Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 14

Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 14

I. Mục tiêu

 HS cần:

- Hiểu và tận dụng được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.

II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 52 trang Người đăng huong21 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Ngày soạn 30/11/2012 Ngày giảng: Thứ hai ngày 03/12/2012
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán.
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MÔT SỐ TỰ NHIÊN
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu
 	HS cần:
- Hiểu và tận dụng được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện tính nhẩm:
23,4 : 10 ; 19,5: 100 ; 67,89 : 10;
98, 79 : 1000
- Dưới lớp nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10; 100; 1000
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : 
- GV yêu cầu HS thực hiện phép chia 12 : 5.
- GV hỏi : Theo em phép chia 12 : 5 = 2 dư 2 còn có thể thực hiện tiếp được hay không ?
- GV nêu : Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi này.
2.2. Hướng dẫn thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập phân.
a) Ví dụ 1
- GVnêu bài toán ví dụ : Một cái sân hình vuông có chu vi là 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét ?
- GV hỏi : Để biết cạnh của sân hình vuông dài bao nhiêu mét chúng ta phải làm thế nào ?
- GV yêu cầu HS đọc phép tính.
- GV yêu cầu HS thực hiện miệng phép chia 27 : 4.
- GV hỏi : Theo em ta có thể chia tiếp được hay không ? Làm thế nào để có thể chia tiếp số dư 3 cho 4?
- GV nhận xét ý kiến của HS.
b) Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ : Đặt tính và thực hiện phép tính 43 : 52.
- GV hỏi: Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện giống phép chia 27 : 4 không ? vì sao?
- GV : Hãy viết số 43 thành số thập phân mà giá trị không thay đổi.
- GV : Vậy để thực hiện 43 : 52 ta có thể thực hiện 43,0 : 52 mà kết quả không thay đổi.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện của mình.
3’
32’
1’
10’
- 2 HS lên bảng thực hiện tính nhẩm.
- Một số em nêu quy tắc.
- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS thực hiện và nêu : 12 : 5 = 2
(dư 2)
- Một số HS nêu ý kiến của mình.
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
- HS : Chúng ta lấy chu vi của cái sân hình vuông chia cho 4.
- HS nêu phép 27 : 4.
- HS thực hiện chia, sau đó nêu: 27 : 4 = 6 (dư 3)
- HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS thực hiện tiếp phép chia theo hướng dẫn trên.
- HS nghe yêu cầu.
- Phép chia 43 : 52 có số chia lớn hơn số bị chia nên không thực hiện giống phép chia 27 : 4.
- HS nêu : 43 = 43,0
- HS thực hiện đặt tính và tính
43,0 : 52. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách thực hiện phép tính trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét để thống nhất cách thực hiện phép tính như sau.
c) Quy tắc thực hiện phép chia
- GV hỏi : Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư thì ta tiếp tục chia như thế nào ?
2.3.Luyện tập thực hành
* Bài 1
- Mời HS nêu yêu cầu bài tập
- Mời 3 em lên bảng (2 lượt), mỗi em thực hiện 1 phép tính.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS nêu rõ cách tính của một số phép tính sau :
 12 : 5 75 : 12
- GV nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- HD HS phân tích bài toán và tìm cách giải.
- Mời 1 em làm bài trên bảng
- GV giúp HS yếu làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học
- Cho hs nhắc lại quy tắc. Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
1’
- 3 đến 4 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét, sau đó học thuông quy tắc ngay tại lớp.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- KQ: a. 2,4; 5,75 ; 24,5
- 2 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
May một bộ quần áo hết số mét vải là :
70 : 25 = 2,8 (m)
May 6 bộ quần áo hết số mét vải là :
2,8 6 = 16,8 (m)
Đáp số : 16,8 (m)
- HS nhận xét bài làm của bạn.
Tiết 4: Tập đọc.
CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục tiêu
 	1. Đọc thành tiếng
	- Đọc đúng các tiếng: Pi-e, ngọc lam, Nô-en, Gioan, rạng rỡ, năm nay, làm lại, tràn trề...
