Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 15

Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 15

I. MỤC TIÊU

 - Chia một số thập phân cho một số thập phân.

 - Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.

 Bài tập cần thực hiện: Bài 1(a,b,c), Bài 2(a); Bài 3

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 2 bảng phụ viết nội dung bài tập 3 và 4/72.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

 Gọi 2 em nêu : chia một số thập phân cho một số thập phân, ta có thể thực hiện như thế nào?

 Đặt tính rồi tính:

 28,5 : 2,5 = ? ; 29,5 : 2,36 = ?

 - Nhận xét, chấm điểm.

 

docx 24 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 2 tháng 12 năm 2013 
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán 
 LUYỆN TẬP (Tr 72)
	I. MỤC TIÊU 
	- Chia một số thập phân cho một số thập phân.
	- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.	
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1(a,b,c), Bài 2(a); Bài 3
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	2 bảng phụ viết nội dung bài tập 3 và 4/72. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu : chia một số thập phân cho một số thập phân, ta có thể thực hiện như thế nào? 
	Đặt tính rồi tính: 
	 28,5 : 2,5 = ? ; 29,5 : 2,36 = ?
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1. (a, b, c)
2- 3 em đọc yêu cầu 
Chấm một số bài và chữa bài trên bảng lớp
Cá nhân làm bài vào vở, 3 em làm bài trên bảng lớp.
a) b)
 17,5,5 3,9 0,60,3 0,09
 195 4,5 063 6,7 
 00 0
17,55 : 3,9 = 4,5 0,603 : 0,09 = 6,7
c) 0,3068 0,26
 46 1,18
 208
 00
0,3068 : 0,26 = 1,18
Bài 2 (a)
2- 3 em đọc yêu cầu 
- X có tên gọi là gì?
- Là thừa số.
- Muốn tìm một thừa số ta làm thế nào ?
- Ta lấy tích chia cho thừa số kia.
Thảo luận nhóm đôi, làm bài. 1 nhóm làm bài vào bảng nhóm
Nhận xét, chữa bài
a) X x 1,8 = 72
 X = 72 : 1,8
 X = 40
Bài 3. 
2- 3 em đọc yêu cầu 
- Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
3,952 kg : 5,2 lít
5,32 kg :.lít?
Cá nhân làm bài vào vở, 1 em làm bài vào bảng nhóm.
Bài giải:
1 lít dầu cân nặng là:
3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
5,32 kg có số lít dầu là :
3,32 : 0,76 = 7 (l)
Đáp số : 7 lít dầu.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
**********************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập đọc
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
	I. MỤC TIÊU 
	- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giong phù hợp nội dung từng đoạn.
	-Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh minh hoạ trang 114 SGK
	- Bảng phụ 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta.
	- Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả cảnh vẽ trong tranh
- HS quan sát tranh vẽ và nêu nội dung tranh: tranh vẽ ở một buôn làng, người dân rất phấn khởi, vui vẻ đón tiếp một cô giáo trẻ
 Người dân miền núi nước ta rất ham học. Họ muốn mang cái chữ về bản để xoá đói giảm nghèo, lạc hậu. Bài tập đọc Buôn Chư lênh đón cô giáo phản ánh lòng ham muốn đó. Các em cùng học bài để hiểu những biểu hiện của sự ham muốn đó.
- HS nghe
 a) Luyện đọc
- gọi 1 HS đọc toàn bài
- 1 HS khá đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 4 đoạn
Đ 1: Căn nhà sàn.... dành cho khách quý
Đ 2: Y hoa .... chém nhát dao
Đ 3: Gìa Rok đến..... xem cái chữ nào
Đoạn 4: còn lại
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- 4 HS đọc nối tiếp
- Luyện đọc tiếng, từ khó đọc
Rok, Chư Lênh, im phăng phắc
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- 4 HS đọc 
- Yêu cầu HS nêu chú giải
- HS nêu chú giải
- Luyện đọc theo cặp
- Luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu và chú ý cách đọc với giọng kể chuyện 
 b) Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
- Lớp đọc thầm đoạn và câu hỏi, 1 bạn đọc to câu hỏi
- Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì?
+ cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học
- Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào?
+ Người dân đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình. Họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội, trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.
- Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý " cái chữ"?
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết.Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
-Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào?
+ Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ.
- Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo , với cái chữ nói lên điều gì?
+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy;
- Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết
- Người Tây Nguyên rất quý người yêu cái chữ 
- Bài văn cho em biết điều gì?
- Người Tây Nguyên hiểu rằng: chữ viết mang lại sự hiểu biết ấm no cho mọi người.
 c) Đọc diễn cảm đoạn 3, 4
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài, tìm cách đọc hay
- HS nêu
- Lưu ý đọc câu cảm
- Tổ chức HS đọc diễn cảm
- Thi đọc diến cảm
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
****************************************************************
Thứ ba, ngày 3 tháng 12 năm 2013 
LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 72)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Thực hiện các phép tính với số thập phân
	- So sánh các số thập phân.
	- Vận dụng để tìm x.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1(a,b), Bài 2(cột1); Bài 4 (a,c)
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng nhóm
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài vào nháp
Đặt tính rồi tính:
 28,5 : 2,5 = 11,4 ; 8,5 : 0,034 = 250
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1 (a,b)
- Nhắc lại quy tắc đặt tính
- 2- 3 em nêu quy tắc
Cả lớp làm bài vào vở, 2 em làm bài vào bảng nhóm
a) b)
 400 30
 + 50 0,5
 0,07 0,04
 450,07 30,54
Bài 2(cột 1)
- Để điền dấu đúng, trước tiên ta cần làm gì?
- Ta cần chuyển 2 vế về cùng số thập phân. Thảo luận nhóm đôi thực hiện
435 .4,35 14,09 ..14110
4,6 > 4,35 14,09 < 14,1 
Bài 3(a, c) 
2- 3 em đọc yêu cầu 
- Muốn tìm một thừa số ta làm thế nào?
- 2- 3 em nêu
- Muốn tìm số chia ta làm thế nào?
Cá nhân làm bài vào vở, 2 em làm bài vào bảng nhóm.
Chấm bài, chữa bài
a) 0,8 x X = 1,2 x 10
 0,8 x X = 12
 X = 12 : 0,8
 X = 15
c) 25 : X = 16: 10
 25 : X = 1,6
 X = 25: 1,6
 X = 15,625
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
**********************************
Tiết 2 – Buổi sáng – Chính tả: Nghe viết
 BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
	I. MỤC TIÊU 
 	Nghe – viết đúng bài CT; không nắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
	-Làm được BT (2)a/b hoặc BT(3) a/b hoặc BT phương ngữ do GV soạn.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 - Bài tập viết sẵn bảng phụ
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng, dưới lớp làm nháp: viết 3 từ có âm đầu tr/ ch 
	(tranh ảnh, tranh cãi, tranh luận; chúng ta, quần chúng, dân chúng)
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a)Hướng dẫn viết chính tả
 Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- HS đọc đoạn viết
- HS đọc bài viết
- Đoạn văn cho em biết điều gì?
- Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ
- Hướng dẫn viết từ khó
- HS viết từ khó: Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực ..
- Viết chính tả
- HS viết bài
- GV đọc cho HS viết bài
- HS soát lại lỗi và thu 7 bài chấm
- Soát lỗi và chấm bài
b) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2a
- HS đọc yêu cầu
- gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Hs thảo luận và làm bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm lên làm bài
- Cho các nhóm lên bảng làm 
+ tra( tra lúa) - cha ( mẹ)
GV nhận xét bổ sung 
+ trà ( uống trà) - chà( chà sát)
+ trả( trả lại)- chả( bánh chả)
+ trao( trao nhau)- chao( chao cánh)
+ tráo( đánh táo)- cháo( bát cháo) 
 Bài 3a HS đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu bài
- HS tự làm bài bằng cách dùng bút chì viết tiếng còn thiếu vào vở bài tập
