Bài soạn lớp 5 - Tuần 13 năm 2013 - 2014

Bài soạn lớp 5 - Tuần 13 năm 2013 - 2014

I. MỤC TIÊU :

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc

- Hiểu ý nghĩa : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh va dũng cảm của một người công dân nhỏ tuổi. ( Trả lời được CH1,2,3b)

II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ : “- Hai ngày nay đâu. dũng cảm”.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 25 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 13 năm 2013 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
 Thứ hai ngày tháng 11 năm 2013
TẬP ĐỌC : NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. MỤC TIÊU :
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc 
- Hiểu ý nghĩa : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh va dũng cảm của một người công dân nhỏ tuổi. ( Trả lời được CH1,2,3b)
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ : “- Hai ngày nay đâu... dũng cảm”.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5
1) Kiểm tra bài cũ : - Hành trình của... 
- Nhận xét, ghi điểm
- Đọc thuộc 2 khổ thơ cuối : 3 em
3
2) Bài mới : 
HĐ1 Giới thiệu bài : 
- Yêu cầu quan sát tranh minh họa, mô tả những gì có trong tranh.
- GT : Bảo vệ rừng không chỉ là việc làm của người lớn mà trẻ em cũng rất tích cực tham gia. Bài tập đọc Người gác rừng tí hon sẽ kể cho các em nghe về một cậu bé thông minh, dũng cảm, yêu rừng và sẵn sàng bảo vệ rừng như thế nào ? Các em cùng theo dõi
- Quan sát và trả lời theo cảm nhận
- Nghe
13
HĐ2 Luyện đọc :
- Luyện phát âm chuẩn. loanh quanh, thắc mắc, bàn bạc, loay hoay, còng tay.
- Gọi 3 HSG nối tiếp nhau đọc bài
- Đọc cá nhân, đồng thanh
- 3 em đọc, cả lớp theo dõi
- Yêu cầu đọc thầm
- Yêu cầu đọc truyền điện
- Luyện đọc từ sai ( nếu có)
- Yêu cầu truyền điện kết hợp đọc chú giải
- Cả lớp
- 1 lượt
- 2 lượt
- Đọc mẫu. 
- Nghe.
9
6
3
HĐ3 Tìm hiểu bài :
- Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ đã phát hiện điều gì ?
- Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy :
 + Bạn là người thông minh ? 
+ Bạn là người dũng cảm ?
 TL nhóm 2
* Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ?
A. Vì bạn yêu rừng sợ rừng bị phá,
B. Có ý thức của một công dân nhỏ tuổi, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung
C. Cả 2 ý trên đều đúng
- Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì ? TL n 4
* Tìm quan hệ từ trong câu : Ba gã trộm đứng khựng lại như rô bốt hết pin
- Rèn đọc Câu ở bảng phụ- Nêu nội dung bài
HĐ4 Luyện đọc lại : - Đọc trong nhóm 2.
- Đọc lại cả bài.
- Thi đọc diễn cảm đoạn cuối
3) Củng cố :
- Bạn nhỏ trong bài có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản chung, đúng hay sai ?
4) Dặn dò : Đọc lại bài
- dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, hơn chục cây to gỗ đã bị chặt từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ.
- thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng ; Lần theo dấu chân để giải đáp thắc mắc ; khi phát hiện ra bọn trộm gỗ lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.
- gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với công an bắt bọn trộm gỗ.
- tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Bình tĩnh, thông minh,...
- Như 
- Cá nhân – đồng thanh. 
- Ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một người công dân nhỏ tuổi
. - Đọc theo nhóm 2 cả bài. 
- Đọc tiếp sức cả bài
- Thi đọc : Mỗi tổ 1 em đúng
- Nghe
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU : Biết :
Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
Làm được BT1,2,4a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5
3
23
4
1) Bài cũ :
 Bài 2 a
 Bài 2b
- Nhận xét, ghi điểm
2) Bài mới :
HĐ1 : GTB, ghi bảng
HĐ2 : HD luyện tập
 Bài 1 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Củng cố cách cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Yêu cầu làm bảng con. Lưu ý HS đặt tính cộng và trừ cho thẳng cột.
