Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 26

Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 26

A. Mục tiêu

Sau bài học, HS:

- HS biết vận dụng phép nhân số đo thời gian với một số tự nhiên.

- Vận dụng vào giải các bài toán thực hiện đơn giản có liên quan.

B. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

 

doc 43 trang Người đăng huong21 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Ngày soạn : 08/03/2013 Ngày giảng: Thứ hai 11/03/2013
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán
NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
A. Mục tiêu 
Sau bài học, HS:
- HS biết vận dụng phép nhân số đo thời gian với một số tự nhiên.
- Vận dụng vào giải các bài toán thực hiện đơn giản có liên quan.
B. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
HĐ dạy
TL
HĐ học
1. KTBC:
- Cho HS chữa bài tập 4 trong VBT.
- NX bài làm của HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Bài mới
a) Ví dụ 1:
GV nêu bài toán, tóm tắt bài toán lên bảng
- Yêu cầu HS nêu phép tính giải
- Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện tính
1 giờ 10 phút 
x
 3
3 giờ 30 phút
- Cho HS nêu cách thực hiện.
- GV xác nhận cách làm:
+ Đặt tính như phép nhân các số tự nhiên đã biết.
+ Thực hiện tính tương tự.Chú ý sau mỗi kết quả tính phải ghi đơn vị đo tương ứng.
b) Ví dụ 2:
- GV nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- Yêu cầu HS lên bảng trình bày.
- Yêu cầu HS nhận xét số đo ở kết quả.
- GV kết luận.
 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút 
- GV: Trong khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút,giây, nếu phần số nào lớn hơn 60 thì thực hiên chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn liền trước. 
2.3. Thực hành
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi 3 HS lên bảng làm 3 phép tính phần a, phần b cho HS làm bài và nêu kết quả
- Mời 1 số em nêu cách thực hiện
HS dưới lớp làm bài vào vở.
- GV đánh giá.
3, Củng cố, dặn dò
- Cho hs nhắc lại cách nhân số đo thời gian với 1 số.
- Giao bài tập về nhà. 
3’
32’
1’
31’
5’
6’
20’
1’
- Chữa bài tập 4 trong VBT
- Ghi đầu bài
- 1 giờ 10 phút x 3 = ?
- Đặt tính như nhân số tự nhiên
- Nhân 3 số với từng số đo theo từng đơn vị đo (theo thứ tự từ phải sang trái).Kết viết kèm đơn vị đo.
- 3 giờ 15 phút x 5 =?
- 1 em lên bảng trình bày phép tính, lớp nhận xét về kết quả và đổi 75 phút ra giờ
- Tính và nêu kết quả, nêu cách tính 
Đáp số:
3 giờ 12 phút x 3 = 9 giờ 36 phút 
12 phút 25 giây x 5 = 60 phút 125 giây = 62 phút 5 giây
3,4 phút x 4 = 13,6 phút
9,5 giây x 3 = 28,5 giây
.
- HS nhận xét
..................................................................................................
Tiết 3: Tập đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1- Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài.
2- Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn, diễn biến của câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. ĐỒ DỤNG DẠY – HỌC
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS: Cho HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời câu hỏi
H: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
H: Theo em, khổ thơ cuối nói lên điều gì?
- NX và ghi điểm
3’
- HS1: đọc thuộc lòng + trả lời câu hỏi.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
 Tôn sư trọng đoạ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn xưa, ông cha ta luôn vun đắp, giữ gìn truyền thống ấy. Bài tập đọc hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em biét thêm một ý nghĩa cử đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo.
32’
1’
- HS lắng nghe và ghi đầu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Cho HS đọc bài văn
- Chia đoạn: 3 đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ
- Cho HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
 Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
· Lời thầy Chu nói với học trò: ôn tồn, thân mật.
· Lời thầy nói với cụ đồ già: kính cẩn
30’
12’
- 2 HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc, cả lớp đọc thầm theo trong SGK.
- HS dùng bút chí đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc đoạn nối tiếp (2 lần)
- Lớp đọc thầm
b. Tìm hiểu bài
· Đoạn 1
H: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
H: Tìm các chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
· Đoạn 2
H: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của thầy Chu đối với thầy giáo cũ.
