Bài soạn lớp 5 - Tuần 33 năm 2011

Bài soạn lớp 5 - Tuần 33 năm 2011

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 1/ Đọc trôi chảy , lưu loát , diễn cảm toàn bài :

 Đọc đúng các từ mới và từ khó toàn bài

 Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng ; ngắt giọng để làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.

 2/ Hiểu các từ ngữ mới, hiểu nội dung từng điều luật.

 Hiểu nội dung bài : Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1114Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 33 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Ngày soạn: Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2011
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 19 tháng 4 năm 2011
Tập đọc
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
I/ Mục đích yêu cầu
 1/ Đọc trôi chảy , lưu loát , diễn cảm toàn bài :
 Đọc đúng các từ mới và từ khó toàn bài
 Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng ; ngắt giọng để làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
 2/ Hiểu các từ ngữ mới, hiểu nội dung từng điều luật.
 Hiểu nội dung bài : Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK ; Bảng phụ ghi sẵn điều luật 21.
 Sưu tầm thêm tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài học. 
III / Các hoạt động dạy – học. 
1/ Bài cũ :
2 / Bài mới :
* Giới thiệu bài :( dùng lời ).
* HĐ1: Luyện đọc :
MT: Giúp Hs Đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài, giọng đọc thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục ; nhấn giọng ở tên của điều luật ...
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, tập đọc, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp.
 - GVHD đọc : Như MT
 - GV đọc mẫu ( điều 15, 16, 17); 1 HS giỏi đọc nối tiếp ( điều 21)
 Đọc đoạn : HS đọc nối tiếp nhau 4 điều luật 3 lượt
 - GV hướng dẫn đọc tiếng khó : quyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu,bản sắc, HS khá giỏi đọc, GV sửa lỗi giọng đọc . HS yêú ,TB đọc lại .
 - GV hướng dẫn HS yếu , TB cách ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
 - HS khá đọc chú giải .
 Đọc theo cặp : ( HS lần lượt đọc theo cặp ) ; HS , GV nhận xét .
Đọc toàn bài : ( 1HS khá giỏi đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi SGK)
 GV đọc mẫu bài văn.
HĐ2: Tìm hiểu bài :
MT: Giúp Hs nắm và hiểu đc bài
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, thuyết trình, tìm hiểu, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp.
 + HS đọc,đọc thầm từ điều luật 15 đến điều17 ( từ đầuphù hợp lứa tuổi) trả lời câu hỏi 1 và câu 2 SGK. ( HS : điều 15, 16, 17 ; điều 15 : Quyền của trẻ em được chăm sóc 
và bảo vệ sức khỏe - điều16 : Quyền học tập của trẻ em - điều 17 : Quyền vui chơi và giải trí của trẻ em. )
 - Giảng từ : Giải trí lành mạnh.
 - HS (K-G) rút ý,HS (TB-Y) nhắc lại sau kết quả đúng.
 - GV cho học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
 ý1: Quyền lợi của trẻ em Việt Nam .
 + Học sinh đọc thầm điều luật21( đoạn còn lại) trả lời câu hỏi 3 ,4 SGK. 
(HS : 5 bổn phận của trẻ em quy định ở điều 21.. ; HS đọc lại 5 bổn phận và tự liên hệ bản thân.)
Giảng từ : nếp sống văn minh
- HS khá giỏi rút ý chính .
 ý2: Bổn phận của trẻ em Việt Nam
 - Em hãy nêu nội dung chính của bài ? ( HS : K-G rút ND chính,HS :TB-Y nhắc lại)
 Nội dung :( Như ở phần 2 mục đích yêu cầu) 
* HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm :
MT: Giúp Hs nắm đc cách đọc DC và đọc đc DC đoạn cuối bài.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện đọc, nhóm đôi, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. Bảng fụ.
- Hướng dẫn cách đọc : HS khá giỏi nêu cách đọc hay, 
GV treo bảng phụ ghi sẵn điều luật 21 hướng dẫn HS cách đọc và đọc mẫu 
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm đoạn cuối ( điều 21)
 HS khá giỏi thi đọc diễn cảm - HS yếu ,TB đọc tốt hơn 
GV nhận xét cho điểm.
3/ Củng cố- Dặn dò:
 - HS yếu ,TB nhắc lại nội dung bài ; HS khá ,giỏi liên hệ thực tế.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
IV. Rỳt kinh nghiệm :
 Toán
 ôn tập về tính S, thể tích một số hình
I/ Mục tiêu: : 
 Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học .
II/ Đồ dùng dạy học 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Bài cũ.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài(Dùng lời)
* HĐ1: Ôn tập về các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương
MT: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, ôn tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. 
- GV vẽ lên bảng 1 hình hộp CN,1 hình lập phương YC học sinh chỉ và nêu tên của từng hình.
 - GV yêu cầu 3HS ( khá, giỏi ) nêu các quy tắc và công thức tính Sxq,Stp và thể tích của từng hình
GV nghe và viết lại các công thức lên bảng
 4 HS yếu, TB nhắc lại các quy tắc và công thức tính trên bảng
*HĐ2 : Thực hành 
MT: Giúp HS ôn tập và rèn KN tính S, thể tích một số hình đã học.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. 
Bài tập 1: SGK
 - 1HS khá đọc đề toán
 - Gọi 1 HS giỏi lên bảng tóm tắt bài toán
 GV gợi ý cách làm cho HS
 - HS làm bài cá nhân(GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.)
 1 HS lên bảng làm bài .
 HS và GV nhận xét chốt lại kết quả đúng .
 KL: Củng cố cách tính Sxq của hình hộp chữ nhật .
 Bài tập2 :
 - 1HS đọc bài toán 
 - 1 HS khá lên bảng tóm tắt bài toán 
 - GV yêu cầu HS đọc kĩ câu hỏi b và hỏi : Bạn An muốn dán giấy màu lên mấy mặt giấy của hình lập phương ? ( HS : dán lên 6 mặt của HLP )
? Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích nào của HLP ? ( HS : Stp của HLP )
 - HS làm bài cá nhân, ( GV quan tâm HS yếu ) 1 HS lên bảng làm bài giải
 - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 KL: Củng cố về tính Stp và thể tích của hình lập phương .
 Bài tập3 : 
 - 1HS đọc yêu cầu của đề bài.
 - GV gợi ý cách làm cho HS
 - HS trao đổi theo cặp đôi để làm bài, 1HS khá lên bảng làm ( GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.)
 - HS,GV nhận xét chốt lại lời giải đúng đúng .
 KL: Củng cố về tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
*HĐ3: Củng cố - dặn dò.
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài. 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
IV. Rỳt kinh nghiệm :
Ngày soạn: Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2011
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 20 tháng 4 năm 2011
Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS : 
 Rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV : Bảng phụ viết sẵn đề bài tập 1
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.(Dùng lời)
HĐ1: Thực hành
MT: Giúp HS Rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. Bảng fụ
 Bài 1: SGK.
 - GV treo bảng phụ lên bảng
 - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo giõi .
- HS làm bài tập cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ) 
.Gọi 2 HS lên làm bài trên bảng .
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng .
 KL: Rèn kĩ năng tính Sxq, Stp và thể tíc của hình hộp CN và HLP
 Bài2: SGK.
- 1 HS đọc đề bài toán
Gọi HS khá, G lên bảng tóm tắt bài toán
- GV cho HS làm bài cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ) .1 HS lên bảng làm bài
 - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 KL: Củng cố kĩ năng vận dụng công thức để tính diện tích đáy và chiều cao của hình hộp chữ nhật.
 Bài tập 3 :
 - 1 HS đọc bài toán.
 1 HS giỏi lên bảng tóm tắt bài toán .
 GVgợi ý cách làm cho HS
 - HS làm bài cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ). 1 HS giỏi lên bảng làm bài 
 - HS, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
KL : Rèn kĩ năng tính Stp của hình lập phương.
*HĐ2: Củng cố - dặn dò.
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
IV. Rỳt kinh nghiệm :
Chính tả: nghe - viết
trong lời mẹ hát
I/ Mục đích yêu cầu
 - Nghe- viết đúng chính tả bài Trong lời mẹ hát
 -Tiếp tục rèn luyện viết hoa tên các cơ quan tổ chức.
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan , tổ chức, đơn vị . 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới : Giới thiệu bài(dùng lời).
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
MT: Nghe- viết đúng chính tả bài Trong lời mẹ hát
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. 
a/ Tìm hiểu nội dung bài viết
 - GV đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát. Cả lớp theo dõi SGK
 - Nội dung bài thơ nói điều gì ? ( HS :Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời của đứa trẻ )
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 - Yêu cầu HS viết các từ khó : ngọt ngào, chòng chành,lời ru ...
