Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 8

Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 8

I. MỤC TIÊU

 Biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ bớt chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

 BT cần thực hiện: B1, B2.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng nhóm

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 20 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 14 tháng 10 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ 
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán 
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU (Tr 40)
	I. MỤC TIÊU 
 	Biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ bớt chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. 
	BT cần thực hiện: B1, B2. 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bảng nhóm
 	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào nháp: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân:
	a) 5610 = 5,6	234100 = 2,34
	b) 3410 = 3, 4	12100 = 0, 12
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a. Số thập phân bằng nhau.
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm 
 9dm = ...cm
 9dm = ... m
 90cm = ... m
Cả lớp làm vào nháp
 9dm = 90cm 
	9dm = 0,9m 
 90cm = 0,90m 
- Từ kết quả của bài toán trên em hãy so sánh 0,9m và 0,90m ? 
Ta có: 9dm = 90cm 
- Biết 0,9m = 0,90m, em hãy so sánh 0,9 và 0,90 ? 
 Mà 9dm = 0,9m và 90cm = 0,90m 
 Nên: 0,9m = 0,90m
KL: 0,9 = 0,90
 0,9 =0,90
b. Nhận xét 1: 
 Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90? 
-Viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải 0,9 
 thành 0,90
- Khi viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 ta được một số như thế nào so với số này? 
Ta được 0,90 bằng 0,9
- Khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số như thế nào? 
 Khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng số thập phân đã cho
Dựa vào KL hãy tìm các số thập phân bằng 8,75; 12
- GV: Số 12 và tất cả các số tự nhiên khác được coi là số thập phân đặc biệt có phần thập phân là 0
Cả lớp làm vào nháp, sau đó nêu kết quả
8,75 =8,750 =8,7500
 12 = 12,0 =12,000 = 12, 0000
Nhận xét 2: 
- Em hãy tìm cách viết 0,90 thành 0,9
2 HS nêu nhận xét 
 HS: 0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9
- Khi xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,9000 ta được một số như thế nào so với số này?
Khi xóa chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng số thập phân đã cho
 Dựa vào KL hãy tìm các số thập phân bằng 8,7500; 12,000
8,7500 =8,750 =8,75
 12,000 = 12,00 =12,0 = 12
c. Luyện tập- Thực hành
Bài 1: Gọi HS đọc y/c của bài tập
- Gọi HS nêu kết quả 
HS đọc y/c 
 HS tự làm vào vở
- GV nhận xét chữa bài
a) 7,800 = 7,8; 64,9000 = 64,9
3,0400 = 3,04
b) 2001,300 = 2001,3; 35,020 = 35,02
100,0100 = 100,01
Bài 2: Cho HS xác định y/c của bài tập
Đọc đề toán. Cả lớp làm bài vào vở.
-GV chấm, nhận xét, chữa bài
a) 17,2 = 17,200; 480,59 = 480,590
b) 24,5 = 24,500; 80,01 = 80,010
3.Củng cố - Dặn dò:
- Giao bài tập trong VBT
 - Chuẩn bị bài cho tiết sau.
****************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập đọc 
KÌ DIỆU RỪNG XANH
	I. MỤC TIÊU 
 	Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
 Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,4)
Bổ sung: Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng phụ ghi sẵn đoạn đọc diễn cảm. Tranh , ảnh minh họa trong SGK.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. 
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Luyện đọc: 
* Gọi HS đọc toàn bài.
1 HS đọc toàn bài
* Đọc nối tiếp đoạn: chia 3 đoạn
Đọc nối tiếp lần 1: GV kết hợp sửa lỗi HS phát âm sai. Tên nước ngoài và ngắt nhịp ở câu dài.
3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
Đọc nối tiếp lần 2: GV kết hợp giải nghĩa các từ ngữ ở phần chú giải.
HS phát âm từ khó: loanh quanh, sặc sỡ, lâu đài kiến trúc tân kì, ...
Đọc nối tiếp lần 3: GV nhận xét.
* Luyện đọc theo cặp
GV theo dõi giúp đỡ các em yếu.
* HS đọc toàn bài.
* GV đọc mẫu lần 1 
HS thực hiện đọc theo cặp.
b) Tìm hiểu bài:
1-2 HS đọc bài. 
HS đọc thầm, trả lời:
Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
-Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; ...
- Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? 
-Những liên tưởng ấy làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích. 
