không dổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua bao nhiêu lần thì số tiền phải trả sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- Có thể dùng 2 cách để giải bài toán.
* Cách 1 : Rút về đơn vị
* Cách 2 : Tìm tỉ số
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS nhận xét.
- HS lần lượt nêu : 
* Bước tìm giá tiền của 1 hộp đồ dùng là bước “rút về đơn vị”
* Bước tìm số lần 36 hộp gấp 12 hộp là bước “tìm tỉ số”.
............................................................................................................
Tiết 3: Tiếng Việt
ÔN TẬP
 (Tiết 1)
I. Mục tiêu
 	1. Kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu 
 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chẩy 1số bài tập đọc đã học trong 9 tuần , phát âm rõ tốc đọc 100 - 115 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ , biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
 	2. Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm VN- Tổ Quốc em, cánh chim hoà bình, con người với thiên nhiên
 II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc
	- Phiếu kẻ bảng ở bài tập 2
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
 A. Giới thiệu bài: Nêu mục đích tiết học và cách gắp thăm bài đọc.
 B. Hướng dẫn làm bài tập
 * Bài 1:
- Cho HS chuẩn bị trong khoảng 4 –5': Đọc lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài (Cứ em trước lên đọc và trả lời thì em sau lên bốc thăm và chuẩn bị).
- GV cho điểm. 
* Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
H: Em đã được học những chủ điểm nào?
H: Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của các bài thơ ấy ?
- Yêu cầu HS tự làm bài trong VBT.
- HS nối tiếp đọc từng chủ điểm.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng
1'
34'
18'
15'
- HS lần lượt lên bốc thăm.
- Đọc lại bài
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nêu chủ điểm và tên bài
+ VN- tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên.
+ Sắc màu em yêu của Phạm Hổ.
+ Bài ca về trái đất của Định Hải.
+ Ê-mi-li, con... của Tố Hữu.
+ Tiếng đàn ba- la-lai- ca trên sông Đà của Quang Huy.
+ Trước cổng trời của Nguyễn Đình Ánh
- Làm bài và trình bày bài làm
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
VN- Tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình 
Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật con người trên đất nước VN
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên không có chiến tranh
Ê-mi-li, con
Tố Hữu
Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh XL của Mĩ ở VN
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp
Trước cổng trời
Nguyễn Đình
Ánh
Vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ của một vùng cao.
C. Củng cố, dặn dò( 1')
	- Nhận xét tiết học. 
	- Dặn HS chuẩn bị kiểm tra tiếp lần sau.
............................................................................
Tiết 4: Đạo đức
TÌNH BẠN 
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
	Học xong bài này, HS biết:
	- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được kết giao bạn bè.
	- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. 
	- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
 II. Tài liệu và phương tiện
GV: SGK, SGV
HS: SGK
 III. Các hoạt động dạy học
HĐ dạy
TG
HĐ dạy
1. Hoạt động 1: Đóng vai: bài tập 1.
+ Mục tiêu: HS biết ứng sử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều gì sai.
+ Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập: N 1;2: Tình huống a, b,c; 
N 3 ;4: Tình huống còn lại.
- Các nhóm thảo luận và đóng vai.
- Một số nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp:
H: Vì sao em lại ứng sử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên bạn không?
H: Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận có trách bạn không?
H: Em có nhận xét gì về cách ứng sử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng sử nào là phù hợp? vì sao?
GVKL: Cần khuyên ngăn bạn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ, Như thế mới là người bạn tốt
2. Hoạt động 2: Tự liên hệ.
+ Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối sử với bạn bè
+ Cách tiến hành
- Yêu cầu HS tự liên hệ: Em đã đối xử với bạn bè như thế nào?
- HS trao đổi trong nhóm. 
- Gọi 1 số HS bày trước lớp.
- GV nhận xét 
3. Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề tình bạn
+ Mục tiêu: Củng cố bài.
+ Cách tiến hành
Có thể tự HS xung phong lên kể, đọc thơ...
- GV nhận xét.
* NX tiết học và dặn HS chuẩn bị tiết sau.
15’
14’
8’
- HS hoạt động nhóm, thảo luận và đóng vai.