- HS làm bài vào VBT, 
- GV nhận xét từ đúng
- Lớp nhận xét bài của bạn
- 1 HS đọc thành tiếng bài đúng
Nhà phê bình và truyện của vua
 Một ông vua tự cho là mình có tài văn nên rất hay viết truyện. Truyện của vua rất nhạt nhẽo nhưng vì sợ vua nên chẳng ai dám chê bai. Chỉ có một nhà phê bình dám nói sự thật. Vua tức giận tống ông vào ngục.
 Thời gian sau vua trả tự do cho nhà phê bình, mời ông đến dự tiệc, thưởng thức sáng tác mới. Khi vua yêu cầu nhà phê bình nêu nhận xét, ông bước nhanh về phía mấy người lính canh và nói:
 - Xin hãy đưa tôi trở lại nhà giam
Truyện đáng cười ở chỗ nào?
Truyện đáng cười ở chỗ nhà phê bình xin vua cho trở lại nhà giam vì ngụ ý nói rằng sáng tác của nhà vua rất dở.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
***********************************
Tiết 2 – Buổi chiều – Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
	I. MỤC TIÊU 
	-Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chóng lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK; 
	-Biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
HS Khá- giỏi: kể được 1 câu chuyện ngoài SGK.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 + Giáo viên: Bộ tranh phóng to trong SGK.
+ Học sinh: Học sinh sưu tầm những mẫu chuyện về những người đã góp sức của mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 1 - 2 em kể câu chuyện“Pa-xtơ và em bé”.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã đọc hay đã nghe về những người đã góp sức của mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.
-1 học sinh đọc đề bài.
• Yêu cầu HS đọc và phân tích; nêu đề bài – Có thể là chuyện: Ông Lương Định Của; Thầy bói xem voi; Buôn Chư Lênh đón cô giáo,.
Phân tích đề bài. Xác định dạng kể.
Lập dàn ý cho câu chuyện định kể.
Đọc gợi ý 1.
 Giáo viên chốt lại:
HS lần lượt nêu đề tài câu chuyện đã chọn.
 Mở bài:
+ Giới thiệu nhân vật hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
Hoạt động cá nhân, lớp.
 Thân bài: 
+ Kể diễn biến câu chuyện (Tả cảnh kết hợp hoạt động của từng nhân vật).
Học sinh đọc yêu cầu bài 2 (lập dàn ý cho câu chuyện) – Cả lớp đọc thầm.
 Kết thúc: 
Học sinh lập dàn ý.
+ Nêu kết quả của câu chuyện. 
-Học sinh lần lượt giới thiệu trước lớp dàn ý câu chuyện em c ... i về quan hệ gia đình
+ Chị ngã em nâng
+ Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
+ Công cha như núi thái sơn..
+ con có cha như nhà có nóc
+ con hơn cha là nhà có phúc
| + cá không ăn muỗi cá ươn..
b) Tục ngữ nói về quan hệ thầy trò
+ Không thầy đố mày làm nên
+ Muốn sang thì bắc cầu kiều
+ kính thầy yêu bạn
c) Tục ngữ thành ngữ nói về quan hệ bạn bè
+ Học thầy không tầy học bạn
+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
+ Một cây làm chẳng nên non.. 
- Nhận xét khen ngợi hS 
- Yêu cầu lớp viết vào vở 
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm
- HS thảo luận nhóm
+ Miêu tả mái tóc: đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, óng ả, như rễ tre
+ Miêu tả đôi mắt: một mí, bồ câu, đen láy, lanh lợi, gian sảo, soi mói, mờ đục, lờ đờ..
+ Miêu tả khuôn mặt: trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông vức, phúc hậu, bầu bĩnh...
+ Miêu tả làn da: trắng trẻo, nõn nà, ngăm ngăm, mịn màng,
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài tập 
 -HS làm bài vào vở
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình
- 3 HS đọc 
- GV nhận xét 
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*********************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Đạo đức
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 2)
	I. MỤC TIÊU 
 	Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ . 
	Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái. 
	Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày. 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em - HS làm lại bài tập 1. 
- HS làm lại bài tập 2. 
	- Nhận xét, đánh giá
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
2.2 Bài mới: 
 Hoạt động 1: Xử lí tình huống (bài tập 3, SGK)
* Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống. 
* Cách tiến hành: 
- GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống. 
- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày. 
- GV kết luận. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS thảo luận 4 phút . 
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
 Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK. 
* Mục tiêu: HS biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ ; biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội. 
* Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS. 
- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày. 
- GV kết luận. 
- HS thảo luận 4 phút . 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
 Hoạt động 3: 
 Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (BT 5). 
* Mục tiêu: HS củng cố bài học. 
* Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn. 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài học sau. 
- HS hát, múa. . . theo sự chuẩn bị ở nhà. 
- 2 HS
Tiết 1 – Buổi chiều – Luyện viết 
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
	I. MỤC TIÊU 
 	Luyện viết đều nét, đẹp cả bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Chữ mẫu
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Luyện viết chữ hoa
Viết vào nháp các chưa: M, T, N, C, B, O 2 chữ một dòng
Nhận xét, chữa nét chưa đạt
2. Viết bài vào vở
Chấm bài, nhận xét chữ viết
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 2 – Buổi chiều – Ôn Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT VĂN TẢ NGƯỜI
	I. MỤC TIÊU 
- Củng cố kiến thức về cách viết văn tả người
- Viết được đúng thể thức , ngắn gọn ,rõ ràng ,thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài?
- Trong bài văn gồm có những phần nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày bài văn của mình.
- Nhận xét cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung về tiết học.
- Về nhà viết lại bài văn và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc ,lớp theo dõi.
- Nối tiếp nhau nêu.
- HS làm bài cá nhân.
- Nối tiếp trình bày.
- Theo dõi nhận xét 
************************************************************
Thứ sáu, ngày 6 tháng 12 năm 2013
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tr 75)
	I. MỤC TIÊU 
 	Giúp HS:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
 BT cần làm : Bài 1; Bài 2 (a, b); bài 3.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	2 bảng phụ viết nội dung ví dụ 1 và 2/75. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em làm bài trên bảng, dưới lớp làm vào nháp : Viết thành tỉ số phần trăm:
 ; ; 
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm. 
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đề. 
- HS nêu ví dụ
- GV yêu cầu HS viết tỉ số HS nữ và số HS toàn trường. 
- Học sinh trình bày kết quả như sau:
- GV hướng dẫn HS tìm thương của 2 số rồi nhân thương đó với 100 và chia cho 100. 
+ Tỉ số phần trăm của học sinh nữ và học sinh toàn trường là:
315 : 600 = 0,525
+ Thực hiện phép chia để có kết quả dạng số thập phân 0,525
Sau đó lấy 0,525 nhân 100 và chia 100 ta có :
 0,525 ´ 100 : 100 = 52,5 %
+ Tỷ số phần trăm nữ và học sinh toàn trường là : 52,5 %
- Gọi 2 HS nhắc lại quy tắc. 
Tìm thương của hai số.
+ Chuyển dấu phẩy của thương tìm được sang phải 2 chữ số và viết thêm kí hiệu phần % vào bên phải.
- 1 học sinh đọc to và cả lớp đọc thầm
+ Tìm thương của khối lượng muối và khối lượng nước biển dưới dạng số thập phân. Nhân nhẩm thương với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
 Bài giải
Tỷ số % khối lượng muối trong nước biển là :
 2,8 : 80 = 0,035 = 3,5 %
Đáp số : 3,5 %
b)Luyện tập. 
Bài 1
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng con. 
- Học sinh làm bài và trình bày kết quả.
0,3 = 30 % 1,35 = 135 %
 0,234 = 23,4 % 
Cách làm : nhân nhẩm số đó với 100 và ghi kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.
Bài 2(a,b)
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. 