	- Đọc trôi chảy,ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
	- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với từng nhân vật.
 	2. ĐỌC- HIỂU
	- Hiểu các từ ngữ : Nô-en, giáo đường
	- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi 3 nhân vật là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ trang 132 SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS Nêu nội dung chính của từng đoạn của bài “Trồng rừng ngập mặn”
- GV nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài
H: Tên chủ điểm của tuần này là gì?
Tên chủ điểm gợi cho em điều gì?
GV: Hôm nay các em cùng tìm hiểu về câu chuyện Chuỗi ngọc lam để thấy được tình cảm yêu thương giữa con người.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV chia phần: 2 phần (mỗi phần 3 đoạn)
- HS đọc nối tiếp đoạn 
+ Lần 1: Đọc và luyện đọc từ khó: chuỗi ngọc, ngửng đầu, lễ Nô - en, bao lụa đỏ, Pi – e, Gioan
+ Lần 2: Luyện đọc và giải nghĩa từ: Chuỗi ngọc lam, Lễ Nô – en, giáo đường, con lợn đất
- HD cách đọc, GV đọc mẫu 
 b) Tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm
Phần 1
- HS đọc thầm bài và câu hỏi sau đó thảo luận và trả lời
H: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
H: Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không?
H: Chi tiết nào cho biết điều đó?
H: Thái độ của chú Pi-e lúc đó như thế nào?
- Cho hs tìm nội dung phần 1.
- GV ghi bảng nội dung phần 1. 
? Đoạn này gồm những vai nào?
? Giọng của mỗi vai đọc như thế nào?
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm phần 1 theo vai
- Tổ chức cho 1 nhóm HS đọc
- GV nhận xét 
Phần 2
 - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
H: Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e để làm gì?
H: Vì sao chú Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua ngọc?
H: Chuỗi ngọc có ý nghĩa như thế nào đối với chú Pi-e?
H: Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- Cho hs nêu nội dung phần 2.
- GV KL nội dung phần 2
H: Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV ghi nội dung bài
? Đoạn này gồm những vai nào?
? Giọng của mỗi vai đọc như thế nào?
- Tổ chức HS đọc diễn cảm phần 2 theo nhóm 3
- Mời 1 nhóm HS đọc 
- Mời 4 em đọc lại bài theo lối phân vai
- GV nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, nhắc hs hãy đem lại hạnh phúc cho người khác bằng những gì mình có thể làm được.
- Dặn HS về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau
3’
32’
1’
31’
10’
20’
1’
- 3 HS đọc nối tiếp 
- Chủ điểm vì hạnh phúc con người
- Tên chủ điểm gợi cho em nghĩ đến những việc làm để mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người
- 1 HS đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa một số từ khó
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
+Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc lam
+ Cô bé mở khăn tay, đỏ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.
+ Chú Pi- e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam
- ND: Bé Gioan mua tặng chị mình chuỗi ngọc lam
- Vai người dẫn, chú Pi –e và Gioan
- Giọng đọc: Gioan: ngây thơ, hồn nhiên. Pi – e: điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị. Người dẫn: Đọc to rõ ràng, ngắt nghỉ đúng
- HĐ theo nhóm 3
- 3 HS đọc nối tiếp. Lớp theo dõi và nhận xét
+ Cô tìm gặp chú Pi-e để hỏi xem có đúng bé Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi-e đã bán cho cô bé với giá bao nhiêu?
+ Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có.
+ Đây là chuỗi ngọc chú Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình , nhưng cô đã mất trong một vụ tai nạn giao thông.
+ Các nhân vật trong câu chuyện này đề là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc cho nhau. Chú pi-e mang lại niềm vui cho cô bé Gioan. Bé Gioan mong muốn mang lại niềm vui cho người chị đã thay mẹ nuôi mình. Chị của cô bé đã cưu mang nuôi nấng nuôi bé từ khi mẹ mất.
- Cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé.
+ Câu chuyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm vui hạnh phúc cho người khác.