- Vài nhóm lên đóng vai.
- HS lần lượt trả lời.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- 2- 3 HS trình bày.
Tiết 5: Thể dục
ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH
TRÒ CHƠI "AI NHANH HƠN, KHÉO HƠN"
I. Mục tiêu.
	- Học động tác vặn mình. Yêu cầu thực hiện tương đói đúng động tác. 
	- Trò chơi “Ai nhanh hơn và khéo hơn”. Yêu cầu chơi đúng luật, nhiệt tình 
II. Địa điểm –phương tiện.
	- GV: giáo án , sách giáo khoa, còi.
	- HS : sân bãi , trang phục gọn gàng theo quy định.
III. Nội dung – phương pháp thể hiện.
Nội dung
TG
Phương pháp tổ chức
A.Mở đầu.
6'
1. Nhận lớp
*
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học.
********
********
3. Khởi động:
Đội hình nhận lớp
- HS chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , 
- Thực hiện bài thể dục phát triển chung .
2x8
nhịp
Đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự.
B.Cơ bản
 24'
- Ôn động tác vươn thở , tay, chân
Học sinh luyện tập theo tổ(nhóm)
GV nhận xét sửa sai cho HS
Cho các tổ thi đua biểu diễn.
 *
********
********
********
- Học động tác vặn mình.
- Ôn 4 động tác thể dục đã học.
- GV nhận xét đánh giá.
- Chơi trò chơi “ ai nhanh và khéo hơn”. 
GV nêu tên động tác vừa làm mẫu vừa giải thích động tác để cho HS tập theo.
Giáo viên hô chậm cho HS tập.
- Cả lớp thực hiện dưới sự điều khiển của giáo viên.
- GV nhắc lại cách chơi học sinh chơi nhiệt tình.
C. Kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập.
- Hướng dãn học sinh tập luyện ở nhà.
5'
*
*********
*********
*****************************************************
Ngày soạn 03/11/2012 Ngày giảng: Thứ ba ngày 06/11/2012
Tiết 1: Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I
(Chuyên môn nhà trường ra đề).
...................................................................................................
Tiết 2: Khoa học.
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN 
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu
	Sau bài học ,HS có khả năng:
	- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ và một số biện pháp an toàn giao thông.
	- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy học
	- Các hình trang 40;41 (SGK).
	- Sưu tầm các hình ảnh về thông tin về một số tai nạn giao thông.
III. HĐ dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
* HĐ khởi động.
- Cho HS trả lời 1 số câu hỏi liên quan đến nội dung bài cũ.
- NX và ghi điểm.
1. Hoạt động 1: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
- GV kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, thông tin về tai nạn giao thông đường bộ của HS.
- GV nêu yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Các em hãy kể cho bạn nghe về tai nạn giao thông mà em đã từng chứng kiến hoặc sưu tầm được. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đó?
- GV ghi nhanh những nguyên nhân gây tai nạn mà HS nêu lên bản: Phóng nhanh, vượt ẩu; Lái xe khi say rượu; Bán hàng không đúng nơi quy định; Không quan sát đường; Trời mưa, đường trơn; Xe máy không có đen báo hiệu
- Hỏi: Ngoài những nguyên nhân bạn đã kể, em còn biết những nguyên nhân nào dẫn đến t ... t nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
- HS đọc thuọc lòng các câu trên.
- HS đọc 
- HS làm vào vở
- 1 HS lên bảng làm. 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài, một số em đọc bài, lớp theo dõi, nhận xét.
Tiết 5: Thể dục
TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ”
I. Mục tiêu.
	- Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số “. Yêu cầu nắm được cách chơi.
	- Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân , vặn mình bài thể dục phát triển chung.
II. Địa điểm –phương tiện
	- Thầy: giáo án , sách giáo khoa , đồng hồ thể thao, còi .
	- Trò : sân bãi , trang phục gọn gàng theo quy định .
III . Nội dung – phương pháp thể hiện.
Nội dung
TG
Phương pháp tổ chức
 A,Mở đầu
6'
1. Nhận lớp
*
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
********
********
3. Khởi động:
Đội hình nhận lớp
- Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , 
- Chơi trò chơi làm theo hiệu lệnh.
