Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp góp phần nâng cao kết quả học tập, phân môn Tập đọc nhạc ở khối lớp 4-5 bậc Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp góp phần nâng cao kết quả học tập, phân môn Tập đọc nhạc ở khối lớp 4-5 bậc Tiểu học

I - ĐẶT VẤN ĐỀ :

1. Cơ sở lý luận :

Âm nhạc là bộ môn đặc thù riêng, với yêu cầu học tập diễn ra hết sức nhẹ nhàng. Song không kém phần hiệu quả trong sự nghiệp giáo dục. Âm nhạc được xem như một món ăn tinh thần không thế thiếu trong đời sống của mỗi con người.

Âm nhạc luôn luôn là người bạn thân cận nhất trong mọi lúc, mọi nơi. Âm nhạc luôn là người đồng hành để động viên – khích lệ con người để vượt qua mọi thử thách, những nỗi buồn vui trong cuộc sống.

Ở bậc Tiểu học Âm nhạc được chia làm 2 giai đoạn.

+ Giai đoạn lớp 1, 2, 3 : Âm nhạc nằm chung trong bộ môn trong nghệ thuật, giai đoạn này chủ yếu là học tập học hát và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc qua nghe nhạc.

+ Giai đoạn lớp 4, 5 : Âm nhạc được tách ra độc lập và ở giai đoạn này có học thêm phần môn tập đọc nhạc và yêu cầu học sinh nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông, biết cách thể hiện đúng độ cao, độ dài (trường độ) theo những âm hình tiết tấu đơn giản của các bài tập đọc nhạc ngắn gọn, dễ đọc. Khi thực hiện có thể kết hợp gõ đệm hoặc trò chơi.

- Giáo viên đàn cho học sinh nghe giai điệu bài tập đọc nhạc sau đó các em đọc và giáo viên không được đọc mẫu để học sinh đọc theo theo kiểu dạy hát “truyền khẩu” từng câu.

