Bài soạn lớp 5 - Tuần 13

Bài soạn lớp 5 - Tuần 13

I. MỤC TIÊU:

 Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi phù hơp với diễn biến các sự việc (nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng). Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởngcủa phương ngữ : gác rừng, loanh quanh, loay hoay, rô bốt, lách cách, .

 Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b trong SGK.

 GDHS có ý thức bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường.

 

doc 49 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 13 
ò Ngày soạn : 02/11/2013	 Tiết : 25
 ò Ngày dạy :	 04/11/2013	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : 	NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. MỤC TIÊU:
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi phù hơp với diễn biến các sự việc (nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng). Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởngcủa phương ngữ : gác rừng, loanh quanh, loay hoay, rô bốt, lách cách, ... 
Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b trong SGK. 
GDHS có ý thức bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
GV :Tranh ảnh trong SGK. Tranh ảnh về các khu rừng ở VN ( nếu có ).
HS :Tìm hiểu trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định: Cho HS hát 
- Kiểm tra kiến thức cũ:
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ cuối và trả lời câu hỏi. 
Nhận xét – Ghi điểm. 
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới 
- ND 1: Đọc đúng, diễn cảm, hiểu nội dung bài.
a) Hướng dẫn luyện đọc:
Mời một HS giỏi đọc toàn bài. 
Hướng dẫn chia 3 phần: 
Phần 1: Từ đầu đến bìa rừng chưa?. 
Phần 2: Từ qua khe lá đến bắt gọn bọn trộm, thu lại gỗ. 
Phần 3: Còn lại.
Tổ chức cho 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn: sửa lỗi phát âm (loanh quanh, bàn bạc, rắn rỏi, loay hoay,cuộn, ...)
Tổ chức cho 3 HS đọc nối tiếp lượt 2: giải nghĩa từ khó (rô bốt, ngoan cố, còng tay, bành bạch, hộc lên, ...)
Yêu cầu HS đọc nhóm ba. 
Gọi vài em đọc toàn bài.
Đọc mẫu với giọng to rõ. Đọc nhanh, mạnh ở đoạn bắt bọn trộm gỗ. Nhấn giọng ở từ chỉ hoạt động.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm từng phần, trả lời câu hỏi ở SGK.
Theo lối ba đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì? 
Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh?
Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người dũng cảm? 
Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
Em học tập được bạn nhỏ điều gì?
ND 2 : Luyện đọc diễn cảm 
Yêu cầu 2 HS đọc cả bài văn.
Hướng dẫn đọc diễn cảm:đọc đúng lời các nhân vật; câu giới thiệu về cậu bé–đọc chậm rãi; đoạn kể về hành động dũng cảm của cậu bé–nhanh hồi hộp gấp gáp.
Treo bảng phụ có đoạn 2 để hướng dẫn đọc diễn cảm. Đọc mẫu đoạn 2, yêu cầu HS tìm những từ cần nhấn giọng. 
Yêu cầu HS đọc diễn cảm ở nhóm đôi.
Cho HS thi đọc diễn cảm.
* Hoạt động 3 : Củng cố 
Đọc bài văn em cảm nhận được điều gì? 
Nhận xét – Tuyên dương. 
- Hát
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
- Đọc, trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét.
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
- Một HS đọc.
- Chia đoạn.
- Đọc nối tiếp từng đoạn lượt 1.
- Đọc nối tiếp lượt 2.
- Đọc nhóm 3.
- 2 HS đọc.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài ; bọn trộm gỗ sẽ chuyển đi vào buổi tối.
+ Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng, lần theo dấu chân, gọi điện thoại.. 
+ Gọi điện báo công an, cùng công an bắt bọn trộm gỗ.
+ Yêu rừng, sợ rừng bị phá; có trách nhiệm.
+ trách nhiệm, bình tĩnh, dũng cảm, 
- Lắng nghe nhận xét
- Lắng nghe, tìm từ cần nhấn giọng.
- Luyện đọc nhóm đôi .
- Thi đọc diễn cảm bài văn.
Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. 
 * Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học. 
Dặn dò: Về đọc lại bài. 
Chuẩn bị bài: Trồng rừng ngập mặn
BÀI TẬP BỔ SUNG
1) Theo lới ba đi tuần, bạn nhỏ phát hiện được điều gì?
a) Thấy những dấu chân người lớn hằn trên đất.
b) Khoảng hơn chục cây gỗ to đã bị chặt thành khúc dài.
c) Cả a và b đều đúng.
d) Cả a, b đều sai.