- Kiểm tra bài cũ ( nội dung do GV tùy 
2x8
nhịp
Đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự.
B.Cơ bản
24'
1 . Bài thể dục
- Ôn 4 động tác vươn thở , tay, chân và vặn mình.
18'
Học sinh luyện tập theo tổ(nhóm)
GV nhận xét sửa sai cho HS
Cho các tổ thi đua biểu diễn
 *
********
********
********
2. Trò chơi vận động 
- Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”.
3. Củng cố: bài thể dục
 6'
GV nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi 
HS thực hiện trò chơi
GV tổ chức cho HS thi đua với nhau.
GV và HS hệ thống lại bài học.
C. Kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập.
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5'
*
*********
*********
******************************************************
Ngày soạn 06/11/2012 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 09/11/2012
Tiết 1: Toán
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu
 	 Sau tiết học, HS :
 	 - Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân.
	- Nhận biết tính chất kết hợp của các số thập phân.
	- Biết sử dụng các tính chất kết của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện.
II. Đồ dùng dạy – học
	- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng số của bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 3 trong VBT.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
 a.Giới thiệu bài
 b.Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân.
* Ví dụ :
- GV nêu bài toán , mời HS đọc lại đề toán.
- GV hỏi : Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả ba thùng ?
- GV nêu : Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 + 14,5.
- GV gọi 1 HS thực hiện cộng đúng lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp theo dõi.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét và nêu lại : Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng đặt tính và thực hiện lại phép tính trên.
* Bài toán
- GV nêu bài toán , cho HS đọc lại đề toán.
- GV hỏi : Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác?
- GV yêu cầu HS giải bài toán trên.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó hỏi : Em hãy nêu cách tính tổng 8,7 + 6,25 + 10 .
- GV nhận xét.
c.Luyện tập thực hành
 * Bài 1
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính tổng các số thập phân.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV chữa bài, sau đó hỏi : Khi viết dấu phẩy ở kết quả chúng ta phải chú ý điều gì?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 * Bài 2
- GV yêu cầu đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của hai biểu thức (a+b) + c và a + (b+c) trong từng trường hợp.
- GV cho HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV hỏi : 
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a = 25 ; b = 6,8 ; c = 12.
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a = 1,34 ; b= 0,52 ; c= 4
+ Vậy giá trị của biểu thức (a+b) + c như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi ta thay các chữ bằng cùng một bộ số ?
- GV viết lên bảng :
(a+b) + c = a + (b+c)
- GV hỏi : Em đã gặp biểu thức trên khi học tính chất nào của phép cộng các số tự nhiên?
- Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- GV hỏi : Theo em, phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp không, vì sao ?
- GV yêu cầu HS nêu tính chất kếp hợp của phép cộng.
 * Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng giải thích cách làm của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS nhắc lại cách tính tổng nhiều số thập phân.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong VBT.
- Chuẩn bị bài sau.
3'
 31'
1'
8'
8'
 7'
6'
 1'
- 2 HS lên bảng thực hịên yêu cầu.
- HS đọc đề toán.
- HS nghe và tóm tắt, phân tích bài toán.
- HS nêu : Tính tổng 37,5 + 36,75 + 14,5.
- HS trao đổi với nhau và cùng tính 
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS vừa lên bảng nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến để thống nhất :
* Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
* Cộng như cộng với các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vảo tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
- HS nghe và phân tích bài toán.
- HS: Muốn tính chu vi hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
 Chu vi của hình tam giác là :
 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95(dm)
 Đáp số : 24,95 dm
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 4 HS lên bảng làm bài nối tiếp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.
- HS: Dấu phẩy ở kết quả phải thẳng hàng với các dấu phẩy ở các số hạng.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm bài đúng/sai.
- HS trả lời :
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 10,5.
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 5,86.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
- Khi học tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên ta có :
(a+b) + c = a + (b+c)
- 1 HS phát biểu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS trao đổi và nêu : Phép cộng các số thập phân cũng có tính chất kết hợp, vì ở bài toán trên ta thấy khi ta cộng một tổng hai số với số thứ ba hay cộng số thứ nhất với tổng hai số còn lại đều cho cùng một kết quả.