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp góp phần nâng cao kết quả học tập, phân môn Tập đọc nhạc ở khối lớp 4-5 bậc Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một vài giải pháp góp phần nâng cao 
kết quả học tập, phân môn tập đọc nhạc 
ở khối lớp 4 – 5 bậc Tiểu học
I - Đặt vấn đề :
1. Cơ sở lý luận :
Âm nhạc là bộ môn đặc thù riêng, với yêu cầu học tập diễn ra hết sức nhẹ nhàng. Song không kém phần hiệu quả trong sự nghiệp giáo dục. Âm nhạc được xem như một món ăn tinh thần không thế thiếu trong đời sống của mỗi con người.
Âm nhạc luôn luôn là người bạn thân cận nhất trong mọi lúc, mọi nơi. Âm nhạc luôn là người đồng hành để động viên – khích lệ con người để vượt qua mọi thử thách, những nỗi buồn vui trong cuộc sống.
ở bậc Tiểu học Âm nhạc được chia làm 2 giai đoạn.
+ Giai đoạn lớp 1, 2, 3 : Âm nhạc nằm chung trong bộ môn trong nghệ thuật, giai đoạn này chủ yếu là học tập học hát và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc qua nghe nhạc.
+ Giai đoạn lớp 4, 5 : Âm nhạc được tách ra độc lập và ở giai đoạn này có học thêm phần môn tập đọc nhạc và yêu cầu học sinh nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông, biết cách thể hiện đúng độ cao, độ dài (trường độ) theo những âm hình tiết tấu đơn giản của các bài tập đọc nhạc ngắn gọn, dễ đọc. Khi thực hiện có thể kết hợp gõ đệm hoặc trò chơi.
- Giáo viên đàn cho học sinh nghe giai điệu bài tập đọc nhạc sau đó các em đọc và giáo viên không được đọc mẫu để học sinh đọc theo theo kiểu dạy hát “truyền khẩu” từng câu.
2. Cơ sở thực tiễn :
a) Những thuận lợi :
- Âm nhạc là môn đặc thù lấy thực hành làm cơ sở đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ đó mà môn học đã có những mặt thuận lợi:
- Sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp giáo dục.
- Những thành tựu to lớn của đổi mới phương pháp nội dung chương trình dạy học của của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Trang thiết bị phục vụ cho môn học, nhạc cụ ORGAN nhạc cụ gỗ, bảng phụ các bài tập đọc nhạc.
- Phần lớn giáo viên dạy bộ môn đã được đào tạo chính quy.
- Tính hiếu động của học sinh.
b) Những khó khăn :
- Mức độ trực quan thị tấu đọc nhạc trên khung của học sinh còn thấp mà chủ yếu đang đọc nhạc theo mẫu truyền khẩu của giáo viên.
Ví dụ :
- ý thức học tập của học sinh chưa chú trọng đến bộ môn âm nhạc, còn mang quan điểm môn chính – môn phụ dẫn đến năng lực cảm thụ Âm nhạc chưa được từng cá nhân học sinh quan tâm.
- Qua quá trình nghiên cứu thực tế, tôi thấy hầu hết học sinh còn tập đọc nhạc theo cách, đọc có chữ nốt giống như chương trình lớp 4 cũ. Xuất phát từ thực tế song giáo viên chưa tìm ra giải pháp để khắc phục.
Từ những yếu tố trên, để góp phần nâng cao kết quả học tập phân môn tập đọc nhạc ở khối lớp 4, 5. Bản thân tôi đã rút ra một vài giải pháp với mong muốn góp phần nhỏ ý kiến của mình với đồng nghiệp để cùng nhau khắc phục thực tế còn vấp phải, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu giáo dục của bộ môn và bản thân giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được giao và đặc biệt là làm thoả mãn nhu cầu học tập của học sinh cũng như lương tâm nghề nghiệp, để thực sự là “ thầy, cô giáo là người mẹ hiền” luôn yêu thương dìu dắt các con vững bước đi lên trong sự đổi mới của đất nước, giáo dục phải thực sự là nơi đào tạo ra những con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt, thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước.