· Đoạn 3
H: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
H: Em còn biết thêm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào có nội dung tương tự?
- GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam bồi đắp, giữ gìn và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
? Bài văn nói lên điều gì?
10’
- Đến để mừng thọ thầy thể hiện lòng yêu quí, kính trọng thầy, người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
- Từ sáng sơm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầyđể mừng thọ thầy những cuốn sách quí. Khi nghe thầy nói đi cùng với thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng,” họ đã đồng thanh dạn ran...
- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Thầy giáo Chu tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thủa vỡ lòng.
- Thầy mời các em học trò của mình cùng tới thăm cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ:
“Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy....
Đó là 3 câu:
· Uống nước nhớ nguồn.
· Tôn sự trọng đạo.
· Nhất tử vi sư, bán tự vi sư.
HS có thể trả lời:
· Không thầy đố mày làm nên.
· Kính thầy yêu bạn.
· Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
· Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Làm sao cho bõ những ngày ước ao.
- Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta, nhắc mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
c. Đọc diễn cảm
- Cho hs xác định giọng đọc toàn bài, giọng từng nhân vật (nt)
- Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện lên và hướng dẫn HS đọc (đoạn Từ sáng sơn đến dạ ran).
- GV nhận xét + khen những HS đọc đúng, hay.
8’
- 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm hết bài văn. Cả lớp lắng nghe.
- HS luyện đọc đoạn.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm các truyện kể nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
1’
- Nghe thầy nhận xét tiết học và dặn dò
...............................................................................................
Tiết 4: Đạo đức
EM YÊU HOÀ BÌNH
(Tiết 1)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết :
- Giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình. 
- Yêu hoà bình và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân những nơi có chiến tranh.
- Tranh ảnh , băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân thế giới.
- Giấy khổ to,bút dạ
- Điều 38 công ước quốc tế về quyền trẻ em
III. Các hoạt động dạy học
HĐ dạy
TL
HĐ học
* Khởi động: HS hát bài Trái đất này là của chúng em, nhạc: Trương Quang Lục, thơ Định Hải 
? Bài hát nói lên điều gì?
? Để trái đất mãi mãi tươi đẹp yên bình, chúng ta cần phải làm gì?
- GV giới thiệu bài; ghi đầu bài 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
+ Mục tiêu: HS tìm hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình
+ Cách tiến hành: 
 - Yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh , về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:
Em thấy những gì trong tranh, ảnh đó?
 - HS đọc thông tin trang 37 38 SGK và thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi trong SGK
 - Gọi đại diện nhóm trả lời
KL: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát , đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học...vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh .
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1 SGK)
+ Mục tiêu: HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm thamn gia bảo vệ hoà bình
+ Cách tiến hành
 - GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1
 - HS bày tỏ các ý kiến bằng cách giơ tay
 - Gọi vài HS giải thích lí do tại sao em đồng ý hay không đồng ý 
 - KL: Các ý kiến a,d là đúng. Các ý kiến b, c là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 2
+ Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày 
+ Cách tiến hành
 - HS làm bài tập 2 
 - Trao đổi với bài của bạn bên cạnh
 - Một số HS trình bày ý kiến trước lớp 
KL: Để bảo vệ hoà bình , trước hết mỗi người phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc quốc gia này với các dân tộc quốc gia khác như các hành động , việc làm b, c trong bài tập 2.
* Hoạt động 4: Làm bài tập 3 SGK
+ Mục tiêu: HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình
+ Cách tiến hành
 - HS thảo luận nhóm bài tập 3
 - Đại diện nhóm trình bày trước lớp 
GVKL và khuyến khích những hoạt động tham gia bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng. 
 - Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
* Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về sưu tầm tranh ảnh, về các hoạt động bảo vệ hoà bình ...
- Mỗi em vẽ một bức tranhh về chủ đề em yêu hoà bình.
3’
8’
8’
8’
7’
1’
- Lớp hát 
- Trái đất này đều là của chúng ta. 
- HS quan sát tranh ảnh 
- Trả lời những gì mình quan sát được
- HS đọc thông tin và thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trả lời 
- HS nghe 
- HS giơ tay để bày tỏ thái độ của mình. 
- HS giải thích theo ý hiểu của mình. 