 Bài 2 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Gọi một vài học sinh nêu lại cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ; với 0,1, 0,01, 0,001, 
- Tổ chức nêu miệng ( truyền điện)
* Giao bài 3b/ 82 vở BTTH cho HSG
 Bài 4 : a) – Gọi 1 em nêu yêu cầu
 - Tổ chức thi điền nhanh
- Yêu cầu TL và đưa ra nhận xét về kết quả của
(a+b) x c với a x c + b x c 
HĐ3
3) Củng cố : 
 235,2 x 0,01 = .... Số cần điền vào ... là :
A. 23520 B. 23,52 C. 2,352 D. 0,2352
4) Dặn dò : BTVN : các bài còn lại.
- 1 em cả lớp làm bảng con câu a
- 1 em
- Nghe
- 1 em nêu
- Vài em nêu
- Làm bảng con từng bài. Bảng lớp : 3 em
- Nhận xét, sửa sai.
- 1 em nêu
- 1 em nêu
- Tham gia truyền điện
a) 78,29 x 10 = 782,9
 78,29 x 0,1= 7,829
b) 265,307 x 100 = 26530,7
 265,307 x 0,01 = 2,65307
c) 0,68 x 10 = 6,8
 0,68 x 0,1 = 0,068
- 1 em nêu
- Chia 2 nhóm tham gia điền
- So sánh hai kết quả vừa tìm được.
- Từ đó rút ra nhận xét :
 (a+b) x c = a x c + b x c
 C
Lịch sử : THÀ HI SINH TẤT CẢ CHỨ KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC
I/ MỤC TIÊU:
 Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp:
 + Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành độc lập nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
 + Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
 + Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Các hình minh hoạ trong sgk.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5
2
10
8
6
3
1)Bài cũ: Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời
+ Vì sao nói “Ngay sau Cách mạng tháng Tám nước ta ở trong tình thế nghìn cân treo sợi tóc” ?
+ Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt” ?
+ Nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ trong những ngày toàn dân diệt giặc đói và giặc dốt ?
Nhận xét, ghi điểm.
2) Bài mới: 
a) GTB:Vừa giành độc lập, Việt Nam muốn có hoà bình để xây dựng đất nước, nhưng chưa đầy 3 tuần sau ngày độc lập, thực dân Pháp đã tấn công Sài Gòn, sau đó mở rộng xâm lược miền Nam, đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội. Bài học sẽ giúp các em biết về những ngày đầu kháng chiến của nhân dân ta.
b) Tìm hiểu bài
HĐ1: Thực dân pháp quay lại xâm lược nước ta.
- Yêu cầu đọc sgk và trả lời câu hỏi sau:
+ Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có những hành động gì ?
+ Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm nào ?
+ Trước hoàn cảnh đó Đảng, chính phủ, nhân dân ta đã làm gì ?
KL
HĐ2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Yêu cầu đọc thầm từ: “ Đêm 18 rạng 19- 12- 1946........nhất định không chịu làm nô lệ. 
- TL nhóm 2
+ Trung ương Đảng và Chính phủ quyết động phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào ?
+ Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra ?
* Gọi Thư đọc to lời kêu gọi của Bác Hồ trước lớp.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ?
-Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện rõ điều đó ?
KL
HĐ3: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ sgk, TL nhóm 4
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
+ Ở các địa phương nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào ?
3 hs thi thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. Sau đó bổ sung, bình chọn bạn thuật đúng nhất.
- Yêu cầu quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì ?
+ Việc quân và dân Hà Nộichiến đấu và giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa như thế nào ?
+ Hình 2 chụp cảnh gì? Cảnh này thể hiện như thế nào ?
+Ở các địa phương, nhân dân đã chiến đấu với tinh thần như thế nào ?