- HS nhắc lại nội dung
- 3 vai. Giọng đọc:.Chị của Gioan: giọng thật thà, lịch sự
- HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS đọc
- 4 HS đọc phân vai
Tiết 4: Đạo đức.
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu
HS biết:
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
- Thực hiện các hành vi quan tâm , chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày
II. Tài liệu và phương tiện
- Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1
- Các hình ảnh trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
* KTBC: Cho hs nhắc lại lý do vì sao mọi người cần phải có thái độ kính già yêu trẻ?
- NX và ghi điểm
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin: trang 22 SGK
+ Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ VN trong gia đình và ngoài xã hội
+ Cách tiến hành
- GV chia nhóm đôi và giao nhiệm vụ
Quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung từng bức tranh trong SGK
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ xung
- GV KL: Đó là những người phụ nữ mà chúng ta vừa nêu có nhiều đóng góp trong xã hội 
H: Em hãy kể các công việc mà người phụ nữ trong gia đình , xã hội mà em biết?
H: Tại sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
- KL nội dung HĐ 1.
- GV gọi 1 vài HS đọc ghi nhớ trong SGK
2. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
+ Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ, sự đối sử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái.
+ Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ cho HS HĐ cá nhân
- GV gọi một số HS lên trình bày
- Yêu cầu 1 số em nêu ý kiến giải thích của mình
- GV KL nội dung HĐ 2. Nhắc nhở HS cần có thái độ tôn trọng phụ nữ.
3. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
+ Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do và sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó
+ Cách tiến hành: 
 1. GV nêu yêu cầu của bài tập 2 HD học sinh cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu
 2. GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS bày tỏ theo qui ước: tán thành giơ thẻ đỏ, không tán thành gi ...  phân cho một số thập phân.
2.2.Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân.
a) Ví dụ1
* Hình thành phép tính
- GV nêu bài toán ví dụ : Một thanh sắt dài 6,2m cân nặng 23,5kg. Hỏi 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?
- GV hỏi : Làm thế nào để biết được 1dm của thanh sắt đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?
- GV yêu cầu HS đọc phép tính cân nặng của 1dm thanh sắt đó.
- GV nêu : Như vậy để tính xem 1dm thanh sắt đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam chúng ta phải thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 . Phép chia này có cả số bị chia và số chia là số thập phân nên được gọi là phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
* Đi tìm kết quả
- GV hỏi : Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương có thay đổi không ?
- GV : Hãy áp dụng tính chất trên để tìm kết quả của phép chia 23,56 : 6,2.
? Làm thế nào để chuyển phép chia này thành phép chia một số thập phân cho 1 số tự nhiên?
- Mời hs tính ra nháp và nêu kết quả
- GV hỏi : Như vậy 23,56 chia cho 6,2 bằng bao nhiêu ?
* Giới thiệu cách tính
- GV nêu : Để thực hiện 23,56 : 6,2 thông thường chúng ta làm như sau.
3’
32’
1’
12’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
- HS: Lấy cân nặng của cả hai thanh sắt chia cho độ dài của cả thanh sắt.
- HS nêu phép tính 23,56 : 6,2.
- HS : Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương không thay đổi.
- HS trao đổi với nhau để tìm kết quả của phép chia, HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau.
- Nhân cả số bị chia và số chia với 10
- HS nêu : 23,56 : 6,2 = 3,8
- HS theo dõi GV.
 * Đếm thấy phần thập phân của số 6,2 có một chữ số
 23,56 6,2 * Chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ 
 số được 235,6; bỏ dấu phẩy ở số 6,2 được 62.
 4 96 3,8 (kg) * Thực hiện phép chia 235,6 : 62.
 0 Vậy 23,56 : 6,2 = 3,8. 
- GV yêu cầu HS so sánh thương của 23,56 : 6,2 trong các cách làm.
- GV hỏi : Em có biết vì sao trong khi thực hiện phép tinh 23,56 : 6,2 ta bỏ dấu phẩy ở 6,2 và chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số mà vẫn tìm được thương đúng không ?