- HS làm bài cá nhân 
- Trao đổi bài của mình với bạn bên cạnh.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày 
- Lớp đọc thầm Ghi nhớ
- Nghe GV nhận xét tiết học và dặn dò.
...................................................................................................
Tiết 5: Thể dục
	MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
 TRÒ CHƠI: ” CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu.
- Ôn tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân .yêu cầu thực hiện cơ bản đúng và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi chuyền và bắt bóng tiếp sức .Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm –phương tiện .
- Sân thể dục .
- Thầy: giáo án , sách giáo khoa , đồng hồ thể thao, còi .
- Trò : sân bãi , trang phục gọn gàng theo quy định , chuẩn bị quả cầu đá..
 III . Nội dung – phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. Nhận lớp
*
2.Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. Khởi động:
3 phút
Đội hình nhận lớp
- Học s ... i trên bảng, dưới lớp làm ra nháp và nhận xét
a) 2 phút 5 giây =........giây
135 phút =.........giờ 
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài mới:
- GV treo tranh vẽ đã chuẩn bị và đặt vấn đề: Trong thực tế khi quan sát các chuyển động trên đường: Chuyển động của ôtô, chuyển động cảu xe máy,của xe đạp, chúng ta thấy xe nào chạy nhanh hơn ?
- GV xác nhận câu trả lời của Hs và giới thiệu: Người ta gọi mức độ nhanh ,chậm của một chuyển động là vân tốc của chuyển động đó.
- GV nêu và viết tên bài lên bảng.
a) Bài toán 1:
- Nêu BT trong SGK,yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách giải.
- Gọi 1 HS (trung bình) lên tóm tắt BT bằng sơ đồ và giải BT.Các HS làm ra giấy nháp.
- GV có thể gợi ý:
+Đây thuộc dạng BT gì đã học?
+Muốn tính trung bình mỗi giờ ôtô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta làm thế nào?
- GV nói mỗi giờ ôtô đi được 42,5km.Ta nói vân tốc trung bình ,hay nói vắn tắt vận tốc của ôtô là bốn mươi hai phẩy năm ki-lô-mét giờ, viết tắt là42,5km/giờ.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
Vậy vận tốc của ôtô là:
 170 : 4 = 42,5(km/giờ)
Quãng đường : Thời gian = Vận tốc
- Hỏi :Nhìn vào cách làm trên hãy nêu cách tính vận tốc của một chuyển động?
- GV xác nhận.
- GV gắn phần ghi nhớ lên bảng.
 (GV ghi bảng) v = s : t
- Gọi HS nhắc lại cách tìm vân tốc và công thức tính vận tốc.
- Yêu cầu HS thảo luận,ước lượng vân tốc người đi bộ ,xe đạp ,xe máy, ôtô.
- Gọi HS khác nhận xét ,bổ xung.
- GV nhận xét sửa lại cho phù hợp với thực tế.
- Hỏi :Vận tốc của một chuyển động cho biết gì?
- Nhấn mạnh:Trong BT trên vận tốc của ôtô được tính với đơn vị là km/giờ.
b) Bài toán 2: 
- Nêu BT, yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS dựa vào công thức tính vận tốc vừa được học để giải BT.
- Gọi 1 HS lên bảng làm; HS dưới lớp làm ra nháp.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- GV nhận xét(sửa chữa nếu cần).
- Hỏi :Đơn vị của vận tốc trong bài này là gì?
 -Hỏi :Trong bài học hôm nay ta đã biết vận tốc của một chuyển động và làm quen được với những đơn vị vận tốc nào?
- Gọi 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc.
2.3. Thực hành luyện tập
* Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Gọi 1 HS lên bảng viết bài giải,các HS còn lại làm bài vào vở.
- Chữa bài:	
+ Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
+ HS khác chưac bài vào vở.
+ GV nhận xét ,chữa bài (nếu cần)
- Hỏi Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào? 
- Hỏi :Đơn vị của vận tốc là gì?
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Yêu cầu 1 HS làm bảng phụ ,HS khác làm vào vở.
- Chữa bài:GV chú ý HS còn yếu nêu cách chia và ghi đơn vị trong kết quả.
+ Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
+ HS khác chưã bài vào vở.
+ GV nhận xét ,đánh giá 
- Hỏi Nêu công thức tính vận tốc ?
- Hỏi :Đơn vị của vận tốc ở bài này là?
3. Củng cố, dặn dò
- Cho hs nhắc lại quy tắc tính vận tốc.
- NX tiết học.
3’
32’
1’
7’
6’
18’
1’
- Làm bài 
Trả lời:-Xe ôtô chạy nhanh nhất.
- Xe máy và xe đạp chạy chậm hơn.
- HS lắng nghe và viết tên bài vào vở.
- HS suy nghĩ và tìm ra cách làm.
- HS làm bài; HS làm ra nháp.
- Tìm số trung bình cộng.
- Ta lấy số ki-lô-mét đã đi trong 4 giờ,chia đều cho 4.
Bài giải:
Trung bình mỗi giờ ôtô đi được là:
170 : 4 = 42,5(km)
 Đáp số: 42,5 km
- HS nhắc lại câu kết luận của GV
- HS quan sát.
- Muốn tính vận tốc của mọt chuyển động ,ta lấy quáng đường chia cho thời gian.
- HS ghi vở, đọc nhẩm cách tính vận tốc.
- HS ghi vở.
- HS nhắc lại.
- Người đi bộ : 6km/giờ
- Xe đạp khoảng: 15 km/giờ
- Xe máy khoảng: 35 km/giờ
- Ôtô khoảng: 50 km/giờ
- Vận tốc của một chuyển động cho biết mức độ nhanh hay chậm của một chuyển động trong một đơn vị thời gian.
- HS lắng nghe và đọc lại.
- HS làm bài.
Bài giải:
Vận tốc của người đó là:
 60 : 10 = 6(m/giây)
 Đáp số: 6 m/giây
- HS nhận xét.
- m/giây 
 - km/giờ và m/giây
- HS nhắc lại.
- HS làm bài.
Bài giải :
Vận tốc của người đi xe máy là:
105 : 3 = 35 (km/giờ)
 Đáp số: 35 km/giờ.
- Lấy quãng đươòng chia cho thời gian.
- km/giờ 
- HS đọc 
- HS làm bài.
- HS chữa bài.Tình bày tương tự như bài 1.
 Đáp số: 720 km/giờ
v = s : t
- Vì đơn vị của quãng đường là km,đơn vị của thời gian là giờ,nên vận tốc là km/giờ.
Tiết 2: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích, yêu cầu
1. HS rút kinh nghiệm về cách viết văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: bố cụ, trình tự miêu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Nhận xét được ưu, khuyết điểm của bạn và của mình khi được thầy chỉ rõ: biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi; biết viết lại một đoạn cho hay hơn.
II. Đồ dụng dạy học
- Bảng phụ ghi 5 để bài của tiết Kiểm tra viết (tuần 25); mốt số lỗi điển hình HS mắc phải.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra HS.
- GV nhận xét , cho điểm.
3’
- HS lần lượt đọc màn kịch Giữ nghiêm phép nước đã được viết lại
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 Hôm nay, thầy sẽ trả bài kiểm tra viết các em đã làm ở tiết Tập làm văn tuần trước. Qua tiết hôm nay, các em cần rút ra kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật, biết tự mình sửa lỗi mà minh còn hay mắc phải. Không những thế tiết học còn giúp các em biết viết lại một đoạn văn sao cho hay hơn.
32’
1’
- HS lắng nghe.
2. Nhận xét kết quả
* Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- GV đưa bảng phụ lên
- Gv nêu những ưu điểm chính trong bài làm của HS:
 + Về nội dung
 + Về hình thức trình bày
- GV nêu những thiếu sót, hạn chế của HS:
 + Về nội dung
 + Về hình thức trình bày
* GV thông báo điểm số cụ thể cho HS
6’
- 1 HS đọc lại 5 đề bài
3. HD học sinh Chữa bài
* Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV trả bài cho HS.
- Cho HS chữa lỗi.
- GV nhận xét và chữa lại cho đúng những chỗ HS chữa vẫn còn sai
* Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài
- GV kiểm tra HS làm việc
* Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay
- GV đọc những đoạn, bài văn hay của HS
25’
- HS nhận bài, xem lại các lỗi mình mắc phải.
- Một số HS lên bảng chữ lỗi. HS còn lại chữ lỗi trên nháp.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc bài làm của mình, đọc lời nhận xét của (thầy) và sửa lỗi.
