Bài soạn lớp 5 - Tuần 20

Bài soạn lớp 5 - Tuần 20

I. MỤC TIÊU

- HS biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.

- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

KNS: Xác định giá trị, đảm nhận trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh sgk, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 48 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
NS: 3/1/2014
NG: 6/1/2014 
Thứ hai ngày 6 tháng 1 năm 2014
TẬP ĐỌC
TIẾT 39: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. MỤC TIÊU 
- HS biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
KNS: Xác định giá trị, đảm nhận trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh sgk, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
A- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Yêu cầu HS phân vai phần hai của vở kịch Người công dân số Một, và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm.
B- Dạy bài mới:
 1- Giới thiệu bài: (1)GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: (10’)
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
+ Thềm cấm: Khu vực cấm trước cung vua.
+ Khinh nhờn: Coi thường
+ Kể rõ ngọn ngành: Nói rõ đầu đuôi sự việc.
+ Chầu vua: vào triều nghe lệnh vua.
+ Chuyên quyền: Nắm mọi quyền hành, tự ý QĐ mọi việc. 
+ Hạ thần: từ quan lại thời xưa, dùng để tự xưng khi nói với vua.
+ Tâu xằng: Nói sai sự thật.
- Gv đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài: (10’)
+ Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
+ Theo em, Trần Thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì?
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
+ Theo em cách xử lí như vậy là có ý gì?
+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho ta thấy ông là người như thế nào?
+ Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: (5’)
- Gv đọc mẫu đoạn 2 +3.
 Hướng dẫn Hs tìm giọng đọc phù hợp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
3- Củng cố, dặn dò: (4’)
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Hoạt động học
- 4 Hs thực hiện yêu cầu.
- 1 HS giỏi đọc.
- 1 HS chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ông mới tha cho.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt). 
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc đoạn 1:
+ Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác.
+ Ông muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước.
- HS đọc đoạn 2:
+ Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
+ Ông khuyến khích những người làm theo phép nước.
- HS đọc đoạn 3:
+ Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
+ Trần Thủ Độ nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước.
+ Truyện ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
 - 3 HS nối tiếp đọc bài.
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc phân vai đoạn 2, 3 trong nhóm 4. 
- Thi đọc diễn cảm (2 - 3 nhóm)
TOÁN
TIẾT 96: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
- HS biết cách tính chu vi hình tròn, đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
- Làm được các bài tập: 1(a,b); 2; 3(a). HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh sgk, bảng phụ
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoat động dạy
A- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
B- Bài mới:
 1- Giới thiệu bài: (1’)
 2- Luyện tập: (24’)
*Bài tập 1: 
- GV nhận xét.
*Bài tập 2: 
- HD cách tính d, r từ công thức tính C
d = C : 3,14; r = C : 2 : 3,14
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: 
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Hai HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4: 
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Mời 1 HS nêu kết quả, giải thích cách làm 
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Hoạt động học
- 2 Hs thực hiện yêu cầu.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 Hs nêu lại cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính.
- Hs làm bảng con, bảng lớp.
a) C = 9 2 3,14 = 56,52 (m)
b) C = 4,4 2 3,14 = 27,632 (dm)
c) C = 2,5 2 3,14 = 15,7 ( cm)
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Hs vận dụng tính làm bài vào vở, 1 HS lên bảng:
d = 15,7 : 3,14 = 5 ( m)
r = 18,84 : 2 : 3,14 = 3 (dm)
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở, 2 Hs làm vào bảng nhóm.
 *Bài giải:
Chu vi của bánh xe đó là:
 0,65 3,14 = 2,041 (m)
b) Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng thì người đó đi được số mét là:
 2,041 10 = 20,41 (m)
 Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 100 vòng thì người đó đi được số mét là:
 2,041 100 = 204,1 (m)
 Đáp số: a) 2,041 m
 b) 20,41 m ; 204,1m
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Hs suy nghĩ tìm kết quả đúng.
*Kết quả:
 Khoanh vào D
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 20: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
 - HS biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
 - Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
