Bài soạn lớp 5 - Tuần 28

Bài soạn lớp 5 - Tuần 28

I. MỤC TIÊU:

 Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã hoc; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ(đoạn thơ) đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 Học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Biết nhấn giọng những tứ ngữ hình ảnh mang tính nghệ thuật.

 Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Bút dạ + 1 tờ phiếu khổ to kẻ bảng tổng kết ở BT2. Phiếu bốc thăm.

 Học sinh: Ôn tập lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: TIẾNG VIỆT (TĐ) Tuần: 28 	ò Ngày soạn: 08/03/2014	 Tiết: 55
 	ò Ngày dạy: 10/03/2014	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 	ò Tên bài dạy: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HK II (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã hoc; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ(đoạn thơ) đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
Học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Biết nhấn giọng những tứ ngữ hình ảnh mang tính nghệ thuật.
Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bút dạ + 1 tờ phiếu khổ to kẻ bảng tổng kết ở BT2. Phiếu bốc thăm.
Học sinh: Ôn tập lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
 + Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi.
 + Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
ND 1: Giúp HS ôn lại các bài TĐ, HTL và kiểm tra lấy điểm
v Hướng dẫn HS thực hiện bài tập 1.
 + Giao việc: Tìm và đọc lại tất cả các bài thơ đã học từ tuần 19-27 + nhẩm thuộc lại các khổ thơ, bài thơ có yêu cầu HTL.
 + Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài .
 + Đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
 + Nhận xét, ghi điểm 
ND 2: Giúp HS lập được bảng tổng kết
v Hướng dẫn HS thực hiện bài tập 2.
 + Giao việc: Lập bảng tổng kết và tìm ví dụ minh họa cho từng kiểu câu.
 + Phát phiếu học tập. Yêu cầu các nhóm làm bài.
 + Nhận xét, chốt ý.
CÁC KIỂU CẤU TẠO CÂU
VÍ DỤ
Câu đơn
- Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Linh.
- Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã rất thích ngắm tranh làng Hồ.
Câu ghép không dùng từ nối
- Lòng sông rộng, nước xanh trong.
- Mây bay, gió thổi.
Câu ghép dùng QHT
- Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
- Vì trời nắng to đã lâu, lại không mưa đã lâu nên cỏ cây héo rũ.
Câu ghép dùng cặp 
từ hô ứng
- Nắng vừa nhạt, sương đã buông xuống mặt biển.
- Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
- Cả lớp . 
ĐẤT NƯỚC
+ HS thực hiện. Cả lớp nhận xét.
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
+ HS mở SGK thực hiện công việc được giao.
+ Đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu của phiếu.
+ Lắng nghe. 
+ 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
+ HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương. 
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. Chuẩn bị: Ôn tập và kiểm tra (tiết 2)
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TOÁN 	Tuần : 	 28 
ò Ngày soạn : 08/03/2014	Tiết: 	136
ò Ngày dạy : 10/03/2014	Giáo viên:Trương Dũng Sĩ 
ò Tên bài dạy : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường. Rèn KN thực hành tính VT, quãng đường, TG.
Biết đổi đơn vị đo thời gian. Củng cố KN đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo TG.
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ ghi bài tập1.
HS: Đọc và xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định: 
- Kiểm tra kiến thức cũ: Nêu cách tính VT, quãng đường, TG của chuyển động. Viết các công thức tính v, s, t?
+ Nhận xét tuyên dương
- Giới thiệu bài mới: 
* Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Bài 1: Tóm tắt: 
ttô tô = 3giờ
s = 135km	vô tô > vxe máy ? 
txe máy = 4giờ 30phút
+ Gợi ý: Muốn biết mỗi giờ ô tô đi hơn xe máy bao nhiêu km ta phải biết điều gì? Có NX gì về mối quan hệ giữa VT và TG khi chuyển động trên cùng một quãng đường?
+ Quan sát giúp đỡ HS. + Nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Tóm tắt: 
s = 1250m; t = 2phút 	v = ?km/giờ
+ Quan sát giúp đỡ HS. 
+ Nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Tóm tắt: (Khuyến khích thêm)
s = 15,75km; t = 1giờ 45phút v = ?km/giờ
+ Quan sát giúp đỡ HS. 
+ Nhận xét, tuyên dương
Bài 4: Tóm tắt: (Khuyến khích thêm) 
 vcá heo = 72km/giờ; s = 2400m	t = ?phút
+ Gợi ý: Ta sẽ tính TG bơi của cá heo theo đơn vị nào? Ta thực hiện bước đổi đơn vị khi nào? Cần chú ý gì khi đổi đơn vị?
