Bài soạn lớp 5 - Tuần 27 năm 2014

Bài soạn lớp 5 - Tuần 27 năm 2014

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.

 - Tranh minh hoạ chụp về nhà khoa học Cô - péc - ních và Ga - li – lê.

 - Sơ đồ Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 27 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27: Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
 CHÀO CỜ
================================================
 TẬP ĐỌC (T53) 
 DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY 
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
 - Tranh minh hoạ chụp về nhà khoa học Cô - péc - ních và Ga - li – lê.
 - Sơ đồ Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:a) Giới thiệu bài:
b).Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- GV chia đoạn trong bài : 3 đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài 
- GV sữa lỗi phát âm kết hợp giải nghĩa một số từ
+ Lưu ý HS đọc đúng tên riêng tiếng nước ngoài.
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp 
- Gọi một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
* Tìm hiểu bài:
+ Ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
+ Ga-li - lê viết sách nhằm mục đích gì ?
 * Đọc diễn cảm:
- 3 HS đọc từng đoạn của bài. 
- Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm cả câu truyện 
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS 
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng đọc và trả lời.
- Lớp lắng nghe. 
- 1 HS đọc khá giỏi đọc cả bài
- 3 HS đọc theo trình tự.
+ Luyện đọc các tiếng: Ga-li-lê, Cô-péc-ních 
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
- Lắng nghe GV đọc.
- ... Cô - péc - ních thì lại chứng minh ngược lại: Chính Trái đất mới là hành tinh quay quanh Mặt trời.
- Ga - li - lê viết sách nhằm bày tỏ sự ủng hộ với nhà khoa học Cô - péc - ních.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc cả bài.
- HS cả lớp thực hiện.
 TOÁN (T131) 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU : - Rút gọn được phân số .
 - Nhận biết được phân số bằng nhau .
 - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
 - HS làm tốt các bài tập 1; 2 ; 3. HS khá giỏi làm thêm các bài còn lại.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt độngcủa trò
1- Kiểm tra bài cũ: 
-GV gọi 2HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập 1,2 VBT
2-Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: -GV yêu cầu HS tự rút gọn sau đó so sánh để tìm các phân số bằng nhau.
 Bài 2:
GV yêu cầu HS làm bài. 
Bài 3:
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài. tự làm bài
Bài 4(HSG)
- GV nêu đề bài 
3.Củng cố, dặn dò: 
-GV tổng kết giờ học
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập còn lại và CB bài sau.
-2HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
-2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
+Rút gọn: 
 +Các phân số bằng nhau:
-HS làm bài vào vở bài tập.
 Ba tổ có số học sinh là: 
 32 x = 24 (học sinh)
-1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 - HSG làm VBT
 Lần sau đã lấy ra
 32850 : 3 = 10950(l)
 Lúc đầu trong kho có:
 32850 + 10950 + 56200 = 100 000(l)
 Đáp số: 100 000 lít
===============================================
 CHÍNH TẢ: NHỚ VIẾT(T27) 
 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU : 
- Nhớ - viết đúng bài CT ;biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ ; 
- Làm đúng BT CT phương ngữ (3) a/b, BT do Gv soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- 3- 4 tờ phiếu lớn viết các dòng thơ trong bài tập 2a hoặc 2b cần điền âm đầu hoặc vần vào chỗ trống.
- Bảng phụ viết sẵn bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" đe HS đối chiếu khi soát lỗi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn viết chính tả:
*Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
- HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ trong bài: 
" Bài thơ về tiểu đội xe không kính "
- Đoạn thơ này nói lên điều gì ?
* Hướng dẫn viết chữ khó:
- HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * Nghe viết chính tả:
+ GV yêu cầu HS gấp sách giáo khoa nhớ lại để viết vào vở đoạn trích trong bài " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " 
 * Soát lỗi chấm bài:
+ Treo bảng phụ đoạn văn và đọc lại để HS soát lỗi tự bắt lỗi.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài tập 3: 
+ HS đọc đoạn văn.
- Treo tranh minh hoạ để học sinh quan sát.
- GV dán phiếu, 4 HS lên bảng thi làm bài.
- Gạch chân những tiếng viết sai chỉnh tả, sau đó viết lại cho đúng để hoàn chỉnh câu văn.