2) Vì sao bạn nhỏ tự ngyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
a) Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá.
b) Vì bạn hiểu rừng là tài sản chung của mọi người nên ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ rừng.
c) Vì bạn có ý thức của một công dân nhỏ tuổi, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung.
d) Cả a, b, c đều đúng.
3) Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
a) Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung.
b) Bình tĩnh, thông minh khi xử lí tình huống.
c) Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh, dũng cảm, táo bạo.
d) Cả a, b, c đều đúng. 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TOÁN Tuần : 13 
ò Ngày soạn: 02/11/2013 Tiết: 61 
ò Ngày dạy : 04/11/2013 	 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
ò Tên bài dạy: 	LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Củng cố về phép cộng, trừ và nhân các STP. Bước đầu biết tính chất nhân một tổng các STP với một STP.
Thực hành cộng , trừ, nhân các STP, vận dụng nhân tổng hai STP với STP để tính bằng cách thuận tiện nhất.
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ 
Học sinh: Đọc tìm hiểu trước bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định: 
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
Nêu TC kết hợp của phép nhân các STP? 
Chữa bài 60 ở VBT. 
Nhận xét ghi điểm
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới 
- ND 1: Củng cố kĩ năng thực hành cộng, trừ, nhân STP
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
Quan sát giúp đỡ các nhóm
Khi cộng (trừ, nhân) hai STP ta làm thế nào?
Nhận xét ghi điểm
Bài 2: Tính nhẩm
Khi nhân nhẩm STP với 10, 100, 1000, ... ta thực hiện thế nào?
Khi nhân nhẩm STP với 0,1; 0,01; ... ta thực hiện thế nào?
Nhận xét
Bài 3: Gợi ý tóm tắt đề toán (HS khá giỏi)
 Tóm tắt: 	5kg đường	38500 đồng
	3,5kg đường	? đồng
	(Trả ít hơn ? đồng)
Quan sát giúp đỡ HS thực hiện theo yêu cầu.
Nhận xét – Ghi điểm. 
Bài 4: GV treo bảng phụ. Tính rồi so sánh KQ
a) Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm, mỗi cá nhân thực hiện 1 BT lên đọc, điền KQ.
So sánh kQ hai nhóm tương ứng. Với các giá trị của a, b, c đã cho thì giá trị của 2 biểu thức (a + b) x c và a x c + b x c?
Em rút ra TC gì qua BT này?
b) Sử dụng TC nhân một tổng các STP với STP để tìm nhanh KQ 
Quan sát giúp đỡ HS còn yếu hiểu được cách tính nhanh 
* Hoạt động 3: Củng cố: 
Thi đua: Chọn nhanh KQ đúng (HS dùng thẻ A, B, C, D)
Nhận xét – Tuyên dương. 
+ Hát
LUYỆN TẬP
+ HS nêu theo yêu cầu. Sửa bài trên bảng lớp
+ Nhận xét, bổ sung
LUYỆN TẬP CHUNG
+ Nêu yêu cầu BT, thực hiện cá nhân, nêu KQ
+
xx
-
	357,86	80,475	48,16
	29,05	26,827	3,4
	404,91	53,648	19264
+ Nhận xét bổ sung	14448
	163,744
+ Hoạt động nhóm đôi, nêu KQ
a) 78,29 x 10 = 782,9 b) 26530,7 c) 	6,8
 78,29 x 0,1 = 7,829	 2,65370 0,068
+ HS khá giỏi đọc đề, tóm tắt, nêu cách giải và làm vào vở.
Bài giải
Giá tiền 1kg đường: 38500:5 = 7700 (đồng)
Giá tiền 3,5kg đường: 7700x3,5 = 26950 (đồng)
Mua 3,5kg đường trả ít hơn mua 5kg đường là:
38500-26950 = 11550 (đồng)	
ĐS: 11550 đồng
+ Thực hiện theo yêu cầu: (4 nhóm)
a
b
c
(a+b) x c
axc + b xc
2,4
3,8
1,2
7,44
7,44
6,5
2,7
0,8
7,36
7,36
+ Khi nhân một tổng hai STP với một STP ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các tích tìm được với nhau
	(a + b) x c = a x c + b x c 
+ Tính bằng cách thuận tiện nhất:
9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x (7,8+2,2) 
 = 9,3 x 10 = 93
7,8 x 0,35 + 0,35 x 2,2 = 0,35 x (7,8+2,2) 
 = 0,35 x 10 = 3,5
+ Nhận xét bổ sung
+ KQ của: 0,81 x 8,4 + 2,6 x 0,81 là:
A. 0,081	B. 8,1	C. 81,0	D. 1,8
 * Tổng kết đánh giá tiết học: + Nhận xét tiết học. 