- GV: Trong ví dụ trên để thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân chúng ta đã chuyển về phép chia có dạng như thế nào để thực hiện?
b) Ví dụ 2
- GV nêu yêu cầu : Dựa vào cách đặt tính và thực hiện tính 23,56 : 6,2 các em hãy đặt tính và thực hiện tính 
82,55 : 1,27.
- GV gọi một HS trình bày cách tính của mình, nếu HS làm đúng như SGK, GV cho HS trình bày rõ ràng trước lớp và khẳng định cách làm đúng.
.- HS nêu : Các cách làm đều có thương là 3,8.
- HS trao đổi và nêu :
Bỏ dấu phẩy ở 6,2 tức là đã nhân 6,2 với 10.
Chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số tức là nhân 23,56 với 10.Vì nhân cả số bị chia và số chia với 10 nên thương không thay đổi.
- Để thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân ta đã chuyển về phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên rồi thực hiện chia.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và tính vào giấy nháp.
- Một HS trình bày trước lớp.
 82,55 1,27 * Đếm thấy phần thập phân của số 82,55 có hai chữ số và 
 phần thập phân của 1,27 cũng có hai chữ số;
 6 35 65 Bỏ dấu phẩy ở hai số đó đi được 8255 và 127.
 0 * Thực hiện phép chia 8255 : 127.
 * Vậy 82,55 : 1,27 = 65
c) Quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân
- GV hỏi : Qua cách thực hiện hai phép chia ví dụ, bạn nào có thể nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em mở SGK và đọc phần quy tắc thực hiện phép chia trong SGK.
2.3.Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.Mời 4 em làm bài trên bảng
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu 3 HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- Cho HS nêu hướng làm, mời 1 em làm bài trên bảng
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu làm bài
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS,
3. Củng cố – dặn dò
- Cho hs nhắc lại quy tắc
- NX tiết học, dặn HS học thuộc quy tắc
19’
1’
- 2 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 3 HS lần lượt nêu trước lớp như phần ví dụ, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- KQ: a. 3,4 b. 1,58
 c. 51,52 
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
1lít dầu hoả cân nặng là :
3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
8l dầu hoả cân nặng là :
0,76 8 = 6,08 (kg)
 Đáp số : 6,08 kg
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn.
..
Tiết 2: Tập làm văn.
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu
 HS cần:
	- Thực hành viết biên bản một cuộc họp: đúng nội dung , hình thức 
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng lớp viết sẵn nội dung biên bản và gợi ý 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học
TG
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
H: Thế nào là biên bản ? biên bản thường có nội dung nào?
- GV nhận xét
 B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu bài 
 2. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc đề bài 
- Giúp HS xác định rõ yêu cầu đề bài
- Gv nêu các câu hỏi gợi ý để HS định hướng bài của mình
 + Em chọn cuộc họp nào?
 + cuộc họp diễn ra ở đâu vào lúc nào?
 + cuộc họp có ai dự
 + Ai điều hành cuộc họp
 + Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì?
 + Kết luận cuộc họp như thế nào?
- Yêu cầu HS làm theo nhóm 4. GV quan sát và giúp đỡ các nhóm làm biên bản
- Gọi từng nhóm đọc biên bản 
- Nhận xét cho điểm từng nhóm
 3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành biên bản 
ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến.
2’
33’
1’
31’
1’
- HS trả lời
- HS đọc đề
- HS trả lời theo gợi ý của GV
- HS làm việc theo nhóm
- Các nhóm lần lượt đọc biên bản
.
Tiết 3: Kể chuyện.
PA – XTƠ VÀ EM BÉ
I. Mục tiêu
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Pa-Xtơ và em bé bằng lời kể của mình.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Biết theo dõi đánh giá lời kể của bạn.
- Hiểu nội dung truyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu yêu thương con người hết mực của bác sĩ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS kể lại một việc làm tốt về bảo vệ môi trường mà em được chứng kiến hoặc tham gia
- Gv nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài
Tiết học hôm nay các em kể lại câu chuyện Pa-xtơ và em bé. Chuyện kể về tấm gương lao động quên mình vì hạnh phúc con người của nhà bác học Lu-i Pa- xtơ . Ông là người có công tìm ra loại vắc xin cứu loài người thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm mà từ rất lâu con người không tìm được ra cách chữa trị đó là bệnh dại.
