Bài soạn lớp 5 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Minh Thu

Bài soạn lớp 5 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Minh Thu

 I. Mục tiêu:

- Thực hiện được phép chia một tích cho một số.

 - Biết áp dụng Khi chia một tích hai thừa số cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó( nếu chia hết ) rồi nhân kết quả với thừa số kia.

 - HS chăm chỉ học tập.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: bảng nhóm

 - HS: bảng con

 III. Hoạt đọng dạy học:

 

doc 12 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Minh Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14: Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012
Buổi sáng dạy lớp 4B: TOÁN 
TIẾT 70: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
 I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
	- Biết áp dụng Khi chia một tích hai thừa số cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó( nếu chia hết ) rồi nhân kết quả với thừa số kia.
	- HS chăm chỉ học tập.
 II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV: bảng nhóm
 	- HS: bảng con
 III. Hoạt đọng dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: 5'
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
 - GV nhận xét
B. Bài mới: 25'
* Giới thiệu: 1'
* Hoạt động1: Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức ( trường hợp cả hai thừa số chia hết cho số chia ).
- GV ghi bảng: (9 x 15) : 3
 9 x (15: 3) 
 (9 : 3) x 15
- Yêu cầu HS so sánh các kết quả và rút ra nhận xét.
+ Giá trị của ba biểu thức bằng nhau.
+ Vì 15 chia hết cho 3; 9 chia hết cho 3 nên có thể lấy một thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia.
* Hoạt động 2: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức ( trường hợp thừa số thứ nhất không chia hết cho số chia ).
GV ghi bảng: (7 x 15) : 3
 7 x (15: 3) 
- Yêu cầu HS so sánh các kết quả và rút ra nhận xét.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
GV hỏi: Vì sao ta không tính (7 : 3) x 15?
* Từ hai nhận xét trên, rút ra tính chất: Khi chia một tích hai thừa số cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó( nếu chia hết ) rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Hoạt động 4: Thực hành
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS tính theo hai cách . 
GV nhận xét 
Bài tập 2:
- GV lưu ý HS có thể tính bằng nhiều cách .
Bài tập 3:
- Hướng dẫn HS tìm ra cách giải.
- Tìm tổng số mét vải . 
- Tìm số mét vài đã bán . 
- GV nhận xét sửa bài .
 D . Củng cố - Dặn dò: 5'
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài: Chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0.
2 HS thực hiện yêu cầu
- HS tính giá trị của từng biểu thức .
*( 9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45 
 9 x (15: 3) = 9 x 5 = 45 
 (9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45 
- Các kết quả bằng nhau .
- HS tính giá trị của từng biểu thức
* (7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35 
 7 x (15: 3) = 7 x 5 = 35 
- Vì 15 chia hết cho 3 nên có thể lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7 .
- Vài HS nhắc lại 
- ( HS TB , Y ) 
- 2 HS lên bảng thực hiện . 
a. C1: (8 x 23) : 4 = 284 : 4 = 46 
 C2 (8 x 23) : 4 = 8 : 4 x 23 = 
2 x 23 = 46 
b ) C1: (15 x 24 ) : 6 = 360 : 6 = 60 
C2: (15 x 24) : 6 = 15 x 24 : 6 = 15 x 4 =60 
- ( 25 x 36 ) : 9 = 25 x ( 36 : 9 ) = 
 25 x 4 = 100 
- (HS khá , giỏi ) 
- Cả lớp giải vào vở 
- Một em lên bảng giải 
Giải
Cửa hàng có số mét vải là :
30 x 5 = 150 ( m )
Cửa hàng đã bàn số mét vải là :
150 : 5 = 30 ( m)
Đáp số : 30 m
ĐỊA LÍ
 TIẾT 14: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ :
 + Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước .
 + Trồng nhiều ngụ , khoai ,cây ăn quả ,rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm . 
- Nhận biết nhiệt độ của Hà Nội : tháng 1, 2, 3 , nhiệt độ dưới 20 0 C , từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh . 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
- Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu những đặc điểm về nhà ở, làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
- Lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? Nhằm mục đích gỡ? 
- GV nhận xét.
B. Bài mới 
a / Vựa lúa lớn thứ hai cả nước 
Hoạt động 1 : làm việc cá nhân
Bước 1 : HS dựa vào SGK và hiểu biết trả lời cõu hỏi:
- Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lụa lớn thứ hai của đất nước?
- Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong qui sản xuất lúa gạo, từ đó em rút ra nhận xét gỡ về việc trồng lúa gạo của người nông dân?
Bước 2 : 
