Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Toàn Thắng

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Toàn Thắng

Tập đọc

ÔN CÁC BÀI TẬP ĐỌC- HTL ĐÃ HỌC

I.MỤC TIấU:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đó học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đó học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- HS khỏ, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đỳng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hỡnh ảnh mang tớnh nghệ thuật.

II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

Phiếu viết tờn bài tập đọc và học thuộc lũng trong 15 tuần

 

doc 39 trang Người đăng hang30 Lượt xem 364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Toàn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 
Thứ hai, ngày 2 tháng 4 năm 2012
Chào cờ
Dặn dò đầu
Tập đọc
ôn các bài tập đọc- htl đã học
I.MỤC TIấU:
- Đọc trụi chảy, lưu loỏt bài tập đọc đó học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phỳt; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đó học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS khỏ, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đỳng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hỡnh ảnh mang tớnh nghệ thuật.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Phiếu viết tờn bài tập đọc và học thuộc lũng trong 15 tuần
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giỏo viờn
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.KT bài cũ
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài: 
- Nờu MĐYC tiết học
- HS lắng nghe
b.Kiểm tra tập đọc & HTL :
- Tổng số HS kiểm tra: ẳ số HS trong lớp
-Cho HS lờn bốc thăm bài đọc
- Yờu cầu học sinh đọc bài
- GV đỏnh giỏ điểm đọc thành tiếng cho học sinh
4 .Củng cố :
 - Nhận xột tiết học
- Củng cố kiến thức về cỏc kiểu cõu đó ụn tập 
5. Dặn dũ : 
 - Dặn cả lớp xem lại kiến thức đó học về cỏc loại trạng ngữ để chuẩn bị tiết sau.
- HS lờn bốc thăm + trả lời cõu hỏi trong phiếu
Những HS kiểm tra chưa đạt về luyện đọc để tiết sau kiểm tra
Toán 
ôn tập về đo diện tích
I . / Mục tiêu:
	Giúp HS biết:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích ;chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng)
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. 
Bài tập cần làm :1 ; 2(cột 1) ; 3(cột 1) .
II . / Đồ dùng dạy- học :
 Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về đo diện tích.
b. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
- GV treo bảng phụ có nội dung phần a của bài tập và yêu cầu HS hoàn thành bảg.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV hỏi:
+ Khi đo diện tích ruộng đất người ta con dùng đơn vị héc - ta. Em hãy cho biết 1ha bằng bao nhiêu mét vuông.
+ Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền
+ Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 :
- GV yêucầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3 :
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố: 
-Nêu mối quan hệ giưũa các đơn vị đo diện tích?
- GV tổng kết giờ học, nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò :
- dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét.
- HS lần lượt trả lời
+ 1 ha = 10 000 m2
+ Gấp 100 lần
+ Bằng 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Theo dõi GV chữa bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số đo dưới dạng số đo đơn vị là héc - ta.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 65 000 m2 = 6,5 ha
 846 000 m2 = 84,6 ha
 5000 m2 = 0,5 ha
b) 6 km2 = 600 ha
 9,2 km2 = 920 ha
 0,3 km2 = 30 ha
- HS cả lớp theo dõi bạn chữa bài sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Chính tả ( Nghe- viết )
Cô gái của tương lai
I . / Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả ; viết đúng những từ ngữ dễ viết sai (VD :in-tơ-nét), tên riêng nước ngoài, tên tổ chức.
- Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức.(BT2, 3). 
II . / Đồ dùng dạy- học :
- Bảng phụ ghi sẵn qui tắc
- Bài 3 viết vào bảng nhóm.
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở các tên huân chương, giải thưởng có trong tiết chính tả trước.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu: Giờ chính tả hôm nay các em cùng nghe - viết đoạn văn Cô gái của tương lai và luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
b. Hướng dẫn nghe - viêt chính tả.
* Tìm hiều nội dung đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hỏi:
+ Đoạn văn giới thiệu về ai?
+ Tại sao Lan Anh được gọi là mẫu người của tương lai?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
* Viết chính tả:
* Soát lỗi, chấm bài.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu: Em hãy đọc các cụm từ in nghiêng có trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS viết lại các cụm từ in nghiên đó cho đúng chính tả.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Hỏi: Vì sao em lại viết hoa những chữ đó?
+ Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết như thế nào/
-Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc qui tắc chính tả.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS quan sát ảnh minh hoạ các huân chương.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS làm bài trên bảng nhóm.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
4. Củng cố: 
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò :
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa các danh hiệu, huân chương.
- Hát tập thể
- Đọc và viết tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng: Anh hùng Lao động; Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh.
- Nhận xét.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Trả lời:
+ Đoạn văn giới thiệu về cô bé Lan Anh, 15 tuổi.
+ Lan Anh là một bạn gái giỏi giang thông minh. Bạn được mời làm đại biều của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000.
- HS tìm các từ khó và nêu.
- HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS đọc các cụm từ.
- 3 HS lên bảng viết, mỗi HS viết 2 cụm từ, HS cả lớp viết vào vở.
- Nhận xét.
- 3 HS nối tiếp nhau giải thích.
+ Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Chữa bài
- 1 Hs đọc thành tiếng trước lớp.
- Quan sát.
- HS cả lớp tự làm bài. HS làm trên bảng nhóm.
- 1 HS báo cáo kết quả.
 Đạo đức:
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( tiết 1 )
I . / Mục tiêu:
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II . / Đồ dùng dạy- học :
- Giấy bút dạ cho nhóm (HĐ 2- tiết 1)
- Bảng phụ (HĐ 3- tiết 1) 
- Bài thực hành (HĐ thực hành)
- Phiếu bài tập (HĐ 1 – tiết 1)
- Tranh minh họa .
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kể tên các cơ quan Liên Hợp Quốc hoạt động tại Việt Nam ?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động : 
Hoạt động 1:
tìm hiểu thông tin trong sgk
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Các nhóm đọc thông tin trong SGK, thảo luận tìm hiểu thông tin theo các câu hỏi sau:
1. Nêu tên một số tài nguyên thiên nhiên.
2. ích lợi của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống của con người là gì?
3. Hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hợp lý chưa? vì sao?
4. Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận: GV đưa câu hỏi, đại diện mỗi nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. 
Hoạt động 2:
làm bài tập 1 trong sgk.
- GV yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài tập theo nhóm:
+ Phát cho các nhóm giấy, bút.
+ Các nhóm thảo luận về bài tập số 1 trang 45 và hoàn thành thông tin như bảng sau:
- 1 Hs trả lời, lớp nhận xét-bổ sung .
- HS chia nhóm và làm việc theo nhóm. Lần lượt từng học sinh đọc thông tin cho nhau nghe và tìm thông tin trả lời câu hỏi.
1. Tên một số tài nguyên thiên nhiên: Mỏ quặng, nguồn nước ngầm, không khí, đất trồng động thực vật quý hiếm
2. Con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, phát triển kinh tế: Chạy máy phát điện, cung cấp điện sinh hoạt, nuôi sống con người
3. Chưa hợp lý, vì rừng đang bị chặt phá bừa bãi, cạn kiệt, nhiều động vật thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
4. Một số biện pháp bảo vệ: sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý, bảo vệ nguồn nước, không khí.
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung nhận xét.
- Tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng trong đời sống.
-Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống của con người.
-2-3 người đọc ghi nhớ trong SGK. 
- HS tiếp tục làm việc theo nhóm, thảo luận và hoàn thành thông tin vào bảng sau (phần in nghiêng trong bảng là phần việc học sinh làm).
Các từ ngữ chỉ tài nguyên thiên nhiên
Lợi ích của tài nguyên thiên nhiên đó
Biện pháp bảo vệ
Rừng
Trồng trọt các cây trái, hoa màu.
Bảo vệ không làm đất ô nhiễm đất. Chăm bón thường xuyên.
Đất ven biển
Nơi sinh sống có nhiều động vật, thực vật.
Không có rừng làm nương rẫy, không chặt cây trong rừng không đốt rừng.
Cát
Sử dụng đất để xây nhà, các công trình xây dựng.
Khai thác hợp lý.
Mỏ than
Sử dụng than để lam chất đốt.