Dặn dò: Làm bài 61 VBT toán. 
Chuẩn bị bài Luyện tập chung.
BÀI TẬP BỔ SUNG
1) Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khẳng định đúng:
A.
Số thoả mãn 7,6 x x = 5,8 x 7,6 là
0,058
(1)
B.
Số thoả mãn x x 0,1 = 0,58 là
0,01
(2)
C.
Số thoả mãn 8,7 x x + 1,3 x x = 10 là
5,8
(3)
D.
Số thoả mãn 5,42 x 0,1 = x x 5,42 là
1
(4)
0,1
(5)
2) Viết số thích hợp vào ô trống:
x
8,3
64,2
5,47
1,43
y
2,4
0,1
9,3
2,5
x x y
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ĐẠO ĐỨC Tuần : 13 
 ò Ngày soạn: 02/11/2013	 Tiết: 13
 ò Ngày dạy: 04/11/2013 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : KÍNH GIÀ YÊU TRẺ (THỰC HÀNH )
I- MỤC TIÊU :
Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già (vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội), yêu thương nhường nhị em nhỏ (trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc).
Nêu được các hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi biểu hiện sự kính trọng, lễ phép, giúp đỡ nhường nhịn người già, em nhỏ.
Tôn trọng , yêu quý, thân thiện với người già ,em nhỏ ; không đồng tình với những hành vi việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ .
II-CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1 tiết 1.
Học sinh : xem bài trước ở nhà .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định : 
- Kiểm tra kiến thức cũ :
Thực hành trên phiếu bài tập: Thấy hai em bé đang đánh nhau để giành đồ chơi, em sẽ:
 £ Không can thiệp 
 £ Khuyên ngăn hai em bé 
 £ Lấy đồ chơi đưa cho một trong hai em bé.
Nhận xét, tuyên dương 
- Bài mới : 
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
- ND 1: Biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huông để thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ .
 v Bài tập 2: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau: 
 a- Trên đường đi học thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ. 
 b- Thấy 2 em nhỏ đang đánh nhau. 
 c- Đang chơi cùng các bạn thì 1 cụ già đến hỏi đường.
Gv quan sát, giúp đỡ các nhóm hoàn thành nhiệm vụ 
Gv: kết luận: 
( a ): Em nên dừng lại dỗ em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến công an để nhờ tìm gia đình của bé. Nếu nhà em ở gần, em có thề dẫn em bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ. 
( b ): HD các em cùng chơi chung hoặc lần luợt thay phiên nhau chơi. 
(c ): Nếu biết đường, em hưóng dẫn đường đi cho cụ già, Nếu không biết, em trả lời một cách lễ phép. 
- ND 2: Biết những tổ chức, những ngày dành cho người già, em nhỏ.- 
v Bài tập 3: Trong những ngày dưới đây, ngày nào dành riêng cho trẻ em? Ngày nào dành riêng cho người cao tuổi
 A- 1/6. B- 20/11. 
 C- 1/10. D- 22/12
Kết luận: Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1 tháng 10 hàng năm. Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc Tế Thiếu nhi 1 tháng 6.
v Bài 4: Trong những tổ chức dưới đây, tổ chức nào dành riêng cho trẻ em, tổ chức nào dành riêng cho người cao tuổi: 
 A- Đội TNTP HCM. B- Sao nhi đồng. 
 C- Hội cựu chiến binh. D Hội người cao tuổi
Kết luận: Tổ chức dành cho người cao tuồi là Hội Người cao tuổi. Tổ chức dành cho trẻ em là: Đội Thiếu niên Tiền Phong HCM, Sao Nhi đồng. 
- ND 3: Hs biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm , chăm sóc người già trẻ em .
v Bài tập 5: Em hãy kể với bạn những phong tục tập quán tốt đẹp thể hi ... .