+ HS đọc lại đoạn văn sau khi hoàn chỉnh 
- GV nhận xét ghi điểm từng HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lớp lắng nghe.
- 3 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
+ Đoạn thơ nói về tinh thần dũng cảm lạc quan không sợ nguy hiểm của các anh chiến sĩ lái xe.
- Các từ: xoa mắt đắng, đột ngột, sa, ùa, vào, ướt,...
+ Nhớ lại và viết bài vào vở.
+ Từng cặp soát lỗi cho nhau và ghi số lỗi ra ngoài lề tập.
- 2 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh.
- 4 HS lên bảng làm, HS ở lớp làm vào vở.
a/ Tiếng viết sai: (xa mạc ) sửa lại là sa mạc 
b/ Tiếng viết sai: đáy (biễn) và thung (lủng)
- Sửa lại là: đáy biển - thung lũng.
- Đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- Nhận xét bài bạn.
- HS cả lớp thực hiện.
============================================
 ĐẠO ĐỨC(T27) 
 TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T2)
I. MỤC TIÊU : 
 - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. (Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo).
 - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
 - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
* HSKG:Nêu được ý nghĩa của hoạt đọng nhân đạo.
* KNS:Rèn cho học sinh kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
 - Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm đôi
(Bài tập 4- SGK/39)
 - GV nêu yêu cầu bài tập.
 Những việc làm nào sau là nhân đạo?
a. Uống nước ngọt để lấy thưởng.
b. Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
c. Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
d. Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường.
e. Hiến máu tại các bệnh viện.
 - GV kết luận:
+ b, c, e là việc làm nhân đạo.
+ a, d không phải là việc làm nhân đạo.
* Hoạt động2: Xử lí tình huống
(Bài tập 2- SGK/38- 39)
 - GV chia 2 nhóm và giao cho mỗi nhóm HS thảo luận 1 tình huống.
òNhóm 1:
a.Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân.
òNhóm 2:
b.Nếu gần nơi em ở có bà cụ sống cô đơn, không nơi nương tựa.
 + Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn có xe và có nhu cầu  ),
 + Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt thường ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
(Bài tập 5- SGK/39)
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 - GV kết luận:
 Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, cách tham gia hoạn nạn bằng những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
 “Ghi nhớ” –SGK/38.
3Củng cố - Dặn dò:
 - HS thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập 5.
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận.
- Theo từng nội dung, đại diện các nhóm cùng lớp trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu điều tra theo mẫu.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bình luận.
- HS lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
- Cả lớp thực hiện.
 Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T53) 
 CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU : 
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (Nd Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III) ; bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).
*HS khá, giỏi tìm thêm được các câu khiến trong SGK (Bt2, mục III) ; đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ viết câu khiến ở BT1( phần nhận xét )
- 4 băng giấy để HS làm BT 2 và 3 ( phần luyện tập )
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
- HS đọc nội dung và TLCH bài tập 1.
- HS tự làm bài.
- HS nhận xét bài bạn.
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2 :
- HS tự làm bài.
- HS phát biểu. Nhận xét, cho bạn 
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS tự làm bài. 
+ Gọi 4 - 6 HS tiếp nối nhau lên bảng, mỗi HS đặt 1 câu. Mỗi em đặt các câu khác nhau 
- HS khác nhận xét bổ sung câu của bạn.
- GV kết luận: SGV
* Ghi nhớ:
- HS đọc nội dung ghi nhớ.
4* Phần luyện tập:
Bài 1:
+ GV dán 4 băng giấy viết một đoạn văn như sách giáo khoa.
- 4 HS lên bảng gạch chân dưới những câu khiến có trong đoạn văn.
- HS nhận xét bài bạn.
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2 :
-HD HS đọc đề bài.
+ Nhắc HS: trong sách giáo khoa câu khiến thường được dùng để yêu cầu HS trả lời câu hỏi hoặc giải bài tập.
- GV phát giấy khổ rộng cho các nhóm.
- Các nhóm làm vào phiếu, tìm các câu khiến có trong sách Toán hoặc sách Tiếng Việt lớp 4.
-Lớp nhận xét bài nhóm bạn.
Bài 3:
- HS đọc. GV nhắc HS: Đặt câu khiến phải phù hợp với đối tượng.
- HS tự làm bài đặt câu khiến vào vở.
- HS tiếp nối đọc câu khiến vừa đặt
3. Củng cố - dặn dò:
Khi nào thì chúng ta sử dụng Câu khiến ?
- Dặn HS về nhà học bài và viết 3 đến 5 câu khiến 
- 3 HS thực hiện tìm 3- 4 câu thành ngữ hoặc tục ngữ. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc, trao đổi, thảo luận, gạch chân câu có trong đoạn văn bằng phấn màu, lớp gạch bằng chì vào SGK.
+ Chỉ ra tác dụng của câu này dùng để làm gì 
- Nhận xét, bổ sung. Đọc lại các câu khiến vừa tìm được 
- HS đọc kết quả.
+ Cuối câu khiến có dấu chấm cảm.
- 1 HS đọc yêu cầu đề, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn.
+ Lan cho mình mượn quyển vở .
+ Tiếp nối nhau đọc bài làm:
+ Từng cặp HS đổi tập sửa lỗi cho nhau.
+ Lắng nghe.
- 3 - 4 HS đọc,  ... n về việc sử dụng các nguồn nhiệt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Nhóm: Tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của GV
HĐ của HS
1)KTBC : Nêu các vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
- Nhận xét, ghi điểm
- Giới thiệu bài 
2)Bài mới 
HĐ 1: Các nguồn nhiệt và vai trò các nguồn nhiệt.
- HS quan sát hình ở SGK/106, tìm hiểu các nguồn nhiệt và vai trò của chúng 
- Nhận xét, KL.
HĐ 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt 
- Yêu cầu các nhóm ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh
- GV nhận xét, kết luận.
+ Tại sao phải dùng lót tay để nhắc xoong nồi?
+ Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc khác? 
HĐ 3: Sử dụng, tiết kiệm 
- Yêu cầu các nhóm trao đổi để biết cần làm gì để tiết kiệm nguồn nhiệt.
- GV nêu KL
3)Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau 
- Lớp ổn định 
- 1 HS nêu theo yêu cầu 
- Làm việc nhóm 4
- Đại diện báo cáo 
 + Mặt trời: chiếu sáng, nhiệt độ .
 + Lửa: nấu thức ăn.
 + Điện: chiếu sáng, dùng đồ điện tử .
- Làm việc nhóm 4 
 + Rủ ro, nguy hiểm: bảng, điện giật .
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Lót tay là vật cách nhiệt, nên dùng lót tay để bê nồi
- ..dễ bị cháy quần áo
- HS về nhóm thảo luận và nêu ý kiến: Không để lửa quá to, tắt điện bếp khi không dùng, theo dõi khi đun nước 
- 2 HS đọc mục bạn cần biết 
=============================================
 Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
 TOÁN (T135) 
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
 - Tính được diện tích hình thoi 
 - HS làm tốt các bài tập 1; 2; 4 . HS khá giỏi làm thêm các bài còn lại
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Chuẩn bị các mảnh bìa hoặc giấy màu.
 - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4.
 - Giấy kẻ ô li, cạnh 1 cm, thước kẻ, e ke và kéo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Thực hành:
*Bài 1 : ý b bỏ
 - HS nêu đề bài 
- Các dữ kiện và yêu cầu đề bài.
+ HS nhắc lại cách tính diện tích hình thoi 
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2 : 
- HS nêu đề bài 
+ HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm. 
- Nhận xét, ghi điểm bài làm HS.
* Bài 3 :(Dành cho HS khá, giỏi)
- HS nêu đề bài.
+ GV vẽ các hình ở GK lên bảng.
+ Gợi ý HS:
- Suy nghĩ tìm cách xếp 4 hình tam giác để tạo thành hình thoi.
 - Tính diện tích hình thoi theo công thức.
- HS cả lớp làm vào vở.
-Gọi 1 em lên bảng tính.
- GV nhận xét ghi điểm học sinh. 
* Bài 4 :
- HS nêu đề bài.
+ GV vẽ các hình như SGK lên bảng.
+ Gợi ý HS:
- Quan sát hình suy nghĩ và gấp theo từng bước như hình vẽ.
+ HS thực hành gấp trên giấy.
- HS lên thao tác gấp trên bảng.
- Nhận xét ghi điểm HS.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1 HS làm trên bảng.nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu
-1 HS đọc.
- Cho biết số đo đường chéo - Tính diện tích hình thoi.
+ Nhận xét baì bạn.
- Củng cố tính diện tích hình thoi.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS tự suy nghĩ và làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bổ sung bài bạn .
-1 HS đọc.
+ HS tự làm vào vở.
+ 1 HS lên ghép các hình tam giác tạo thành hình thoi trên bảng.
- Sau dó tính diện tích hình thoi.
a/ Ghép hình.
 2cm 
 3cm
- Nhận xét bổ sung bài bạn 
- 1 HS đọc.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn .
- Lớp thực hành gấp và so sánh.
- 1 HS lên bảng gấp.
- HS cả lớp quan sát bạn nhận xét sản phẩm của bạn.
 - Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
=============================================
TẬP LÀM VĂN(T54)
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU : 
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả ); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
* HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung.
 - Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi (về chính tả, dùng từ, câu,....) trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi ( phiếu phát cho từng HS ) 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. GV hướng dẫn hs chữa lỗi:
- GV viết đề bài kiểm tra lên bảng.
+ Nhận xét về kết quả làm bài.
- Nêu những ưu điểm chính:
- Xác định được yêu cầu của đề bài, kiểu bài, bố cục, ý, diễn đạt. Có thể nêu một vài ví dụ dẫn chứng kèm theo tên HS
+ Thông báo điểm cụ thể .
- Trả bài cho từng HS .
2. Hướng dẫn HS chữa bài: 
- Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
- Phát phiếu học tập cho từng HS.
- Gọi HS đọc lời phê của thầy cô giáo trong bài.
- HS viết vào phiếu các lỗi.
- HS đổi vở, phiếu cho bạn để soát lỗi.
- GV theo dõi , kiểm tra HS làm việc.
+ Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chép các lỗi lên bảng.
+ Gọi HS lên bảng chữa từng lỗi.
- GV chữa lại cho đúng
3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay 
+ GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp 
+ Hướng dẫn HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn từ đó rút kinh nghiệm cho mình
+ HS chọn một đoạn trong bài của mình viết lại.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc lại đề bài. 
+ Lắng nghe GV.
- 2 HS đọc những chỗ giáo viên chỉ lỗi trong bài, viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm vào phiếu.
+ Hai HS ngồi gần nhau đổi phiếu và vở cho nhau để soát lại lỗi.
- Lần lượt HS lên bảng chữa lỗi, HS ở lớp chữa trên nháp.
+ Trao đổi với nhau về bài chữa trên bảng.
- HS lắng nghe.
+ Trao đổi trong nhóm để tìm ra ý hay có trong đoạn văn hoặc trong cả bài văn mà mình nên học tập
+ Chọn 1 đoạn trong bài viết lại cho thật hay.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
=====================================
 KHOA HỌC(T54) 
 NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU ;
 - Nêu vai trò của nhiệt đ/v sự sống trên Trái đất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Hình trang 108, 109 SGK 
 - Dặn HS sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu nhiệt khác nhau 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC; 
HĐ của GV
HĐ của HS
1)KTBC : Gọi HS kể các nguồn nhiệt 
- Nhận xét, ghi điểm
- Giới thiệu bài
2)Bài mới 
 HĐ 1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng 
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Cử từ 3 - 5 em làm ban giám khảo, cùng theo dõi ghi lại các câu trả lời của đội.
- Nêu cách chơi và luật chơi: nghe câu hỏi GV đưa ra và lắc chuông trả lời trả lời trước và nhóm khác tiếp theo.( câu hỏi ở SGV )
- GV tiến hành cách chơi thống nhất điểm và công bố các đội.
- Nhận xét, tuyên dương
HĐ 2: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất. 
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu trái Đất không được mặt trời sưởi ấm?
 - GV nêu KL 
3)Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau 
- Lớp ổn định 
- 1 HS kể theo yêu cầu 
 -HS về nhóm theo GV phân.
- Các giám khảo làm nhiệm vụ.
- Các nhóm tham khảo và trả lời.
