Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 28

Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 28

A.Mục tiêu:

Giúp HS:

- Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc,quãng đường,thời gian.

- Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài,đơn vị đo thời gian.

B.Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ ghi BT 1.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Soạn ngày: 22/03/2013 Giảng ngày: Thứ hai 25/03/2013
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
A.Mục tiêu:
Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc,quãng đường,thời gian.
- Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài,đơn vị đo thời gian.
B.Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi BT 1.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
HĐ dạy
TL
HĐ học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Luyện tập
* Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hỏi: Đề bài yêu cầu gì ? 
- Hỏi: Muốn biết mỗi giò ôtô đi nhiều hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-mét ta phải biết điều gì ?
- HS lên làm bảng phụ; HS dưới lớp làm vào vở.
- Chữa bài:
+ Gọi HS đọc bài làm và giải thích cách làm của mình.
+ HS nhận xét và chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- GV có thể gợi ý cách trình bầy khác bằng các câu hỏi sau.
- Hỏi: Thời gian đi của xe dập gấp mấy lần thời gian đi của ôtô ?
- Hỏi: Vận tốc của ôtô gấp mấy lần vận tốc của xe máy ?
- Hỏi: Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian khi chuyển động trên cùng một quãng đường ?
* Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bảng phụ; HS còn lại làm vào vở.
- GV quan sát giúp HS còn học yếu. Có thể gợi ý cho HS :
+ BT thuộc dạng nào(cần sử dụng côngthức nào?)?
Đơn vị vân tốc cần tìm là gì?
- Chữa bài:
+ Gọi HS đọc bài làm.
+ HS nhận xét và chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- Hỏi: Vận tốc của xe máy là 37,5 km/giờ cho ta biết điều gì ?
3. NX tiết học
3’
31’
16’
14’
1’
- HS đọc đề .
- Mỗi giờ ôtô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-mét ?
- HS làm bài.
Bài giải:
Đổi 4 giờ 30 phút =4,5 giờ
Vận tốc của ôtô là:
135 :3 = 45 (km/giờ)
Mỗi giờ ôtô đi nhanh hơn xe máy số ki-lô-mét là:
45 – 30 = 15(km)
 Đáp số: 15km
- 1,5 lần
- 1,5 lần.
- Cùng quãng đường ,nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ôtô thì vận tốc của ôtô gấp 1,5 lần vân tốc của xe máy.
- HS làm bài 
Bài giải:
Vận tốc của xe máy là:
 1250 : 2 = 625(m/phút)
 60 phút = 1 giờ 
Một giờ xe máy đi được:
 625x60 = 37500 (m) = 37,5(km)
Vận tốc của xe máy là:37,5 km/giờ 
 Đáp số:37,5 km/giờ 
- Xe máy đi 1 giờ được 37,5km.
.
Tiết 3: Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
(Tiết 1)
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu (HS trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
2. Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu ( câu đơn, câu ghép), tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo trong bảng tổng kết.
II. Đồ dụng dạy – học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 5, tập hai.
- Bút dạ và một tờ giấy khổ to kẻ bảng tổng kết ở BT2.
- Bốn, năm tờ phiếu viết nội dung BT2.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
 1. Giới thiệu bài
 Bài đầu tiên của tiết ôn tập hôm nay, ngoài việc kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, các em sẽ được củng cố, khắc sau kiến thức về cấu tạp câu ( câu đơn, câu ghép); tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu vừa đựơc ôn.
1’
- HS lắng nghe
2. Kiểm tra Tập đọc, học thuộc lòng
- Gọi từng HS lên bốc thăm.
- Cho HS chuẩn bị bài.
- GV cho điểm (theo hướng dẫn của Vụ Giáo viên Tiểu học).
Lưu ý: Những HS kiểm tra chưa đạt yêu cầu, GV nhắc các em về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết sau.
15’
- HS lần lượt lên bốc thăm.
- Mỗi HS chuẩn bị bài 1’-2’
- HS lên đọc bài + trả lời câu hỏi như đã ghi ở phiếu thăm.
3. Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu BT2
- GV: (GV dán lên bảng lớp bảng thống kê) và giao việc cho HS.
 + Các em quan sát bảng thống kê.
 + Tìm ví dụ minh hoạ cho các kiểu câu.
 • 1 ví dụ minh hoạ cho câu đơn.
 • 1 ví dụ minh hoạ cho câu ghép không dùng từ nối.
 • 1 câu ghép dụng quan hệ từ.
 • 1 câu ghép dụng cặp từ hô ứng.
- Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho 3, 4 HS).
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lạ.i 
17’
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp lắng nghe.
- 3,4 HS làm bài vào phiếu .
- Cả lớp làm bài vào nháp.
- 3, 4 HS làm vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng về nhà tiếp tục ôn để tiết sau kiểm tra lấy điểm.
2’
- HS lắng nghe.
Tiết 4: Đạo đức
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC
(tiết 1)
I. Mục tiêu 
HS có thể :
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở VN.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh , băng hình, bài báo về hoạt động của liên hợp quốc và các cơ quan liên hợpk quốc ở địa phương và VN.
- Thông tin tham khảo ở phần phụ lục.
- Mi c rô không dây để chơi trò chơi phóng viên.
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ dạy
TL
HĐ học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 40- 41 SGK
+ Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về LHQ và quan hệ của VN với tổ chức này.
+ Cách tiến hành
 - Yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40-41 và hỏi:
? Ngoài những thông tin trong SGK em còn biết về gì về tổ chức của LHQ ? 
 - GV giới thiệu thêm với HS một số tranh ảnh băng hình về các hoạt động của liên hợp quốc ở các nước, ở VN và địa phương sau đó cho HS thảo luận hai câu hỏi trong SGK.
KL: Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. 
 - Từ khi thành lập LHQ đã có nhiều hoạt động vì hoà bình công bằng và tiến bộ xã hội .
 - VN là một thành viên của LHQ.
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ bài tập 1
+ Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về tổ chức LHQ
+ Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1.
 - HS thảo luận nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
KL: Các ý kiến c, d là đúng,
các ý kiến a, b, đ là sai.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
* Củng cố, dặn dò: 
- Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của liên hợp quốc ở VN , về một vài hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN và địa phương và ở địa phương em, 
- Sưu tầm các tranh ảnh bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở VN hoặc trên thế giới.
15’
18’
2’
- HS đọc thông tin 
- HS trả lời theo ý hiểu 
- HS quan sát 
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- 2 em đọc Ghi nhớ
Tiết 5: Thể dục
	MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
TRÒ CHƠI” BỎ KHĂN”
I. Mục tiêu.
- Ôn tâng cầu bằng đùi, má trong bàn chân , chuyền cầu bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân .Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi bỏ khăn . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm –phương tiện .
- Sân thể dục. 
- Thầy: giáo án , sách giáo khoa , đồng hồ thể thao, còi .
- Trò : sân bãi , trang phục gọn gàng theo quy định , chuẩn bị quả cầu đá..
 III . Nội dung – phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. Nhận lớp
*
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3.Khởi động:
3 phút
Đội hình nhận lớp
- Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , 
2x8 nhịp
Đội hình khởi động
Cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự.
Phần Cơ bản
1. Môn tự chọn( đá cầu) 
+ Tâng cầu bằng đùi: 
+ Tâng cầu bằng má trong bàn chân :
+ Phát cầu bằng mu bàn chân 
18-20 phút
GV hướng dẫn động tác HS quan sát và thực hiện. 
*
**********
**********
HS luyện tập theo nhóm GV quan sát sửa sai cho H.
Tổ chức thi tâng cầu ( theo nhóm hoặc theo tổ).
2. Chơi trò chơi bỏ khăn 
3. Củng cố:
- đá cầu 
10 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
Các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác.
GV và HS hệ thống lại kiến thức
III. kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5-7 phút
*
*********
*********
****************************************************************
Soạn ngày: 23/03/2013 Giảng ngày: Thứ ba 26/03/2013
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu 
Giúp HS 
- Tiếp tục rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc,quãng đường,thời gian.
- Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
B. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ 1.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
HĐ dạy
TL
HĐ học
1.Giới thiệu bài:
 - Trong thực tế đôi khi cần xem xét quan hệ của một số chuyển động ngược chiều nhau.Bài hôm nay ta xét một trường hợp đơn giản .
2. Luyện tập
* Bài 1:
a) Gọi 1 HS đọc đề bài câu a).
- Yêu cầu HS gạch 1 gạch dưới đề bài cho biết, 2 gạch dưới đề bài yêu cầu, tóm tắt.
- GV gắn bảng phụ lên bảng, yêu cầu quan sát, thảo luận tìm cách giải.