( GV gọi HS trung bình lên bảng viết từ khó ,dưới lớp viết vào giấy nháp . GV sửa sai cho HS )
- GV hướng dẫn cách trình bày.
c/ Viết chính tả: GV đọc cho HS viết chính tả, đổi bài soát lỗi.
d/ Thu chấm : cả lớp.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả .
MT: Giúp hs Tiếp tục rèn luyện viết hoa tên các cơ quan tổ chức
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. Bảng fụ
 Bài tập 2: 
 - Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 - HS làm bài cá nhân , 1 HS khá ,giỏi lên làm bài trên bảng . dưới lớp làm vào vở.
 - Gọi một số HS giải thích cách viết hoa các từ ở BT
 - HS,GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 - GVtreo bảng phụ ghi sẵn ghi nhớ về cách viết hoa tên huân chương ,danh hiệu ,giải thưởng ; gọi 2-3 HS nhìn bảng đọc lại ghi nhớ .
 KL :Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó .
3/Củng cố – Dặn dò:
 - GV hệ thống lại toàn bài
 - 2 HS nhắc lại qui tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị .
 - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
IV. Rỳt kinh nghiệm :
Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : trẻ em
I/ Mục đích, yêu cầu:
Giúp HS : 
1/ Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về trẻ em; Biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
2/ Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
II/ Đồ dùng dạy học
- GV : Bút dạ và 3 tờ giấy khổ to để HS làm BT 2, 3 ( hoặc bảng fụ)
 Bảng nhóm kẻ sẵn nội dung ở BT4 
III /Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời)
HĐ1: Thực hành.
MT: Giúp HS : 
Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về trẻ em; Biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, nhóm, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. Bảng fụ hoặc giấy khổ to
 Bài1: SGK
 - 1 Học sinh nêu yêu cầu bài tập .
 - GV gợi ý cách làm cho HS . 
 - Cho HS làm bài cá nhân Gọi lần lượt HS nêu miệng kết quả .
 HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 KL: Mở rộng vốn từ về trẻ em.
 Bài 2: SGK
 - 1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm .
 - GV chia lớp thành 3 nhóm ( Phát giấy khổ to và bút dạ cho HS ) 
 - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi KQ vào giấy khổ to( GV quan tâm HS yếu )
 - Đại diện các nhóm dán KQ của nhóm và trình bày trước lớp. 
 - HS và GV nhận xét chốt lại KQ đúng.
 KL: Củng cố và mở rộng vốn từ về trẻ em , vận dụng để đặt câu .
Bài 3: SGK
 Một HS khá đọc YC của BT 
 GV gợi ý cách làm cho HS 
 Cho HS làm thảo luận làm bài ... cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ) ; 1HS lên bảng làm bài .
 - HS ,GV nhận xét chốt kết quả đúng .
 KL: Củng cố dạng toán tìm trung bình cộng của các số. 
+Bài 2: SGK.
 - 1 HS đọc đề bài toán . cả lớp theo dõi
 - HS tóm tắt bài toán.
 - GV gợi ý cách làm cho HS
 HS trao đổi theo cặp đôi để làm bài,1 HS giỏi lên bảng làm bài .GV quan tâm HS yêú 
 - HS , GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 KL:Củng cố cách tính chiều dài, chiều rộng và diện tích của hình chữ nhật.
+ Bài tập 3 : SGK.
 - HS đọc bài toán 
 - HS tóm tắt bài toán
- HS làm bài cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ), 1 HS lên bảng giải bài toán
 - HS, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
 KL: Rèn kĩ năng giải toán .
3/ Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài. 
 - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
IV. Rỳt kinh nghiệm :
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép)
I/ Mục đích, yêu cầu:
 1/ Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép : Nêu dược tác dụng của dấu ngoặc kép.
 2/ Làm đúng các bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II/ Đồ dùng dạy học.
 GV: Bảng phụ ghi 2 tác dụng của dấu ngoặc kép 
 - 2tờ phiếu khổ to :1 tờ phô tô đoạn văn ở bài tập 1; 1 tờ phô tô đoạn văn ở BT2
 - Bút dạ và 5 tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ: 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời)
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập
MT: giúp Hs Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép : Nêu dược tác dụng của dấu ngoặc kép. Làm đúng các bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, nhóm2,nhóm 3, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. Bảng fụ, fiếu HT
+ Bài tập 1 :Một HS đọc nội dung BT 1.Cả lớp theo dõi SGK
GV gọi 1HS nói lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. GV treo bảng phụ đã ghi 2 tác dụng của dấu ngoặc kép ,gọi 2-3 HS nhìn bảng đọc lại .