Khai thác họp lý
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận: Tài nguyên thiên nhiên có rất nhiều ích lợi cho cuộc sống của con người nên chúng ta phải bảo vệ. Biện pháp bảo vệ tốt nhất là sử dụng hợp lý, tiết kiệm, tránh lãng phí và chống ô nhiếm.
Hoạt động 3:
Bày tỏ thái độ của em
- Đưa bảng phụ có ghi các ý kiến sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Yêu cầu: HS thảo luận biết ý kiến: Tán thành, phân vân hoặc không tán thành trước ý kiến sau:
1. Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú không thể cạn kiệt.
2. Tài nguyên thiên nhiên là để phụ vụ con người nên chúng ta được sử dụng thoải mái không cần tiết kiệm.
3. Nếu không bảo vệ tài nguyên nước con người không có nước sạch để sống.
4. Nếu tài nguyên cạn kiệt, cuộc sống con người vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.
5. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ và duy trì cuộc sống lâu dài cho con người.
- GV phát cho các học sinh bộ thẻ: X ... p
 trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết một bài văn miêu tả một con vật khác với con vật mà các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước
*- HS làm bài 
- GV bao quát , nhắc nhở HS chú ý thời gian hoàn thành bài trên lớp .
- Thu bài và chấm của một số HS, nhận xét
c. Củng cố: Đọc đoạn văn hay.
4. Tổng kết:
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
 - Về nhà viết lại bài văn và chuẩn bị bài: ôn tập về tả con vật
- cả lớp.
- HS đọc thầm
- 1 HS đọc gợi ý.
- 2,3 HS nhắc lại cấu tạo ba phần của bài văn tả con vật 
- HS viết bài
- HS lắng nghe
 Địa lí
các đại dương trên thế giới
I . / Mục tiêu:
 - Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất. 
- Nhận biết và nêu vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả địa cầu).
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
II . / Đồ dùng dạy- học :
- Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
- Bảng số liệu về các đại dương.
- Học sinh sưu tầm các câu chuyện, tranh ảnh thông tin về các đại dương và các sinh vật dưới lòng đại dương.
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
GV gọi 3 học sinh lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS .
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Trong các bài từ 17 tới 27 chúng ta đã tìm hiểu về các châu lục trên thế giới. Trong bài này chúng ta tìm hiểu về các đại dương trên thế giới.
- 3 HS lần lượt lên bảng và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tìm trên bản đồ thế giới (hoặc quả địa cầu) vị trí châu Đại Dương và châu Nam Cực.
+ Em biết gì về châu Đại Dương?
+ Nêu những đặc điểm nỗi bật của châu Nam Cực.
Hoạt động 1:
vị trí các đại dương
-GV yêu cầu HS tự quan sát hình 1 trang 130, SGK và hoàn thành bảng thống kê về vị trí, giới hạn các đại dương trên thế giới.
-HS làm việc theo cặp, kẻ bảng so sánh (theo mẫu) vào phiếu học tập sau đó thảo luận để hoàn thành bảng so sánh:
Tên đại dương
Vị trí (nằm ở bán cầu nào)
Tiếp giáp với các châu lục đại dương
Thái Bình Dương
Phần lớn ở bán cầu tây, một phần nhỏ ở bán cầu đông.
Giáp các châu lục: Châu á, châu Mĩ, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực, Châu Âu.
-Giáp các đại dương: ấn độ dương, đại tây dương.
ấn độ dương
Nằm ở bán cầu đông
-Giáp các châu lục: châu á, châu mĩ, châu đại dương,, châu phi, châu nam cực.
- Giáp các đại dương: Thái bình dương, đại tây dương.
Đại tây dương
Một nửa nằm ở bán cầu đông một nửa nằm ở bán cầu tây
-giáp các châu lục: Châu á, châu mĩ, châu đại dương, châu nam cực.
-giáp các đại dương: thái bình dương, ấn độ dương
Bắc băng dương
Nằm ở vùng cực bắc
Giáp các châu lục: châu á, châu âu, châu mĩ
-Giáp thái bình dương.
Hoạt động 2 :
Một số đặc điểm của đại dương
- GV treo bảng số liệu về các đại dương, yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu để:
+ Nêu diện tích, độ sâu trung bình (m), độ sâu lớn nhất (m) của từng đại dương
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ theo diện tích là:
+ Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
- GV nhận xét chỉnh sửa từng câu trả lời cho học sinh.
-HS làm việc các nhân để thực hiện yêu cầu, sau đó mỗi học sinh trình bày về một câu hỏi:
+ ấn độ dương rộng 75 km2, độ sâu trung bình 3963m, độ sâu lớn nhất 7455 m
+ Các đại dương xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ theo diện tích là: 
Thái Bình Dương
đại Tây Dương
ấn Độ Dương
Bắc Băng Dương
+ Đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất là thái bình dương
Hoạt động 3 :
thi kể lại các đại dương
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị trưng bày tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, thông tin để giới thiệu cho các bạn.
-GV cùng học sinh đi cả lớp nghe các bạn giới thiệu kết quả sưu tầm.
-GV và cả lớp bình chọn cho nhóm sưu tầm đẹp, hay nhất và trao giải 
4. Củng cố: 
Nêu nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng .
5. Dặn dò :
- GV dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau .
- HS làm việc theo nhóm, dán các tranh ảnh, bài báo câu chuyện mình sưu tập được thành báo tường
-Lần lượt các nhóm giới thiệu trước lớp
 Thể dục
Môn thể thao tự chọn. Trò chơi: Trao tín gậy
I . / Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân .
- Bước đầu biết cách thực hiện đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai(chủ yếu thực hiện đúng tư thế và đứng chuẩn bị ném).
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
II . / Đồ dùng và phương tiện :
- Sân tập.
- 1 còi, cầu, gậy.
III. / Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
phương pháp
1. Phần mở đầu: 3-5’
- ổn định tổ chức, phổ biến nội dung, y/c tiết học.
- Khởi động: Xoay các khớp.
- KTBC: Bài thể dục phát triển chung.
 2. Phần cơ bản: 18-22’
a, Môn thể thao tự chọn:
- Đá cầu.
+ Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân.
+ Ôn phát cầu bằng mu bàn chân.
+ Thi tâng cầu.
b, Trò chơi vận động: “Trao tín gậy”
- GV nêu luật chơi.
- Chia lớp thành các nhóm để chơi.
- Một nhóm chơi thử.
- Chơi chính thức.
3. Phần kết thúc: 4-6’
- Cho HS thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học , dặn dò.
 x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x
 GV
 x x
 x x x
x x GV x 
 x x
 x x x x x
 x
- Tập hợp theo đội hình chơi .
- Chơi trò chơi
Thứ bảy, ngày 7 tháng 4 năm 2012
Kĩ thuật
Lắp rô - bốt ( Tiết 1 )
I . / Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
Với học sinh khéo tay:
- Lắp được rô- bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô - bốt có thể năng lên, hạ xuống được.
II . / Đồ dùng dạy- học :
- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
- KT sự chuẩn bị của HS .
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học .
- GV nêu tác dụng của rô-bốt trong thực tế: 
Người ta sản xuất rô - bốt (còn gọi là người máy) nhằm để giúp việc nhà, hoặc làm một số công việc khó khăn, nguy hiểm trong các nhà máy, hầm mỏ mà con người không đến được.
*Hoạt động 1: 
Quan sát, nhận xét mẫu.
 - Cho HS quan sát mẫu rô - bốt đã lắp sẵn.
 - GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và đặt câu hỏi: 
+ Để lắp được rô - bốt, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó. 
*Hoạt động 2:
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết :
- Gọi 1-2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào lắp hộp theo từng loại.
 - Toàn lớp quan sát và bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp chân rô - bốt (H.2-SGK)
 - Yêu cầu HS quan sát hình 2a (SGK), sau đó GV gọi 1 HS lên lắp mặt trước của một chân rô-bốt.
 - Toàn lớp quan sát và bổ sung bước lắp.
 - GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn tiếp mặt trước chân thứ hai của rô bốt.
 - Gọi 1 HS lên lắp tiếp 4 thanh 3 lỗ vào tấm nhỏ để làm bàn chân rô-bốt.