 - Hs khá, giỏi biết được vì sao phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây đựng quê hương.
 - KNS: Kĩ năng xác định giá trị, tư duy phê phán.tìm kiềm trình bày những hiểu biết về quê hương.
 - LHBĐ: GDHS lòng yêu quê hương qua những việc và có ý thức bảo vê, giữ gìn tài nguyên MTBĐ là góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương BĐ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
A- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài Em yêu quê hương.
B- Bài mới:
 1- Giới thiệu bài: (1’)
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
 2- Hoạt động 1: (8’)Triển lãm nhỏ (bài tập 4, SGK)
*Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương.
*Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình đã sưu tầm được.
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- Cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận.
- GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.
 3- Hoạt động 2: (7’)Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
*Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp đối với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
*Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- Mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: 
+ Tán thành với các ý kiến: a, d
+ Không tán thành với các ý kiến: b, c
 4- Hoạt động 3: (7’) Xử lí tình huống (bài tập 3, SGK)
*Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương.
*Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xử lí các tình huống của bài tập 3.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
+ Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách,...
+ Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm.	
 5- Hoạt động 4: (7’) Trình bày kết quả sưu tầm.
*Mục tiêu: Củng cố bài
*Cách tiến hành: 
- Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát,
- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
Liên hệ : Em đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
GD hoc sinh phải biết yêu quê hương cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương.
Chuẩn bị bài : Ủy ban nhân dân xã (phường) em.
Hoạt động học
- 2 HS trình bày.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm theo tổ.
- HS xem tranh và trao đổi, bình luận. 
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- HS giải thích lí do.
- 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ.
- HS thảo luận và trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình.
- HS trình bày các bài thơ, bài hát sưu tầm được.
NS: 4/1/2014
 NG: 7/1/2014 
Thứ ba ngày 7 tháng 1 năm 2014
TOÁN
TIẾT 97: DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU 
- Giúp học sinh nắm được quy tắc ,công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để tính diện tích hình tròn .
- BT1c, 2c,: HSKG
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra: (5’)
- Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn.
Bài 1: Tính chu vi hình tròn có bán kính r :
a. r = 9m b. r = 4,4 dm
Nhận xét ,ghi điểm 
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1’)nêu và ghi đề bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài .
 a. Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn . (10’)
- GV giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn : Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
S = r x r x 3,14 (S là diện tích hình tròn, r là bán kính đường tròn).
VD : Tính diện tích hình tròn có bán kính 2 dm.
- Yêu cầu hS tính diện tích hình tròn, GV ghi bảng :
Diện tích hình tròn là :
2 x 2 x 3,14 =12,56 (dm2)
b. Luyện tập (15’)
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài vào vở , 3 HS lên bảng giải
Gv nhận xét
Bài 2 : Yêu cầu Hs đọc đề bài và làm bài vào vở, 3 Hs giải bài trên bảng.
GV nhận xét sửa sai.
Bài 3 :Yêu cầu Hs đọc đề bài và làm bài vào vở,1 Hs giải bài trên bảng.
GV nhận xét sửa sai.
3. Củng cố-Dặn dò: (4’)
- Nhắc lại cách tính diện tích hình tròn.
Chuẩn bị bài : Luyện tập.
3 Hs thực hiện yêu cầu.
HS nhắc lại đề bài.
HS theo dõi.
2 HS nhắc lại cách tính diện tích hình tròn.
1 HS đọc to đề bài. Lớp theo dõi SGK.
-HS làm bài vào vở, 3HS lên bảng giải.
a. S = 5x 5 x 3,14 = 78,5(m2)
b. S = 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
c. S = x x 3,14 = 1,1304 (m2)
HS nhận xét ,sửa bài.
- 1 HS đọc to đề bài. Lớp theo dõi SGK.
- HS làm vào vở, 3HS lên bảng giải.
S = 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
S = 3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944(dm2)
S = 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (m2)
HS nhận xét, sửa bài.
Hs đọc đề bài và làm bài vào vở, 1 Hs giải bài trên bảng.
Bài giải.
Diện tích của mặt bàn hình tròn là:
45 x 45 x 3,14 = 6358,5(cm2)
Đáp số : 6358,5cm2 
HS nhận xét, sửa bài.
- HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tròn
CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
TIẾT 20: CÁNH CAM LẠC MẸ
I. MỤC TIÊU 
- HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Làm được bài tập 2a. 
