Bài soạn lớp 5 - Tuần 34 năm học 2012

Bài soạn lớp 5 - Tuần 34 năm học 2012

I.Mục tiêu:

- Ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng về giải toán chuyển động đều.

- Rèn kĩ năng giải các bài toán chuyển động đều.

- Tiếp tục củng cố nề nếp học toán.

II. Chuẩn bị : Bảng phụ ghi bài cũ

III. Hoạt động dạy và học :

Bài cũ : “Luyện tập ” ( 3-5 phút)

-Yêu cầu HS sửa bài tập về nhà

Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 34 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
 Thứ ngày tháng năm 2012
TOAN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng về giải toán chuyển động đều.
- Rèn kĩ năng giải các bài toán chuyển động đều.
- Tiếp tục củng cố nề nếp học toán.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ ghi bài cũ 
III. Hoạt động dạy và học :
Bài cũ : “Luyện tập ” ( 3-5 phút)
-Yêu cầu HS sửa bài tập về nhà 
Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hướng dẫn HS làm bài luyện tập 
Bài 1: 
-Yêu cầu HS làm bài trên bảng vào vở.Gọi HS yếu lên bảng làm GV trực tiếp hướng dẫn. 
 Bài giải
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc ô tô là: 120 : 2,5 = 48 (km/giờ)
Đáp số: 48 km/giờ
b)nửa giờ = 0,5 giờ
Nhà Bình cách bến xe là: 15 x 0,5 = 7,5 (km)
Đáp số: 7,5km
đi bộ 6 km thì mất : 6 : 5 = 1,2 giờ
 =1giờ 12 phút
Đáp số: 1giờ 12 phút
Bài 2: Bài giải
Vận tốc ô tô là: 90 : 1,5 = 60 (km/h)
Vận tốc xe máy là: 60 : 2 = 30 (km/h)
Thời gian xe máy đi hết đoạn đường BA là:
90 : 30 = 3 (giờ)
Ô tô đến B trước xe máy là:
3 – 1,5 = 1,5 (giờ )
= 1 giờ 30 phút
Đáp số: 1 giờ 30 phút
(Khuyến khích HS khá, giỏi giải theo cách khác)
Bài 3 : Bài giải
Tổng vận tốc của 2 ô tô là:
180 : 2 = 90 (km/h)
Vận tốc ô tô đi từ A là:
90 : (2 + 3) x 2 = 36 (km/h)
Vận tốc ô tô đi từ B là:
90 – 36 = 54 (km/h)
Đáp số: ô tô đi từ A : 36 km/h
 ô tô đi từ B : 54 km/h
** Yêu cầu HS đổi vở , nhận xét bài trên bảng và theo dõi GV sửa từng bài bài cụ thể. Thu vở chấm bài, nhấn mạnh phần HS làm còn thiếu sót.
Củng cố - dặn dò : ( 1-2 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính vận tốc ; quãng đường thời gian.
- Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
- Cá nhân làm bài vào vở , trên bảng.
1 em giải trên bảng lớp
1 em giải ở bảng lớp.
1 em giải trên bảng lớp 
- Đổi vở, sửa bài bài Đ/S.
Theo dõi, lắng nghe.
- 1-2 em thực hiện nhắc lại.
TẬP ĐỌC
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I.Mục đích yêu cầu :
 Luyện đọc : Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi
 + Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng ,cảm xúc phù hợp với những tình tiết của chuyện.Phân biệt được vai nhân vật trong bài.
 -Hiểu nghĩa các từ: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng.
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của bé nghèo Rê-mi.
 - GDHS noi gương Rê-mi.
 II.Chuẩn bị: - GV : Tranh minh họa chủ điểm và bài đọc SGK phóng to; Hai tập truyện Không gia đình ;Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
 - HS : Đọc bài và tự trả lời các câu hỏi
III. Các hoạt động dạy - học:
Bài cũ : ( 5 phút) 
-Gọi HS đọc bài “Sang năm con lên bảy”và trả lời câu hỏi:
H: Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp? 
H:Từ giã thế giới tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu? 
H. Nêu đại ý của bài? 
- GV nhận xét,ghi điểm cho HS 
Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Luyện đọc. (8-10 phút) 
-Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
-Yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải ở SGK.
-GV giới thiệu cách chia bài thành 3 đoạn 
 Đoạn 1: “Từ đầu  mà đọc được”
 Đoạn 2: “Tiếp theo  vẫy cái đuôi”
 Đoạn 3: Còn lại.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp theo 4 đoạn: 
+Đọc nối tiếp lần 1: GV phát hiện thêm lỗi đọc sai sửa cho học sinh; kết hợp hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ đúng.
-GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ2 : Tìm hiểu bài. (8 -10 phút) 
 -Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
H: Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
( Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.)
H: Lớp học của Rê-mi ngộ nghĩnh như thế nào ?
( Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi; sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt trên đường.)
H: Những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
( Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.
Bị thầy chê trách, Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi, từ đó Rê-mi.
Khi thầy., Rê-mi trả lời: Đấy là điều con thích nhất)
H: Qua câu chuyện này, suy nghĩ của em về quyền học tập của trẻ em? ( VD: Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành./ Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập./
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn và rút ra ý nghĩa của bài, sau đó trình bày, GV bổ sung chốt:
Ý nghĩa : Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của bé nghèo Rê-mi.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm. (8-10 phút) 
-Yêu cầu học sinh nêu cách đọc, thể hiện cách đọc từng đoạn.
- Giáo viên theo dõi, chốt, hướng dẫn cách đọc diễn cảm -GV đọc mẫu đoạn cuối 	
-Tổ chức HS đọc diễn cảm theo từng tốp 2 em theo vai 
-Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn.
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
Củng cố - dặn dò : (2 phút) 
- Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc lại ý nghĩa của bài
-Dặn HS về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài sau.
-1 em đọc, lớp đọc thầm.
-1HS đọc chú giải.
-HS nối tiếp đọc trước lớp.(2 lần)
-Kết hợp phát âm lại từ đọc sai và cách ngắt nghỉ.
-Lắng nghe , vận dụng.
-HS đọc thầm câu chuyện và trao đổi các câu hỏi SGK.
- Theo dõi phần chốt của GV ở từng câu hỏi
-HS thảo luận theo nhóm 2 em nêu ý nghĩa của bài.
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
1-2 em đọc lại ý nghĩa.
-HS nêu cách đọc từng đoạn và thể hiện cách đọc.(3 em mỗi em 1 đoạn)
-2 HS một lượt thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc tốt nhất.
-1 em đọc và nhắc lại ý nghĩa
- Ghi bài , chuyển tiết.
BUỔI CHIỀU
CHÍNH TẢ
(Nhớ – viết )
SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nhớ - viết đúng khổ thơ 2, 3, của bài “Sang năm con lên bảy.”
-Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, luyện viết đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài. Làm đúng bài tập, biết viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
 	- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. 
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2
 - HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học 
Bài cũ : ( 3-5 phút)
- GV đọc gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp. 
Chòng chành; màu trắng, nhịp võng, cổ tích, cò trắng.
 -GV nhận xét, sửa sai cụ thể từng lỗi
Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút)
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả. (18-20 phút) 
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
-Gọi HS đọc thuộc khổ thơ 2,3.
H. Những câu thơ nào cho thất tuổi thơ rất vui và đẹp?
( Giờ con đang lon ton..ngày xưa )
b) Hướng dẫn viết từ khó.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết các từ khó, lớp viết vào giấy nháp các từ : đại bàng, ấu thơ, khó khăn, giành lấy.
- GV nhận xét HS viết từ khó. 
- Yêu cầu viết lại ( nếu sai)
c) Viết chính tả – chấm bài.
- Kiểm tra HS đọc thuộc bài ( 4-5 em)
-GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài.
-HS nhớ viết bài vào vở.
- GV treo bảng phụ : Đọc cho HS dò bài 
-Yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- GV chấm bài của tổ 1-2, nhận xét cách trình bày và sửa sai.
HĐ2 : Luyện tập. (8-10 phút) 
Bài 2: 
-Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 , gạch dưới tên các cơ quan;tổ chức có trong đoạn văn.Yêu cầu HS đọc các tên đó
- Yêu cầu HS lần lượt viết tên ấy cho đúng; GV chốt:
Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam; Bộ Y tế ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động- thương binh và Xã hội; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 3.GV phân tích chữ viết mẫu trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS viết tên cơ quan , xí nghiệp có ở Di Linh
-Nhận xét bài HS làm và chốt lại cách viết hoa.
Củng cố - dặn dò : ( 2 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên cơ quan, tổ chức
 GV nhận xét tiết học.
-Ghi nhớ cách viết hoa trên .Chuẩn bị bài tiếp theo.
-1 HS đọc bài , lớp đọc thầm.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
-Nhận xét bài viết trên bảng.
- Thực hiện viết lại chữ viết sai.
- Nhiều HS xung phong đọc bài
- HS tự viết bài vào vở.
- Sửa bài theo GV.
- HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
 1 HS nêu yêu cầu bài tập .
-Cá nhân thực hiện theo các yêu cầu của GV.
- Lớp nhận xét và sửa bài.
1 HS nêu yêu cầu bài tập .
- Theo dõi GV phân tích.
-Cá nhân thực hiện theo các yêu cầu của GV; sửa bài
1-2 em nhắc lại, lớp lắng nghe
LUYỆN TẬP ĐỌC 
 ÔN : TẬP ĐỌC
I. Mục tiêu:- Giúp hs:
-Đọc lưu loát và diễn cảm bài tập đọc “ Lớp học trên đường“.Trả lời chính xác các câu hỏi trong bài.
-Viết 1 đoạn chính tả ngoài SGK theo y/c của GV.
II.Chuẩn bị:
-GV:Câu hỏi và đoạn văn viết chính tả.
-HS:SGK, vở TV ôn
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2.Giới thiệu ND ôn :
3.HD ôn tập:
ÔN TẬP ĐỌC
a. Gọi hs đọc lại bài .
-Y/c hs nhắc lại cách đọc :giọng đọc chậm rãi ,rõ ràng,chuyển đổi giọng phù hợp lời nói nhân vật
-Cho hs ôn đọc trong nhóm:y/c hs đọc và tự nêu câu trả lời trong SGK.
-Tổ chức hs thi đọc trước lớp.
+ Cho hs thi đọc tiếp nối 3 đoạn trong bài.
-GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc tốt. 
+GV nhận xét và chốt lại cách đọc. 
 -Cho hs thi đọc đoạn diễn cảm :gv theo dõi, nhận xét và tuyên dương hs đọc hay.
-GV nhận xét và ghi điểm .
b.Trò chơi hái hoa học tập: cho hs bốc thăm ,trả lời các câu hỏi trong SGK.
-GV nhận xét ,ghi điểm từng em.
4.Kết thúc:
-Gọi hs nhắc lại nội dung bài tập đọc.
-Dặn hs xem lại nội dung ôn tập và chuẩn bị ôn tiết sau.
 -Hát
 -Lắng nghe
-1 hs đọc to, cả lớp lắng nghe.
-1hs nhắc lại cách đọc
- hs đọc theo cặp
-2 nhóm hs thi đọc ( 1 nhóm3 hs )
-Lắng nghe.
-4 hs thi đọc đoạn diễn cảm của bài.
-4 hs được gọi lên bảng hái hoa và trả lời câu hỏi SGK./154
Cả lớp viết bài , đổi vở tìm lỗi và nộp vở cho GV chấm bài.
- Tự sửa bài vào vở.
Thứ ngày tháng năm 2012
TOÁN
LUYỆN TẬP
I . Mục tiêu: 
 - Ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng giải toaq1n có nội dung hình học.
 - Rèn kĩ năng áp dụng công thức đã học vào giải toán hình học 
 - Vận dụng tốt các bài tập SGK. Thực hiện nề nếp học toán.
II . Chuẩn bị : 	GV : bảng phụ ghi bài cũ.
	HS :Xem lại công thức các hình đã học.
III. Hoạt động dạy và học : 
Bài cũ : “Luyện tập ” ( 3-5 phút)
-Gọi 1 học sinh trả lời và làm các bài tập sau 
H: Viết công thức và nêu cách tính vận tốc ? 
H: Viết công thức và nêu cách tính quãng đường ? 
- GV sửa bài; ghi điểm 
Bài mới : Giới thiệu bài; ghi đề ( 1-2 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1 : Củng cố kiến thức ( 7-8 phút)
-Yêu cầu HS đọc bài 1 ® bài 3, nêu yêu cầu đề.
- Thảo luận cách giải của mỗi bài.
-Đại  ... Đại diện nhóm trình bày cách giải, GV lồng ghép ôn quy tắc nhân, chia số tự nhiên, phân số ,số thập phân và cách tính phần trăm của một số.
HĐ 2 : Luyện tập. ( 20-22 phút)
-HS tự làm bài vào vở .Thứ tự HS yếu lên bảng làm GV trực tiếp hứơng dẫn thêm.
Bài 1: Tính (HS đặt tính)
Yêu cầu HS lần lượt đặt tính và tính .
GV gọi một số em yếu lên bảng, theo dõi giúp đỡ cách thực
 hiện .
- GV lưu ý cho HS cách chia số TP cho số TP 
 Bài 2 : Tìm x
Thực hiện tương tự bài 1, cho HS nêu lại cách tìm thừa số chưa biết, số bị chia, số chia chưa biết .
Bài 3 : Giải
Số kilôgam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu :
2400 : 100 35 = 840 (kg)
Số kilôgam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ hai :
2400 : 100 40 = 960 (kg)
Số kilôgam đường cửa hàng đó đã bán trong hai ngày đầu :
840 + 960 = 1800 (kg)
Số kilôgam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ ba :
2400 - 1800 = 600 (kg)
Đáp số : 600 kg
Bài 4 : Giải
Vì tiền lãi bằng 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 1 800 000 đồng bao gồm :
100% + 20% = 120% (tiền vốn)
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là :
1800000 : 120 100 = 1500 000 (đồng)
Đáp số : 1500 000 đồng
Yêu cầu HS nêu kết quả, nhận xét bài trên bảng, 
GV chốt Đ /S học sinh sửa bài .
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút)
- Chấm bài và nhấn mạnh phần sai sót. Nhận xét tiết học
- Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo
- HS lần lượt làm bài cá nhân.
4 em lên làm trên bảng lớn.
- Nhận xét, sửa bài .
1 em lên giải bảng lớn.
- 1 em lên giải bảng lớn.
-Nêu kết quả, nhận xét ; đổi vở sửa Đ/S.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm
- Thực hiện chuyển tiết.
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I.Mục đích – yêu cầu:
- Phân tích ưu khuyết điểm chính trong bài làm của học sinh để các em rút kinh nghiệm cho những bài sau. Học sinh biết rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục của bài văn, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, trình bày bài văn tả người.
- Biết nhận ra lỗi sai, tự sửa một số lỗi sai cơ bản như chính tả, dùng từ, sắp xếp ý ở mức độ phù hợp. Biết tham gia sửa lỗi chung; tự viết lại đoạn văn cho hay hơn.
	- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo, học hỏi điều hay.
II. Chuẩn bị: 
 - GV: Bảng phụ ghi 3 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý. 
III. Các hoạt động dạy - học:
BÀI CŨ : (3- 4 phút) 
- Yêu cầu học sinh nêu: Dàn bài của bài văn tả người.
- Gv nhận xét và đánh gía 
Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề (1-2phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Phân tích yêu cầu của đề và bài làm của HS (8’ )
GV đưa bảng phụ ghi 3 đề 
 -Yêu cầu HS đọc và nêu lại yêu cầu của mỗi đề.
Chốt: Chọn tả các nét đặc sắc làm nổi bật về hình dáng hay điệu bộ cử chỉ phù hợp với người mình tả 
( thầy cô giáo đã dạy em, một người ở địa phương hay một người em mới gặp.).Thể hiện được tình cảm yêu mến đối với người chọn tả một cách sâu sắc.
- Phân tích ưu khuyết điểm trong bài làm của học sinh 
a) Nhận xét chung :
* Dàn bài: , một người ở địa phương hay một người em mới gặp.)
+ Nhìn chung đa số các em nắm được yêu cầu của đề bài, tả đúng theo yêu cầu của bài , rõ 3 phần, cân đối, hợp lý, đều tập trung vào tả ngoại hình , hoạt động của người.( thầy cô giáo) có một số em làm tốt biết dùng từ có hình ảnh, so sánh thể hiện được tính cách của người mà các em tả : Huừn, Duyên, Hùy, Huyền, Mai . Song bên cạnh cũng còn một bạn bài làm còn sơ sài, dùng từ chưa đúng, chấm câu chưa đúng, diễn đạt còn vụng : Sơn, Mừn, Tuấn, Bớt,Hụy, 
 -Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt .
a)Lỗi chính tả: thẳn thán, đuôi mắt, hàm rang, tráng tinh, 
b)Lỗi dùng từ : Thân hình khỏe, đôi mắt trắng nâu, đôi mắt đen như hòn bi .
c)Lỗi diễn đạt: 
-Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
Giáo viên sửa lại cho đúng (nếu sai).
b) Thông báo kết qủa : 
 Điểm 9 : 3 em 
 Điểm 7-8 : 10 em 
 Điểm 5-6 : 16 em 
 Điểm 3-4 : 4 em 
Hoạt động 2:Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài ( 20’)
GV trả bài cho HS và hướng dẫn cho các em chữa lỗi trong bài theo trình tự sau:
-Sửa lỗi trong bài:
-Học tập những đoạn văn hay ,bài văn hay 
+GV đọc 1 số đoạn văn hay , bài viết hay.
- Yêu cầu học sinh đọc lại nhiệm vụ 2 của đề bài, mỗi em chọn viết lại một đoạn văn.
 Giáo viên chấm sửa bài của một số em.
4.Củng cố , dặn dò:
-GV nhận xét tiết học , biểu dương những HS có bài văn đạt điểm cao, những HS đã tham gia chữa bài tốt trong bài .
Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài để nhận đánh giá tốt hơn. 
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài “On tập cả năm”
- 3 em thực hiện đọc nối tiếp , lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Lắng nghe giáo viên chốt.
- Tiếp thu , học tập và rút kinh nghiệm 
- Thực hiện quan sát, nhận xét.
- Thực hiện quan sát, nhận xét, sửa bài.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Thực hiện phân tích, sửa lỗi sai.
Lắng nghe kết qủa.
- Cá nhân nhận vở 
- Mỗi cá nhận tự đọc và sửa 
- Thực hiện đổi vở , rà soát lỗi 
- Lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu bài 2, lớp theo dõi SGK.
- 4-5 em trình bày trước lớp (so với đoạn văn cũ); lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe;học tập.
- Nghe về nhà ôn tập chuẩn bị thi HK2 .
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục đích yêu cầu :
 - HS kể được câu chuyện đã chứng kiến tham gia đúng với yêu cầu của đề bài: về việc gia đình,nhà trường hoặc xã hội chăm sóc và bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội mà em đã tham gia .Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 - HS biết sắp xếp các sự việc thành một công chuyện hợp lý .Cách kể tự nhiên, giản dị.
- Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 - Giáo dục HS biết ơn gia đình , xã hội đã quan tâm đến thiếu nhi.
II .Chuẩn bị :
 - GV : Một số tranh minh hoạ về việc gia đình,nhà trường hoặc xã hội chăm sóc và bảo vệ thiếu nhi.Bảng lớp viết đề bài ; viết vắn tắt 2 gợi ý SGK/ 156
- HS : Chuẩn bị những câu chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo 
III. Các hoạt động dạy - học :
Bài cũ : ( 3-5 phút)
- Yêu cầu 2 HS kể lại câu chuyện đã được nghe hay được đọc nói về gia đình , nhà trường và xã hội căm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường , xã hội
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề lên bảng ( 1-2 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1 : Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài ( 3-4 phút)
- GV gắn bảng phụ ghi 2 đề lên bảng.
- Gọi 2 em đọc đề bài.
H: Đề bài yêu cầu gì?
 (Kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia) 
H. Nội dung câu chuyện theo gợi ý đề bài là gì? 
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài .
1. Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình,nhà trường hoặc xã hội chăm sóc và bảo vệ thiếu nhi.
2. Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.
- Nhắc nhở HS lưu ý : Câu chuyện mà các em chuẩn bị kể không phải là những truyện các em đã đọc trên sách, báo mà phải là những chuyện em đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi, phim ảnh hoặc cũng có thể là câu chuyện của chính bản thân các em.
HĐ2 :Hướng dẫn kể chuyện.( 5-6 phút) 
-Gọi 1 HS đọc gợi ý 1, 2 SGK/ 156, cả lớp đọc thầm.
-Yêu cầu HS nêu đề và câu chuyện mình chọn, chuyện mà mình định kể cho lớp và các bạn cùng nghe (Nêu địa điểm chứng kiến câu chuyện, nhân vật trong chuyện).Nếu HS chọn nội dung câu chuyện chưa phù hợp GV giúp HS có định hướng đúng.
-GV nhắc thêm: Kể câu chuyện phải có: mở đầu, diễn biến, kết thúc và nêu được suy nghĩ của em về hành động của người đó. 
 -Yêu cầu HS viết ra những ý chính của câu chuyện mình định kể ra giấy nháp.
HĐ 3 : Hướng dẫn học sinh kể chuyện (15-18 phút)
a) Tổ chức kể chuyện thep cặp : 
- Yêu cầu HS từng cặp , kể cho nhau nghe câu chuyện của mình .
- GV đến từng nhóm nghe HS kể chuyện, hướng dẫn, uốn nắn thêm.
b) Thi kể chuyện trước lớp :
- GV mời HS ở các trình độ (Giỏi, Khá, trung bình) thi kể.
 Khi kể xong, tự các em nói lên suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện, hỏi bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bạn kể về 2 mặt:
 +Nội dung câu chuyện? 
 + Cách kể: giọng điệu, cử chỉ
 GV nhận xét : Chỉ được điểm thành công và hạn chế của từng em ( Đặc biệt khuyến khích phần sáng tạo của HS)
-Tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay, phù hợp đề bài ; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị. 
Củng cố - dặn dò : ( 2-3 phút)
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương em kể tốt, nêu một số điểm tồn tại để khắc phục ở tiết sau.
-Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe;chuẩn bị bài sau.
2 em đọc nối tiếp trước lớp.
-Hai em thể hiện tìm hiểu đề trước lớp .Cá nhân tự phân tích đề, theo dõi quan sát trên bảng.
- Tiếp thu, lắng nghe GV.
- 2em đọc nối tiếp nhau từng gợi ý một trong SGK.
3 -4 em giới thiệu trước lớp đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- Lắng nghe thực hiện.
- HS viết ra những ý chính của câu chuyện mình định kể ra giấy nháp.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
-Tiếp thu, rút kinh nghiệm.
-3 -4 em xung phong thi kể trước lớp.
- Từng cá nhân tự nói lên suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện của mình.
- Nhận xét câu chuyện bạn kể 
- Bình chọn bạn kể chuyện hay, học tập.
- Lớp lắng nghe.
-Tiếp thu thực hiện khi về nhà.
 SINH HOẠT LỚP : TUẦN 34
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật.
II-Đánh giá nhận xét tuần 34:
1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 34
* Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
-Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc, có chất lượng, biết kiểm tra, dò bài lẫn nhau thường xuyên.
 * Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Một số em chuẩn bị tốt như 
. Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học bài, hay quên sách vở như : 
Vệ sinh chưa được sạch gọn : 
2-Kế hoạch tuần 34:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 .
- Tích cực ôn tập chuẩn bị cho hội thi đố vui ôn luyện, thi học kì II
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
Tích cực chăm sóc công trình măng non .
 ----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc