Bài soạn lớp 5 - Tuần 13

Bài soạn lớp 5 - Tuần 13

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b)

- Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, yêu mến quê hương đất nước.

- KNS: Lắng nghe tích cực; hợp tác; quản lí thời gian; . . .

II. Đồ dùng dạy - hoc:

+ GV: Tranh minh họa bài đọc. Ghi câu văn luyện đọc bảng phụ.

+ HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 31 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 13
Từ ngày 25/11/2013 đến 29/11/2013
THỨ 
 NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
THỨ HAI
25/11/2013
Chào cờ
13
Tuần thứ mười ba.
Tập đọc
25
Người gác rừng tí hon.
Toán
61
Luyện tập chung
Khoa học
25
Nhôm.
Đạo đức
13
Kính già yêu trẻ (tiết 2).
THỨ BA
26/11/2013
Toán
62
Luyện tập chung.
LT&Câu
25
MRVT: bảo vệ môi trường.
Chính tả
13
(Nhớ - viết): Hành trình của bầy ong.
THỨ TƯ
27/11/2013
Tập đọc
26
Trồng rừng ngập mặn.
Toán
63
Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
K. chuyện
13
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
THỨ NĂM
28/11/2013
Toán
64
Luyện tập.
LT&Câu
26
Luyện tập về quan hệ từ.
Khoa học
26
Đá vôi.
T.L. Văn
25
Luyện tập tả người (tả ngoại hình).
THỨ SÁU
29/11/2013
Toán
65
Chia một số thập phân cho 10,100,1000
TL Văn
26
Luyện tập tả người (tả ngoại hình).
Sinh hoạt
13
Tuần thứ mười ba.
 Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 25 Bài: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b)
- Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, yêu mến quê hương đất nước.
- KNS: Lắng nghe tích cực; hợp tác; quản lí thời gian; . . .
II. Đồ dùng dạy - hoc:
+ GV: Tranh minh họa bài đọc. Ghi câu văn luyện đọc bảng phụ.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra : 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “hành trình của bầy ong” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
*. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
*Hoạt động 2. HDHS luyện đọc.
- Yêu cầu 1HS đọc toàn bài.
- HDHS chia đoạn?
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1.
- HD HS đọc từ khó.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2.
- HDHS giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn bài; tổ chức cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
+ Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặtđất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào?
 - GV ghi bảng: khách tham quan.
+ Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì ?
-Yêu cầu HS nêu ý 1.
• GV chốt ý.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- Yêu cầu HS nêu ý 2.
• GV chốt ý.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3.
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt trộm gỗ ?
+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
- Cho HS nhận xét.
- Nêu ý 3.
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính.
- GV chốt ý: Mọi người cần bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các loài vật có ích.
*Hoạt động 4 HDHS đọc diễn cảm. 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn truyện. Lớp theo dõi nêu cách đọc.
- HDHS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu luyện đọc nhóm 2.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: 
-Yêu cầu HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi. HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu bìa rừng chưa ?
+ Đoạn 2: Qua khe lá  thu gỗ lại.
+ Đoạn 3: Còn lại .
- HS tiếp nối nhau đọc bài lần 1.
- HS phát âm từ khó.
- HS tiếp nối nhau đọc bài lần 2.
- HS đọc phần chú giải.
- HS đọc theo nhóm.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe, đọc thầm.
- HS đọc thầm đoạn bài; thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào 
-Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài; bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối 
-Tinh thần cảnh giác của chú bé.
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ Thông minh: thắc mắc, lần theo dấu chân, tự giải đáp thắc mắc, gọi điện thoại báo công an.
+ Dũng cảm: Chạy gọi điện thoại, phối hợp với công an .
- Sự thông minh và dũng cảm của cậu bé. 
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ yêu rừng , sợ rừng bị phá / Vì hiểu rằng rừng là tài sản chung, cần phải giữ gìn / 
+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung/ Bình tĩnh, thông minh/ Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh/ Dũng cảm, táo bạo.
- Sự ý thức và tinh thần dũng cảm của chú bé 
- Bài văn biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn truyện. HS thảo luận cách đọc diễn cảm: giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Theo dõi tìm các từ cần nhấn giọng. 
- Lắng nghe, thực hiện.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Đại diện nhóm thi đọc.
- Cùng GV nhận xét bình chọn. 
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 61 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. 
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4 (a).
- KNS: Tư duy lô gic; hợp tác; quản lí thời gian; . . . 
II. Đồ dùng dạy - hoc:
- Bảng nhóm, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng thực hiện:
1,25 x 800 x 6,7 =
4,5 x 2,5 x 40 x 80 = 
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Cùng GV nhận xét.
3. Bài mới:
*. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
* Hoạt động 2: HD luyện tập.
 Bài 1(Tr61): Đặt tính và tính.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu bài tập.
- Gọi HS đại diện nhóm trình bày.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày. 
+
 75,86
-
 80,475
x
 48,16
 29,05
 26,827
 3,4
404,91
 53,648
 19264
14448
163,744
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Cùng GV nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài.
- HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩn 1 STP với 10, 100, 1000 và nhân với 0,1; 0,01 ; 0,001.
- Yêu cầu HS làm nháp.
- Gọi HS nêu miệng.
- 1 HS nhắc lại.
- Làm nháp.
- Nối tiếp nhau nêu miệng.
a) 78,29 ; 7,829 
b) 26530,7 ; 2,65307
c) 6,8 ; 0,068 
- Nhận xét, đánh giá.
- Cùng GV nhận xét.
 Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS đọc bài toán.
- HS làm vào vở.
Giải
- Chấm và chữa bài.
Giá tiền 1 kg đường :
38500 : 5 = 7700 (đồng)
Số tiền mua 3,5 kg đường :
7700 3,5 = 26950 (đồng)
Mua 3,5kg đường phải trả ít hơn 5kg:
 38500 - 26950 = 11550 (đồng)
 Đáp số: 11550 đồng 
Bài 4: câu a.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
Nêu tính chất một số nhân với 1 tổng.
- Yêu cầu HS làm theo nhóm vào phiếu bài tập.
- Gọi HS trình bày.
- 1 HS nêu.
- Thực hiện.
- Đại diện nhóm trình bày.
a
b
c
( a+ b ) x c
a x c + b x c
2,4
3,8
1,2
 (2,4 + 3,8 ) x 1,2
= 6,2 x 1,2 = 7,44
 2,4 x 1,2 + 3,8 x 1,2
 = 2,88 + 4,56 = 7,44
6,5
2,7
0,8
 ( 6,5 + 2,7) x 0,8 
= 9,2 x 0,8 = 7, 36
6,5 x 0,8 + 2,7 x 0,8 
= 5,2 x 2,16 = 7,36
- Nhận xét, đánh giá.
- Cùng GV nhận xét. 
4. Củng cố, dặn dò: 
- Xem lại bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học .
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: KHOA HỌC
Tiết 25: Bài: NHÔM
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Nhận biết một số tính chất của nhôm.
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và trong đời sống. 
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.
- KNS: Tìm kiếm xử lí thông tin, kĩ năng giao tiếp, ra quyết định, . . .
II. Đồ dùng dạy - hoc:
- Hình minh hoạ trang 52, 53 SGK. 
- Sưu tầm ảnh một số đồ dùng làm bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Hãy nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng ?
- Trong thực tế người ta dùng đồng và hợp kim của đồng để làm gì ?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1. Giới thiệu bài: Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rộng rãi. Chúng có những tính chất gì ? Những đồ dùng nào được làm từ nhôm và hợp kim của nhôm ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: Một số đồ dùng bằng nhôm.
- 2 HS lần lượt lên trả lời.
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh..
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát những đồ dùng bằng nhôm đã sưu tầm, quan sát hình trong SGK trang 52 và trả lời các nội dung sau:
- Kể tên các đồ dùng làm bằng nhôm mà em biết ?
Kết luận: Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo các dụng cụ làm bếp; làm vỏ của nhiều đồ hộp; làm khung cửa sổ và một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu thuỷ.
*Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
- Làm việc cá nhân. Quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi trước lớp theo yêu cầu của GV.