 2. Hướng dẫn kể chuyện
 a) GV kể chuyện 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh minh hoạ
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của mỗi tranh
2’
33’
1’
32’
6’
- 2 HS kể 
- HS nghe
- Lớp quan sát tranh và nghe GV kể 
- HS nêu nội dung chính của từng tranh
Tranh 1: Chú bé Giô dép bị chó dại cắn được mẹ đưa đến nhờ Lu - i Pa- xtơ cứu chữa.
Tranh 2: Pa-xtơ trăn trở, suy nghĩ về phương cách chữa trị cho bé
Tranh 3: Pa-xtơ quyết định phải tiêm vắc xin cho Giô -dép
Tranh 4: Pa-xtơ thức suốt đêm ròng để quyết định tiêm mũi thứ 10 cho em bé
Tranh 5: Sau 7 ngày chờ đợi Giô -dép vẫn bình yên và mạnh khoẻ.
Tranh 6: Tượng đài Lu-i pa-xtơ ở viện chống dại mang tên ông.
 - Cho HS nêu yêu cầu bài tập 1
b) Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS kể nối tiếp theo đoạn trong nhóm 6 và trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện 
 c) Kể trước lớp
- Gọi HS thi kể nối tiếp
- Gọi HS kể toàn truyện 
HS dưới lớp đặt câu hỏi để bạn trả lời
H: Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô- dép?
H: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Nhận xét cho điểm 
 3. Củng cố, dặn dò
H: Chi tiết nào trong chuyện làm em nhớ nhất ?
KL: Bác sĩ Lu-i Pa- Xtơ đã để lại công trình khoa học vĩ đại cho loài người. Thành công của ông bắt nguồn từ lòng nhân hậu. Để cứu em bé bị chó dại cắn Pa-xtơ đã đi đến quyết định táo bạo: dùng thuốc chữa bệnh dại mới thí nghiệm ở động vật để tiêm cho em bé. Ông đã tính toán cân nhắc . Ông đã thực hiện công việc này một cách thận trọng tỉnh táo, Ông dồn tất cả tâm trí và sức lực để theo dõi sự tiến triển của quá trình điều trị. Cuối cùng Pa-xtơ đã thành công. Loài người có thêm một thứ thuốc chữa bệnh mới. Bệnh dại đã được dẩy lùi, nhiều người mắc bệnh sẽ được cứu sống.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe .
8’
15’
3’
- HS kể trong nhóm và cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- 2 nhóm HS thi kể. Lớp theo dõi và nhận xét
- 1, 2 HS kể toàn truyện. Lớp có thể đặt câu hỏi cho bạn trả lời
+ Vì vắc xin chữa bệnh dại do ông chế ra đã thí nghiệm có kết quả trên loại vật, nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể người. Pa-xtơ muốn em bé khỏi bwnhj nhưng không dám lấy em bé làm vật thí nghiệm. Ông sợ có tai biến.
+ Câu chuyện ca ngợi tài năng và lòng nhân hậu yêu thương con người, Tài năng và tấm lòng nhân hậu đã giúp ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
..
Tiết 4: Hoạt động tập thể.
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét chung 
1. Đạo đức:
 Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa ngoan ,còn mất trật tự trong giờ học. Một số bạn còn nói tục.
2. Học tập 
 . Các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
4. Vệ sinh.
 Các em VS tương đối sạch sẽ, gọn gàng .
II . Phương hướng tuần tới 
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Nhắc nhở HS:
 + Có ý thức tu dưỡng đạo đức
 + Kính trọng, lễ phép với người trên ở mọi nơi, mọi lúc.
 + Hoà nhã với bạn bè, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
 + Giúp đỡ người già cả, ốm đau, các em nhỏ.
..
Tiết 5: ÂM NHẠC
 (GV chuyên dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 14.doc