*Thần bí (màu nhiệm, không thể hiểu được) 
Đ2, 3 thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi:
1 HS đọc, thảo luận nhóm trả lời:
- Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? 
- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ...
- Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh vật? 
 ...cảnh vật trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.
- Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
HS phát biểu cảm nghĩ của mình.
GV: vàng rợi là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp rất đẹp mắt.
- Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên.
VD: Vẻ đẹp của khu rừng được tác giả miêu tả thật kì diệu.
GV tóm tắt nội dung bài, ghi bảng
 HS nhắc lại ND
Liên hệ, giáo dục: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng?
HS phát biểu cảm nghĩ của mình.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Tìm giọng đọc cho từng đoạn?
 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn và tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc đoạn 1.
1 HS đọc lại. Luyện đọc theo cặp
Thi đọc diễn cảm.
HS thi đọc diễn cảm.
3.Củng cố - Dặn dò:
Em hãy nhắc lại nội dung của bài.
Thứ ba, ngày 15 tháng 10 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Toán:
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN (Tr 41)
	I. MỤC TIÊU 
 	Biết so sánh hai số thập phân. Sắp xếp số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. 
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, bài 2.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng nhóm
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng, dưới lớp làm bài vào nháp:
	Viết 2 số thập phân bằng số thập phân sau:
	a) 2,02 = 2,020 = 2,0200
	b) 30,010 = 30,0100 = 30,01
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
VD1: Bài toán: Sợi dây thứ nhất dài 8,1m, sợi dây thứ hai dài 7,9 m. Em hãy so sánh chiều dài của hai sợi dây. 
Gọi HS trình bày cách so sánh 
 Nêu cách so sánh.
So sánh 8,1m và 7,9m 
Ta có: 8,1m = 81dm ; 7,9m = 79dm
mà 81dm > 79dm
Tức là: 8,1m > 7,9m
So sánh 8,1 và 7,9
 8,1 > 7,9
Phần nguyên của 8,1 và 7,9 như thế nào?
Phần nguyên: 8 > 7
 So sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau
VD2: Để so sánh 35,7m và 35,698m ta làm như thế nào? 
Ta có: 35,7m = 35700mm
và 35,698m = 35698 mm
GV nhận xét ý kiến của HS. Sau đó y/c HS so sánh phần thập phân của hai số.
mà 35700mm > 35698 mm
nên: 35,7m >35,698m
Từ kết quả so sánh 35,7m > 35,698m, em hãy so sánh 35,7 và 35,698
HS nêu: 35,7 > 35, 698 
Em hãy so sánh phần nguyên của 35,7 và 35,698
Phần nguyên đều bằng nhau và đều bằng 35
Em hãy so sánh hàng phần mười 
HS: 7/10 > 6/10
GV: Khi so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau thì ta so sánh như thế nào?
.. thì ta so sánh tiếp đến phần thập phân, số nào có hàng phần mười lớn hơn thì lớn hơn 
HS nhắc lại phần kết luận ở SGK
Hãy nêu các bước so sánh hai số thập phân.
B1: So sánh 2 phần nguyên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn và ngược lại.
B2. Nêu 2 phần nguyên bằng nhau thì so sánh đến phần thập phân. 
Trước tiên so sánh phần mười ,số thập phân nào có phần mời lớn hơn thì lớn hơn và ngược lại và cứ tiếp tục so sánh đến các hàng kế tiếp nếu hai phần mười bằng nhau.
3 . Luyện tập – Thực hành:
Bài 1: Gọi HS đọc y/c của bài tập
HS đọc y/c
GV y/c HS làm lần lượt từng bài vào bảng con 
HS làm vào bảng con
Nhận xét, chữa bài.
a) 48,97 < 51,02
b) 96,4 > 96,38
c) 0,7 > 0,65
Bài 2: 
Cho HS xác định y/c của bài tập
HS đọc y/c
Hướng dẫn cách làm vào vở
Cá nhân làm bài vào vở
GV chấm, chữa bài
6,375 < 6,735 < 7,19 < 8,72 < 9,01
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà làm các bài tập trong VBT.
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
****************************
Tiết 2 – Buổi sáng – Chính tả (Nghe – viết):
KÌ DIỆU RỪNG XANH
	I. MỤC TIÊU 
 	- Nghe – viết đúng bài CT ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình báy đúng hình thức văn xuôi.
	- Tìm được tiếng chứa yê , ya trong đoạn văn (BT2) ; tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3) .