- Giáo dục tình cảm yêu quý các loài vật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập cho bài tập 2a.
- Bảng phụ, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ(5’)
 - Đọc cho HS viết: giấc ngủ, lim dim, tháng giêng, rổ rá.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: (1’) 
 2 - Hướng dẫn HS nghe – viết: (17)
- GV Đọc bài viết.
+ Khi bị lạc mẹ cánh cam được những ai giúp đỡ? Họ giúp như thế nào?
- GV đọc những từ khó, dễ viế ...  nước nhà sau khi Mỹ phá vỡ Hiệp định Giơ-ne-vơ
- Yêu nước, tự hào dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh Mĩ – Diễm tàn sát đồng bào miền Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBài cũ. (5p)
- Hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ?
B. Bài mới.
-Giới thiệu bài (1p)– Ghi đầu bài.
*Hoạt động 1: (15p)
 Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ.
- GV nêu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
- Gv nêu nhiệm vụ bài học.
- Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
-GV nhận xét chốt lại.
Hoạt động 2: (12p)
 Nguyện vọng chính của nhân dân không được thực hiện.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận : 
Nêu nguyện vọng chính đáng của nhân dân?
Nguyện vọng đó có được thực hiện không? Vì sao?
-Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mỹ Diệm như thế nào?
- Am mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ – Diễm được thể hiện qua những hành động nào ?
+ Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt ?
- GV kết luận lại.
- GV hướng dẫn các nhóm HS thảo luận để giải quyết nhiệm vụ 3 (Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất đứng lên cầm súng đánh giặc?) theo các gợi ý sau.
+ Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao ?
+ Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra ?
+ Sự lựa chọn cầm súng đánh giặc của nhân dân ta thể hiện điều gì ?
- Gv mời đại diện một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
3. Củng cố - Dặn dò. (4p)
Hãy nêu những dẫn chứng tội ác của Mỹ Ngụy đối với đồng bào miền Nam?
- Vì sao nhân dân ta phải chịu nỗi đau chia cắt ?
- Về nhà học bài – Chuẩn bị bài sau (Bến tre Đồng Khởi).
3 HS nêu
- Lắng nghe.
- HS đọc sgk và trả lời câu hỏi.
* Nội dung chính của Hiệp định:
Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương. Quy định vĩ tuyến 17 (Sông Bến hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc, chuyển vào Nam. Trong 2 năm, quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam. Đến tháng 7/ 1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
-HS thảo luận theo cặp và trả lời.
-Sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp.
Không thực hiện được. Vì đế quốc Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Mỹ dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, lập ra chính phủ thân Mỹ, tiêu diệt lực lượng cách mạng.
+Đế Quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức chống phá các lực lượng cách mạng khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nướcChính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”, “ diệt cộng”.Với khẩu hiệu “ giết nhầm còn hơn bỏ sót”, chúng thẳng tay giết hại các chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội
-Cầm súng đứng lên chống đế quốc Mỹ và chính chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
-Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ chịu cảnh nô lệ, chịu cảnh áp bức.
-Nhân dân ta sẽ bị thiệt hại sức người sức của, chịu mất mát, hy sinh,
-Thể hiện sự quyết tâm chiến đấu không chịu bị áp bức, không chịu làm nô lệ, quyết tâm làm chủ đất nước.
ĐỊA LÍ
TIẾT 21: CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS :
- Dựa vào lượt đồ bản đồ, nêu được vị trí địa lý của Cam Pu Chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô ba nước này.
- Nhận biết được :
 + Cam- Pu - Chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triễn công nghiệp .
 + Trung quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triễn mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công truyền thống.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bản đồ các nước châu Á, bản đồ tự nhiên châu Á, các hình minh hoạ trong SGK, phiếu học tập của HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ : (5p)
Gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi 
+ Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở những vùng nào? Tại sao?
+ Vì sao khu vực đông nam Á lại sản xuất nhiều lúa gạo?
Nhận xét ghi điểm
B. Bài mới : 
 Giới thiệu bài : Trực tiếp + Ghi đầu bài.
*Hoạt động 1: (10p) Cam Pu Chia 
- Cho hs thảo luận theo nhóm 4, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung 
+ Em hãy nêu vị trí địa lí của Cam Pu Chia ? (Nằm ở đâu, có chung biên giới với nước nào? ở những phía nào? 
+ Thủ đô Cam Pu Chia ? 
+ Nét nổi bật của địa hình Cam Pu Chia? 
+ Dân cư Cam Pu Chia sản xuất ngành gì là chủ yếu? Sản phẩm chính của ngành này? 
+ Vì sao Cam Pu Chia đánh bắt nhiều cá nước ngọt ? 