 - Yêu cầu HS quan sát hình 2b (SGK) và trả lời câu hỏi trong SGK 
- GV nhận xét câu trả lời của HS. Sau đó hướng dẫn lắp hai chân vào hai bài chân rô- bốt (4 thanh thẳng 3 lỗ). GV lưu ý cho HS biết vị trí trên, dưới của các thanh chữ U dài và khi lắp phải lắp các ốc, vít ở phía trong trước.
 - GV hướng dẫn lắp thanh chữ U dài vào hai chân rô- bốt để làm thanh đỡ thân rô- bốt(Lưu ý lắp các ốc, vít ở phía trong trước).
* Lắp thân rô- bốt (H.3- SGK).
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
 - Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện bước lắp thân rô- bốt.
 - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước lắp.
* Lắp đầu rô- bốt (H.4-SGK).
 - Yêu cầu HS quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi trong SGK.
 - GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV tiến hành lắp đầu rô- bốt: Lắp bánh đai, bánh xe, thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài.
* Lắp các bộ phận khác 
 - Lắp tay rô- bốt (H.5a-SGK)
 + GV lắp 1 tay rô- bốt : Lắp các chi tiết theo tuần tự: Thanh chữ L dài, tấm tam giác, thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 3 lỗ tiếp và thanh chữ L ngắn.
 + Gọi 1 HS lên bảng lắp tay thứ 2 của rô- bốt. Trong khi HS lắp, GV cần lưu ý để hai 
tay đối nhau(tay phải, tay trái).
 - Lắp ăng -ten(H5.b-SGK)
 + Yêu cầu HS quan sát hình 5b và trả lời câu hỏi trong SGK.
 + Gọi 1 HS lên trả lời câu hỏi và lắp ăng-ten, GV lưu ý góc mở của hai cần ăng-ten.
 +GV nhận xét và uốn nắn cho hoàn chỉnh bước lắp.
 - Lắp trục bánh xe (H5.c-SGK)
+Yêu cầu HS quan sát hình 5c và trả lời câu hỏi trong SGK.
 + GV nhận xét câu trả lời của HS và hướng dẫn nhanh bước lắp trục bánh xe.
c) Lắp ráp rô- bốt (H.1-SGK)
 - GV lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK.
 - Trong các bước lắp, GV cần chú ý:
 + Bước lắp thân rô- bốt vào giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác và giá đỡ.
 + Bước lắp cánh quạt vào trần ca bin, GV gọi 1 HS thực hiện bước lắp. (Dùng vòng hãm để giữ trục cánh quạt với trần ca bin).
 + Lắp ăng –ten vào thân rô- bốt phải dựa vào hình 1b (SGK). 
 - Kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của hai tay rô- bốt.
d) Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp
Cách tiến hành như các bài trên.
4. Củng cố: 
- Nêu bước tiến hành lắp rô-bốt
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị bài sau “ Lắp (Tiết 2).
- HS chú ý nghe .
- HS quan sát mẫu rô - bốt đã lắp sẵn.
- HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi : 
+ Cần lắp 6 bộ phận: chân rô - bốt;thân rô- bốt;Đầu rô-bốt; tay rô-bốt; ăng ten; trục bánh xe).
- 1-2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào lắp hộp theo từng loại.
- lớp quan sát và bổ sung .
- HS quan sát hình 2a (SGK) , 1 HS lên lắp mặt trước của một chân rô-bốt.
- lớp quan sát và bổ sung bước lắp.
- 1 HS lên lắp tiếp 4 thanh 3 lỗ vào tấm nhỏ để làm bàn chân rô-bốt.
- HS quan sát hình 2b (SGK) và trả lời câu hỏi : cần 4 thanh chữ U dài .
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện bước lắp thân rô- bốt.
- HS quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi trong SGK.
- 1 HS lên bảng lắp tay thứ 2 của rô- bốt. Trong khi HS lắp .
- HS quan sát hình 5b và trả lời câu hỏi trong SGK.
- 1 HS lên trả lời câu hỏi và lắp ăng-ten
- HS quan sát hình 5c và trả lời câu hỏi trong SGK .
- HS tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30 lop 5 Chinh.doc