Bài soạn lớp 5 - Tuần 29 (buổi sáng)

Bài soạn lớp 5 - Tuần 29 (buổi sáng)

I/ Mục tiêu:

-Biết đọc diễn cảm bài văn.

-Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn đẹp giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô ( trả lời được các câu hỏi SGK).

Giáo dục kĩ năng :phải nhận thức về tình bạn , phải có tấm lòng cao thượng

 Giao tiếp ứng sử phù hợp ,kiểm soát được cảm xúc ,ra quyết định.

II/ Đồ dùng:

GV: SGK

GV: SGK

III.Các hoạt động dạy học:

1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Tranh làng Hồ và trả lời các câu hỏi về bài

2- Dạy bài mới:

2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 29 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29.
Buổi sáng Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012
Tập đọc $57: 
 MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I/ Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn.
-Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn đẹp giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô ( trả lời được các câu hỏi SGK).
Giáo dục kĩ năng :phải nhận thức về tình bạn , phải có tấm lòng cao thượng
 Giao tiếp ứng sử phù hợp ,kiểm soát được cảm xúc ,ra quyết định.
II/ Đồ dùng:
GV: SGK
GV: SGK
III.Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Tranh làng Hồ và trả lời các câu hỏi về bài 
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 1:
+Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
+)Rút ý 1:
-Cho HS đọc đoạn 2:
+Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
+)Rút ý 2:
-Cho HS đọc đoạn còn lại:
+Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?
+Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện?
+)Rút ý 3:
-
Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc DC đoạn từ Chiếc xuồng cuối cùngđến hết trong nhóm 
-Thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
 	 -Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
-Đoạn 1: Từ đầu đến sống với họ hàng.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến băng cho bạn.
-Đoạn 3: Tiếp cho đến thật hỗn loạn.
-Đoạn 4: Tiếp cho đến tuyệt vọng.
-Đoạn 5: Phần còn lại
+Ma-ri-ô bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà
Ý 1 :Hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
+Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi dụi, Giu-li-ét-ta hốt hoảng chạy lại
+) Ý 2 Sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta.
+Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
+Ma-ri-ô là một bạn trai kín đáo, cao thượng. Giu-li-ét-ta là một bạn gái tôt bụng, giàu t/c..
 -HS nêu.
*Nội dung : Ca ngợi tình bạn đẹp giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
KT: Không y/ cầu đọc diễn cảm
-HS thi đọc.
Toán $141:
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ 
(tiếp theo)
I/ Mục tiêu: 
-Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
II/,Chuẩn bị : GV: bảng phụ : HS: VBTT.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu cách quy đồng mẫu số, so sánh các phân số khác mẫu số.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (149):
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (149): 
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời 1 số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (150): So sánh các phân số.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vở. 
-Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 5a (150): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời HS nêu kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
HDVN: 5b ; 
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
HS thảo luận nhóm bàn
* Kết quả:
 Khoanh vào D.
-Mời 1 số HS trình bày.
HS thảo luận bàn
* Kết quả:
 Khoanh vào B.
* Kết quả:
 3 2 ; 5 5 ; 8 7
 7 5 9 8 7 8
* Kết quả:
 a) 6 ; 2 ; 23
 11 3 33
 b) 9 ; 8 ; 8
 8 9 11
-------------------------------------------------------
Buổi chiều Tiếng việt: Ôn
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cây cối.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Đề bài: Em hãy tả một cây cổ thụ.
.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. 
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài.
- HS lần lượt lên trình bày bài 
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau
-------------------------------------------------
 Toán: Ôn
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
Có 20 viên bi xanh, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Loại bi nào chiếm tổng số bi?
A. Nâu B. Xanh
C. Vàng D. Đỏ
Bài tập 2: Tìm phân số, biết tổng của tử số và mẫu số là số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số và hiệu của mẫu số và tử số là 11.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án:
 Khoanh vào B
Lời giải: 
Số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số là: 99.
11
 Ta có sơ đồ:
99
Tử số
Mẫu số 
Tử số của phân số phải tìm là:
 (99 – 11) : 2 = 44
Mẫu số của phân số phải tìm là:
 44 + 11 = 55
Phân số phải tìm là: 
 Đáp số: 
**************************************************************
Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012
Toán$142:
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu: 
 -Biết cách đọc, viết, so sánh các số thập phân. 
II/Đồ dùng:
GV:-Bảng phụ
HS: SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Chữa BTVN
Cho HS nêu cách so sánh số thập phân.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (150):
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài theo nhóm 2.
-Mời 1 số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (150): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 a(151): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vở. 
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 5 (151): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời HS nêu kết quả và giải thích.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 *Bài tập 3 (150): HDVN
* Kết quả:
 74,60 ; 284,30 ; 401,25 ; 104,00
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
-HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
* Kết quả:
 a) 8,65 ; b) 72, 493 ; c) 0,04
* Kết quả:
 a) 0,3 ; 0,03 ; 4,25 ; 2,002
* Kết quả:
 78,6 > 78,59
 9,478 < 9,48 
 28,300 = 28,3
 0,916 > 0,906
Bài 4: HDVN
 b) 0,25 ; 0,6 ; 0,875 ; 1,5
Luyện từ và câu$57:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than)
I/ Mục tiêu:
-Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm(BT2) ; sửa được dấu câu cho đúng(BT3).
II/ Đồ dùng dạy học: Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học:
 1-Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét về kết quả bài kiểm tra định kì giữa học kì II (phần LTVC).
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1 (110):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui.
-GV gợi ý: BT 1 nêu 2 yêu cầu:
+Tìm 3 loại dấu câu (dấu chấm, dấu hỏi, chấm than) có trong mẩu chuyện. Muốn tìm các em 
+Nêu công dụng của từng loại dấu câu, mỗi dấu câu ấy được dùng để làm gì? 
-Cho HS làm việc cá nhân.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
-GV hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui.
*Bài tập 2 (111):
-Mời 1 HS đọc nội dung BT 2, cả lớp theo dõi.
+Bài văn nói điều gì?
-GV gợi ý: Các em đọc lạ bài văn, phát hiện một tập hợp từ nào diễn đạt một ý trọn vẹn, hoàn chỉnh thì đó là câu. ; điền dấu chấm vào cuối tập hợp từ đó.
-GV cho HS trao đổi nhóm hai. GV phát phiếu cho 3 nhóm.
-Các nhóm làm vào phiếu dán lên bảng lớp và trình bày kết quả. 
-HS khác nhận xét, bổ sung. 
-GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3 (111):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài theo nhóm 7, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-Mời một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*Lời giải :
-Dấu chấm đặt cuối câu 1, 2, 9 ; dùng để kết thúc các câu kể. (câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể, nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật.
-Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 7, 11 ; dùng để kết thúc các câu hỏi.
-Dấu chấm than đặt ở cuối câu 4, 5 ; dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu khiến (câu 5).
*Lời giải:
Câu 2: Ơ đây, đàn ông có vẻ mảnh mai 
Câu 3: Trong mỗi gia đình
Câu 5: Trong bậc thang xã hội
Câu 6: Điều này thể hiện
Câu 7: Chẳng hạn, muốn thâm gia 
Câu 8: Nhiều chàng trai mới lớn 
*VD về lời giải:
Nam : -Hùng này, bài kiểm tra TV và Toán hôm qua cậu được mấy điểm?
Hùng: -Vẫn chưa mở được tỉ số.
Nam: Nghĩa là sao?
Hùng: -Vẫn đang hoà không – không.
Nam: ?!
Kể chuyện$29:
LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI
I/ Mục tiêu.	
-kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời kể của nhân vật.
Hiểuvà biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện:
Nghe bạn kể chuyện , nhận xét đúng lời bạn kể, kể tiếp được lời bạn.
Giáo dục kĩ năng sống cho hs :Nhận thức bản thân khi giao tiếp ứng sử với lớp trưởng cho phù hợp,phải lắng nghe ý kiến và phản hồi tích cực.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
III/ Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ:
Cho HS kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người VN hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo.
2- Dạy bài mới:
 2.1-Giới thiệu bài
 -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 -HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
2.2-GV kể chuyện:
-GV kể lần 1 và giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện ; giải nghĩa một số từ khó: hớt hải, xốc vác, củ mỉ củ mì.
-GV kể lần 2, Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
2.3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu ch ... ác ý a, b, c, d em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào?
-Cho HS làm bài vào vở, 3 HS làm vào bảng nhóm.
-Mời một số HS trình bày. 3 HS treo bảng nhóm
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
KT: Phối hợp với bạn
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*Lời giải :
Các dấu cần điền lần lượt là: 
(!) , (?), (!), (!), (.), (!), (.), (?), (!), (!), (!), (?), (!), (.), (.)
*Lời giải:
-Câu 1, 2, 3 dùng đúng các dấu câu.
-Câu 4: Chà!
-Câu 5: Cậu tự giặt lấy cơ à?
-Câu 6: Giỏi thật đấy!
-Câu 7: Không!
-Câu 8: Tớ không có anh tớ giặt giúp.
-Ba dấu chấm than được sử dụng hợp lí – thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ của Nam.
*VD về lời giải:
a) Chị mở cửa sổ giúp em với!
b) Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà?
c) Cậu đã đạt được thành tích thật tuyệt vời!
d) Ôi, búp bê đẹp quá!
	 --------------------------------
Toán$144:
ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG
I/ Mục tiêu: 
- Biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng 
-Biết viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
II/.Chuẩn bị : GV : Bảng phụ ; HS : bảng con. 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu bảng đơn vị đo độ dài, đo khối lượng.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (152):
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài theo nhóm 2. GV phát phiếu cho 3 nhóm làm vào phiếu.
-Mời 3 nhóm dán phiếu lên bảng và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (152): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
HSKG
*Bài tập 3 (152): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3a,b,c: Dòng 2: HSKG3
-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
-HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
* Kết quả:
1m = 10dm = 100cm = 1000mm
1km = 1000m
1kg = 1000g
1tấn = 1000kg
b) 1m = 1/10dam = 0,1dam
 1m = 1/1000km = 0,001km
 1g = 1/1000kg = 0,001kg
 1kg = 1/1000tấn = 0,001tấn
* Kết quả:
a) 1827m = 1km 827m = 1,827km
 2063m = 2km 63m = 2,063km
 702m = 0km 702m = 0,702km
34dm = 3m 4dm = 3,4m
786cm = 7m 86cm = 7,86m
408cm = 4m 8cm = 4,08m
2065g = 2kg 65g = 2,065kg
8047kg = 8tấn 47kg = 8,047tấn 
***************************************************************
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012
Toán$145:
ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (tiếp theo)
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
-Viết các số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
-Mối quan hệ giữa một số ĐV đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu bảng đơn vị đo độ dài, đo khối lượng và nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (153): Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài theo nhóm 2. GV cho 3 nhóm làm vào bảng nhóm.
-Mời 3 nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2b: HSKG
*Bài tập 2 (153): Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (153): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (154): Viết số thích hợp vào chỗ chấm. HSKG
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào nháp, đổi chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
* Kết quả:
a) 4,382 km ; 2,079m ; 0,7 km
b) 7,4 m ; 5,09 m ; 5,075 m
* Kết quả:
a) 2,35 kg ; 1,065 kg 
b) 8,76 tấn ; 2,077 tấn
* Kết quả:
0,5 m = 50 cm 
0,075 km = 75 m
0,064 kg = 64 g
0,08 tấn = 80 kg
* Kết quả:
3576 m = 3,576 km
53 cm = 0,53 cm
5360 kg = 5,36 tấn
657 g = 0,657 kg
Tập làm văn$58:
TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
I/ Mục tiêu:
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Biết tham gia sửa lỗi chung ; biết tự sửa lỗi cô yêu cầu ; phát hiện và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình ; viết lại được một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp ghi 5 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1-Kiểm tra bài cũ: HS đọc màn kịch Giu-li-ét-ta hoặc Ma-ri-ô đã được viết lại
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhậnn xét về kết quả làm bài:
-Những ưu điểm chính:
+Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+Diễn đạt tốt điển hình: Thảo, Yến, Trang...
+Chữ viết, cách trình bày đẹp: Yến, Thảo
-Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Thông báo điểm.
 2.3-Hướng dẫn HS chữa bài:
GV trả bài cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
-GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng
-Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
-HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
-HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
-Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
-GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d)HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
+ Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại 
3- Củng cố – dặn dò:
GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài
-HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
-HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
-HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
-HS đổi bài soát lỗi.
-HS nghe.
-HS trao đổi, thảo luận.
-HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
-Một số HS trình bày.
-------------------------------------------------------
 Chính tả (nhớ – viết) $29:
ĐẤT NƯỚC
I/ Mục tiêu:
-Nhớ, viết đúng CT 3 khổ thơ cuối bài Đất nước.
-Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
II/ Đồ dùng daỵ học:
-Ba tờ phiếu kẻ bảng phân loại để học sinh làm bài tập 2.
-Bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
2.Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS nhớ – viết:
- Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại 3 khổ thơ để ghi nhớ.
- GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai 
-Nêu nội dung chính của bài thơ?
-GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:
+Bài gồm mấy khổ thơ?
+Trình bày các dòng thơ như thế nào?
+Những chữ nào phải viết hoa?
-HS tự nhớ và viết bài.
-Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài.
-GV thu một số bài để chấm.
-GV nhận xét.
- HS theo dõi, ghi nhớ, bổ sung.
- HS nhẩm lại bài.
-HS trả lời câu hỏi để nhớ cách trình bày.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS còn lại đổi vở soát lỗi
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài. Gạch dưới những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng ; nêu cách viết hoa các cụm từ đó.
- GV phát phiếu riêng cho 3 HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. GV mời 3 HS làm bài trên phiếu, dán bài trên bảng lớp. 
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
* Bài tập 3:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 7.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng. 
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
*Lời giải:
a) Các cụm từ:
-Chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
-Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động.
-Chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
b) NX về cách viết hoa: Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
*Lời giải:
Anh hùng / Lực lượng vũ trang nhân dân
Bà mẹ / Việt Nam / Anh hùng
	------------------------------------------
 Sinh hoạt lớp : 	
 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN.
 A/ Mục tiêu :
¡ Đánh giá các hoạt động tuần 29 phổ biến các hoạt động tuần 30.
* Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
B/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 30.
Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
a) Giới thiệu :
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần .
1*/ Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
2*/ Phổ biến kế hoạch tuần 30.
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
-Về học tập .
- Về lao động .
 -Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phân trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.
****************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 29vong.doc