II – Giải quyết vấn đề :
a) Phương pháp :
- Về phương pháp dạy tập đọc nhạc thì vẫn thực hiện đúng các bước theo quy định của ngành.
Đó là : 1. Giới thiệu bài
2. tập nói tên nốt
3. Luyện độ cao
4. Tập tiết tấu
5. Đọc nhạc
6. Hát ghép lời ca
7. Củng cố – kiểm tra – dặn dò.
- Giờ học đảm bảo yêu cầu nhẹ nhàng, vui vẻ, hào hứng, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh.
b) Biện pháp :
Để nâng cao kết quả dạy – học phân môn tập đọc nhạc từ thực tế, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp như :
* Đối với giáo viên : 
- Nghiên cứu kỹ bài học để vạch kế hoạch bài dạy phù hợp các bước với năng lực học sinh.
- Thời lượng bài tập đọc nhạc không nhiều chỉ ở mức độ 20 phút. Theo chương trình thì qua 2 tiết học khác mới quay trở lại ôn tập bài tập đọc nhạc tiết trước, do vậy giáo viên cần xây dựng trọng tâm chính của bài tập đọc nhạc ở bước nào trong 7 bước của phương pháp. Theo phương pháp thì bước (5) tập đọc nhạc là trọng tâm của bài.
* Tôi lấy đơn cử ví dụ 1
Tiết 27 - Âm nhạc lớp 4
Nội dung 2 : Tập đọc nhạc số 7 : Đồng lúa bên sông
Mục tiêu : Học sinh đọc đúng nhạc và bản lời ca bài TĐN số 7
Chuẩn bị giáo viên : Đàn giai điệu bài TĐN số 7
Học sinh : Vở – nhạc cụ gõ
Bài dạy :
1. Giới thiệu bài : Đồng lúa bên sông
1
2
3
4
5
6
7
8
Mùa
lúa
chín
vàng
đàn
chim
hát
vang
Trong nắng mai hồng có tiếng ai hát trên đồng
2. Tập nói tên nốt : 1 là đồ, 2 là mi, 3 là rề...
3. Luyện độ cao : 
4. Tập tiết tấu :
x x...x .... | x x.... x....x
Tùng cắc cắc tùng....
Tùng cắc cắc xoà....
5. Đọc nhạc : + Giáo viên đọc mẫu + đàn giai điệu
 Học sinh nghe - đọc theo
6. Hát ghép lời ca : Giáo viên hát mẫu – hướng dẫn
Đồ rê R đồ.......
Mùa lúa chín vàng....
+ Củng cố : - Gọi một số học sinh đọc lại bài nhạc
Dặn dò : Nhắc học sinh ôn luyện bài TĐN số 7 thành thạo, làm bài tập ở nhà, ở sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4 trang 38.
Nếu đi một mạch theo các bước của phương pháp dạy bài TĐN thì thử hỏi phần “Thị tấu” nốt nhạc trên khuông đã đạt yêu cầu; người dạy tuân thủ phương pháp như vậy đã đưa kết quả bài học tốt chưa hay chỉ bám vào mục tiêu. Học sinh đọc bài TĐN số 7 và hát ghép lời ca là được. Cứ như thế tôi đi từ bài này đến bài khác thì “thị tấu” đọc nhạc trên khuông đã đạt được mức độ nào và sự phát huy tính sáng tạo của học sinh thì đưa vào bước hoạt động nào.
Theo kinh nghiệm của tôi, đối với bài tập đọc nhạc để thực hiện đạt yêu cầu trên diện rộng thì điều trước tiên giáo viên cần làm là :
+ Khi giới thiệu khuông nhạc, khoá son, hình viết tên nốt ở cuối học kỳ 2 của Âm nhạc lớp 3 giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cụ thể và dùng các biện pháp luyện tập như :
Tập kẻ 5-10 khuông nhạc và viết 5 khoá son trên mỗi khuông nhạc.
Lấy một số câu đầu của các bài hát đã học ở lớp 3 cho học sinh về nhà quan sát, tập chép nhạc và nhận biết tên nốt nhạc ở bài chép đó.
+ Trong bài ví dụ 1 : TĐN số 7, tôi sẽ chú trọng ở các phần.
Bước 1 : Giới thiệu bài : Khi giáo viên giới thiệu xong thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài cấu trúc bài TĐN như :