GV cho HS trao đổi theo cặp đôi để làm bài vào vở BT ( GV quan tâm HS yếu )
Cho 1 HS khá,giỏi làm bài vào giấy khổ to (GV đã CB )làm xong dán kết quả lên bảng 
HS trình bày kết quả 
GV gọi lần lượt HS nêu kết quả của mình
HS và GV nhận xét chốt lại KQ đúng 
KL: Củng cố cho HS kĩ năng sử dụng dấy phẩy và nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép +Bài tập 2:SGK
 - 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 
 - GV nhắc HS : Đoạn văn đã cho có những từ dùng với ý nghĩa đặc biệtnhưng chưa được đặt vào dấu ngoặc kép , nhiệm vụ của các em là đọc kĩ để phát hiện ra các từ đó và đặt chúng vào dấu ngoặc kép.
GV dán 3 tờ phiếu đã chuẩn bị lên bảng để HS dễ hiểu YC của bài tập, gọi 3 HS khá lên bảng thi làm bài , dưới lớp làm vào vở
 - 3 HS trình bày kết quả .
 - HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 - 2,3 HS yếu ,TB nhắc lại kết quả đúng trên bảng . 
 GVKL :Dùng sai dấu ngoặc kép khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại .
+Bài tập 3: SGK
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập .
 - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 . phát phiếu cho các nhóm . YC các nhóm thảo luận làm bài ghi KQ vào phiếu( GV quan tâm HS yếu.)
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 - 2,3HS (TB-Y) đọc lại đoạn văn đã sử dụng đúng dấu phẩy trên bảng .
KL : Rèn cho HS có kĩ năng sửa dấu ngoặc kép khi viết một đoạn văn.
*HĐ3: Củng cố – Dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
IV. Rỳt kinh nghiệm :
Kể chuyện
kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/ Mục đích yêu cầu
1/ Rèn kĩ năng nói :
 -Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. 
 - Hiểu câu chuyện ; Biết trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện .
2/ Rèn kĩ năng nghe: 
 - Nghe bạn kể chuyện , nhận xét đúng lời kể của bạn .
II/ Đồ dùng dạy học
 GV : Bảng lớp viết đề bài của tiết kể chuyện (hoặc bảng fụ) .
 GV, HS: Sưu tầm tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài (Dùng lời)
* HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
MT: Giúp Hs nắm đc YC đề bài và chọn đc cho mình 1 câu chuyện fù hợp.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. Bảng fụ
 - Gọi 1-2 khá giỏi đọc đề bài , phân tích đề .
 - GV gạch chân các từ ngữ quan trọng của đề :Kể về việc gia đình,nhà trường xã hộichăm sóc,giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận ....
 - GV gọi 4 HS khá nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2,3,4 trong SGK
 - Gọi vài HS nói về câu chuyện mình sẽ kể
 - HS viết nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện định kể .
 * HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
MT: Giúp Hs Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe 
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, nhóm đôi, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. Bảng fụ
hoặc đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. 
 - Hiểu câu chuyện ; Biết trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện .
GV cho HS luyện kể theo cặp đôi và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
(GV quan tâm HS yếu )
+GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp .
 - Gọi lần lượt HS lên kể câu chuyện của mình .
 - Học sinh dưới lớp lắng nghe cùng nêu câu hỏi trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
 - HS và Nhận xét , cho điểm .
3/ Củng cố dặn dò
 - HS khá ,giỏi liên hệ thực tế .
 - GV nhận xét tiết học ; Dặn HS chuẩn bị bài sau.
IV. Rỳt kinh nghiệm :
Mĩ thuật: Vẽ theo mẫu
Vẽ tĩnh vật ( vẽ màu)
I. Mục tiêu
- HS biết quan sát so sánh và nhận ra đặc đđ của mẫu.
- HS biết cách vẽ và vẽ đợc tranh theo ý thích
- HS yêu thích vẽ đẹp của tranh tĩnh vật 
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
 + Hình gợi ý cách vẽ 
	 +Mẫu vẽ : hai hoặc ba mẫu lo hoa, quả khác nhau 
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
*Giới thiệu bài
Hoạt động 1: quan sát nhận xét 
Mục tiêu : HS biết quan sát so sánh và nhận ra đặc đđ của mẫu.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. tranh
- GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật đẹp để tạo cho HS hứng thú với bài học . yêu cầu HS nhận xét các tranh ..
+ GV cùng HS bày mẫu gợi ý để các em nhận xét 
+ Vị trí của vật mẫu 
+ Chiều cao , chiều ngang của mẫu và của tong vật mẫu 
+ Hình dáng của lọ hoa , quả 
+ Mầu sắc độ đậm nhạt của mẫu 
- GV yêu cầu HS quan sát rồi nêu nhận xét của mình 
Hoạt động 2: cách vẽ tranh 
MT: HS biết cách vẽ theo ý thích; yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật 
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, thuyết trình, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. tranh
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ theo trình tự 
+ Ước lợng chiều cao , chiều ngang , phát khung hình chung 
+ tìm tỉ lệ của các mẫu vật 
+ vẽ mầu theo ý thích 
+ cách vẽ mầu 	
Cho HS quan sát một số bức tranh của lớp trước để các em tự tin làm bài
- HS thực hiện theo HD của GV không nên kẻ to, bé quá so với khổ giấy
Hoạt động 3: Thực hành
MT: Hs vẽ đc tranh theo ý
PP HTTC DH: thuyết trình, nhóm đôi, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. 
+ Tập vẽ cá nhân : vẽ vào vở hoặc giấy 
H/s thực hiện 
+ Vẽ theo nhóm: các nhóm trao đổi tìm nội dung và hình ảnh phân công vẽ mầu , vẽ hình 
- GV quan sát,HD thêm
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
+sưu tầm tranh ảnh về trại hè thiếu nhi trên sách báo .
IV. Rỳt kinh nghiệm :
Ngày soạn: Thứ 4 ngày 14 tháng 4 năm 2011
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 22 tháng 4 năm 2011
Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng giải một số bài toán có dạng 
đặc biệt.
II/ Đồ dùng dạy học 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời ) 
HĐ1 : Thực hành
MT: Giúp Hs ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng giải một số bài toán có dạng đặc biệt
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp.
+Bài 1: SGK
 - 1 HS đọc bài toán 
 - 1 HS khá lên bảng tóm tắt bài toán . 
 - GV gợi ý cách làm cho HS
 - HS làm việc cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ) 1 HS lên bảng làm bài .
 - HS , GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
KL: Rèn kĩ năng diện tích hình tam giác,hình tứ gjác.
+Bài 2: SGK.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi SGK
 - Gọi 1 HS khá lên bảng tóm tắt bài toán
 - HS làm bài cá nhân , 1 HS lên bảng làm ( GV quan tâm giúp đỡ HS yếu ).
 - HS , GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng .
 KL : Rèn kĩ năng giải toán dạng đặc biệt .
+ Bài tập 3 :
 - 1 HS đọc yêu cầu bài 3. cả lớp theo dõi.
 - HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm nêu cách làm của mình.( GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.)
 - HS , GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Bài tập 4 : SGK. Nếu còn t.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài 4. cả lớp theo dõi.
 - Gọi 1,2 HS (K-G) nêu cách thực hiện .
 - HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm ( GV quan tâm giúp đỡ HS yếu. 
 - HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
 KL: Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến tìm tỉ số phần trăm .
3/ Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài. 
 - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT .
IV. Rỳt kinh nghiệm :
Tập làm văn
tả người ( Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu
 HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh cảm xúc.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV:- Bảng phụ ghi sẵn 3 đề văn của tiết trước . 
 - HS : dàn ý đã lập ở tiết trước.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/Kiểm tra bài cũ:
2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài ( dùng lời ).
* HĐ1 : Hướng dẫn HS làm bài 
MT: Giúp Hs chọn đc cho mình 1 đề bài hợplí, biết chỉnh sửa theo dàn ý đã nháp.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. Bảng fụ
 - Giáo viên treo bảng phụ ghi 3đề văn.
 - 1-2 HS khá đọc lại 3đề văn trên bảng
GV nhắc HS :
+ Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước .Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập.Tuy nhiên nếu muốn các em có thể thay đổi- chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ, các em cần kiểm tra lại dàn ý,chỉnh sửa( nếu cần).Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn. 
*HĐ2 :HS làm bài
MT: HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh cảm xúc.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp.
GV cho HS tự làm bài
3/Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học cho tiết T LV tuần sau .
	Sinh hoạt tập thể

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33.doc