 ô tô xe máy
 C
 A gặp nhau B
 - GV gợi ý.
+ Hỏi: Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán.
+Hỏi: Hướng chuyển động của ô tô và xe máy như thế nào?
- Yêu cầu Học sinh quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi: Khi ô tô và xe mấy gặp nhau tại điểm C thì tổng quãn đường ô tô và xe máy đã đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
+ Hỏi: Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi đợưc quãng đường là bao nhiêu?
+ Xác nhận : Như vậy cứ sau mỗi giờ, khoảng cách giữa ô tô và xe mấy là bao nhiêu?
+ Xác nhận: Như vậy cứ sau mỗi giờ, khoảng cách giữa ô tô và xe máy giảm đi 90 Km.
Hỏi : Muốn tính thời gian để ô tô và xe máy đi hết quãng đường ( là 180km) ta pahỉ làm như thế nào?
- Yêu cầu 1 HS làm bảng phụ. HS dưới lớp làm vào vở.
- Chữa bài:
+Gọi HS đọc bài làm trên bảng.
+HS khác nhận xét và chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét, chữa bài.
b) Gọi một học sinh đọc đề phần b.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Chữa bài:
+ 1 HS đọc bài của mình.
+ HS khác nhận xét và đổi vở chữa bài.
+ GV Nhận xét và yêu cầu HS trình bài giải bằng phép tính gộp.
- GV ghi bảng:
 276 : (42 + 50) = 3 giờ
 s : ( v1 + v2) = t
- Giải thích: Gọi quãng đường là s, vận tốc là của 2 chuyển động lần lượt là v1 và v2.. Thời gian cùng chuyển động ngược chiều là t.
Theo cách làm trên, muốn tính thời gian gặp nhau của hai chuyển động ngược chiều và cùng lúc, ta làm như thế nào ?
- Lưu ý HS: 2 chuyển động phải khởi hành cùng một lúc mới tính đựoc cách này.
 * Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi: Đề bài hỏi gì ?
- Yêu cầu: 1 HS nêu cách làm.
Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Chữa bài:
+ Gọi HS đọc bài làm tr ... Ta chon số đó đứng đầu ,tiếp tục quan sát thấy trong 3 số còn lại có số 4856 có chữ số 4 nhỏ nhát ta xếp số đó ở vị trí số 2; tiếp tục ........ta có kết quả.
- HS sđọc đề và nhắc lại.
- HS tự làm.
- Tổng các chữ số (£ + 4 +3) phải chia hết cho 2,tức là(£ + 7) chia hết cho 3.
- chọn £ = 2 : 5 : 8
- Vậy có thể điền vào ô trống một trong 3 chữ số 2; 5; 8 đều đuợc số thoả mãn yêu cầu: 243; 543; 843
Kết quả:
b) 207; 297
c) 810
d) 465
...............................................................................................
Tiết 3: Kỹ thuật
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật , đúng qui trình.
- Rèn tính cẩn thận khi thao tác lắp tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu máy bay đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ dạy
TL
HĐ học
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng
a) Chọn các chi tiết
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết và xếp từng loại vào nắp hộp
- Gv kiểm tra 
b) Lắp từng bộ phận
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS phải quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp.
- GV quan sát giúp đỡ HS. 
c) Lắp ráp máy bay trực thăng H1
- HS lắp theo các bước trong SGK.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Lắp máy bay trực thăng (tiết cuối).
33’
2’
- HS chọn
- HS đọc ghi nhớ, quan sát hình và nội dung từng bước lắp.
- HS thực hành lắp máy bay trực thăng. 
.
Tiết 4: Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
(Tiết 6)
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng ( yêu cầu như tiết 1)
2- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những ví dự đã cho.
II. Đồ dùng dạy – học
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng ( như tiết 1). 
- 3 tờ giấy khổ to phô tô ba đoạn văn ở BT2.
- Giấy khổ to viết về 3 kiểu liên kết câu ( bằng cách lặp từ ngữ , cách thay thế các từ ngữ, cách dùng các từ ngữ nối). 
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
 1. Giới thiệu bài
 Trong tiết ôn tập hôm nay, tất cả những em chưa có điểm tập đọc và học thuộc lòng sẽ được kiểm tra. Sau đó, các em sẽ được ôn tập để củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu, biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những ví dụ đã cho.