- Từng cặp đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
- HS lắng nghe, trao đổi thảo luận tìm ra cái hay cái đáng học tập của đoạn văn, bài căn (về nội dung, về cách dùng từ đặt câu...)
* HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi HS đọc lại bài của mình, chọn đoạn văn chưa đạt viết lại cho hay hơn.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt, những HS chữ bài tốt trên lớp.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại vào vở.
1’
- HS lắng nghe.
....................................................................................................
Tiết 3: Kể chuyện
	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích, yêu cầu
 1. Rèn luyện kĩ năng nói:
- Biết kể bằng lời một câu chuyện đã được nghe, được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện
 2. Rèn luyện kĩ năng nghe: HS lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dụng dạy – học
- Sách, báo, truyện có nội dung như bài học yêu cầu.
- Bảng lớp để viết đề bài.
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 1 HS: Cho HS kể chuyện Vì muôn dân.
H: Câu chuyện nói điều gì?
- GV nhận xét, cho điểm
4’
- HS1 kể + trả lời câu hỏi.
- Ca ngợi Trần Hưng Đạo. Ông đã vì nghĩa mà xoá bỏ hiền khích cá nhân với Trâng Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết để chống giặc.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 Trong tiết Kể chuyện tuần trước cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị cho tiết Kể chuyện hôm nay. Trong tiết Kể chuyện hôm nay, mỗi em sẽ lần lượt kể cho nhau nghe trong nhóm. Sau đó đại diện các nhóm sẽ thi kể chuyện trước lớp về câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện em vừa kể.
31’
1’
- HS lắng nghe
2. Hướng dẫn kể chuyện
- GV chép đề bài lên bảng lớp.
- GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng. Cụ thể, gạch dưới những từ ngữ sau:
Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
GV lưu ý HS: Các câu chuyện trong phần Gợi ý là những câu chuyện các em đã học. Đó chỉ là gợi ý để các em tìm hiểu yêu cầu của đề bài. Các em có thể kể chuyện không có trong sách đã học, miễn sao đúng chủ đề.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
5’
- 1 HS đọc đề bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
3. HS kể chuyện
- Hướng dẫn HS kể chuyện trong nhóm.
- Cho HS thi kể trước lớp.
GV nhận xét + khen những HS chọn được chuyện hay đúng yêu cầu của đề, kể chuyện hay và nêu ý nghĩa của câu chuyện đúng.
25’
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe. Sau mỗi câu chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các cặp lên thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể.
- Lớp nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể trên lớp cho người thân nghe.
- Đọc trước đề bài và gợi ý của tiếy Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ( tuần 27).
1’
- Nghe thầy nhận xét và dặn dò.
Tiết 4: Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
- Gv đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của lớp và 1 số cá nhân tiêu biểu.
- Từ đó, mỗi thành viên biết nhận ra những điều được và chưa được của bản thân và rút kinh nghiệm ở những tuần sau
II. Tiến trình tiết học
1. Đạo đức:
- Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Tuy nhiên trong tuần vẫn còn hiện tượng 1số bạn nói năng chưa hay, chưa thể hiện được lòng kính trọng người lớn tuổi. Một số bạn trong quá trình giao tiếp với bạn bè còn văng tục chửi bậy.
2. Học tập
	- Trong tuần này không còn hiện tượng đi học muộn; nề nếp học tập rất tốt các em cần phát huy ưu điểm đó vào những tuần sau.
3. Thể dục.
- Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa.Thực hiện tập thể dục giữa giờ có tiến bộ
4. Vệ sinh.
- Các em vệ sinh rất sạch sẽ, gọn gàng . Trong tuần không có buổi nào trực nhật bẩn. Tuần này việc vệ sinh trường lớp rất tốt. Tuy nhiên một số bạn vệ sinh thân thể chưa được sạch sẽ , gọn gàng (không nêu tên).
5. Sh đội : 
- Lớp tham gia sinh hoạt đội đầy đủ , hiệu quả.
II . Phương hướng tuần tới
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Tiếp tục thực hiện mọi kế hoạch của lớp, của trường.
 ............................................................................
Tiết 5: Âm nhạc
GV Chuyên dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 26.doc