- GV chốt ý chính giải thích thêm
Hoạt động 2 : làm việc cả lớp 
- GV yêu cầu nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
- GV giải thích: Do ở đây có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo nên nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt.
b / Vựng trồng nhiều rau xứ lạnh 
Hoạt động 3 :Thảo luận nhúm 
Bước 1 :HS dựa vào SGK thảo luận 
* GDBVMT : Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ lợi dụng khí hậu của con người phát triển kinh tế . 
- Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gỡ cho sản xuất nụng nghiệp?
- Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ? 
Bước 2 :
- GV giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đối với thời tiết, khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện bài học SGK
C. Củng cố - Dặn dò: 5'
- GV yêu cầu HS trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiết 2)
- 3 HS trả lời .
 + Đất phù sa màu mở
 + Nguồn nước dồi dào 
 + Người dân có nhiều kinh nghiệm 
- Làm – đất – gieo mạ – chăm sóc – giặt lúa – tuốt lúa - phơi thóc 
Rất vất vả phải qua nhiều giai đoạn 
- HS trình bày ý kiến 
- Các bạn nhận xét 
- Ngô khoai , lạc , đỗ , cây ăn quả . Trâu bò , vịt, gà .
- Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông (ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt,cà chua, xà lách,...)
- Khó khăn: nếu rét quá cây hoa màu bị chết rét
- Ngụ, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt,cà chua, xà lách,...
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét & bổ sung
Vài HS đọc
- Vài HS trình bày lại
LỊCH SỬ
TIẾT 14: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. Mục tiêu:
	 - Biết rằng sau thời Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng long, tên nước vẫn là Đại Việt.
	+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là trần cảnh, nhà Trần được thành lập.
	+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt
	- Rèn cho HS kĩ năng quan sát, khái quát vấn đề để tạo ra kiến thức mới.
	- Giáo dục HS biết yêu lịch sử nước nhà.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Phiếu học tập
	- HS: bút dạ
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: 5'
- Lí Thường Kiệt đem quân sang đất Tống có mục đích gì? 
- Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến thắng lợi và cuộc kháng chiến? 
B. Bài mới: 25'
GV trình bày hoàn cảnh ra đời của nhà trần
* HĐ1: Làm việc cả lớp(10')
- Yêu cầu HS đọc thầm SGK / 37,38
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS đánh dấu (x) vào £ sau chính sách nào được nhà Trần thực hiện.
- GV gọi 2 HS lên trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện 
 - Giáo viên nhận xét - kết luận
HĐ2: Thảo luận nhóm2(15')
* GV nêu câu hỏi: Những sự việc nào ở trong bài chứng tỏ giữa vua với quan và vua với dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
*Giáo viên nhận xét - kết luận: 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK / 38
C.Củng cố- dặn dò: 5'
- Học thuộc bài. 
-Xem trước bài: Nhà Trần và việc đắp đê.
- 2 HS lần lượt trả lời.
- HS theo dõi
-HS làm bài theo phiếu học tập
Dựa vào phiếu học tập để trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thành lập.
Lớp nhận xét
Hai em trao đổi
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.
- Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc oan ức . Trong các buổi yến tiệc , có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ
-HS đọc ghi nhớ
Buổi chiều dạy lớp 4C: 
ĐỊA LÝ
TIẾT 14: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Đã soạn tiết 2 ngày 30/11/2012
LÞch sö
TIẾT 14: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
Đã soạn tiết 4 ngày 30/11/2012
KĨ THUẬT
THÊU MÓC XÍCH ( tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thêu móc xích .
- Thêu được mũi thêu móc xích . Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau . thêu được ít nhất năm vòng móc xích . Đường thêu có thể bị dúm .
- HS sáng tạo, cần cù hoàn thành sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bộ đồ dùng kĩ thuật. Tranh qui trình thêu móc xích
- Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len ( hoặc sợi ) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ (5')
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS
- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét 
B. Bài mới: 26'
a. Giới thiệu bài:(1')
b .Hướng dẫn: ( 25')
+ Hoạt động 3 : (20')Học sinh thực hành thêu các móc xích
- Gọi HS lên thực hiện các bước thêu móc xích ( thêu 2 - 3 mũi đầu ) 
- Củng cố kỹ thuật thêu móc xích theo các bước:
+ Bước 1:Vạch dấu đường thêu
+ Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu
- Nhắc lại những điểm cần lưu ý đã nêu ở tiết 1.
- GV quan sát, chỉ vẫn và uốn nắn cho những HS còn lúng túng hoặc thao tác chưa đúng kỹ thuật
+ Họat động 4(5')
- Đánh giá kết quả thực hành của học sinh.	
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá.	
+ Thêu đúng kỹ thuật.	
+ Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau
+ Đường thêu phẳng, không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- HS dựa vào tiêu chuẩn trên, tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sịnh
C. Củng cố - Dặn dò: 5'
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- Hát
- 2 - 3 học sinh nêu.
- ( HS khéo tay ) 
- HS nhắc lại các bước thêu
- HS thực hành thêu móc xích
- HS trưng bày sản phẩm thực hành
- ( HS khéo tay ) 
TUẦN 15: Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2012
Buổi sáng dạy lớp 4B: TOÁN 
TIẾT 75 : CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
 	- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số. 
 	- HS biết đặt tính và ước lượng chính xác.
 	- Giáo dục HS chăm chỉ học tập. 
 II. Đồ dùng dạy học: 
 	- GV: bảng nhóm
 	- HS: bảng con
 III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: 5' 
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
 - GV nhận xét
B. Bài mới: 25'
a. Giới thiệu: 1'
Hoạt động1: Trường hợp chia hết 1792 : 64(5') 
a. Đặt tính.
b.Tìm chữ số đầu tiên của thương.
Bước 1: Chia .179 chia 64 được 2, viết 2
Bước 2: Nhân .2 nhân 4 bằng 8, viết 8
 .2 nhân 6 bằng 12, viết 12
Bước 3: Trừ .9 trừ 8 bằng 1, viết 1
 .7 trừ 2 bằng 5, viết 5
 .1 trừ 1 bằng 0
- Bước 4: Hạ .Hạ 2
c. Tìm chữ số thứ 2 của thương
Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
Hoạt động 2: Trường hợp chia có dư 26345 : 35(5')
a.Đặt tính.
b.Tìm chữ số đầu tiên của thương.
c. Tìm chữ số thứ 2 của thương
Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
Lưu ý HS: 
- Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
Hoạt động 3: Thực hành (15')
Bài tập 1:
- Mục đích: Giúp HS rèn luyện kĩ năng ước lượng trong phép chia. (Thương có ba chữ số. Chia hết và chia có dư)
- GV nhận xét sửa chữa
C. Củng cố - Dặn dò: 5'
- HS nêu cách chia cho số có hai chữ số
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS ôn bài ở nhà.
2 HS thực hiện yêu cầu
- HS quan sát cách chia 
10105 43 
235
 215
 0
- Gọi HS lên bảng thực hiện .
- Cả lớp làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
 26345 35 
752
 95
 20
- Cả lớp làm vào vở 4 em lên bảng thực hiện 
23576 56 31628 48 
 117 421 282 650
 56 428 
 0 44
18510 15 42546 37 
 35 1234 65 1176
 51 284 
 60 256 
 0 34
ĐỊA LÍ
TIẾT 15: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Biết đống bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề truyền thống : Dệt lụa , sản xuất đồ gốm , chiếu cói , chạm bạc , đồ gỗ . 
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên . 
- Giáo dục HS tình cảm yêu quê hương đất nước. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh ảnh về nghề thủ công , chợ phiên 
- HS: bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt đọng của thày
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 5' 
- Vì sao lúa được trồng nhiều ở ĐBBB ? 
- Kể tên một số cây trồng vật nuôi chính của đồng bằng BB?
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 25'
a/ Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống 
Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm ( 7')
Bước 1 : HS thảo luận câu hỏi 
- Em biết gì về nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
- Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
- Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
Bước 2 : 
GV nói thêm về một số làng nghề & sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động 2 :làm việc cá nhân (5')
 Bước 1 :HS quan sát trả lời 
- Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng, nêu thứ tự các công đọan tạo ra sản phẩm gốm ?
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS nói về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi HS sinh sống 
a/ Chợ phiên 
Hoạt động 3 : Hoạt động cá nhân( 12')
Bước 1 : Trả lời câu hỏi 
- Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ)
- Mô tả về chợ theo tranh ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào? 
Bước 2 :
GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có những mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân .
Bài học SGK
C. Củng cố - Dặn dò: 5'
- Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ở ĐBBB
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và xem bài sau
- 2 HS trả lời .
- Dựa và tranh ảnh SGK trả lời 