+ Em biết gì về chiến đấu của nhân dân quê hương em trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
KL: Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên kháng chiến với tinh thần “ Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
3) Củng cố :: Hs đọc ghi nhớ sgk.
 Mốc thời gian bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta:
	a. £ 19 – 12 -1946
	b. £ 20 – 12 – 1946
 c £ 23 – 11 –1946
Nhận xét tiết học.
- Thảo
- My
- Thư
 - HS lắng nghe
- Đọc và trả lời
+ ...Thực dân Pháp quay lại đất nước ta:
- Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ.
- Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng.
Ngày 18-12-1946 chúng gửi tối hậu thư đe doạ, đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nếu ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công Hà Nội. Bắt đầu ngày 20-12-1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm trị an ở thành phố Hà Nội.
+ Những việc làm ấy cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.
+ Trước hoàn cảnh đó, nước ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
- Đọc, thảo luận và trả lời
+ Đêm 18 rạng 19-12-1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Ngày 20-12-1946 Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Thư đọc.
- Lời kêu gọi cho thấy: Tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.
- Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
- Quan sát và thảo luận
+ Một số em trình bày.
+ Hình 1 chụp cảnh ở phố Mai Hắc Đế, nhân dân dùng giường, tủ, bàn, ghế,...dựng chiến luỹ trên đường phố để ngăn cản quân Pháp vào cuối năm 1946.
+ Việc quân và dân Hà Nội đã giam chân địch gần 2 tháng trời đã bảo vệ được cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến.
+ Hình 2 chụp chiến sĩ ta đang ôm bom ba càng, sẵn sàng lao vào quân địch. Điều đó cho thấy tinh thần cảm tử của quân và dân Hà Nội.
+ Ở các địa phương khác trong cả nước , cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt.
- Tự nêu nếu biết
2 em đọc
Câu b
Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU : 
- Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong
 bài văn, đoạn văn (BT1).
- Biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
5
2
20
4
2) Kiểm tra bài cũ : - Đọc ghi nhớ 
3) Bài mới : 
HĐ1 : GTB, ghi bảng
HĐ2 HDLuyện tập :
Bài tập1 : - Gọi 1 em đọc yêu cầu
- Gọi 1 em đọc câu a
- Gọi 1 em đọc câu b
- Những em nào chọn câu a? Em nào chọn câu b
- Chia nhóm, yêu cầu TL theo từng câu a, b
a) Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà ?
- Tóm tắt chi tiết được miêu tả ở từng câu ?
- Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?
- Đoạn 2 còn tả đặc điểm gì về ngoại hình bà ?
b) Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng ? 
- Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng ?
 Bài tập2: - Gọi 2 em nêu yêu cầu
- Nhắc lại dàn ý bài văn tả người ?
- Yêu cầu lập dàn bài
- Chú ý : Cần tả người em thường gặp, có quan hệ mật thiết với em để dễ lồng cảm xúc trong khi miêu tả.
- Gọi HS trình bày dàn ý
- Cho tham khảo dàn bài mẫu
HĐ3
4) Củng cố : Có thể lấy bài Chú bé vùng biển làm ví dụ minh họa cho bài vă ... trình bày một lá đơn.
- 1 em
- Nghe
- 2 em đọc đề.
- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi
- 2 em đọc dàn ý sẽ chuyển
- 1 em đọc, lớp theo dõi
- HS tự làm VBT, Duyên viết bảng.
- Nhận xét bài trên bảng
- Một số em trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét
* Đoạn văn mẫu : Tả ngoại hình cô giáo :
 Cô Dung năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông cô còn rất trẻ. Cô có dáng người thon thả, thân hình cân đối, Cô thường mặc bộ áo dài màu tím hoa cà đến lớp, trông cô mới duyên dáng làm sao ! Có lẽ, đây là màu cô thích nhất. Màu này thật hợp với sự đôn hậu của cô. Mái tóc đen nhánh được cắt ngắn gọn gàng, hợp với khuôn mặt trái xoan đầy đặn. Đôi mắt cô luôn ánh lên những tia sáng ấm áp. 
- 3 HS đọc.
- 2 HS đọc.
 A
 TOÁN : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : 
- Biết chia một số thập phân cho một số tự nhiên. 
- Làm được BT 1,3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ, Vở BTTH
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 5
 2
24
3
1) Bài cũ :
Bài 1a,c
Bài 3
- Nhận xét, ghi điểm
2) Bài mới :
HĐ1 : GTB, ghi bảng
HĐ2 : HD luyện tập
Bài 1 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Củng cố cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Yêu cầu làm bảng con
Bài 3 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu
- HDHS thảo luận nhóm 2 cách chia :
21,3 cho 5
- Yêu cầu làm vào vở
HĐ3
3) Củng cố : 
 Đúng ghi Đ, Sai ghi S
a. 12,30 : 12 = 1,2 
b. 12,30 : 12 = 1,25
c. 12,30 : 12 = 1, 025
4) Dặn dò : BTVN : Bài 2,4/SGK.
- 1 em, Lớp làm bảng con
- 1 em
- Nghe
- 1 em nêu
- 2 em
- Làm bảng con từng bài a, b ; bài c và d làm vào vở. Bảng lớp : 2 em
- Đọc thầm phần chú ý SGK.
- Thảo luận nhóm hai cách chia : 21,3 cho 5.
- Một em trình bày cách chia phép tính trên.
- Hai em lên bảng làm 2 bài, cả lớp làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai.
a) 26,5 25
 01 50 1,06
 00
b) 12,4 20
 12 4 0,62
 0 40
 00
 A- S
 B- S
 C- Đ
Chính tả : ( Nhớ viết ) HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. MỤC TIÊU :
 - Nhớ - viết đúng bài CT, trình bày đúng các câu thơ lục bát
 - Làm được BT 2b 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
 5
 2
 7
15
 3
2)Kiểm tra bài cũ :
 - Đàm thoại : ẩm ướt, hắt lên, rực lên, bắt đầu, sự sống, lặng lẽ, đáy rừng.
3) Bài mới :
HĐ1 Giới thiệu bài, ghi bảng
HĐ2 Hướng dẫn nghe viết chính tả :
- Gọi 2 em đọc 2 khổ thơ cuối
+ Bài viết thuộc thể thơ gì ? Trình bày như thế nào ?
- Hướng dẫn viết : biển xa, làm say đất trời, chắt trong.
- Thảo luận bài tập:
+ Gọi 1 em nêu yêu cầu BT 2b
+ Tổ chức thi điền tiếp sức
- Yêu cầu viết bảng con : biển xa, làm say đất trời, chắt trong.
HĐ3 Viết chính tả :
- Yêu cầu mở vở, cầm bút, ngồi đúng tư thế, nhớ viết bài
- Chấm bài bảng
- Tổ chức chấm chéo
- Chấm 5 bài
4) Củng cố, dặn dò: Sửa lỗi, làm BT còn lại
- Huỳnh, Thịnh, Giang, Oanh, Tuấn, Vy, Bình
- 2 em đọc, cả lớp đọc thầm theo
- Thể thơ lục bát, dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ lùi vào 1 ô, giữa 2 khổ thơ cách nhau 1 hàng
- Trực giác từ khó, đánh vần, đọc
- 1 em đọc
- 3 đội tham gia điền
+ rét buốt, con chuột, tuốt túa, sáng suốt
+ buộc tóc, cuốc đất, mua chuộc, lem luốc
+ xanh mướt, mượt mà, là lợt, rượt đuổi
+ ước mơ, mong ước, tát nước, rước đèn
+ tập viết, tiết kiệm, liêm khiết, chiết cành
+ xanh biếc, các diếc, quặng thiếc, tiếc của
- cả lớp viết bảng con : biển xa, làm say đất trời, chắt trong.
- Thực hiện yêu cầu, nhớ viết bài vào vở, 1 em viết bảng lớp.
- Cả lớp chấm bài trên bảng.
- Đổi vở chấm chéo 
- Làm bài tập
Khoa học : ĐÁ VÔI
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số tính chất và công dụng của đá vôi
- Quan sát, nhận biết đá vôi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình ảnh động Phong Nha, vịnh Hạ Long
- Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm, bơm tiêm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 5
 2 
 8
 8
 7
 3
1) Bài cũ : Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời
- Nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm
- Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì ?
- Khi sử dụng đồ dùng bằng nhôm cần lưu ý điều gì ?
- Nhận xét, ghi điểm
2) Bài mới :
a) GTB: Ở nước ta có nhiều hang động, núi đá vôi. Đó là những vùng nào ? Đá vôi có tính chất và ích lợi gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Đá vôi
b) Tìm hiểu bài :
HĐ1 Một số vùng núi đá vôi ở nước ta
- Yêu cầu quan sát hình SGK, đọc tên các vùng núi đá vôi đó
- Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi, nuí đá vôi ?
- Cho HS quan sát ảnh về vịnh Hạ Long, động Phong Nha
Kết luận : Ở nước ta có nhiều núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử
HĐ2 Tính chất của đá vôi
* Thí nghiệm 1: Nhóm 5
- Giao mỗi nhóm 1 hòn đá cuội và 1 hón đá vôi
- Yêu cầu cọ xát 2 hòn đá vào nhau, quan sát chỗ cọ xát và nhận xét
* Thí nghiệm 2 :
- Dùng bơm tiêm hút giấm trong lọ
- Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và đá cuội
- Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra
- Qua 2 thí nghiệm, em thấy đá vôi có tính chất gì ?
KL : Qua 2 thí nghiệm chứng tỏ : Đá vôi không cứng lắm, dễ bị mòn, khi nhỏ giấm vào thì sủi bọt
Có tính chất như vậy nên đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống.
HĐ3 Ích lợi của đá vôi
- Đá vôi được dùng để làm gì ? TL nhóm 2
- Kể tên một địa danh ở Đà Nẵng chuyên tạc tượng, đồ lưu niệm bằng đá vôi ?
3) Củng cố :
- Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta làm thế nào ?
A. Cọ xát vào một hòn đá khác.
B. Nhỏ lên đó vài giọt giấm.
C. Cả A và B đều đúng
- Nhận xét, dặn dò : Chuẩn bị một số lọ hoa bằng gốm, một mảnh ngói, gạch
- Thảo
- Quang
- Phúc
- Nghe
- Quan sát và nêu 
- Kể tên các địa danh : Động Hương Tích ở Hà Tây, Vịnh Hạ Long ở Quảng Nnh, động Phong Nha ở Quảng Bình, Núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng, núi đá vôi ở tỉnh Ninh Bình
- Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm cử một bạn trình bày kết quả thí nghiệm
+ Khi cọ xát : Chỗ cọ xát ở hòn đá vôi bị mài mòn, chỗ cọ xát ở hòn đá cuội co màu trắng, đó là vụn của đá vôi
+ Kết luận : Đá vôi mềm hơn đá cuội
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn
+ Hiện tượng: Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khói bay lên, trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm bị chảy đi
- Đá vôi không cứng lắm, dễ bị mòn, khi nhỏ giấm vào thì sủi bọt
- Nghe
- TL theo cặp và trả lời : ... nung vôi, lat đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc, đồ lưu niệm
- Non Nước, 
Luyện từ và câu : LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I/ MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Nhận biết cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2) ; bước đầu biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn (BT3) 
 HSG : Nêu được tác dụng của quan hệ từ ở BT3.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Bảng phụ viết sẵn bài tập 1/ 92 VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
 5
 2
 24
 3
2) Kiểm tra bài cũ :
 + Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì ?
+ Nêu những hành động bảo vệ môi trường
3) Bài mới :
HĐ1 : GTB, ghi bảng
HĐ2: Luyện tập :
 Bài 1 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu làm vào vở
Bài 2: - Gọi 1 em nêu yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu TL và ghi bảng nhóm
- Chú ý : Xác định cặp quan hệ từ dùng để làm gì ?
