Bài soạn lớp 5 - Tuần 2

Bài soạn lớp 5 - Tuần 2

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử. Thể hiện nền văn hiến lâu đời (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức bản thân; giao tiếp;

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 34 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1004Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 09 tháng 9 năm 2013 
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 3 Bài: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử. Thể hiện nền văn hiến lâu đời (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức bản thân; giao tiếp; 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, trả lời các câu hỏi: 
+ Em thích chi tiết nào nhất trong đoạn văn em vừa đọc? Vì sao?
+ Những chi tiết nào làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động?
+ Nội dung chính của bài là gì?
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài
- Giới thiệu và HDHS quan sát tranh:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Em biết gì về khu di tích lịch sử này?
- Giới thiệu bài.
* HĐ 2: Luyện đọc.
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài 1 lần.
- Chia bài thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầunhư sau.
+ Đoạn 2: Bảng thống kê.
+ Đoạn 3: Phần còn lại:
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần, kết hợp hướng dẫn đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu bài 1 lần
* HĐ 3: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Đến thăm văn miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên về điều gì?
- GV: Truyền thống khoa cử của nước ta đã có từ lâu đời
+ Đoạn 1 cho ta biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc bảng thống kể để tìm xem:
+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
+ Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
- Văn miếu vừa là nơi thờ Khổng Tử,là nơi dạy các thái tử học tập.
+ Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?
+ Đoạn còn lại của bài văn cho em biết điều gì?
+ Bài văn nói lên điều gì?
- GV ghi bảng, gọi HS nhắc lại.
- Khu văn miếu – Quốc Tử Giám được tu sửa rất nhiều qua các triều đạilà niềm tự hào của dân tộc ta về đạo học.
* HĐ 4: Luyện đọc diễn cảm
- Em hãy nêu cách đọc của cả bài?
- Gọi 3 HS đọc từng đoạn, hướng dẫn cách đọc - nhận xét.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn 3:
+ GV đọc mẫu, nêu cách đọc.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ Thi đọc cá nhân, nhóm.
+ Nhận xét cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Tóm nội dung bài, cho học sinh liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
- Hát tập thể.
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
+ HS1: Mùa đôngvàng ối.
+ HS2: Tàungay.
+ HS3: Cả bài.
- Nhận xét bạn đọc.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Vẽ Khuê Văn Các ở Quốc Tử Giám.
+ Là khu di tích nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam,... có rất nhiều rùa đội bia tiến sĩ.
- HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS đánh dấu đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung.
+ Từ năm 1079, nước ta,gần 3000 tiến sĩ.
+ Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời.
+ Triều đại nhà Lê: 104 khoa.
+ Triều đại Lê: 1780 tiến sĩ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
+ Từ xưa nhân dân ta đã coi trọng đạo học, là một nước có một nền văn hiến lâu đời ở Việt Nam.
+ Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở Việt Nam.
- Bài văn nói lên Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời.
- Thực hiện.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Rõ ràng, tự hào.
- HS đọc đoạn, nêu cách đọc – nhận xét.
- “ Ngày nay muỗm già cổ kính, 82 tấm tiến sĩ / như chứng tích về một nền văn hiến lâu dài.”
- Lắng nghe, thực hiện.
- Thực hiện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc - nhận xét.
- 1,2 HS liên hệ.
- Học và chuẩn bị bài sau.
Môn: TOÁN
Tiết 6 Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành một phân số thập phân.
- Bài tập cần làm: Bài tập 1; 2; 3.
- KNS: Giải quyết vấn đề; ra quyết định; 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS chữa bài 4.
+ Thế nào là phân số thập phân?
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
* HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
. Bài 1/9:
- GV: Vẽ tia số, 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- Cho HS đọc các phân số thập phân trên tia số 
. Bài 2/9: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV: Muốn viết thành phân số thập phân em làm như thế nào?
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, đánh giá.
. Bài 3/9:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài, rồi chữa bài.
* GV: Cùng nhân hoặc chia tử số và mẫu số với cùng 1 số tự nhiên để được phân số thập phân có mẫu số là 100.
. Bài 4/9:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh.
. Bài 5/9:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- GV: Lớp học có bao nhiêu học sinh?
+ Số HS giỏi toán như thế nào so với học sinh cả lớp?
+ Em hiểu câu số học sinh giỏi toán bằng số học sinh cả lớp như thế nào?
- Yêu cầu HS tìm số học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt.
- Chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu HS làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Tóm lược nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà. 
- 1 HS lên bảng làm bài.
+ Là những phân số có mẫu số 10, 100, 1000
- Nhận xét cùng GV.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở: 
1
 0 
- 2 HS đọc. 