- Gió ngừng thổi, trái Đất lạnh giá, nước sẽ đóng băng, không có mưa ...Mọi sinh vật, cây cối sẽ chết hết.
- 2 HS đọc mục bạn cần biết
 =====================================
AN TOÀN GIAO THÔNG 
 BÀI 2: VẠCH KẺ ĐƯỜNG ; CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN .
I. MỤC TIÊU:	
- Hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
- HS nhận biết cọc tiêu, rào chắn; vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hành đúng qui định.
- Khi đi đường biết quan sát mọi tín hiệu giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Một số hình ảnh về vạch kẻ đường, cọc tiêu rào chắn
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi HS kể tên các loại biển báo đã học. Nhận xét
2. BÀI MỚI:
* Giới thiệu:
HĐ 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới:
Trò chơi 1: “Hộp thư chạy”
- Giới thiệu trò chơi, cách chơi và điều khiển trò chơi.: có 1 tập phong bì có nội dung các lệnh truyền đi các trạm giao thông.
- Yêu cầu cả lớp hát vừa chuyền tay tập phong bì. Khi có lệnh “ dừng”, tất cả dừng hát và dừng chuyền tay HS đang có tập phong bì trong tay rút chọn một phong bì và đọc tên biển báo và làm theo hiệu lệnh biển báo. 
Trò chơi 2: “Đi tìm biển báo giao thông” 
- GV treo các biển báo đã học. 
- Trên bàn GV có một số biển báo .
- Lần lượt gọi đại diện các nhóm lên tìm biển báo đặt đúng chỗ có tên biển báo đó và giải thích. 
- Khi gặp biển báo người đi đường phải thực hiện theo chỉ dẫn thế nào GV giới thiệu vạch kẻ đường.
HĐ 2: Giới thiệu vạch kẻ đường: 
- GV nêu câu hỏi: 
- Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ đường ?
- Em hãy mô tả vạch kẻ đường mà em nhìn thấy ? 
- Người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì ?
GV chốt ý chính: 
- Vạch kẻ đường là dạng báo hiệu để hướng dẫn tổ chức, điều khiển giao thông nhằm đảm bảo an toàn.
- Gọi một số HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại tác dụng của : vạch kẻ đường.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- HS nắm cách chơi. 
-Từng nhóm lên nhận nhiệm vụ& thi.; trọng tài chấm điểm.
-Từng nhóm lên nhận nhiệm vụ& thi.; trọng tài chấm điểm.? - Trả lời đúng 1 điểm, sai 0 điểm. Mỗi nhóm trả lời 4 biển.
- HS lần lượt dựa vào quan sát đựơc để trả lời
- HS quan sát vạch kẻ đường.
- Xung phong trả lời.
- HS mô tả.
- Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại.
- 2 HS nhắc lại
- HS nêu lại kiến thức bài
 ======================================
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
 I :Đánh giá công tác tuần 27
 - Trong tuần qua các em học tập tiến bộ , đi học chuyên cần học bài và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp .
 - Duy trì tốt nề nếp sĩ số
 - Thực hiện tốt các phong trào của đội và cấp trên dề ra
 - Vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường , lớp sạch sẽ
- Tham gia tốt các buổi lao động dọn vệ sinh sân trường
 - Thi giữa kỳ môn Toán và Tiếng Việt
 - Tham gia thi giải Toán qua mạng cấp thị xã
 * HS được khen: Thục Oanh, Phương Thảo , H-Thi Niê, Đức Thiệp
* Những HS còn phải nhắc nhở: Minh Thiện, Bảo Yến, Thùy Diễm
 II : Kế hoạch tuần 28
 - Thi đua học tốt ,dạy tốt
 - Nâng cao chất lượng học tập ở tất cả các môn
 - Tham gia tốt hoạt động phong trào do nhà trường và đội đề ra
 - Tham gia tốt các buổi lao động dọn vệ sinh sân trường 
 - Tiếp tục giữ vở sạch rèn chữ đẹp
III ; Biện pháp thực hiện: 
 - GV kết hợp với ban cán sự lớp thường xuyên nhắc nhỡ đôn đốc các em học tập
 - Cho các em giúp đỡ nhau qua phong trào đôi bạn cùng tiến 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 T 27 KNS CKTKN GT.doc