+ Các tổ thực hiện theo yêu cầu phổ biến (tổ trưởng điều khiển, gợi ý để các bạn tham gia đóng góp ý kiến).
² Nề nếp học tập.
² Chuyên cần.
+ Đại diện tổ báo cáo trước lớp .
+ Các bạn trong tổ bổ sung (nếu có).
+ Các tổ bạn nhận xét, bổ sung (nếu có).
+ Lớp trưởng nhận xét, bổ sung (nếu có).
² Vệ sinh lớp, cá nhân: Có vệ sinh lớp định kỳ (thứ sáu hàng tuần), VS cá nhân tốt.
² TD buổi sáng và chính khoá: Tốt
² Các hoạt động khác: Tham gia tốt việc chăm sóc cây xanh, tiết kiệm nuôi heo đất.
+ Dựa vào đề xuất của các tổ, bổ sung (nếu có).
+ HS lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
* ND 4: Hoạt động NGLL. 
+ Sưu tầm bài hát, mẩu chuyện về lòng tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
+ Cán bộ lớp điều khiển. Cá nhân, nhóm, cả lớp tham gia văn nghệ.
* Tổng kết đánh giá tiết học : + Phát huy những thành tích trong tuần qua. Thực hiện tốt kế hoạch đã nêu trong tuần tới.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : MĨ THUẬT Tuần :	13
 ò Ngày soạn :	// 	 	 Tiết : 13 
 ò Ngày dạy : 	// 	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : TẬP NẶN TẠO DÁNG: NẶN DÁNG NGƯỜI
I. MỤC TIÊU :
HS biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động.
HS nặn được một số dáng người đơn giản.
HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng hể hiện về con người.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Một số tranh ảnh về dáng người đang hoạt động, một số tượng nhỏ hoặc các ảnh chụp các bức tượng về dáng người, bài nặn của các HS lớp trước, đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
HS : Một số tượng nhỏ hoặc các ảnh chụp các bức tượng về dáng người, đất nặn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
*Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định : Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
Hỏi: Nêu các bước vẽ mẫu có hai vật mẫu?
Chấm một số bài vẽ chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét, cho điểm.
- Bài mới: 
*Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
- Hình thức tổ chức: Hỏi đáp,cá nhân, cả lớp.
- Nội dung: 
Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng người và trả lời câu hỏi:
Nêu các bộ phận của cơ thể con người?
Mỗi bộ phận của cơ thể con người có dạng gì?
Nêu một số dáng hoạt động của con người?
Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động?
Nhận xét chốt ý 1:
- Mục đích 2: Hướng dẫn cách nặn.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp.
- Nội dung: 
Hướng dẫn cách nặn:
Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau rồi ghép dính và chỉnh sửa lại cho cân đối.
Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như tóc, mắt, áo, rồi tạo dáng theo ý thích.
Gợi ý các hình nặn theo đề tài: kéo co, đấu vật, bơi thuyền,
Nặn mẫu: thao tác chậm, đúng trình tự.
Nhận xét chốt ý 2:
 - Mục đích 3: Thực hành.
- Hình thức tổ chức: Nhóm , hỏi đáp,cá nhân.
- Nội dung: 
Cho HS nặn. 
Một số HS khá có thể nặn theo nhóm. 
GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
*Hoạt động 3 : Củng cố: 
Trưng bày sản phẩm và đánh giá.
GV nhận xét và gợi ý đánh giá sản phẩm.
- Cả lớp hoặc cá nhân.
VTM: MẪU CÓ HAI VẬT MẪU
- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- Nộp số bài vẽ còn lại.
TẬP NẶN TẠO DÁNG:
NẶN DÁNG NGƯỜI
- Quan sát và trả lời.
+ Đầu, thân, chân, tay,
+ Đầu dạng tròn; thân, chân, tay có dạng trụ.
+ Đi, đứng, chạy, nhảy, cúi, ngồi,
- HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện.
- HS nêu thêm một số hình nặn: dáng người cõng em hoặc bế em; dáng người ngồi đọc sách; dáng người chạy, nhảy, đá cầu, đá bóng,
- Quan sát và ghi nhớ.
- HS có thể vẽ dáng người trên nháp để chọn dáng.
- HS nặn cá nhân hoặc theo nhóm nặn cùng tượng, cùng kích thước.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm, giới thiệu về sản phẩm của mình. 
- Nhóm, lớp nhận xét và bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét - tuyên dương. 