Quan sát giúp đỡ HS. 
+ Nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 3: Củng cố: “Chọn nhanh KQ đúng”: Một ô tô đi được 40,2km trong giờ. Tính VT ô tô?
(HS dùng thẻ A, B, C, D chọn KQ đúng)
+ Nhận xét tuyên dương
* Tổng kết đánh giá tiết học: + Nhận xét tiết học. Làm bài 136 VBTT. Chuẩn bị Luyện tập chung
+ Hát 
LUYỆN TẬP
v = s : t --> s = v x t --> t = s : v
+ Nhận xét, bổ sung
LUYỆN TẬP CHUNG
Bài 1: Đọc đề, thảo luận nhóm đôi, làm vở
+ Phải tính được VT của ô tô và xe máy
Bài giải: Đổi 4giờ 30phút = 4,5 giờ
VT của ô tô: 135 : 3 = 45 (km/giờ)
VT của xe máy: 135 : 4,5 = 30 (km/giờ)
Mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy: 45 – 30 = 15 (km) Đáp số: 15km
+ Cùng quãng đường, nếu TG đi của xe máy gấp 1,5 lần của ô tô thì VT của ô tô sẽ gấp 1,5 lần xe máy
+ Nhận xét bổ sung
Bài 2: Đọc đề, tóm tắt, làm vào vở
Bài giải
VT của xe máy: 1250 : 2 = 625 (m/phút)
60phút = 1giờ
Một giờ xe máy đi được: 625 x 60 = 37500 (m)
= 37,5km. VT của xe máy: 37,5km/giờ
Đáp số: 37,5km/giờ + Nhận xét bổ sung
Bài 3: Đọc đề, tóm tắt, làm vào vở
+ Tính VT xe ngựa bằng m/phút
+ Trình bày tương tự bài 2 Đáp số: 150m/phút
+ Nhận xét bổ sung
Bài 4: Đọc đề, tóm tắt, làm vào vở
+ Tính TG bơi của cá heo theo đơn vị phút. Ta thực hiện bước đổi đơn vị khi các đại lượng khi v, t, s không tương ứng nhau. Chọn cách đổi cho lời giải ngắn gọn và phép tính đơn giản nhất.
Bài giải: Đổi 72km/giờ = 72000m/giờ
Vì 1giờ = 60phút. Vậy VT cá heo bơi trong 1 phút: 72000 : 60 = 1200 (m/phút)
Vậy cá heo bơi hết số phút:
2400: 1200 = 2 (phút)	Đáp số: 2phút
A. 59km/giờ	B. 62km/giờ
C. 67km/giờ	D. 71km/giờ
	KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TIẾNG VIỆT (CT) Tuần : 28 
 ò Ngày soạn : 08/03/2014	 	 Tiết : 28 
 ò Ngày dạy : 10/03/2014	 Giáo viên :Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II (TIẾT 2) 
I. MỤC TIÊU: 
Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã hoc; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ(đoạn thơ) đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
Học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Biết nhấn giọng những tứ ngữ hình ảnh mang tính nghệ thuật.
Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của bài tập 2.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên : Phiếu ghi tên bài TĐ & HTL. 2, 3 tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
Học sinh : Ôn tập lại các bài TĐ & HTL đã học. Ôn lại kiến thức về câu ghép..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
 - Ổn định: Hát.
- Bài mới: Giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học.
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
ND 1: Kiểm tra lấy điểm TĐ + HTL.
v Bốc thăm chọn HS được KT (số HS trong lớp). Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về đoạn bài vừa đọc. Nhận xét - Ghi điểm.
ND 2: Thực hiện bài tập 2
 — Bài tập 2: Dựa theo câu chuyện “Chiếc đồng hồ”, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
 + Phát phiếu học tập. Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của bài tập 2 và yêu cầu HS thực hiện bài tập.
 + Theo dõi, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 + Yêu cầu các nhóm trình bày.
 + Nhận xét chốt ý đúng.
 a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy.
Hoặc: Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng rất quan trọng.
Hay: Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng đồng hồ không thể thiếu máy móc.
 b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng. Hoặc: Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì nó sẽ chạy không chính xác.
Hay: Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì nó sẽ không hoạt động.
 c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
Hoạt động 3 : Củng cố: 
- Cả lớp.
- Lắng nghe để thực hiện.
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
- HS được chọn bốc thăm chọn bài đọc hoặc HTL.
- HS đọc và trả lời.
- HS nào đọc không đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
- Lắng nghe. 
- 1 HS đọc to yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe. Thào luận nhóm 4, thực hiện bài tập vào phiếu học tập. 2 nhóm thực hiện trên bảng nhóm.
- Tiếp nối nhau đọc câu văn của mình. Lớp nhận xét, bổ sung.
Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng máy móc đóng vai trò quan trọng trong chiếc đồng hồ.
Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chính máy móc quyết định giá trị của cả chiếc đồng hồ.
Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì đồng hồ sẽ chẳng có ích gì cho con người.
Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chẳng ai cần đến đồng hồ nữa.
Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì đồng hồ sẽ thành một đống sắt vô dụng.
- Nêu lại các kiến thức về câu ghép.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét - tuyên dương. Dặn những HS chưa kiểm tra TĐ-HTL hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài, chuẩn bị: Ôn tập và kiểm tra (tiết 3).
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 	Môn : KHOA HỌC Tuần : 28
	ò Ngày soạn	 : 08/03/2014	 Tiết : 55
	ò Ngày dạy	 : 10/03/2014	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
ò Tên bài dạy : 	SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
Hiểu khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử. Biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật. Biết 1 số loài động vật đẻ trứng và đẻ con. Không yêu cầu tất cả HS vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh những con vật mà bạn thích. Hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng, có điều kiện được vẽ, sưu tầm, triển lãm.
Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
Giáo dục HS yêu quí và bảo vệ các động vật.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Hình trang 112, 113 SGK. Phiếu học tập. Tranh ảnh các động vật đẻ trứng và đẻ con.
Học sinh : Theo nhóm: Tranh ảnh các động vật đẻ trứng và đẻ con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :	
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động: 
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ : Đánh dấu X vào * trước câu trả lời đúng nhất: “Chồi có thể mọc ra từ vị trí nào của cây hành, cây tỏi?”: * Từ mép lá. * Từ phía đầu củ. * Từ những chỗ lõm. 
+ Nhận ... 
HOẶC BA VẬT MẪU (VẼ MÀU)
- HS quan sát và xem hình1/SGK/85.
+ Cách bố cục đẹp, vị trí các mẫu hợp lí, dễ quan sát.
+ Phong phú, tươi tắn, rực rỡ, các mảng có độ đậm, nhạt khác nhau.
- HS quan sát hình gợi ý cách vẽ, hình 2a,b,c/ SGK/86,
- Nhắc lại các bước vẽ theo mẫu đã học. 
Bước 3:Vẽ phác bằng các nét thẳng để tạo hình dáng chung của mẫu. Quan sát mẫu, kiểm tra lại hình; vẽ nét chi tiết và hoàn chỉnh hình vẽ. 
Bước 4: Diễn tả đậm nhạt hay vẽ màu.
 - Lắng nghe và ghi nhớ + Quan sát cách vẽ màu SGK/87.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- HS chú ý lắng nghe trong khi thực hành.
- Chỉnh sửa lần cuối và hoàn thiện bài vẽ.
- HS bày mẫu theo nhóm và thực hành vẽ theo mẫu của nhóm hay theo mẫu chung của cả lớp.
- HS tham gia nhận xét xếp loại bài vẽ của các bạn.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò: Hoàn thành tiếp bài vẽ chuẩn bị đất nặn, tranh ảnh về đề tài Ngày hôi. CB : Tập nặn tạo dáng: Đề tài Ngày hội.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: ÂM NHẠC Tuần: 28 	ò Ngày soạn: 08/03/2014	 Tiết: 28
 	ò Ngày dạy: 	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
ò Tên bài dạy: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: MÀU XANH QUÊ HƯƠNG
EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA – KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. MỤC TIÊU:
 - Ôn tập 2 bài hát Màu xanh quê hương, Em vẫn nhớ trường xưa – Kể chuyện âm nhạc
 - Học sinh hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài Màu xanh quê hương, Em vẫn nhớ trường xưa. Tập trình bày 2 bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Đọc và nghe câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng để biết về nhạc sĩ Bét-tô-ven.
 - Yêu thích âm nhạc. Giáo dục HS tình yêu thương con người.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đĩa nhạc các bài hát. Ôn lại 1 số động tác phụ họa.	
 - Học sinh: SGK Âm nhạc 5. Nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: Hát.
- Kiểm tra bài cũ: 
 + Cho HS hát lại bài Em vẫn nhớ trường xưa – TĐN số 8.
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
- Mục đích 1: Ôn tập bài hát: Màu xanh quê hương
- Hình thức tổ chức: Cả lớp và nhóm, dãy.
 + Hướng dẫn HS trình bày bài hát Màu xanh quê hương bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm.
N1: Xanh xanhhàng cây. N2: Đang lớn dầnnơi đây. N1: Lung linhmặt trời lên. N2: Cho cánh đồng
 + Yêu cầu HS trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Mục đích 2: Ôn tập bài: Em vẫn nhớ trường xưa
- Hình thức tổ chức: Cá nhân và nhóm, dãy.
 + Tiến hành ôn tập tương tự như trên (chú ý gõ đệm theo phách). Thể hiện sắc thái vui tươi, tha thiết.
 + Hướng dẫn HS trình bày bài hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm.
Lĩnh xướng 1: Trườngyên lành. Lĩnh xướng 2: Nhịpêm đềm. Lĩnh xướng 1: Tìnhđến trường.
 + Yêu cầu HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
 + Nhận xét, sửa chữa cho HS.
 + Yêu cầu HS trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
- Mục đích 3: Kể chuyện âm nhạc: Khúc nhạc dưới trăng
- Hình thức tổ chức: Cả lớp.	
 + Giới thiệu câu chuyện: Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người Đức sinh năm 1770, mất năm 1827.
 + Kể chuyện theo tranh minh họa.
 + Củng cố nội dung:
 — Vì sao Bét-tô-ven lại ghé vào thăm nhà người thợ giày? 
 — Tại sao Bét-tô-ven lại chơi đàn với sự xúc động mãnh liệt?
 — Giai điệu bản Sô-nát Ánh trăng xuất hiện khi Bét-tô-ven nhìn thấy những gì?
 + Yêu cầu HS tập kể chuyện.
 + Cho HS nghe đoạn trích bản Sô-nát Ánh trăng.
- Cả lớp . 
ÔN TẬP BÀI HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA- TĐN SỐ 8
- Cả lớp thực hiện kết hợp gõ đệm.
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: MÀU XANH QUÊ HƯƠNG, EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA – KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
+ Thực hiện theo 2 dãy để hát đối đáp, cả lớp gõ đệm nhịp nhàng trong suốt bài hát. 
tươi thêm. Đồng ca: Rung rinhtới trường.
Hát lời 2 tương tự.
+ Các nhóm trình bày (mỗi nhóm 5-6 em). Lớp nhận xét.
+ Lắng nghe và thực hiện theo. 
+ Thực hiện theo hướng dẫn.
Lĩnh xướng 2: Thầy côyêu gia đình. Đồng ca: Tre xanh kianhớ trường xưa.
+ 2-3 HS làm mẫu. Cả lớp hát từng câu ; cả bài kết hợp vận động theo nhạc. 
+ Các nhóm trình bày (mỗi nhóm 5-6 em). Lớp nhận xét.
+ Lắng nghe. 
+ Lắng nghe. 
— Vì ông nghe thấy tiếng đàn dương cầm.
— Vì ông nhận ra con gái người thợ giày bị mù.
— Ông nhìn thấy ánh trăng vàng, những ngôi sao lấp lánh trên nền trời, nóc nhà thờ cổ kính, 
+ Các tổ thi xem tổ nào kể hay nhất.
+ Lắng nghe. 
* Hoạt động 4: Củng cố: Cho HS thi đua biểu diễn các bài hát đã ôn, đã nghe kết hợp động tác vận động.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương . HS về nhà tập hát đúng các bài hát. Chuẩn bị bài sau: Ôn TĐN số 7, số 8 – Nghe nhạc
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: KĨ THUẬT Tuần: 	28
 ò Ngày soạn: 08/03/2014 Tiết: 	28
 ò Ngày dạy : 	 25/03/2010	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
 ò Tên bài dạy: LẮP XE MÁY BAY TRỰC THĂNG (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU:
Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ:
 + Để lắp được máy bay trực thăng, em cần mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó?
 + Nêu cách tháo rời các chi tiết và sau khi tháo em cần phải làm gì ? 
 + Nhận xét , khen ngợi HS trả lời đúng .
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
- Mục đích : Lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật
a) Chọn chi tiết .
+ Y/c HS chọn đúng, đủ các chi tiết và để riêng từng loại.
+ Theo dõi, kiểm tra các nhóm.
b) Lắp từng bộ phận.
- Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ ở SGK. 
- Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- Yêu cầu HS thực hành lắp máy bay trực thăng. Lưu ý : 
 + Lắp thân và đuôi máy bay theo những chú ý mà GV đã hướng dẫn ở tiết 1.
 + Lắp cánh quạt phải đủ số vòng hãm.
 + Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh ; mặt phải, trái của càng máy bay để sử dụng vít.
- Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1-SGK)
- Yêu cầu HS lắp ráp theo các bước trong SGK . Lưu ý :
+ Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí.
+ Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.
- Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
* Hoạt động 3: Củng cố - Đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm .
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo các mức :
 — Hoàn thành (A+) 
 — Hoàn thành (A) 
 — Chưa hoàn thành (B) .
- Nhắc HS tháo các chi tiết, xếp đúng vào vị trí các ngăn .
- Cả lớp.
LẮP M.BAY TRỰC THĂNG (TIẾT 1)
- Trả lời
- Lớp nhận xét
LẮP M.BAY TRỰC THĂNG (TIẾT 2)
- HS chọn và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS quan sát và chọn các chi tiết để lắp.
- HS thực hành.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành theo các bước lắp.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS tham gia đánh giá sản phẩm.
- HS tháo rời các chi tiết, xếp gọn vào hộp.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học, khen ngợi HS hoàn thành sản phẩm đảm bảo yêu cầu kĩ thuật . Chuẩn bị: Thực hành lắp máy bay trực thăng (Tiết 3)
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ĐẠO ĐỨC Tuần : 28
 ò Ngày soạn: 08/03/2014	 Tiết: 28
 ò Ngày dạy: 11/03/2013 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy: EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (Tiết 1) (Không dạy)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có:
Hiểu biết ban đầu về tổ chức LHQ và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này
Thái độ tôn trọng các cơ quan LHQ đang làm việc ở địa phương và ở VN
GD ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng các dân tộc khác cùng chung sống hòa bình và phát triển
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Tranh ảnh, bài báo về các hoạt động của LHQ và các cơ quan LHQ ở địa phương và ở VN, thông 
tin tham khảo ở phần phụ lục (trang 71/SGV)
HS: Sưu tập tranh ảnh về các hoạt động của LHQ ở VN, trên thế giới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định: 
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
- NX các hoạt động học tập, tham gia xây dựng bài, thực hiện các chuẩn mực đạo đức đã học.
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
ND 1: HS có những hiểu biết ban đầu về LHQ và quan hệ của VN với tổ chức này. 
- Yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40, 41, trả lời câu hỏi: 
a- Em biết gì về tổ chức LHQ qua các thông tin trên.
b- Nước ta có quan hệ như tyế nào với LHQ.
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
- Gợi ý: Ngoài những thông tin trên em còn biết gì về tổ chức LHQ ?
- GV KL về các hoạt động của LHQ, thông tin thêm về LHQ (SGV)
ND 2: Giúp HS có nhận thức đúng về tổ chức LHQ.
- Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ?
a- LHQ là tổ chức của các nước giàu.
b- LHQ bao gồm tất cả các nước trên thế giới.
c- Công ước QT về QTE là do LHQ soạn thảo và thông qua.
d- LHQ rất quan tâm đến TE và luôn đấu tranh cho quyền TE.
đ- Tôn trọng, hợp tác với các cơ quan LHQ là việc của người lớn
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
- Nhận xét, tuyên dương và kết luận: Ý kiến c, d là đúng.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK trang 42.
* Hoạt động 3: Củng cố: Trò chơi “Tiếp sức”.
- Em hãy chọn 1 trong những tử ngữ sau: Hợp tác, quốc tế, Liên Hợp Quốc, hòa bình để điền vào chổ trống cho đoạn văn dưới dây cho phù hợp.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Tổng kết đánh giá tiết học: 
- Về đọc lại bài. Sưu tầm tranh ảnh bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở VN.
- Hát: Trái đất này là của chúng mình.
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KỲ II
- HS lắng nghe, tham gia ý kiến.
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (tiết 1)
- HS hoạt động nhóm đôi.
a- LHQ tổ chức quốc tế lớn nhất thành lập 24-10-1945 gồm 191 quốc gia thành viên
b- 20-9-1977, VN gia nhập LHQ thứ 149, nhiều cơ quan của LHQ có mặt ở VN 
- HS lắng nghe, tham gia ý kiến.
- HS trả lời theo tìm hiểu cá nhân.
- Hoạt động nhóm đôi, thảo luận, chọn ý đúng.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các bạn NX, bổ sung, nêu câu hỏi (nếu có). 
- Đọc nội dung ghi nhớ.
- 2 đội, 4 HS/ đội.
- Liên Hợp Quốc là tổ chức.lớn nhất, VN là 1 nước thành viên củaNước ta luôn.chặt chẽ với các nước thành viên khác của LHQ trong các hoạt động vì, công bằng và tiến bộ XH (Quốc tế, Liên Hợp Quốc, hợp tác, hòa bình).
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe để thực hiện tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 28 DS.doc