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng phụ ghi bài 2, 3
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng viết những tiếng chứa ia/iê trong các thành ngữ sau đây và nêu quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng ấy: 
Sớm thăm tối viếng. Trọng nghĩa khinh tài. ở hiền gặp lành. Liệu cơm gắp mắm.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Hướng dẫn nghe viết
Gọi HS đọc đoạn văn, 1 HS chú giải SGK 
Mở SGK theo dõi đọc thầm
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
... làm cho cánh rừng trở nên sống động 
Từ tên riêng, tên địa danh,...
- Trong bài có những chữ nào khó, dễ viết sai? 
HS viết bảng con: gọn ghẽ, chuyền nhanh, len lách, mải miết, ...
* HS nghe và viết chính tả.
HS nghe - viết bài chính tả vào vở.
Gv đọc lại bài HS dò lỗi.
HS dò lại bài.
GV nhắc HS chú ý ngồi đúng tư thế, ghi tên bài,...
HS lắng nghe, đổi vở tự dò lại bài giúp bạn phát hiện lỗi chính tả.
GV chấm khoảng 7-10 bài.
GV nhận xét, chữa lỗi phổ biến lên bảng
Nhận xét bài viết của HS.
b).Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
 Bài tập 2:
Gọi 1HS đọc y/c của bài tập
1 HS đọc to y/c
Tổ chức cho HS thi tìm tiếng có vần ya, yê
HS tìm tiếng có vần ya, yê:
khuya, truyền, thuyết, xuyên, yên
- Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh ở các tiếng trên?
Các tiếng chứa yê có âm cuối dấu thanh được đánh vào chữ cái thứ hai ở âm chính. 
 Bài tập 3:
Gọi HS đọc y/c của bài tập
1 HS đọc y/c và nội dung BT
Y/c HS quan sát để gọi tên từng loài chim trong tranh.
HS tự làm vào vở bài tập: Quan sát hình, điền tiếng còn thiếu. (1 HS lên bảng làm
Dưới lớp làm bài vào VBT
Gọi HS phát biểu
HS nêu kết quả:
a) Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu.
b) Lích cha lích chích vành khuyên
Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng
GV nhận xét, kết luận và nói thêm về một số loài chim trong tranh.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc HS về nh ... ng của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
GV viêt sẵn ND lên bảng phụ
Nối tiêp 3 - 5 em đọc các số thập phân. HS khác đọc thầm và nhận xét bạn đọc.
Củng cố cách đọc, cách viết số thập phân
Nhắc lại cách đọc số thập phân
Bài 2: Viết số thập phân.
Nhận xét
Cá nhân làm bài vào vở. 2 em làm vào bảng nhóm.
a) Năm đơn vị, bảy phần mười: 
5,7
b) Ba mươi hai đơn vị, tám phần mười, năm phần trăm
32,85
c) Không đơn vị, một phần trăm
0,01
d) Không đơn vị, ba trăm linh bốn phần nghìn
0,304
Bài 3: GV nêu yêu cầu viết các số sau theo thứ tự từ bén đến lớn.
Đọc yêu cầu.
So sánh hai số thập phân ta thực hiện thế nào?
2 - 3 em nêu các bước so sánh 2 hay nhiều số thập phân.
Cá nhân làm bài vào vở, 1 em làm bài vào bảng nhóm.
Chấm điểm, nhận xét
41,538 < 41,835 < 42,358 < 42,538
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*****************************
Tiết 3 – Buổi sáng – Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA (Tr 82)
	I. MỤC TIÊU 
	- Phân biệt được những từ đồng âm , từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1 .	- Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT3) .
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng ghi sẵn nội dung bài tập 1.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đứng tại chỗ nêu 3 - 4 từ:
	a) Tả chiều rộng.	b) Tả chiều cao.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài: 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
2- 3 em đọc yêu cầu bài tập.
Thảo luận nhóm đôi thực hiện theo yêu cầu
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a) Từ “chín” (hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch được) ở câu 1 với từ “chín” (suy nghĩ kĩ càng) ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với “chín” (số liền sau của số 8) ở câu 2.
b) Từ “đường” (vật nối liền 2 đầu) ở câu 2 với từ “đường” (lối đi) ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ “đường” (chất kết tinh vị ngọt) ở câu 1.
b) Từ “vạt” (mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi, núi) ở câu 1 với từ “vạt” (thân áo) ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ “vạt” (đẽo xiên) ở câu 2.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của BT3.