1’
- HS lắng nghe
2. Kiểm tra TĐ- HTL
- Thực hiện như ở tiết 1
18’
3. Làm BT 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc 3 đoạn văn a, b, c.
- GV giao việc:
 – Mỗi em đọc lại 3 đoạn văn.
 – Tìm từ ngữ thích hợp để điền vào các ô trong 3 đoạn văn.
 – Xác định đó là liên kết câu theo cách nào.
- Cho HS làm bài. GV dán 3 tờ giấy khổ to đã phô tô 3 đoạn văn lên bảng.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
a/ Từ cần điền là nhưng.
 - Nhưng là từ nối câu 3 với câu 2.
b/ Từ cần điền là chúng.
 - Chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1
c/ Các từ lần lượt cần điền là nắng, chị, nắng, chị, chị.
 – Nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2
 – Chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4
 – Chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6
15
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- 3 HS lên làm trên giấy.
- HS còn lại làm vào vở BT.
- Lớp nhận xét kết quả của 3 bạn trên bảng.
- Xem lại bài làm, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
4 . Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra viết.
1’
..................................................................................................
Tiết 5: Thể dục
	MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
 TRÒ CHƠI:” HOÀNG ANH, HOÀNG YẾN”
I. Mục tiêu.
- Ôn tâng cầu bằng đùi, má trong bàn chân , chuyền cầu bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân .yêu cầu thực hiện cơ bản đúng và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi “ Hòang anh, hoàng yến”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm –phương tiện .
- Sân thể dục. 
- Thầy: giáo án , sách giáo khoa , đồng hồ thể thao, còi .
- Trò : Sân bãi , trang phục gọn gàng theo quy định , chuẩn bị quả cầu đá..
 III . Nội dung – phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. Nhận lớp
*
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. Khởi động:
3 phút
Đội hình nhận lớp
- Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , 
2x8 nhịp
Đội hình khởi động
Cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự.
Phần Cơ bản
1. Môn tự chọn( đá cầu) 
+ Tâng cầu bằng đùi: 
+ Tâng cầu bằng má trong bàn chân :
+ Phát cầu bằng mu bàn chân 
18-20 phút
GV hướng dẫn động tác HS quan sát và thực hiện. 
*
**********
**********
HS luyện tập theo nhóm GV quan sát sửa sai cho H
Tổ chức thi tâng cầu ( theo nhóm hoặc theo tổ).
2. Chơi trò chơi “ Hoàng anh , hoàng yến”
3. Củng cố:
- đá cầu 
10 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác.
GV và HS hệ thống lại kiến thức
III. kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập.
- Hướng dẫn học sinh tập luyện. 
5-7 phút
*
*********
*********
*****************************************************
Soạn ngày: 26/03/2013 Giảng ngày: Thứ sáu 29/03/2013
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
A.Mục tiêu 
Giúp HS ôn tập về khái niệm phân số bao gồm:đọc .viết ,biểu tượng,rút gọn, quy đồng mẫu số ,so sánh phân số.
B. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ (tranh vẽ) nội dung BT 1 trang 148 – SGK..
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
HĐ dạy
TL
HĐ học
1. Ôn tập – Thực hành đọc ,viết phân số
* Bài 1:
- GV treo tranh vẽ ,yêu cầu HS viết rồi đọc phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tô màu.
- Hỏi: Phân số gồm mấy phần? Là những phần nào ?
- Hỏi: Trong các phân số viết được thì mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì ?
- Hỏi: Hỗn số gồm mấy phần? Là những phần nào ?
- Hỏi: Phân số kèm theo trong hỗn số cần thoả mãn điều kiện gì ?
- Hỏi: Nêu cách đọc hỗn số ,cho ví dụ ? 
2. Ôn tập :Tính chất bằng nhau của phân số
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hỏi: Rút gọn phân số làm gì ?
- Hỏi: Sử dụng tính chất nào để có thể rút gọn phân số ?
- Gọi 1 HS trung bình lên bảng làm, HS dưới lớp tự làm vào vở.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- GV nhận xét ,chữa bài. 
- Hỏi: Trong các phân số đã rút gọn phân số,hãy chỉ ra phân số đã tối giảm ?
- Hỏi: Phân số tối giảm có đặc điểm gì ?
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài,thảo luận cách làm ,so sánh kết quả, tự ghi vào vở.
- GV quan sát HS còn yếu để gợi ý giúp đỡ (khi cần).