Hỏi : Nhịp mấy – học sinh trả lời nhịp 2/4
Hỏi: Các loại hình nốt xuất hiện trong bài : Học sinh trả lời : ....
Hỏi : Tên các nốt nhạc xuất hiện trong bài là : Học sinh trả lời. Đ. R. M. S. L
Để phát huy mức độ hiếu biết của học sinh qua quan sát tìm hiểu bài từ đã giúp học sinh định hình được những việc cần thực hiện tiếp theo.
Bước 4 : Tập tiết tấu
Giáo viên hướng dẫn học sinh miệng đọc tên hình nốt, tay gõ tiết tấu (hoặc vỗ)
Ưu điểm bước 4 : Học sinh vào tập thể hiện tiết tấu theo quy trình của phương pháp vừa kết hợp ôn luyện nhận biết về ký hiệu hình nốt và tiếng (xoè) là thể hiện bước ngân phách 2 của nốt trắng để khi tiếp bước đọc nhạc học sinh không bị lỡ nhịp.
Bước 5 : Tập đọc độ cao (đọc nhạc)
- Giáo viên phân đoạn : Bài TĐN số 7 gồm 2 câu nhạc
Câu 1 phân làm 2 tiết nhịp : Tiết 1 gần 2 ô nhịp đầu, tiết 2 gồm 2 ô cuối
Sau đó giáo viên sử dụng đàn giai điệu, học sinh cảm nhận và đọc nhạc theo âm đàn, giáo viên cần hạn chế bước đọc mẫu cả bài và đọc mẫu từng tiết nhịp khi hướng dẫn tập đọc nhạc.
Tương tự cho câu nhạc 2 : Sau đọc đạt yêu cầu cử 2 câu giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kết hợp gõ tiết tấu (hoặc vỗ) để hoàn thiện bài học đạt yêu cầu về độ cao và phách nhịp.
- Khi hướng dẫn đọc nhạc giáo viên cần quan sát theo dõi mức tiếp nhận bài của học sinh để củng cố cho học sinh có nhận biết chưa đạt yêu cầu, ở bước 5 giáo viên cần phát huy hoạt động nhóm (hoặc cá nhân)
Ưu điểm 5 : 
 Giáo viên sử dụng âm đầu để học sinh tự cảm nhận bằng thỉnh giác để “thị tấu” đọc nhạc trên khuông. Từ đó giúp học sinh nhận biết tốt hơn về đọc nhạc trên khuông mà không cần đếm chữ nốt (Đ. R. M...)
Bước 6 : Hát ghép lời ...
Vì các bước trên đã thực hiện tốt nên ở bước 6 giáo viên chỉ cần giai điệu, học sinh cảm nhận và hát ghép được lời ca. ở bước 6 cần phát huy hoạt động cá nhân sau đó giáo viên bổ sung để đưa vào hoạt động tập thể.
Bước 7 : Củng cố - ôn luyện
Giáo viên cần chia làm 3 dãy với các nhiệm vụ khác nhau
D1 : Hát 
D2 : Đọc 	Sau đổi lại => có hình thức thi đua tổ
D3 : Gõ tiết tấu 
- Kiểm tra học tập:
+ Giáo viên cần kiểm tra học sinh ở mức độ trung bình để biết được kết quả bài học.
Hình thức kiểm tra cá nhân, sau đó cho học sinh khá giỏi nhận xét, thế hiện lại chỗ học sinh TB chưa thể hiện được.
- Dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học và động viên khích lệ học sinh ôn tập bài học và những học sinh đạt và chưa đạt yêu cầu, cần tập trung vào hoạt động nhận biết vị trí và đọc độ cao nốt..
Trong yêu cầu tiết học có nói đến cách vỗ (gõ) theo 2 loại nhạc cụ khác nhau. Song nếu điều kiện năng lực học sinh tiếp nhận bài học nhanh thì giáo viên nên tổ chức trò chơi vỗ bằng hai âm sắc kết hợp đọc nhạc hoặc hát lời ca.
Gõ : tùng cắc cắc tùng
Vỗ X P. T. X
(X) 2 hai tay vỗ vào nhau
(P) Phải – tay phải vỗ vào đùi hoặc xuống mặt bàn.
(T) Trái : Tay trái vỗ vào đùi hoặc xuống mặt bàn.
Trừ trường hợp học sinh năng lực chậm hơn thì hoạt động phụ này đưa vào tiết ôn tập bài TĐN số 7 tiết 31.
* Ví dụ 2 : Tiết 13 bài tập đọc nhạc số 4 môn Âm nhạc lớp 5
- Tương tự các bước thể hiện vẫn giữ nguyên như ví dụ 1, song ở bài TĐN số 4 lớp 5 này khi đưa bảng phụ lên bảng chính giáo viên cần che khuất phần lời ca vì phần lời ca quá quen thuộc với học sinh ở các lứa tuổi. Do vậy giáo viên cần nhận định trước tình hình xáo trộn và tính hiếu động của học sinh để bài học được diễn ra theo yêu cầu hướng dẫn của giáo viên.