Cá nhân đặt câu vào vở.
GV chấm một số vở và nhận xét.
a) - Bạn Chinh cao hơn hẳn các bạn trong lớp.
- Mẹ em mua hàng Việt Nam chất lượng cao.
b)- Bạn Hồng Anh nặng nhất lớp.
- Bác ấy bị bệnh càng ngày càng nặng.
c) - Loại cam Đường Canh này rất ngọt.
- Bạn Hoa nói ngọt như mía lùi.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 4 – Buổi sáng – Đạo đức 
 NHỚ ƠN TỔ TIÊN (tiết 2)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ. 
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng . 
- Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các tranh, ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương . 
- Các câu ca dao, tục ngữ , thơ, truyện,. . . . nói về lòng biết ơn tổ tiên. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em 
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Bài mới: 
a)Tìm hiểu về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 
*- Đại diện các nhóm HS lên giới thiệu các tranh, ảnh, thông tin mà các em thu thập được về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương . 
- Thảo luận cả lớp theo các gợi ý sau: 
+ Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên?
+ Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm thể hiện điều gì?
- HS nhắc lại yêu cầu
- HS thảo luận 4 phút 
- Đại diện các nhóm lên trình bày. 
b) Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (bài tập 2,SGK). 
 - GV mời HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. 
- GV chúc mừng các HS đó và hỏi thêm: 
- Hằng tháng vào các ngày mồng 1, ngày 15 bố mẹ thường thắp hương tổ tiên.
+ Em có tự hào về các truyền thống đó không?
+ Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó?
- HS trả lời. 
c) HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề Biết ơn tổ tiên (bài tập 3, SGK). 
-Cho 4 tổ thi đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề trên. 
- Khen các em đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm. 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài học sau. 
- Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày dỗ tổ mồng 10 tháng 3
Tiết 1 – Buổi chiều – Luyện viết
KÌ DIỆU RỪNG XANH
	 	I. MỤC TIÊU 
 	 Viết đều nét, đẹp, trình bày sạch 1 đoạn 3 trong bài Kì diệu rừng xanh.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Chữ mẫu.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Luyện viết chữ hoa và viết liền nét.
Treo chữ mẫu
Theo dõi,nhận xét và sửa lỗi chữ viết
Cá nhân viết vào nháp các chữ: S, R, T, M, N, C và viết liền nét: mải miết, xanh biếc. Hai chữ một dòng
Viết bài
Cá nhân viết bài vào vở. đoàn từ : Sau một hồi. thế giới thần bí.
Thu bài chấm, nhận xét chữ viết
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 2 – Buổi chiều – Ôn Tiếng Việt
ÔN TỪ NHIỀU NGHĨA
	I. MỤC TIÊU 
 	Củng cố về từ nhiều nghĩa. Đặt câu với từ nhiều nghĩa.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Vở bài tập Tiếng Việt
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Làm các bài tập trong VBT
Cá nhân làm các bài tập trong VBT
Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.
2. Thảo luận nhóm đôi tìm các từ có nghĩa chuyển với các từ:
Thảo luận nhóm đôi thực hiện theo yêu cầu.
a) chân
a) chân bàn, chân ghế, chân đồi, ..
b) mắt
b) mắt tre, mắt bão, mắt lưới,
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*******************************************************************
Thứ sáu, ngày 18 tháng 10 năm 2013
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI
DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN (Tr 44)
	I. MỤC TIÊU 
 	Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản)
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2; Bài 3.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng nhóm, phiếu.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Ví dụ 1: 6m 4 dm = m
Gợi ý HS chuyển số đo về dạng hỗn số
6m 4 dm =6 410 m = 6,4 m
Ví dụ 2: 3m 5 cm = m
3m 5 cm = 3 5100 m = 3,05 m
Nêu cách viết
Tự nêu cách viết theo ý hiểu
Nhận xét, bổ sung
b) Thực hành
Bài 1. Viết STP thích hợp vào chỗ chấm
2 - 3 em đọc yêu cầu bài tập
Chấm điểm 1 số bài, nhận xét bài làm trên bảng nhóm, chốt kết quả đúng.
Cá nhân làm bài vào vở, 2 em làm bài vào bảng nhóm.
a) 8 m 6 dm = 8,6 m; b) 2 dm 2 cm = 2,2,dm
c) 3 m 7 cm = 3,07 m; d) 23m13cm = 23,13 m
Bài 2. Viết các số đo dưới dạng số thập phân.