- Gợi ý bằng các câu hỏi như :
- Hỏi: Quy đồng mẫu số hai phân số tức là làm gì ?
- Hỏi: Nêu các bước quy đồng mẫu số hai phân ?
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- Yêu cầu giải thích cách làm của phần (b) .
3. Ôn tập các quy tắc so sánh phân số
* Bài 4 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài và giải bài vào vở.
- GV có thể gợi ý cho HS còn học yếu môn toán.
- Hỏi: Để điền dấu cho đúng ta phải làm gì ?
- Hỏi: Có mấy quy tắc để so sánh phân số ? Nhắc lại.
- Yêu cầu tự làm và giải thích.
* Củng cố, dặn dò
-Yêu cầu HS về nhà tự hoàn thành nột BT và tiếp tục ôn các nội dung đã nêu trong bài học.
10’
10’
5’
8’
18’
1’
- HS thực hiện yêu cầu.
- Phân số 2 phần:Tử số và mẫu số .Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang ,mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới vạch ngang
+ Mẫu số cho biết số phần bằng nhau từ cái đơn vị chia ra.
+ Tử số cho biết số phần bằng nhau từ cái đơn vị đó đã được tô màu.
- Hỗn số gồm 2 phần, phần nguyên và phần phân số kèm theo.
- Phân số kèm theo trong hỗn số bao giờ cũng nhỏ hơn đơn vị.
- Đọc phần nguyên ,đọc phân số kèm theo.
- Rút gọn phân số.
- Tìm phân số bằng phân số đã cho có tử , mẫu bé hơn.
- Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.
- HS làm. Đáp số:
- Tử số và mẫu số không còn cùng chia hết cho số tự nhiên nào khác 1.
- Quy đồng mẫu số các phân số.
a) 3 và 2 ta có MSC:20
 4 5
- Làm cho 2 phân số đó có mẫu số giống nhau mà giá trị của chúng không đổi.
- (nêu các bước)
- (b),(c) trình bầy tương tự (a) được kết quả
b) 15 ; 11
 36 36
- HS đọc đề ,tự làm vào vở.
- Phải so sánh các phân số đã cho.
- Có 2 quy tắc :so sánh 2 phân số cùng mẫu và so sánh phân số khác mẫu.
- Nếu 2 phân số cùng mẫu số khi so sánh chỉ cần so sánh tử số với nhau .
- Nếu 2 phân số chưa cùng mẫu số thì cần phải quy đồng mẫu số rồi mới so sánh các tử số (ngoài ra còn có thể so sánh các phân số cùng tử,so sánh với đơn vị).
.
Tiết 2: Tập làm văn
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
( Tiết 7 – Nhà trường ra đề)
....................................................................................................
Tiết 3: Kể chuyện
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
( Tiết 8 – Nhà trường ra đề)
..............................................................................................
Tiết 4: Hoạt động tập thể
SINH HOẠT
I. Mục tiêu:
- Gv đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của lớp và 1 số cá nhân tiêu biểu.
- Từ đó, mỗi thành viên biết nhận ra những điều được và chưa được của bản thân và rút kinh nghiệm ở những tuần sau.
II. Tiến trình tiết học
1. Đạo đức:
Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Tuy nhiên trong tuần vẫn còn hiện tượng 1 số bạn nói năng chưa hay, chưa thể hiện được lòng kính trọng người lớn tuổi. Một số bạn trong quá trình giao tiếp với bạn bè còn văng tục chửi bậy.
2. Học tập
	Trong tuần này không còn hiện tượng đi học muộn; nề nếp học tập rất tốt các em cần phát huy ưu điểm đó vào những tuần sau.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em quên đồ dùng học tập . Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
3. Thể dục.
 Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa.Thực hiện tập thể dục giữa giờ có tiến bộ.
4. Vệ sinh.
Các em vệ sinh rất sạch sẽ, gọn gàng . Trong tuần không có buổi nào trực nhật bẩn. Tuần này việc vệ sinh trường lớp rất tốt. Tuy nhiên một số bạn vệ sinh thân thể chưa được sạch sẽ , gọn gàng (không nêu tên).
5. SH đội :
Lớp tham gia sinh hoạt đội đầy đủ , hiệu quả.
II . Phương hướng tuần tới
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Tiếp tục thực hiện mọi kế hoạch của lớp, của trường.
TIẾT 5: ÂM NHẠC
 GV chuyên dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 28.doc