- Giai điệu của bài TĐN lại uốn lượn qua phần đổ cung từ Đố xuống Mi là 1 quảng 6, nên khi hướng dẫn đọc cao độ một giáo viên chú ý để học sinh thể hiện đúng âm nốt ở ô nhịp 1 và 2 câu 1, tiếp đến ô nhịp 1 và 2 của câu 2 là lặp lại độ cao của âm 1 sau đó đổ xuống âm son liền bậc với âm la nên dễ bị lệch độ cao nốt.
TĐN số 4 : Nhớ ơn Bác
 Vừa phải
 A ! có Bác Hồ đời em được ấm no
 Chúng em múa ca càng nhớ công ơn Bác Hồ
Ví dụ 3 : Tiết 20 bài TĐN số 5, lớp 5
TĐN số 5 : Năm cánh sao vui
 Nhịp vừa – vui
 Năm cánh sao ấy kết thành bông hoa
 Nở từ tên gọi cháu ngoan Bác Hồ
- Các bước thực hiện như ví dụ trước
- Khi tập đọc (đọc độ cao) giáo viên chú ý thể hiện chính xác cao độ của câu nhạc 2 giữa âm rề “ô nhịp” 2 và âm độ ở nhịp cuối cùng và chú ý 3 tiếng có luyến “sao”, “tên”, “Bác”.
III - Kết quả :
Qua quá trình thực hiện giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong đó phân môn tập đọc của khối lớp 4, 5 tại đơn vị tôi thực hiện. Tuy nhiên việc đánh giá, xếp loại năng lực học không quá nặng nề, với đặc thù của bộ môn lấy thực hành ở lớp để xác định kết quả học tập. Song tôi nhận thấy mức độ tiếp nhận của học sinh đã có nhiều tiến bộ, nhiều lớp đã có ý thức, tinh thần học tập tốt và hăng hái, - hào hứng từ đó xuất hiện nhiều cá nhân nổi trội, thể hiện sự tự tin và muốn được thể hiện mình trước tập thể vì những học sinh nổi trội thường được giáo viên mời nhận xét thực hành của bạn và được thể hiện lại bằng năng lực của mình cho bạn nghe và học tập. Bên cạnh đó nhờ vào tính đặc thù của bộ môn luôn thoái mái, nhẹ nhàng, vui nhộn với các phương tiện học tập đã làm thay đổi không khí lớp học đã hào hứng lại càng sôi nổi hào hứng thêm.
* Kết quả : 
Lớp 
Nhận xét
5A
5B
4A
4B
3.4KI
7KII
KI4
7KII
3KI
7KII
4KI
7KII
Khá - giỏi
12
15
11
13
8
10
7
10
Đạt
5
4
5
3
8
6
8
7
Chưa đạt
3
1
2
2
2
2
4
2
IV - Kết luận :
Qua nghiên cứu thực tế ở đơn vị cũng như ý kiến tham luận ở sinh hoạt tổ chuyên môn âm nhạc cụm trường. Trong quá trình giảng dạy bộ môn âm nhạc về phân môn tập đọc nhạc.
Bản thân đã đúc rút được một vài kinh nghiệm như đã nêu và đã đưa vào thực hiện tại đơn vị thì tôi nhận thấy kết quả đã có những bước tiến khá rõ ràng, khả thi song với thời gian thực hiện chưa được nhiều và dài hơn thiết nghĩ phải chăng đây cũng là một trong những giải pháp có ích cho việc dạy – học phân môn tập đọc nhạc ở khối lớp 4, 5 đối với giáo viên đứng lớp nhằm ngày càng thực hiện đúng và hoàn thành mục tiêu giáo dục của bộ môn. Biết rằng âm nhạc là môn học đặc thù về năng khiếu thực sự. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta cần cố gắng khắc phục thực tế sẽ đến ngày thu được kết quả tốt đẹp và có thế xoá bỏ suy nghĩ về nét đặc thù của môn học, bên cạnh xuất hiện tỷ lệ năng lực học tập của học sinh ngày càng cao về số lượng, chất lượng. Văn hoá âm nhạc không phải là một cái gì xa lạ đối với mọi người, không phân biệt lứa tuổi, già trẻ, gái trai mới sử dụng và thưởng thức; mà âm nhạc phải là người bạn đồng hành trong cuộc sống của chúng ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_gop_phan_nang_cao_ke.doc