 Bài 3 :- Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Yêu cầu TL nhóm 2
- Đoạn văn nào hay hơn? Vì sao ?
* HSG : Khi sử dụng quan hệ từ, cần chú ý điều gì ?
HĐ3
4/ Củng cố : Em chọn cặp từ quan hệ nào để điền vào chỗ ... sau:
 ... trời mưa ... lớp em không đi lao động.
A. Vì - mà B. Vì - nên
5) Dặn dò : Về nhà xem lại quy tắc viết hoa danh từ riêng.
- 1 em
- Nghe
- 1 em nêu
- Làm vào vở, một số em trả lời
a. Nhờmà
b. Không nhữngmà còn
- 1 em đọc yêu cầu bài, thảo luận và làm bảng nhóm, trình bày
a/ Mấy năm qua, vì chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển rừng ngập mặn.
b/ Chẳng những ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh,...đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ở ngoài biển...
- 1 em nêu
- Thảo luận nhóm 2, trả lời :
+ So với đoạn a, đoạn b có thêm 1 số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở các câu : Câu 6 : Vì vậy, ; Câu 7 : cũng vì vậy, ; Câu 8 : Vì nên 
+ Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở các đoạn b làm cho câu văn thêm rườm rà, nặng nề.
- Chú ý đúng chỗ, đúng mục đích, nếu không, nó có tác dụng ngược lại.
B
 TOÁN : CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10,100,1000
I. MỤC TIÊU :
- Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, và vận dụng để giải bài toán có lời văn.
- Làm được BT 1, 2ab, 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ, vở BTTH
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 5
2
13
20
 3
1) Bài cũ :
- Bài 2
- Nhận xét, ghi điểm
2) Bài mới :
HĐ1 : GTB, ghi bảng
HĐ2 :Giới thiệu cách chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000, 
- Nêu Ví dụ 1 : 213,8 : 10 = ? 
- Yêu cầu thực hiện trên bảng con
- Ghi : 213,8 : 10 = 21,38
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được bao nhiêu ?
- Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết là thế nào để có được ngay tích 213,8 : 10 mà không cần thực hiện phép tính ?
- Nêu Ví dụ 2 : 89,13 : 100 = ?
+ Tiến hành tương tự ví dụ 1.
- Nêu cách chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000, ?
- Cho HS so sánh cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 với nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001.
HĐ3 Thực hành :
Bài 1 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Gọi một số em trình bày kết quả nhân nhẩm ( truyền điện)
 Bài 2 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Yêu cầu làm vào vở câu a và b
* Giao bài HSG : 4/ 86 vở BTTH
Bài 3 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Yêu cầu TL và giải bảng nhóm
 4)Củng cố : Muốn chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang bên phải 1,2,3 ... chữ số, đúng hay sai ?
5)Dặn dò : Các bài còn lại.
- 1 em
- Nghe
- Đặt tính rồi tính phép chia bên ở bảng con.
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được 21,38
- ...chuyển dấu phẩy của số 213,8 sang bên trái một chữ số ta được thương 21,38
- Làm bảng con : 89,13 : 100
- Rút ra cách chia một số thập phân cho 100.
- Nhóm 2 thảo luận cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000.
- Một số em trình bày.
- Muốn chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000,  ta chỉ việc chuyển đấu phẩy sang bên trái một, hai, ba chữ số.
- Vài em trả lời : Cùng chuyển dấu phẩy sang trái 1, 2, 3 chữ số.
- 1 em nêu
- Nêu kết quả ( truyền điện)
- Huy, Dung lên bảng, lớp làm vào vở câu a, b.
* HSG làm bài 4
- 1 em nêu
- Các nhóm giải và trình bày
 Sai

Tài liệu đính kèm:

  • docGA5TUAN 13 20132014.doc