Bài soạn lớp 5 - Tuần 2

Bài soạn lớp 5 - Tuần 2

I. MỤC TIÊU:

_Biết đọc, viêt các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.

 *Bài 1, 2, 3.

 ** Bài 4

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập, Sách giáo khoa, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 27 tháng 8 năm 2012
	 TOÁN Tiết 6
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
_Biết đọc, viêt các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.
 *Bài 1, 2, 3.
 ** Bài 4
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập, Sách giáo khoa, bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Phân số thập phân 
- Sửa bài tập về nhà
Ÿ Giáo viện nhận xét - Ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay thầy trò chúng ta tiếp tục luyện tập về kiến thức chuyển phân số thành phân số thập phân. Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước qua tiết “Luyện tập”.
4. Phát triển các hoạt động: 
 1/ Ôn lại cách chuyển từ phân số thành phân số thập phân, cách tìm giá trị 1 phân số của số cho trước
- Giáo viên viết phân số lên bảng
- Giáo viên hỏi: để chuyển thành phân số thập phân ta phải làm thế nào ?
- Cho học sinh làm bảng con theo gợi ý hướng dẫn của giáo viên
2: - Tổ chức cho học sinh tự làm bài rồi sửa bài
Ÿ Bài 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài 
_GV gọi lần lượt HS viết các phân số thập phân vào các vạch tương ứng trên tia số
Ÿ Giáo viên chốt ý qua bài tập thực hành
Ÿ Bài 2:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Nêu cách làm
Ÿ Giáo viên chốt lại: cách chuyển phân số thành phân số thập phân dựa trên bài tập thực hành 
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ÿ Giáo viên nhận xét - chốt ý chính
Ÿ Bài 4: (Không bắt buộc HS. TB-Y).
2 HS lên bảng thi đua.
3: Củng cố 
- Yêu cầu học sinh nêu thế nào là phân số thập phân ?
- Thi đua chuyển phân số thành phân số thập phân 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
5. Tổng kết - dặn dò 
- Chuẩn bị: Ôn tập : Phép cộng và trừ hai phân số
- Nhận xét tiết học
*BT về nhà: 5/9
Hát 
- Học sinh sưả bài 4
- Hoạt động lớp 
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
- Học sinh làm bảng con
- Hoạt động cá nhân, cả lớp
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài
_HS lần lượt đọc các phân số thập phân từ 1 
 10
đến 9 và nêu đó là phân số thập phân
 10 
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài 
- Học sinh cần nêu lên cách chuyển số tự nhiên thích hợp để nhân với mẫu số đựơc 10, 100, 1000.
- Cả lớp nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Gạch dưới yêu cầu đề bài cần hỏi
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài
- Lưu ý 18 = 18 : 2 = 9 
 200 200 : 2 100
- Hoạt động thi đua. Cử đại diện 2 dãy, mỗi dãy 1 bạn lên bảng làm 
Phần bổ sung:
Tiết 3 TẬP ĐỌC	
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
 I. Mục tiêu:
 _Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
 _Hiểu ND : Việt Nam có truền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (trả lời đước các CH trong SGK)
 * Giáo dục HS biết được truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, càng thêm yêu đất nước và tự hào là người Việt Nam. 
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc. 
 - HS : Sưu tầm tranh ảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi. 
- Giáo viên nhận xét cho điểm. 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Đất nước của chúng ta có một nền văn hiến lâu đời. Bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” các em học hôm nay sẽ đưa các em đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Địa danh này chính là chiến tích về một nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. 
- Giáo viên ghi tựa. 
4. Phát triển các hoạt động: 
1: Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài + tranh 
- Chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu... 3000 tiến sĩ
+ Đoạn 2: Bảng thống kê 
+ Đoạn 3: Còn lại 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài kết hợp giải nghĩa từ. 
- Luyện đọc các từ khó phát âm
- Giáo viên nhận xét cách đọc 
_GV yêu cầu HS đọc từ khó
2: Tìm hiểu bài
+ Đoạn 1: (Hoạt động nhóm) 
- Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Nêu ý đoạn 1 
- Rèn đọc đoạn 1 
+ Đoạn 2: (Hoạt động cá nhân) 
- Yêu cầu học sinh đọc bảng thống kê. 
Ÿ Giáo viên chốt: 
+ Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: Triều Lê – 104 khoa thi.
+ Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: Triều Lê – 1780 tiến sĩ.
+ Đoạn 3: (Hoạt động cá nhân) 
- Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam ?
 3: Đọc diễn cảm 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc cho bài văn. 
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm
 4: Củng cố 
- Giáo viên kể vài mẩu chuyện về các trạng nguyên của nước ta. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Luyện đọc thêm 
- Chuẩn bị: “Sắc màu em yêu” 
- Nhận xét tiết học
- Hát 
- Học sinh lần lượt đọc cả bài, đoạn - học sinh đặt câu hỏi - học sinh trả lời. 
- Lớp nhận xét - bổ sung. 
- Hoạt động lớp, nhóm đôi 
_ 1 HS đọc toàn bài 
- Học sinh lắng nghe, quan sát 
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp bài văn - đọc từng đoạn. 
- Luyện đđọc theo cặp
- Học sinh nhận xét cách phát âm tr - s 
- Học sinh lần lượt đọc bảng thống kê.
- 1 học sinh lên bảng phụ ghi cách đọc bảng thống kê.
- Lần lượt đọc từng câu - cả bảng thống kê.
- Đọc thầm phần chú giải 
- Học sinh lần lượt đọc chú giải 
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
- Học sinh đọc thầm + trả lời câu hỏi. 
- Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ . 
- Lớp bổ sung 
- Học sinh trả lời 
- Học sinh giải nghĩa từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 
- Các nhóm lần lượt giới thiệu tranh 
Khoa thi tiến sĩ đã có từ lâu đời 
- Học sinh lần lượt đọc đoạn 2 rành mạch. 
- Học sinh đọc thầm 
- Lần lượt học sinh đọc 
- 1 học sinh hỏi - 1 học sinh trả lời về nội dung của bảng thống kê. 
- Học sinh tự rèn cách đọc 
- Học sinh đọc đoạn 3
- Học sinh giải nghĩa từ chứng tích 
_ Coi trọng đạo học / VN là nước có nền văn hiến lâu đời/ Dân tộc ta đáng tự hào vì có một nền văn hiến lâu đời
- Hoạt động cá nhân 
- Học sinh tham gia thi đọc “Bảng thống kê”. 
- Học sinh tham gia thi đọc cả bài văn. 
- Học sinh nhận xét 
- Hoạt động lớp 
- Học sinh nêu nhận xét qua vài mẩu chuyện giáo viên kể. 
Phần bổ sung:
LỊCH SỬ	Tiết 2
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:
 _Nêu được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh :
 +Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
 +Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
 +Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
***_Biết những lí do khiến những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện : Vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.
 * Giáo dục HS chí cầu tiến, học hỏi những cái hay, cái tốt của mọi người
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh SGK/6, tư liệu về Nguyễn Trường Tộ 
- HSø : SGK, tư liệu Nguyễn Trường Tộ 
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định. 
- Hãy nêu những băn khoăn, lo nghĩ của Trương Định? Dân chúng đã làm gì trước những băn khoăn đó? 
- Học sinh đọc ghi nhớ 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước”
4. Phát triển các hoạt động: 
 Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Nguyễn Trường Tộ quê ở đâu? 
- Ông là người như thế nào? 
- Năm 1860, ông làm gì? 
-Sau khi về nước, Nguyễn Trường Tộ đã làm gì? 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt 
Nguyễn Trường Tộ là một nhà nho yêu nước, hiểu biết hơn người và có lòng mong muốn đổi mới đất nước. 
 Hoạt động 2: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ 
- Lớp thảo luận theo 2 dãy A, B 
- Những đề nghị canh tân đất nước do Nguyễn Trường Tộ là gì? 
- Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không? Vì sao? 
_Nêu cảm nghĩ của em về NTT ?
 Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
_ Hình thành ghi nhớ 
 5.Củng cố - dặn dò: 
- Theo em, Nguyễn Trường Tộ là người như thế nào trước họa xâm lăng? 
- Tại sao Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng ?
® Giáo dục học sinh kính yêu Nguyễn Trường Tộ và học tập ý chí cầu tiến, yêu nước của ông.
- Chuẩn bị: “Cuộc phản công ở kinh thành Huế” 
- Nhận xét tiết học 
- Hát 
- Học sinh nêu 
- Học sinh đọc 
- Ông sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa ở Nghệ An. 
- Thông minh, hiểu biết hơn người, được gọi là “Trạng Tộ”. 
- Sang Pháp quan sát, tìm hiểu sự giàu có văn minh của họ để tìm cách đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. 
- Trình lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần , bày tỏ sự mong muốn đổi mới đất nước. 
- 2 dãy thảo luận ® đại diện trình bày ® học sinh nhận xét + bổ sung. 
-Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước, thuê chuyên gia n ... lên trình bày trước lớp.
- Đại diện 2 dãy bốc thăm, trả lời
- Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng. Sự sống con người bắt đầu từ 1 tế bào trứng của mẹ kết hợp với 1 tinh trùng của bố. 
- 3 tháng 
- 9 tháng 
Phần bổ sung
Thứ sáu , ngày 31 tháng 8 năm 2012
 TẬPLÀM VĂN	Tiết 4
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu: 
_Nhận biết được bảng số liệu báo cáo thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức : nêu số liệu và trình bày (BT1)
_Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu (BT2).
KNS: _Thu thập, xử lí thông tin
 _Thuyết trình kết quả tự tin.
II. Chuẩn bị: 
 - GV: Bảng phụ viết sẵn lời giải các bài tập 2, 3
 - HSø : SGK 
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Luyện tập làm bào cáo thống kê” 
4. Phát triển các hoạt động: 
 - Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
Ÿ Bài 1: 
- Nhìn bảng thống kê bài: “Nghìn năm văn hiến”. 
Ÿ Giáo viên chốt lại. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn lại bảng thống kê trong bài: “Nghìn năn văn hiến” bình luận. 
- Các số liệu cần được trình bày thành bảng, khi có nhiều số liệu - là những số liệu liệt kê khá phức tạp - việc trình bày theo bảng có những lợi ích nào? 
+ Người đọc dễ tiếp nhận thông tin
+ Người đọc có điều kiện so sánh số liệu. 
 - Luyện tập 
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên gợi ý: thống kê số liệu từng học sinh từng tổ trong lớp. Trình bày kết quả bằng 1 bảng biểu giống bài “Nghìn năm văn hiến”. 
Củng cố - dặn dò:	
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt lại 
 - Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh” 
- Nhận xét tiết học 
- Hát 
- Học sinh đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. 
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc to yêu cầu của bài tập. 
- Học sinh lần lượt trả lời. 
- Cả lớp nhận xét. 
a) Nhắc lại số liệu thống kê trong bài. 
b) Các số liệu thống kê theo hai hính thức: 
- Nêu số liệu 
- Trình bày bảng số liệu 
c) Tác dụng: Là bằng chứng hùng hồn có sức thuyết phục. 
- 1 học sinh đọc phần yêu cầu
- Cả lớp đọc thầm lại 
- Nhóm trưởng phân việc cho các bạn trong tổ. 
- Đại diện nhóm trình bày
Sỉ số lớp: 
	Tổ 1 	Tổ 3 
	Tổ 2 	Tổ 4 
Số học sinh nữ: 
	Tổ 1 	Tổ 3 
	Tổ 2 	Tổ 4 
- Cả lớp nhận xét 
Phần bổ sung:
 TOÁN 	Tiết 10
HỖN SỐ ( tt)
I. Mục tiêu: 
_Biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập.
 * Bài 1 (3 hỗn số đầu), Bài 2 (a, c), Bài 3 (a, c)
II. Chuẩn bị: 
- GV: Phấn màu - các tấm bìa cắt và vẽ như hình vẽ 
- HSø: Vở bài tập 
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Hỗn số 
- Kiểm tra miệng vận dụng làm bài tập. 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hỗn số. 
4. Phát triển các hoạt động: 
 Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số 
- Hướng dẫn cách chuyển hỗn số thành phân số. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
Ta viết gọn là: 
 -Thực hành 
Ÿ Bài 1 (3 bài đầu)
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS nêu cách giải. 
Ÿ Giáo viên nhận xét
Ÿ Bài 2 (a , c)
- Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Giáo viên yêu cầu HS nêu cách giải 
Ÿ Giáo viên chốt ý 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
Ÿ Bài 3 (a , c)
- Thực hành tương tự bài 2 
5.Củng cố - dặn dò: 
 - Cho học sinh nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “Luyện tập” 
- Nhận xét tiết học 
- Hát 
- 2 học sinh 
- Học sinh sửa bài 2 /7 (SGK) 
- Dựa vào hình trực quan, học sinh nhận ra 
- Học sinh giải quyết vấn đề
- Học sinh nêu lên cách chuyển
- Học sinh nhắc lại (5 em) 
- Học sinh đọc đề 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài - nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số. 
a) 
c) 
- Học sinh đọc đề 
- Học sinh nêu vấn đề muốn cộng hai hỗn số khác mẫu số ta làm sao? 
- Học sinh nêu: chuyển hỗn số ® phân số - thực hiện được phép cộng. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài 
a) 
c) 
- Học sinh nhắc lại cách chuyển hỗn số sang phân số, tiến hành cộng. 
Phần bổ sung:
 SINH HOẠT LỚP Tuần 2
Chủ đề : -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu : 
 - Biết được tình hình hoạt động của lớp trong tuần và nhiệm vụ trong tuần tới.
 - Giúp học sinh nhận biết, tự giáo dục, rèn luyện những hành vi đạo đức tốt, ý thức giữ gìn kĩ luật, đoàn kết, giúp đỡ nhau, phê bình những việc làm, hành vi chưa tốt.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
II. Nội dung :
 1. Ổn định tổ chức :
 Hát . Báo cáo sĩ số. Lớp trưởng xin ý kiến GVCN tiến hành sinh hoạt lớp.
 2. Kiểm điểm các mặt hoạt động tuần qua :
 + Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
 + Các tổ trưởng báo cáo các mặt hoạt động của tuần qua. Lớp phó học tập ghi biên bản, ghi điểm vào thang điểm thi đua.
BẢNG THEO DÕI THI ĐUA
Thực hiện tốt : 8 – 9 – 10 điểm
Có thực hiện : 5 – 6 – 7 điểm
Không thực hiện hoặc vi phạm : 0 – 4 điểm
Hoạt động
Nội dung
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tổ 5
Tổ 6
I. Học tập
Đi học đầy đủ
Đi trễ
Vắng có phép
Điểm 9 , 10
Điểm dưới 5
Giữ vở sạch, viết chữ đẹp
II. Hạnh kiểm
Đồng phục
Giữ trật tự khi xếp hàng ra vào lớp
Trật tự trong giờ học
Không vi phạm an toàn giao thông
Không nói tục, chữi thề, đánh lộn
Biết chào hỏi, lễ phép
Làm được việc tốt
III. Vệ sinh
Vệ sinh tốt phòng học
Vệ sinh tốt sân bãi
Thực hiện tốt múa sân trường
Giữ gìn bàn ghé, sách vở
Tham gia tốt các phong trào
 Điểm đạt
IV. Tổng kết
Cá nhân xuất sắc
Cá nhân bị phê bình
Tổ xuất sắc
Tổ bị phê bình
 - Tập thể đóng góp ý kiến:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Lớp trưởng nhận xét chung về mặt đạo đức, học tập, vệ sinh và các phong trào khác :
 + Những việc đã thực hiện tốt : --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 + Những tồn tại, khuyết điểm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Lớp trưởng tuyên dương :
 + Những cá nhân xuất sắc : --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 + Những tổ xuất sắc :-----------------------------------------------------------------------------------
 - Lớp trưởng phê bình :
 + Những cá nhân chưa tốt :---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 + Những tổ chưa tốt :------------------------------------------------------------------------------------
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung :-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt chủ đề :---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3. Phương hướng tới 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THỂ DỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 T2.doc