+ Đồ dùng làm bằng nhôm: Xoong, chảo, ấm đun nước, cặp lồng, mâm, khung cửa sổ, một số bộ phận của máy móc.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 52 SGK và trả lời câu hỏi sau:
- Kể tên một số đồ dùng bằng nhôm mà em biết ?
- Quan sát các đồ dùng bằng nhôm và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của nhôm ?
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bảng so sánh của HS.
Kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
*. Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa.
- HS làm việc cá nhân. Quan sát các đồ dùng bằng nhôm và mô tả tính chất của nhôm.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp, các HS khác theo dõi bổ sung.
+ Đồ dùng bằng nhôm: Xoong, chảo, mâm, ấm đun nước, thìa, cặp lồng.
+ Tính chất: Nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt, đồng
- Theo dõi, điều chỉnh.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Yêu cầu HS quan sát đồ dùng bằng nhôm, đọc thông tin trong SGK và hoàn thành bảng so sánh vào phiếu học tập:
- Trình bày nguồn gốc và tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm ?
- Nhận xét, bổ sung để hoàn thành bảng so sánh cho HS.
- Làm việc cá nhân.
- Quan sát, đọc thông tin trong SGK, hoàn thành bảng so sánh theo mẫu vào phiếu học tập.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.
- Các HS khác theo dõi, bổ sung.
Nhôm
Hợp kim của nhôm
Nguồn gốc
- Có trong vỏ Trái Đất và quặng nhôm
- Nhôm và một số kim loại khác n ... ầu của GV.
- Lắng nghe, thực hiện.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 25: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình) 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính 
cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn (BT1).
- Biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp (BT2).
- Giáo dục HS lòng yêu mến mọi người xung quanh, say mê sáng tạo.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản ltý thời gian, quan sát,
II. Đồ dùng dạy - hoc:
+ GV: Bảng phụ ghi tóm tắt các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà.
- Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của bài văn tả người ngoại hình.
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Chấm điểm kết quả quan sát một người (thường gặp) của 5 HS.
- GV nhận xét việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Bài mới: 
*. Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- GV nêu: trong các tiết học trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về cấu tạo của bài văn tả người, biết cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn tả người. Những chi tiết tả ngoại hình có quan hệ với nhau như thế nào? chúng nói lên điều gì về nhân vật ? các em cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài học hôm nay.
*.Hoạt động 2. Hướng dẫn HS biết nhận xét để tìm ra mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc trưng ngoại hình của nhân vật với nhau, giữa các chi tiết miêu tả ngoại hình với việc thể hiện tính cách nhân vật.
* Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
- Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả người (Chọn một trong 2 bài).
•a. Bài “Bà tôi”
 - GV chốt ý:
+ Mái tóc: đen dày kì lạ, người nâng mớ tóc - ướm trên tay - đưa khó khăn chiếc lược - xõa xuống ngực, đầu gối.
+ Giọng nói trầm bổng, ngân nga, tâm hồn khắc sâu vào trí nhớ, rực rỡ, đầy nhựa sống.
+ Đôi mắt: đen sẫm - nở ra - long lanh - dịu hiền - khó tả - ánh lên tia sáng ấm áp, tươi vui không bao giờ tắt.
+ Khuôn mặt: hình như vẫn tươi trẻ, dịu hiền - yêu đời, lạc quan.
b. Bài “Chú bé vùng biển”
- Gọi HS đọc yêu cầu ý b.
- Cần chọn những chi tiết tiêu biểu của nhân vật (sống trong hoàn cảnh nào - lứa tuổi - những chi tiết miêu tả cần quan hệ chặt chẽ với nhau) ngoại hình ® nội tâm.
*. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS biết lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình của một người em thường gặp. Mỗi HS có dàn ý riêng.
*. Bài 2:	
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS lập dàn ý chi tiết với những em đã quan sát.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dựa vào dàn bài nêu miệng 1 đoạn văn tả ngoại hình 1 người em thường gặp.
- Xem lại bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 5 HS mang vở cho GV chấm bài chuẩn bị ở nhà.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
- HS lần lượt nêu cấu tạo của bài văn tả người.
- HS trao đổi theo cặp, trình bày từng câu hỏi đoạn 1 - đoạn 2.
- Dự kiến: Tả ngoại hình.
- Mái tóc của bà qua con mắt nhìn của tác giả - 3 câu - Câu 1: Mở đoạn: Giới thiệu bà ngồi chải đầu - Câu 2: tả mái tóc của bà: đen, dày, dài, chải khó - Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua tay nâng mớ tóc lên ướm trên tay - đưa chiếc lược khó khăn.
- HS nhận xét cách diễn đạt câu - quan hệ ý - tâm hồn tươi trẻ của bà.
- HS đọc yêu cầu ý b. Cả lớp đọc thầm.
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- Dự kiến: gồm 7 câu - Câu 1: giới thiệu về Thắng - Câu 2: tả chiều cao của Thắng - Câu 3: tả nước da – Câu 4: tả thân hình rắn chắc (cổ, vai, ngực, bụng, hai cánh tay, cặp đùi) - Câu 5: tả cặp mắt to và sáng - Câu 6: tả cái miệng tươi cười - Câu 7: tả cái trán dô bướng bỉnh.
- HS nhận xét quan hệ ý chặt chẽ - bơi lội giỏi - thân hình dẻo dai - thông minh, bướng bỉnh, gan dạ.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cả lớp xem lại kết quả quan sát.
- HS khá giỏi đọc lên kết quả quan sát.
- HS lập dàn ý theo yêu cầu bài 2.
- Dự kiến:
a) Mở bài: Giới thiệu nhân vật định tả.
b) Thân bài:
+ Tả khuôn mặt: mái tóc - cặp mắt
+ Tả thân hình: vai - ngực - bụng - cánh tay - làn da
+ Tả giọng nói, tiếng cười.
• Vừa tả ngoại hình, vừa bộc lộ tính cách của nhân vật.
c) Kết luận: tình cảm của em đối với nhân vật vừa tả.
- HS trình bày. Cả lớp nhận xét.
- Bình chọn bạn diễn đạt hay.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2013
TOÁN
Tiết 65 Bài: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, . . . và vận dụng để giải bài toán có lời văn. 
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a,b), bài 3. 
- KNS: Tư duy lo gic, quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - hoc:
- Bảng nhóm, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Nhận xét đánh giá.
- Hát tập thể.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh..
3. Bài mới: 
*. Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
*.Hoạt động 2. HDHS hiểu và nắm được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000.
 Ví dụ 1:
	213,8 : 10 = ? 
- HS đặt tính và tính. 
213,8 10
 13 21,38
 3 8
 80
	 0 
213,8 : 10 = 21,38 
- HDHS nhận xét thương 23,18 và số bị chia 231,8 có điểm nào giống và khác nhau ?
+ Giống: Các chữ số không thay đổi.
+ Khác: Dấu phẩy chuyển sang bên trái 1 chữ số. 
- Vậy 231,8 : 10 làm thế nào để có được ngay kết quả mà không phải tính ? 
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- Nêu cách nhẩm chia 1 STP cho 10.
- Thực hiện.
- HD tương tự với chia cho 100 và chia cho 1000.
- Muốn chia 1 STP cho 10, 100, 100 ta làm như thế nào ? 
- HS nêu quy tắc.
*. Hoạt động 3. HDHS thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000.
 * Bài 1(Tr66)
- Yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS tự nhẩm và nêu kết quả.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
*	Bài 2(Tr66): Yêu cầu làm phần a,b. 
- GV cho HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm 0,1; 0,01 ; 0,001.
- Thực hiện.
- HS tính và so sánh kết quả.
- HS làm và nhận xét kết quả 2 vế rồi rút ra kết luận.
- Muốn chia 1 STP cho 10, 100, 1000 ta làm như thế nào ?
 - Muốn chia 1 STP cho 10, 100, 1000 ta có thể nhân số đó với 0,1 ; 0,01 ; 0,001. 
 * Bài 3(Tr66) 
- HS làm vào vở.
Giải
- Nhận xét, đánh giá.
Số gạo đã lấy ra :
537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
Số gạo còn lại :
537,25 - 53,725 = 483,525 (tấn)
 Đáp số: 483,525 tấn
4. Củng cố, dặn dò: 
- Xem lại bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Nhận xét tiết học.
 	 TẬP LÀM VĂN 	 
Tiết 26: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong bài trước, hãy viết một đoạn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
- Giáo dục HS lòng yêu mến mọi người xung quanh, say mê sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy - hoc:
- GV & HS: Soạn dàn ý bài văn tả tả ngoại hình nhân vật.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức;
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Chấm dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
*. Hoạt động 1. Giới thiệu bài mới: 
- Tiết học trước các em đã lập dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp. Tiết học hôm nay các em chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn tả người.
*. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức về đoạn văn.
* Bài 1:	
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- GV nhận xét. Có thể giới thiệu hoặc sửa sai cho HS khi dùng từ hoặc ý chưa phù hợp.
+ Mái tóc màu sắc như thế nào? Độ dày, chiều dài.
+ Hình dáng.
+ Đôi mắt, màu sắc, đường nét = cái nhìn.
+ Khuôn mặt.
- GV nhận xét.
*.Hoạt động 3: HDHS dựa vào dàn ý kết quả quan sát đã có, HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người thường gặp.
* Bài 2:	
- HS đọc yêu cầu bài.
+ Người em định tả là ai?
+ Em định tả hoạt động gì của người đó?
+ Hoạt động đó diễn ra như thế nào?
- Nêu cảm tưởng của em khi quan sát hoạt động đó? 
4. Củng cố, dặn dò.
- Hướng dẫn HS bình chọn đoạn văn hay của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Xem lại bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- 5 HS mang bài lên cho GV chấm.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.Cả lớp đọc thầm.
- Đọc dàn ý đã chuẩn bị. Đọc phần thân bài. Cả lớp nhận xét.
- Đen mượt mà, chải dài như dòng suối, thơm mùi hoa bưởi.
- Đen lay láy (vẫn còn sáng, tinh tường) nét hiền dịu, trìu mến thương yêu.
- Phúng phính, hiền hậu, điềm đạm.
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn (chọn 1 đoạn của thân bài).
- Viết câu chủ đề, suy nghĩ, viết theo nội dung câu chủ đề.
- Lần lượt đọc đoạn văn.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài.
- Diễn đạt bằng lời văn.
- HS nêu.
- Bình chọn đoạn văn hay.
- Phân tích ý hay.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
SINH HOẠT TẬP THỂ CUỐI TUẦN
 TUẦN 13
I. Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động, công việc của lớp trong tuần 13.
- Tiếp tục phát động thi đua đợt 1, học kì I.
- Định hướng các hoạt động tuần 14, tháng 12.
II. Chuẩn bị:
- Thống kê số liệu, tổng hợp thông tin từ Tổng phụ trách Đội, giáo viên bộ môn, hoa điểm 10 tặng nhóm, tổ.
III. Nội dung:
1. Tuyên bố lý do:
- Sinh hoạt lớp định kì. 
2. Hát tập thể:
- Phó CTHĐTQ phụ trách văn nghệ bắt nhịp, lớp hát chung.
3. Giới thiệu thành phần tham dự:
- GV chủ nhiệm.
- Các thành viên trong lớp.
4. Tiến hành sinh hoạt:
- Chủ tịch HĐTQ đánh giá hoạt động tuần qua: Các nội dung về duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động Sao - Đội, tham gia vệ sinh trường lớp,.
- Ý kiến các thành viên trong lớp:.
- GV nhận xét chung: Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc và đúng lịch, đi học đều, không có hiện tượng đi học muộn. Nhiều em có ý thức tự giác trong học tập. Trong giờ học hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ. Có ý thức tự quản. Biết ăn mặc phù hợp thời tiết và theo mùa.
+ Hạn chế:
- Một số em còn nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học: Chưa chuẩn bị đồ dùng chu đáo. Chưa thực hiện ăn mặc theo mùa và theo thời tiết, nên dễ bị bệnh.
- Trao hoa điểm 10 cho tổ đạt giải nhất. 
5. Các hoạt động tuần tới:
- Phát động cao điểm thi đua đến 22/12.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Thi đua học tập chào mừng ngày 22 -12 và các ngày lễ lớn trong năm học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 13.doc