- Có hàng trăm nghề thủ công , sản phẫm nổi tiếng : lụa Vạn Phúc ,gốm Bát Tràng .. 
- ( HS khá , giỏi ) - Nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên làng nghề , Bát Tràng ở HN , Vạn Phúc và Hà Tây lụa , Đồng Ki gỗ .
- Người làm nghề thủ công giỏi được gpị là nghệ nhân 
-HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- ( HS khá , giỏi ) 
- HS trình bày kết quả quan sát hình – nhào luyện đất – phơi đất – vẽ hoa - tạo dáng – tráng men – đưa vào nung – lấy sản phẫm ra lò.
- Nhiều người dân đến chợ mua bán rau cải , trứng 
- Nhóm báo cáo kết quả 
- HS trao đổi kết quả trước lớp 
Vài HS đọc
- HS nêu
LỊCH SỬ
TIẾT 15: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I.Mục tiêu:
 - Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần sản xuất NN
+ Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập hà đê sứ, năm 1428 ND cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển, khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê, các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
- Rèn kĩ năng quan sát và kĩ năng phân tích - tổng hợp vấn đề.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK. Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- HS: bảng nhóm
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. kiểm tra: 5'
- Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nhà trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?
B. Bài mới: 25'
 HĐ1: Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta ( Cả lớp )- 10'
+Nghề chính của ND ta dưới thời nhà Trần?
+ Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu một vài sông ngòi?
+ Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất Nông nghiệp và đời sống nhân dân?
HĐ2: Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt - 5'
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào?
HĐ3: Kết quả công cuộc đắp đê của Nhà Trần - 10'
+ Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
+ Hệ thống đê điều đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta?
C.Củng cố- dặn dò: 5'
- Bài sau : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
- 2 em trả lời.
- Nghề Nông nghiệp là chủ yếu
- Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả, ...
- Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất và cuộc sống của nhân dân.
Thảo luận N2 học sinh chia nhóm, đọc SGK, thảo luận tìm câu trả lời
- Đã lập Hà đê sứviệc đắp đê
- Các nhóm trình bày, lớp nhận xét
Học sinh đọc SGK để trả lời
- Hệ thống đê diềuBắc Trung Bộ.
- Hệ thống đê điều này đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, thiên tai lụt lội giảm nhẹ
Buổi chiều dạy lớp 4C: 
ĐỊA LÝ
TIẾT 15: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ( tiếp theo)
Đã soạn tiết 2 ngày 7/12/2012
LÞch sö
TIẾT 15: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
Đã soạn tiết 4 ngày 7/12/2012
KĨ THUẬT
TIẾT 15: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
I. Mục tiêu: 
- Sử dụng được một số dụng cụ , vật liệu cắt , khâu , thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản . Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt , khâu , thêu đã học .
- Vận dụng kiến thức , kĩ năng cắt , khâu , thêu để làm được đồ dùng đơn giản , phù hợp với học sinh.
- Giáo dục HS tính cần cù, tỉ mỉ và óc sáng tạo. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bộ đồ dùng kĩ thuật .
- Tranh qui trình các bài trong chương
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS
- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét 
B. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b .Hướng dẫn
+ Hoạt động1 : 
- Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương trình . 
- GV nhận xét 
+ Hoạt động 2: 
- HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn .
- Mỗi em chọn và tiến hành cắt khâu một sản phẩm đã chọn .
- Gợi ý 1 số sản phẩm 
1 / Cắt khâu , thêu khăn tay . 
2 / Cắt khâu , thêu túi rút dây 
3 / Cắt khâu , thêu các sản phẩm khác . 
 a ) Váy em bé 
 b ) Gối ôm 
* Cắt khâu thêu khăn tay cần những gì và thực hiện như thế nảo ? 
- GV yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn có thể chọn tùy theo ý thích .
- GV đến bàn quan sát nhận xét hướng dẫn 
C. Củng cố - Dặn dò: 5'
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- Hát
- 2 - 3 học sinh nêu.
- HS nhắc lại các mũi thêu đã học 
- HS lựa chọn theo ý thích và khả năng thực hiện sản phẩm đơn giản . 
- Vải cạnh 20 x 10cm , kẻ đường dấu 4 cạnh khâu gấp mép . 
- Vẽ mẫu vào khăn, hoa, gà, vịt, cây, thuyền , cây mấm  có thể khâu tên mình .
- HS nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 14.doc