- Học sinh làm bài và trình bày kết quả như sau: 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
a) 19 : 30 = 0,63333 ...= 63,33%
- GVvà HS nhận xét. 
 b) 45: 61 = 0,7377...= 73,77 % 
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải. 
- HS theo dõi
- GV nhận xét và ghi điểm. 
- Học sinh làm bài và trình bày kết quả như sau: 
 Bài giải
Tỉ số % học sinh nữ và học sinh cả lớp là :
 13 : 25 = 0,52 = 52 %
 Đáp số : 52 %
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 (tả hoạt động)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1).
	- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
	- GD học sinh biết tôn trọng và yêu mến những người xung quanh
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh ảnh
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đọc lại đoạn văn miêu tả của một người đã làm vào tiết tập làm văn hôm trước.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của BT
 2 HS nối tiếp nhau đọc
- HD học sinh tìm hiểu các gợi ý
- HS nối tiếp đọc các gợi ý
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý
- 1 HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở.
- GV nêu gợi ý
- Nhận xét, bổ sung.. 
+ Yêu cầu HS viết vào bảng nhóm dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp đọc, nhận xét, bổ sung để thành một dàn ý hoàn chỉnh. 
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa. 
- Ghi điểm HS làm bài đạt yêu cầu
- 3 HS nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình 
Ví dụ về dàn bài văn tả em bé.
1.Mở bài: Bé Lan, em gái tôi, đang tuổi tập nói tập đi.
2.Thân bài:
- HS theo dõi
 Ngoại hình: Bụ bẫm.
Mái tóc:Thưa mềm như tơ, buộc thành túm nhỏ trên đầu.
Hai má :phúng phính, ửng hồng, có hai lúm đồng tiền.
Miệng:Nhỏ xinh luôn nở nụ cười tươi.
Chân tay:mập mạp, trắng hồng, có nhiều ngấn.
Đôi mắt:Đen tròn như hạt nhãn.
Hoạt động : Nhận xét chung:
Như là một cô bé búp bê luôn biết khóc và biết cười, bé rất lém lỉnh dễ thương.
Chi tiết nổi bật
Lúc chơi:Lê la dưới sàn với một đống đồ chơi,tay nghịch hết cái này đến cái khác,ôm mèo,xoa đầu cười khanh khách...
Lúc xem ti vi: Xem chăm chú, thấy người ta múa cũng làm theo. Thích thú khi xem quảng cáo và phim hoạt hình.
Làm nũng mẹ: Không muốn ăn thì ôm mẹ khóc. Ôm lấy mẹ khi có ai trêu chọc.
3.Kết bài: Em rất yêu bé Lan,.mong bé Lan khoẻ, chóng lớn.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của BT Yêu cầu HS tự làm bài. GV gợi ý và lưu ý các em chủ yếu là đoạn tả hoạt động
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi
- Viết bài
- Cả lớp viết bài văn vào vở
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. 
- 2 -3 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi bổ sung sửa chữa cho bạn.
- GV chú ý nhận xét, sửa chữa lối dùng từ, diễn đạt cho từng HS. 
- Ghi điểm HS viết đạt yêu cầu.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 5 – Buổi sáng – Sinh hoạt
Sinh hoạt lớp - Tuần 15
	I. MỤC TIÊU 
 	- Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần
	- Phương hướng tuần tới
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	 Nội dung sinh hoạt
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Lớp trưởng và các tổ trưởng báo tình hình học tập và nề nếp của các bạn trong tổ. .
Lớp trưởng nêu nhận xét chung. Các bạn trong lớp có ý kiến
 Gv nhận xét, đánh giá: 
 Ưu điểm: Nền nếp lớp tương đối tốt. Về nhà các em có học bài và làm bài đầy đủ. Lớp. Vệ sinh tương đối sạch sẽ.
- Tuyên dương những em học tập tích cực, hăng say phát biểu xây dựng bài: Hiên, Vân Oanh, Phúc, Thế Kiên
 Tồn tại: Một số em còn lười làm bài tập trong VBT
- Nhắc nhở những em chưa cố gắng học tập, các em cần chăm chỉ hơn, phát huy hơn trong tuần tới: Hồng Anh, Trung Kiên
Theo dõi
Phát vé Xổ số học tập
 Phương hương tuần 16.
- Rèn chữ giữ vở. 
- Giữ vệ sinh trường lớp và khu nhà vệ sinh
- Tiếp tục ôn tập chẩn bị thi cuối học kì I
- Thực hiện chủ điểm " Uống nước nhớ nguồn"
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiáo án lớp 5 - 2013 - 2014 - Tuần 15.docx