2 - 3 em đọc yêu cầu bài tập.
Thảo luận nhóm đôi làm bài vào phiếu, 2 nhóm làm vào bảng nhóm.
Nhận xét, chốt kết quả đúng.
a) 3m 4dm = 3,4m; 2m 5cm = 2,05m
21 m 36 cm = 21,36 m
b) 8dm 7cm = 8,7dm; 4dm 32 mm = 4,32mm
73 mm = 0,73 dm
Bài 3. Viết STP thích hợp vào chỗ chấm
2 - 3 em đọc yêu cầu bài tập.
Cá nhân làm bài vào vở.
Chấm điểm, nhận xét
a) 5 km 302 m = 5,302 km
b) 5km 75m = 5,075 km
c)( 302 m = 0,302 km
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập làm văn
 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
	I. MỤC TIÊU 
	- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh.
	- Luyện tập xây dựng đoạn mở bài (kiểu gián tiếp), đoạn kết bài (kiểu mở rộng) cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bút dạ, bảng nhóm chép ý kiến thảo luận nhóm theo yêu cầu của BT 2.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đọc đoạn văn đã làm ở tiết trước.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
2.2. Bài mới:
Luyện tập. (28-29’)
a) Hướng dẫn HS làm BT 1. (6-7’)
- HS làm bài cá nhân.
HS trình bày ý kiến.
- Đoạn a) là kiểu mở bài trực tiếp,
đoạn b) là kiểu mở bài gián tiếp.
- Trong bài văn tả cảnh thì mở bài trực tiếp nêu gì? Mở bài gián tiếp nêu những gì?
- GV nhận xét, chốt lại.
- Mở bài trực tiếp giới thiệu ngay vào cảnh định tả.
- Mở bài gián tiếp là giới thiệu một số cảnh vật khác có liên quan xung quanh cảnh vật định tả rồi mới giới thiệu cảnh định tả.
b) Hướng dẫn HS làm BT 2. (6-7’)
2 - 3 em đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài. GV phát giấy, bút cho các nhóm.Cho HS trình bày kết quả.
- Giống: 
Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn nhỏ với con đường quen thuộc.
- Khác nhau:
+ KBKMR: khẳng định con đường rất thân thiết với bạn học sinh.
+ KBMR vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn các bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.
- HS làm việc theo nhóm.
c) Hướng dẫn HS làm BT 3. ( 13-14’)
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
 Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng.
- Cho HS làm bài.
- HS viết ra giấy nháp.
- Cho HS đọc đoạn văn đã viết.
- Một số HS đọc đoạn mở bài, một số HS đọc kết bài.
- GV nhận xét, khen những HS viết tốt.
- Lớp nhận xét.
VD. Em yêu quê hương, yêu xã Dương Quang. Nơi đây có nhiều cảnh đẹp thơ mộng, nơi có dòng sông Lạnh gắn với nhiều kỉ niệm với tuổi thơ em. Mai đây dù có đi đâu xa, em vẫn nhớ về quê hương, nhớ về dòng sông Lạnh. 
3. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp.
Tiết 5 – Buổi sáng – Sinh hoạt lớp
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
 	I. MỤC TIÊU 
 	Đánh giá kết quả các hoạt động rèn luyện, học tập, lao động vệ sinh, văn thể của lớp trong tuần 8.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Tổng hợp cá thông tin và thành tích của cá nhân học sinh.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ban cán sự lớp báo cáo.
Lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng nhận xét về tình hình các hoạt ddọng của lớp.
2. Nhận xét kết quả đạt được trong tuần, biểu dương những cá nhân tiêu biểu.
3. Bình bầu khen thưởng
Cả lớp bình chọn 4 bạn đề nghị khen thưởng
4 . Phương hướng tuần 9
- Duy trì nề nếp học tập, rèn luyện, lao động vệ sinh và văn thể, duy trì giữ vững cờ đỏ.
- Khắc phục những hạn chế còn tồn tại như: chưa thuộc bài, trình bày bài bần, viết chữ xấu.
- Tiếp tục phấn đấu thi đua trong tuần sau
- Duy trì viết chữ đẹp, VSCĐ và thi giải toán qua mạng

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiáo án L 5 - 2013 - 2014 - TUẦN 8.docx