Dặn dò: HS xem lại bài.
Chuẩn bị: VTT: Trang trí đường diềm ở đồ vật ( sưu tầm tranh ảnh về trang trí đường diềm ở đồ vật). 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ÂM NHẠC Tuần : 13 
	ò Ngày soạn: // 	 Tiết : 13
 	ò Ngày dạy: // 	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 	ò Tên bài dạy: 	ÔN TẬP BÀI HÁT: ƯỚC MƠ
	TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
I. MỤC TIÊU:
HS hát thuộc lời ca ,đúng giai điệu và thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến của bài Ước mơ. Tập trình bày bài hát, kết hợp vận động theo nhạc
HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 4. Tập đọc nhạc , ghép lời kết hợp gõ phách .
Ham thích học âm nhạc. Yêu nghệ thuật.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nhạc cụ, băng, đĩa nhạc, máy nghe. Bài TĐN số 4.
Học sinh: Hát thuộc, đúng bài Ước mơ. Nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS hát lại cả bài hát kết hợp gõ đệm.
Nhận xét – Tuyên dương. 
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích 1: Ôn tập bài hát: Ước mơ
- Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm.
- Nội dung:
Yêu cầu HS hát bài hát Ước mơ kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi (gõ phách mạnh và phách mạnh vừa của nhịp 4/4).
Yêu cầu HS trình bày theo hình thức đơn ca, song ca kết hợp gõ đệm.
Hướng dẫn HS hát lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm.
	Lĩnh xướng 1: Gió vờn  dạo chơi.
 	Lĩnh xướng 2: Trên cành cây  mong chờ..
Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
Cho HS trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
Nhận xét, tuyên dương.
- Mục đích 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 4-Nhớ ơn Bác
- Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm.
- Nội dung:
Giới thiệu và h/d tìm hiểu bài TĐN số 4-“Nhớ ơn Bác” : 
Bài TĐN mang tên gì? 
Viết ở loại nhịp gì? 
Có mấy nhịp?
Hướng dẫn HS luyện tập cao độ (5 nốt: Đô-Rê-Mi-Rê-Đô).
Nêu qui định đọc các nốt trên, bắt đĩa nhạc để HS đọc hoà theo.
Hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu: Làm mẫu cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách 
 đen đơn đơn đen đen đơn đơn đơn đơn trắng 
Hướng dẫn HS tập đọc từng câu. Sửa sai cho HS.
Hướng dẫn HS tập đọc cả bài. Sửa sai cho HS.
Hướng dẫn ghép lời ca.
Cho HS hát cá nhân.
Cho HS hát.
* Hoạt động 4: Củng cố: 
Cho các tổ thi đua đọc nhạc, hát lời và gõ phách (phách mạnh và phách nhẹ).
Nhận xét – Tuyên dương. 
- Cả lớp . 
HỌC HÁT BÀI: ƯỚC MƠ
+ Thực hiện theo nhóm. Lớp nhận xét.
ÔN TẬP BÀI: ƯỚC MƠ - TĐN SỐ 4
+ Thực hiện: đoạn 1 hát + gõ đệm theo nhịp ; đoạn 2 hát + gõ đệm theo phách.
+ Xung phong thực hiện.
Đồng ca: Em khao khát  mong chờ..
+ Xung phong trình bày (em nào có động tác đẹp, phù hợp sẽ h/d cả lớp tập theo).
+ Các nhóm nối tiếp nhau trình bày.
+ Lắng nghe. 
+ Quan sát và trả lời: Tên Mặt trời lên. Viết ở nhịp , gồm có 8 nhịp.
+ Cả lớp luyện đọc cao độ.
+ Lắng nghe. 1-2 HS thực hiện. Cả lớp luyện tập tiết tấu.
+ Nghe đĩa nhạc đọc theo (cá nhân, nhóm).
+ Nghe đĩa nhạc đọc theo (cá nhân, nhóm).
+ Nghe nhạc, nửa lớp đọc nhạc, nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách.
+ 2-3 HS tiếp nối nhau thực hiện.
+ Cả lớp hát lời và gõ phách.
+ Tiếp nối nhau thực hiện.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương . 
Dặn dò: Về tập hát lại. 