+ Tôn giáo ngưòi dân Cam Pu Chia?
Kết luận : Cam Pu Chia nằm ở Đông Nam Á, giáp biên giới Việt Nam. Kinh tế Cam Pu Chia đang chú trọng phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản .
Hoạt động 2(10p): Lào
 + Hãy nêu vị trí của nước Lào? 
+Thủ đô nước Lào ? 
+ Nét nổi bật địa hình Lào ? 
+ Sản phẩm của Lào ? 
Người dân theo đạo gì? 
GV kết luận: Lào không giáp biển, có diện tích rừng lớn, là một nước nông nghiệp, ngành công nghiệp ở Lào đang được chú trọng phát triễn.
*Hoạt động 3: (10p) Trung Quốc 
-Cho hs đọc sgk, Gv nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
+Vị trí của Trung Quốc ? 
+ Thủ đô của Trung Quốc ?
+ Em có nhận xét gì về diện tích và số dân của Trung Quốc ? 
+ Sản phẩm của Trung Quốc ? 
+ Em biết gì về Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc ? 
GV kết luận : Trung Quốc có diện tích lớn, có số dân đông nhất thế giới nền kinh tế đang được phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng.
3. Củng cố Dặn dò (3p)
-Gọi HS đọc bài học .
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau 
 2 HS trả lời – nhận xét bạn
- HS thảo luận theo nhóm 4, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung 
- Cam Pu Chia nằm trên bán đảo đông dương trong khu vực Đông Nam Á. Phía bắc giáp Lào, Thái Lan, phía đông giáp Việt Nam, phía Nam giáp biển phía Tây nam giáp Thái Lan.
- Phnôm Pênh 
- Tương đối bằng phẳng đồng bằng chiếm đa số diện tích của Cam Pu Chia, một phần nhỏ là đồi núi thấp. 
- Ngành nông nghiệp là chủ yếu, sản phẩm gạo, hồ tiêu, đánh bắt nhiều cá nước ngọt.
- Vì Cam -pu-chia có địc hình đồng bằng dạng lòng chảo  Cam Pu Chia là Biển Hồ một hồ nước ngọt lớn. 
- Theo đạo Phật. Cam Pu Chia có nhiều đền chùa.
- Lào nằm trên bán đảo đông dương trong khu vực đông nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông và Đông Bắc giáp Việt Nam , phía Nam giáp Cam pu chia, phía Tây giáp Thái Lan .
- Viêng Chăn
- Đồi núi và cao Nguyên 
- quế, cánh kiến, gỗ quí, lúa gạo. 
- Đạo Phật 
- Thảo luận nhóm đôi
- Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc có chung biên giới với nhiều quốc gia như Mông Cổ, Triều Tiên, Liên Bang Nga, . ..
- Bắc Kinh 
- có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới .
- Chè, gốm sứ, tơ, lụa, các thiết bị đồ điện, đồ chơi, . . .
-Xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thuỷ Hoàng (Trên hai nghìn năm trước đây. Đời vua Trung Hoa sau này tiếp tục xây thêm Trường Thành ngày càng dài. Tổng chiều dài của Vạn Lý Trường Thành là 6700km. Hiện nay là khu du lịch nổi tiếng.
Lắng nghe
NS: 15/1/2014
NG: 18/1/2014 
Thứ bẩy, ngày 18 tháng 1 năm 2014
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 42: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU 
- HS rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ
- Bảng lớp ghi 2 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
A- Kiểm tra bài cũ: (5’)
B- Bài mới:
 1- Giới thiệu bài: (1’)
 2- Nhận xét về kết quả làm bài của HS. (5’)
- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài: (5’)
* Những ưu điểm chính:
+ Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài.
+ Bài viết bố cục đủ 3 phần, sử dụng câu, từ tương đối hợp lí.
* Những thiếu sót, hạn chế: 
- Dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế, viết bài chưa theo đúng bố cục. 
- Một số em còn nhầm sang văn kể chuyện hoặc tường thuật.
b) Thông báo điểm.
2.3- Hướng dẫn HS chữa lỗi: (15’)
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng
- Gọi HS lên chữa, cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Gọi HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
3- Củng cố – dặn dò: (4’)
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau Ôn tập văn kể chuyện
Hoạt động học
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
SINH HOẠT
 TUẦN 21
I. MỤC TIÊU
- Nhận xét chung trong tuần đề ra phương hướng tuần tới.
- Học sinh khiêm tốn học hỏi, biết tự sửa chữa khuyết điểm và có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. 
II. CHUẨN BỊ 
- Họp cán bộ lớp
III.NỘI DUNG SINH HOẠT
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm điểm hoạt động trong tuần (20p)
- Y/c các tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình trong tuần 
+ Thực hiện ra, vào lớp, ôn bài đầu giờ
+ Thể dục, vệ sinh
+ Đồng phục
+ Đồ dùng học tập
+ Việc thực hiện phòng tránh tai nạn, thương tích ở trẻ em
2. Đánh giá chung (5p) 
- Tuyên dương tổ thực hiện nghiêm túc
- Nhận xét chung các mặt hoạt động trong tuần
- Tuyên dương, phê bình Hs
3. Văn nghệ: (5p) 
- Tổ chức cho HS hát các bài ca ngợi đất nước, mừng Đảng
4. Phương hướng (5p) 
- Thực hiện tốt các quy định đề ra
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
- Thi đua học tốt. 
- Giữ vệ sinh môi trường 
Hoạt động của học sinh
- Tổ trưởng từng tổ lên báo cáo nhận xét 
- Theo dõi
- Theo dõi
- Theo dõi
- Thể hiện
- Nhận xét
 Ngày 13 tháng 1 năm 2014
 Tổ trưởng
 Nguyễn Thị Hòa

Tài liệu đính kèm:

  • doc5A Lan Tuan 2123.doc