- HS nêu như trong SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS nêu như giải thích.
......................................................................................................
Tiết 2: Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I.
(Tiết 7)
I. Mục tiêu
1. Hệ thống hoá vốn từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học trong tuần đầu lớp 5
 2. Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, trái nghĩa gắn với các chủ điểm.
 II. Đồ dùng dạy học
 Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ bảng từ ngữ ở bài tập 1, 2.
 III. Các hoạt động dạy học
 1. Giới thiệu bài: nêu mục đíc yêu cầu bài học (1’)
 2. Hướng dẫn giải bài tập
 Bài tập 1 (16’)
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập
- HS làm việc theo nhóm
- Phát phiếu học tập và bút dạ cho một nhóm yêu cầu viết vào giấy để dán lên bảng
- gọi nhóm khác bổ xung
Việt nam Tổ quốc em
cánh chim hoà bình
con người với thiên nhiên
Danh từ
Tổ quốc, đất nước, giang sơn, quốc gia, nước non, quê hương, quê mẹ, đồng bào, nông dân, công nhân... 
hoà bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, niềm vui, hữu nghị, sự hợp tác, niềm mơ ước...
bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh rạch, mương máng, núi rừng, núi đồi, đồng ruộng, nương rẫy, vườn tược..
Động từ, tính từ
bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, khôi phục, vẻ vang, giàu đẹp, cần cù, anh dũng, kiên cường, bất khuất...
hợp tác, bình yên, thanh bình, thái bình, tự do,hạnh phúc, hân hoan, vui vầy, sum họp, đoàn kết, hữu nghị..
bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát, xanh biếc cuồn cuộn, hùng vĩ, tươi đẹp, khắc nghiệt, lao động, chinh phục, tô điểm..
Thành ngữ tục ngữ
quê cha đất tổ, quê hương bản quán, chôn rau cắt rốn, giang sơn gấm vóc, non xanh nước biếc, yêu nước thương nòi, chịu thương chịu khó, muôn người như một, chim việt đậu cành nam, đất lành chim đậu, uống nước nhớ nguồn...
bốn biển một nhà, vui như mở hội, kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật, chung tay góp sức, chia ngọt sẻ bùi, ..
lên thác xuống ghềnh, góp gió thành bão, muôn hình muôn vẻ, thẳng cánh cò bay, cày sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn, chân cứng đá mềm, bão táp mưa sa, nắng chóng trưa mưa chóng tối, chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm
Bài 2 (16’)
GV tổ chức cho HS làm bài tương tự bài 1
VD:
bảo vệ
bình yên
đoàn kết
bạn bè
mênh mông
Từ đồng nghĩa
giữ gìn
bình an, yên bình, thanh bình, 
yên ổn
kết đoàn, liên kết
liên hiệp
bạn hữu
bầu bạn
bè bạn
bao la
bát ngát
mênh mông
Từ trái nghĩa
phá hoại
tàn phá
tàn hại
phá huỷ
huỷ hoại
huỷ diệt
bất ổn
náo động
náo loạn
chia rẽ
phân tán
thù địch
kẻ thù
kẻ địch
chật chội
chật hẹp
toen hoẻn
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được
.................................................................................................
Tiết 3: Tiếng việt.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
(Chuyên môn nhà trường ra đề).
................................................................................................
.Tiết 4: Hoạt động tập thể.
I. Nhận xét chung 
	1. Đạo đức: 
 	Các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau, không gây mất đoàn kết. 
 2. Học tập:
 Hầu hết các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị khá đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
Vẫn còn một số em quên đồ dùng học tập như: Thái, Minh, Hùng 
Ngoài ra còn một số bạn chưa chịu khó học bài ở nhà như: Chua, Toán, Sồng. 
3. Thể dục.
 - Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa.
 4. Vệ sinh.
 Các em VS tương đối sạch sẽ, gọn gàng trường lớp cũng như thân thể.
5. Sinh hoạt Đội: 
 Lớp tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, hiệu quả.
II. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN TỚI 
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
 - Thi đua học tập tốt, đạt nhiều điểm giỏi chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/ .

Tài liệu đính kèm:

  • docxTUẦN 10.docx