Chuẩn bị bài sau Ôn tập 2 bài hát: Những bông hoa những bài ca ; Ước mơ – Nghe nhạc
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: KĨ THUẬT Tuần: 13 	ò Ngày soạn: 13/11/2010	 Tiết: 13
 	ò Ngày dạy: 12/11/2009	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
ò Tên bài dạy: 	 RÁN (CHIÊN) THỊT
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
Nêu được những công việc chuẩn bị và các bước chiên thịt.
Biết cách thực hiện những công việc chuẩn bị và các bước chiên thịt.
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình nấu ăn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 3 – 4 miếng. Dầu (hoặc mỡ chiên). Chảo rán, dĩa. Bếp ga du lịch. Đũa nấu. Phiếu học tập.
Học sinh: Tìm hiểu cách chiên thịt ở gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động	
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
Hãy nêu cách rán đậu phụ mà em đã được học và thực hành ?
Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: Tìm hiểu cách chuẩn bị chiên thịt.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp.
- Nội dung: 
 + Hướng dẫn tìm hiểu các nguyên liệu và dụng cụ ; cách sơ chế thịt.
 + Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
 — Nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để chiên thịt ?
Nêu cách sơ chế thịt ? 
 — Nêu cách ướp gia vị vào thịt ?
 — Để thịt ráo nước có tác dụng gì ?
+ Nhận xét, lưu ý HS: Có thể thay dầu ăn bằng mỡ nước để chiên. Chọn thịt mềm, có màu đỏ. Không nên chọn tái màu. Rửa thịt và để cho thật ráo nước để khi ướp gia vị dễ ngấm vào thịt hơn và khi chiên không bị dầu bắn vào mình. Không nên cắt thịt thành những miếng mỏng quá khi chiên thịt dễ bị khô và cứng.
* Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành
- Mục đích : Tìm hiểu cách chiên thịt.
- Hình thức tổ chức: Nhóm.
- Nội dung: 
 + Hướng dẫn HS tìm hiểu cách chiên thịt.
 + Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung ở phiếu.
 + Quan sát, giúp đỡ các nhóm làm việc.
 + Yêu cầu HS nêu các thao tác chiên thịt.
 + Nhận xét, bổ sung: Nên dùng chảo chuyên dùng để chiên. Đun chảo cho khô hết nước, cho dầu chiên vào đun sôi. Trong quá trình chiên thịt phải đun lửa nhỏ để thịt không bị cháy. Lật đều hai mặt của miếng thịt để miếng thịt màu vàng rơm Khi lật thịt nếu thấy thịt bị sát thì nên dùng vật dụng có lưỡi mỏng để lật từ từ miếng thịt.
 + Sử dụng vật thật và thực hiện từng thao tác với giải thích hướng dẫn để HS hiểu rõ cách chiên thịt.
- Cả lớp . 
RÁN (CHIÊN) ĐẬU PHỤ
- 3 HS nêu. Cả lớp bổ sung.
- Lắng nghe. 
RÁN (CHIÊN) THỊT
— Thịt, chảo, dầu ăn, dao, thớt, rổ, hành củ, tỏi băm, ...
— Rửa thịt xếp vào rổ cho ráo nước. Cắt thịt thành từng miếng mỏng có kích thước khoảng bằng bàn tay hay nhỏ hơn.
— Cho hành, tỏi băm, muối, đường vào thịt, trộn đều, để khoảng 15 đến 30 phút.
—  Khi ướp gia vị dễ ngấm vào thịt, khi chiên, dầu sẽ không bắn vào người.
+ Lắng nghe. 
- Đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 3, 4 SGK. 
+ Nhận phiếu học tập. Thảo luận nhóm 4. 
+ Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 1-2 HS thực hiện theo yêu cầu GV
+ Quan sát, lắng nghe kĩ để có thể thực hiện trong gia đình.
 * Hoạt động 4: Củng cố: Hãy đánh dấu X vào * ở câu trả lời đúng: 
“ Muốn chiên thịt ngon cần lưu ý những điểm sau”: 
*. Cho dầu ăn và thịt vào chảo cùng một lúc để chiên. 
*. Đun sôi dầu trong chảo rồi mới cho thịt vào chiên. 
*. Dùng chảo chống dính để chiên thịt. 
*. Đun lửa nhỏ và cháy đều. 
*. Đun lửa to và cháy đều.
 * Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. 
Dặn dò: Xem lại bài, giúp ba mẹ chiên thịt ở gia đình.
Chuẩn bị bài sau: Rán cá.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 13 DS.doc