- HS trả lời.
- HS làm bài: 
 ==; ==;
 ==
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm vào vở:
 == 
 ==
 ==
- HS đọc đề bài
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở:
 = ; > 
- Chẳng hạn: Quy đồng mẫu số ta có: == vì > vậy >
- Có 30 học sinh.
- Bằng 
- Nếu số HS cả lớp chia thành 10 phần bằng nhau thì số học sinh giỏi toán chiếm 3 phần như thế.
- Các nhóm làm bài:
 Bài giải
Số học sinh giỏi Toán là:
30 x = 9 ( học sinh )
Số học sinh giỏi Tiếng Việt là:
30 x = 6 ( học sinh )
 Đáp số: 9 HS, 6 HS.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: KHOA HỌC
Tiết 3 Bài: NAM HAY NỮ? 
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
- KNS: Phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ; trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội; tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 6,7 SGK.
- Các tấm phiếu như trang 8 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, nhận xét, cho điểm.
+ Nêu một số đặc điểm khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học?
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài. 
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
* HĐ 2: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
- GV chia nhóm 4, yêu cầu HS đọc trò chơi trong SGK, yêu cầu các nhóm trao đổi trong 2 phút.
- Gọi mỗi dãy bàn cử 3 bạn tham gia trò chơi.
+ GV hướng dẫn cách chơi.
+ Quy định thời gian, cho 2 nhóm dán kết quả.
+ Thống nhất kết quả đúng.
+ Vì sao em cho rằng chỉ có nam có râu còn nữ thì không ?
+ Vì sao em cho rằng dịu dàng là đặc điểm chung của nam và nữ ?
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Kết luận: Nam và nữ có nhiều đặc điểm chung về mặt xã hội.
* HĐ 3: một số quan niệm về nam và nữ.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.
+ Ảnh chụp gì? bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì ?
+ Nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong trường, lớp, địa phương em?
+ Em có nhận xét gì về vai trò của phụ nữ.
- GV chia nhóm 4, yêu cầu HS thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đây không? Vì sao ?
a) Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ.
b) Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
c) Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kỹ thuật.
d) Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không? Khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lý không? 
- Cho HS liên hệ trong lớp, trong gia đình
+ Tại sao không nên đối xử phân biệt giữa nam và nữ ? 
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV tóm nội dung, yêu cầu HS nêu nội dung chính.
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Đọc, trao đổi nhóm.
- 2 đội tham gia chơi, nhận xét, bổ sung:
Nam
Cả nữ và nam
 Nữ
- có râu, cơ quan sinh dục,
- dịu dàng, mạnh mẽ , kiên nhẫn 
- mang thai, cho con bú 
+ Do sự tác động của hóc môn sinh dục nam nên đến độ tuổi nhất địnhà nam có râu
+nam khi động viên, giúp đỡ bạn nữ
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát hình 4.
+ Các nữ cầu thủ đang đá bóngnữ có thể chơi bóng chứ không chỉ riêng nam
+ Lớp: nữ lớp trưởng, tổ trưởng
+ Trường: nữ hiệu trưởng, hiệu phó
+ Địa phương: nữ bác sĩ, giám đốc, chủ tịch UBND, 
+ Có vai trò rất quan trọng trong xã hội, 
- Các nhóm thảo luận.
+ Khôngnam giới hãy chia sẻ với nữchăm sóc con cái là thể hiện tình thương của cha mẹ.
+ Khôngviệc kiếm tiền là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.
+ 2 việc cả trai và gái đều nên biết.
+ Con trai đi chơi, con gái nấu cơm. không hợp lý vì trai và gái đều có khả năng làm việc như nhau, đều có nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ bố mẹ.
- HS liên hệ thực tế.
+ Nữ có vai trò quan trọng không kém nam giới
- 2 HS nêu.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 2 Bài: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
(tiết 2 )
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập rèn luyện.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. 
- Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
- KNS: Tự nhận thức; xácđịnh giá trị; ra quyết định.
- GDMTBĐ: Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo do lớp, trường, đại phương tổ chức.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Giấy trắng, bút màu. Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Học sinh lớp 5 có gì khác với học sinh khối lớp khác?
+ Các em cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
* HĐ 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
* HĐ 2: Hoạt động nhóm.
- Mục tiêu: Rèn HS kĩ năng đặt mục tiêu, có ý thức vươn lên.
- Cách t ...  thực hiện.
 Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 3 Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Học sinh biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh Rừng trưa và Chiều tối ( BT1).
- Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (bài tập 2).
- KNS: Thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; giao tiếp; 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh rừng tràm; ghi chép và dàn ý quan sát cảnh một buổi trong ngày.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết
2. Kiểm tra:
- Gọi HS trình bày kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày (đã hướng dẫn ở bài trước).
- Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu ghi bảng.
* HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập.
. Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Giới thiệu tranh rừng tràm.
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 bài văn, tìm các hình ảnh mình thích ghi vào vở bài tập.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
+ Vì sao em thích hình ảnh đó?.
- Nhận xét, khen ngợi HS tìm được các hình ảnh đẹp.
- Để tả cảnh “Rừng trưa” (Chiều tối) tác giả tả những nét nào?.
. Bài tập 2: 
- Hướng dẫn: Mở bài, kết bài cũng là một phần của dàn ý song nên chọn viết phần thân bài. Dựa vào các nội dung quan sát ở nhà để viết.
- Quan sát giúp đỡ HS viết. Phát phiếu cho 2 em làm.
- Nhận xét chữa bài.
- Chấm điểm một số bài viết tốt, sáng tạo, có ý riêng.
4. Củng cố, dặn dò:
- Bình chọn người viết văn hay, học tốt.
- Dặn dò: xem lại bài tập 2 ở nhà.
- Nhận xét giờ học. 
- 2- 3 HS trình bày.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 2 HS đọc yêu cầu bài và nội dung 2 bài văn.
- HS tìm và ghi lại.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến theo ý.
- HS trả lời.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
- HS viết bài vào vở bài tập, 2 em viết vào phiếu khổ to.
- Lần lượt đọc bài làm của mình.
- Cùng GV bình chọn, đánh giá.
- Lắng nghe, thực hiện.
 Thứ sáu ngày 13 tháng 09 năm 2013
Môn: TOÁN
Tiết 10 Bài: HỖN SỐ 
( tiếp theo )
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (3 hỗn số đầu), bài 2 (a,c); bài 3 (a,c).
- KNS: Lắng nghe tích cực; giải quyết vấn đề; ra quyết định;
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các tấm bìa cắt hình vẽ như phần bài học trong SGK để thể hiện hỗn số .
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS chữa bài 1 (SGK)
+ Khi đọc viết hỗn số, ta đọc viết như thế nào?
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới
* HĐ 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài, ghi bảng
* HĐ 2: Hướng dẫn HS chuyển hỗn số thành phân số
- GV dán hình vẽ như phần bài học trong SGK lên bảng:
+ Hãy đọc hỗn số chỉ phần hình vuông đã tô màu?
+ Hãy đọc phân số chỉ số hình vuông đã được tô màu?
- GV nêu: Đã tô màu hình vuông hay đã tô màu hình vuông. Vậy ta có: =.
- GV nêu vấn đề: Hãy tìm cách giải thích vì sao 2=.
- GV cho HS trình bày cách của mình trước lớp, nhận xét cách của mình đưa ra, sau đó yêu cầu:
+ Hãy viết hỗn số thành tổng của phần nguyên và phần thập phân rồi tính tổng này.
- GV viết to và rõ các bước chuyển từ hỗn số ra phân số.
- Yêu cầu HS nêu rõ từng phần cho hỗn số .
- GV điền tên các phần của hỗn số vào các bước chuyển để có sơ đồ như sau: 
 = 
- GV yêu cầu: Dựa vào sơ đồ trên, em hãy nêu cách chuyển một hỗn số thành phân số?
- GV cho HS đọc phần nhận xét trong SGK.
* HĐ 3: Thực hành
. Bài 1/13: (3 hốn số đầu) 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài cho HS trên bảng, sau đó yêu cầu HS tự kiểm tra bài của mình.
. Bài 2/14: (a,c).
- Yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS tự đọc mẫu và làm bài.
- Gọi HS chữa bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
. Bài 3/14: (a,c)
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS chữa bài trên bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò:
- Tóm nội dung bài: cách chuyển một hỗn số thành phân số và cách thực hiện tính.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- HS nghe xác định mục tiêu bài học.
- HS quan sát hình
- HS nêu: đã tô màu hình vuông.
- Tô màu hai hình tròn tức là tô màu 16 phần. Tô màu thêm hình vuông tức là tô màu thêm 5 phần. Đã tô màu 16 + 5 = 21 phần. Vậy có hình vuông được tô màu.
- HS trao đổi để tìm ra cách giải.
- HS làm bài:
- HS nêu:
+ 2 là phần nguyên
+ là phân số với 5 là tử số của phân số, 8 là mẫu số của phân số.
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 2 HS đọc lại.
- Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các phân số thành hỗn số.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
 2 = = ; 4 = 
- 1 HS nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện tính.
- 3 HS lên bảng làm bài:
a) 
c) 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở:
a) 
c)
- HS nêu
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 4 Bài: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng ( BT1).
- Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu ( BT2).
- KNS: Thu thập, xử lí thông tin; hợp tác; thuyết trình kết quả tự tin; xác định giá trị.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Vở bài tập, bút dạ, phiếu ghi mẫu thống kê.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi 2- 3 em đọc đoạn văn tả cảnh trong ngày đã biết hoàn chỉnh.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu, ghi bảng
* HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập.
. Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Giải thích yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Nhận xét chốt câu trả lời.
. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giải thích yêu cầu bài.
- Chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm làm bài, tính thời gian.
- Yêu cầu các nhóm dán phiếu.
- Gọi HS nhận xét, trình bày kết quả. Nhận xét, chữa bài biểu dương nhóm đúng.
- Nêu tác dụng của bảng thống kê số liệu?
4. Củng cố, dặn dò:
- Các số liệu thống kê được trình bày dưới những hình thức nào?
- Thống kê số liệu dùng để làm gì?
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- 3 em đọc bài.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1- 2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS mở lại bài tập đã đọc “Nghìn năm văn hiến” để thảo luận, trả lời các câu hỏi.
- Từng cặp hỏi đáp trước lớp.
a) Từ năm 1075 đến 1919 số khoa thi ở nước ta 185, số tiến sĩ 2896.
- Số khoa thi, số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại:
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng
nguyên
Lý
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyễn
38
558
0
+ Số bia 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia 1306.
b) Số liệu thống kê được trình bày dưới 2 hình thức: nêu số liệu, trình bày bảng.
c) Tác dụng: giúp dễ tiếp nhận thông tin, so sánh, tăng tính thuyết phục...
- 1-2 em đọc yêu cầu bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Về nhóm nhận phiếu làm bài.
- Các nhóm trình bày kết quả:
Tổ
Số HS
Số HS nữ
Số HS nam
HSG, HSTT
 1
 2
 3
 4
9
9
8
9
4
4
4
5
5
5
4
4
8
9
8
8
 TS
 35
17
 18
 33
- Tác dụng: thấy rõ kết quả, đặc biệt là những kết quả có tính so sánh.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, thực hiện.
SINH HOẠT TẬP THỂ CUỐI TUẦN
 TUẦN 2
I. Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động, công việc của lớp trong tuần 2.
- Ổn định và duy trì mô hình tự quản, 
- Tiết tục phát động thi đua đợt 1 học kì I. 
- Định hướng các hoạt động tuần 3, tháng 9.
II. Chuẩn bị:
- Thống kê số liệu, tổng hợp thông tin từ TPT Đội, GV bộ môn, tổ trực tuần, hoa điểm 10 tặng nhóm, tổ.
III. Nội dung:
1. Tuyên bố lý do:
- Sinh hoạt lớp cuối tuần 2. 
2. Hát tập thể:
- Phó CT văn nghệ bắt nhịp, lớp hát chung.
3. Giới thiệu thành phần tham dự:
- GV chủ nhiệm.
- Các thành viên trong lớp.
4. Tiến hành sinh hoạt:
- CTHĐTQ đánh giá hoạt động tuần qua: Các nội dung về duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động Sao - Đội, tham gia vệ sinh trường lớp, tích cực tham gia các phong trào thi đua chào mừng và kỉ niệm các ngày lễ lớn
- Ổn định mô hình tự quản của lớp.
- Tiếp tục phát động thi đua học kì I.
- Ý kiến các thành viên trong lớp:.
- GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
- Bước đầu các em đã ổn định các nề nếp.
- Các em đi học đều, đúng giờ, trang phục khá gọn gàng, sạch sẽ.
- Vệ sinh lớp học, khu vực được phân công sạch sẽ.
- Tham gia các hoạt động nhanh, có chất lượng.
- Trong giờ học sôi nổi xây dựng bài.
* Tồn tại:
- Một số em còn thiếu khăn quàng, áo quần còn bẩn.
- Có một vài em chưa chú ý nghe giảng.
- Trao hoa điểm 10 cho tổ đạt giải nhất. 
5. Các hoạt động tuần tới:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Thi đua học tập hướng đến kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học. 
* Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
* Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 3.
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
- Nhóm trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
- Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ học.
* Đạo đức:
- Thực hiện tốt việc đi thưa, về trình; đi đến nơi về đến chốn.
- Tuyệt đối không nói tục, chửi thề ở trong trường và ngoài xã hội.
- Bạn bè phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau; không nên gây gổ hoặc đánh nhau.
* Vệ sinh:
- Thực hiện vệ sinh trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
* Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Nhắc nhở gia đình đóng các khoản đầu năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc