I. MỤC TIÊU:
- Biết một số biểu hiện cơ bản của người sống có chí.
- Biết được: người có ý chí có thể vuột qua những khó khăn trong cuộc sống.
- Gảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Giáo viên: Một vài mẫu chuyện về những người vượt qua khó khăn.
-Học sinh: xem trước bài “có chí thì nên “
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tuần 5 :8/9/2008-12/9/2008 THỨ MÔN TIẾT TÊN BÀI HAI 8/9/2008 Cc Tập đọc Toán Đạo đức Nhạc 1 2 3 4 5 Một chuyên gia máy xúc Ôân tập:Bảng đơn vịđo độ dài, Có chí thì nên (T1) Ôân tập :Hãy giữ cho em bầu trời xanh-TĐN số 2 BA 9/9/2008 Tập đọc Toán TLV Lịch sử Khoa học 1 2 3 4 5 Ê-mi-li,con Oân tập: Bảng đơn vị đo khối lượng Luyện tập làm báo cáo các thống ke â Phang Bội Châu và phong trào Đông du TH:Nói “không” đvcác chất gâynghiện TƯ 10//9/2008 Thể dục LTVC Toán Kể chuyện Mĩ thuật 1 2 3 4 5 ĐHĐN:-TC”Nhảy ô tiếp sức” Mơ rộng vốn từ:Hòa bình Luyện tập Kể chuyện đã nghe đã đọc Tập nặn tạo dáng:Nặng con vật quen thuộc NĂM 11/9/2008 Toán Chính tả Địa lí LTVC Kĩ thuật 1 2 3 4 5 Đề-ca-mét vuông.Héc-tô-mét vuông NV: Một chuyên gia máy xúc Vùng biển nước ta Từ đồng âm Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình SÁU 12/9/2008 TLV Thể dục Toán Khoa học SHL 1 2 3 4 5 Trả bài văn tả cảnh ĐHĐN: TC “Nhảy đúng nhảy nhanh” Mi-li-met vuông.Bảng đơn vịđo diện tích Thực hành: (TT) SHL tuần 5 ND : 8/9/08 Đạo đức : CÓ CHÍ THÌ NÊN (T1) MỤC TIÊU: Biết một số biểu hiện cơ bản của người sống có chí. Biết được: người có ý chí có thể vuột qua những khó khăn trong cuộc sống. Gảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho xã hội. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Giáo viên: Một vài mẫu chuyện về những người vượt qua khó khăn. -Học sinh: xem trước bài “có chí thì nên “ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 .Hoạt động khởi động: -Hát. -Kiểm tra bài cũ: Có trách nhiệm về việc làm của mình Sau khi học xong bài Có trách nhiệm về việc làm của mình em ghi nhớ điều gì ? GV nhận xét – biểu dương -Giới thiệu bài:CÓ CHÍ THÌ NÊN (T1) 2/ Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó của Trần Bảo Đồng. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thầm mẩu chuyện về Trần Bảo Đồng. - Yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK - GV nhận xét và rút ra kết luận. * Gọi HS đọc Ghi nhớ Hoạt động 2: Xử lí tình huống Cách tiến hành: Hoạt động nhóm đôi. - GV giao các nhóm thảo luận 1 tình huống : + Tình huống 1 : Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào ? + Tình huống 2 : Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạt. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học ? - Cho HS thảo luận - Cho HS trình bày - GV nhận xét và kết luận. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ bài tập1, 2 SGK Cách tiến hành: Làm việc theo cặp - GV chia nhóm – giao việc: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm - GV nêu cách tiến hành * Thẻ đỏ: Biểu hiện có ý chí * Thẻ xanh: Biểu hiện không có ý chí - GV lần lượt nêu từng trường hợp GV kết luận. - GV khen những em biết đánh giá đúng. 3/ Củng cố-Dặn dò - Gọi vài học sinh đọc mục Ghi nhớ - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị Có chí thì nên (tiết 2) - Học sinh hát - HS nêu – nhận xét -Học sinh lắng nghe - HS đọc thầm - Lớp thảo luận và trả lời câu hỏi - Nhận xét, bổ sung - Học sinh lắng nghe - Vài HS đọc Ghi nhớ - Dãy 1: TH1; Dãy 2: TH2: HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS thảo luận - Vài nhóm trình bày trước lớp. - Học sinh lắng nghe - HS làm việc theo nhóm - HS lắng nghe - HS chọn thẻ – nhận xét - Học sinh lắng nghe - Vài học sinh đọc Ghi nhớ -HS lắng nghe ND : 10/9/08 Lịch sử : PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU I. MỤC TIÊU: -Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX +Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi thực dân Pháp dô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc +Từ năm 1905- 11908 ông vận động thanh niên Việt nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nươcù đây là phong trào Đông Du. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Giáo viên: Ảnh trong SGK - Bản đồ thế giới. -Học sinh: SGK, sưu tầm tư liệu về Phan Bội Châu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động : -Hát -Kiểm tra bài cũ: Xã hội Việt Nam .. -Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt kinh tế, về mặt xã hội ? GV nhận xét – cho điểm *Giới thiệu bài: PHAN BỘI CHÂU VÀ .. 2/ Các hoạt động chính: Hoạt động1: Tìm hiểu về tiểu sử của Phan Bội Châu. - Yêu cầu học sinh đọc thầm từ đầu đến tỉnh Nghệ An. - Em biết gì về Phan Bội Châu ? Gọi đại diện trình bày *GV kết luận . - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn từ tiếp theo đến Việt Nam. - Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp ? *GV Kết luận. *Hoạt động 2: Sơ lược về phong trào Đông du - Yêu cầu học sinh đọc tiếp theo đến cứu nước. * GV hỏi: - Phong trào bắt đầu lúc nào ? Kết thúc năm nào ? - Phong trào Đông du do ai khởi xướng và lãnh đạo ? - Mục đích ? - Phong trào diễn ra như thế nào ? - Học sinh Việt Nam ở Nhật học những môn gì ? Những môn đó để làm gì ? - Ngoài giờ học, họ làm gì ? Tại sao họ làm như vậy ? - Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào? ( K, G) - Yêu cầu HS đọc phần còn lại - Tại sao chính phủ Nhật thỏa thuận với Pháp chống lại phong trào Đông Du ? ® Rút ra ý nghĩa lịch sử - GV nhận xét – chốt ® Rút ra ghi nhớ 3/Củng cố-Dặn dò : - Gọi HS đọc Ghi nhớ. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài : Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước . - HS trả lời – nhận xét - Học sinh lắng nghe - HS đọc. - Ông sinh năm 1867, trong một gia đình nhà nho nghèo, tại làng Đan Nhiệm, nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Học sinh lắng nghe - HS đọc. - Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách và trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật cũng là một nước Châu Á nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp. - HS lắng nghe. -Bắt đầu từ 1905, chấm dứt năm 1908. ` - Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo. - Cử người sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài cứu nước. - 1905: 9 người sang Nhật nhờ chính phủ Nhật đào tạo. - Phan Bội Châu viết “Hải ngoại huyết thư” vận động: + Thanh niên yêu nước sang Nhật du học. + Kêu gọi đồng bào quyên tiền ủng hộ phong trào - 1907: hơn 200 người sang Nhật học tập, quyên góp được hơn 1 vạn đồng - HS trả lời. - HS nêu. - 1908: lo ngại trứơc phong trào Đông Du, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào ® Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất thanh niên Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. - HS đọc – trả lời. - HS nêu. - Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta. - Giúp người Việt hiểu phải tự cứu sống mình. - Vài HS đọc Ghi nhớ. -HS đọc Ghi nhớ -HS lắng nghe . ND: 14/9/09 Khoa học : THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (T1) I. MỤC TIÊU : - Nêu được một số tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. - Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng rượu, bia, ma tuý, thuốc lá. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên: Thông tin và hình trong SGK . - Học sinh: Sách giáo khoa, đọc trước bài . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Hoạt động khởi động: -Hát -Kiểm tra bài cũ: Vệ sinh ở tuổi dậy thì Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. Nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. GV nhận xét – cho điểm *Giới thiệu bài . 2/ Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4. - Giáo viên yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK và hoàn thành bảng sau: Tác hại của thuốc lá Tác hại của rượu, bia Tác hại của ma tuý Đối với người sử dụng Đối với người xung quanh - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả * GV nhận xét - chốt: Như mục Bạn cần biết. Hoạt động 2: Trò chơi: “Tập trung” Cách tiến hành: - GV nêu luật chơi. - GV đề nghị mỗi tổ cử 1 bạn vào ban giám khảo để tổng kết điểm. - GV phát đáp án cho BGK và thống nhất cách tính điểm. -GV đính từng câu lên bảng để HS quan sát, chọn. - Nếu tổ nào có điểm cao là thắng cuộc . - Cho HS tiến hành chơi. - Một số câu hỏi gợi ý: 1. Khói thuốc lá có thể gây ra bệnh nào? a) Bệnh về tim mạch. b) Huyết áp cao. c) Ung thư phổi. d) Viêm phế quản. e) Bệnh về tim mạch, huyết áp; ung thư phổi; viêm phế quản. 2. Rượu, bia là những chất gì ? a) Kích thích. b) Gây nghiện. c) Cả 2 ý trên. ... 3/ Củng cố-Dặn dò: - Gọi học sinh nêu mục Bạn cần biết - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị Thực hành: nói “Không!” đối với.. (T2) - Vài HS nêu – nhận xét - Học sinh lắng nghe - Các nhóm nhận việc - HS làm bài - Đại diện nhóm trình bày kết quả – nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe. - HS quan sát, chọn. - HS lắng nghe. - HS chơi. + e + c -HS nêu -HS lắng nghe. ND : 11/9/08 Địa lí : VÙNG BIỂN NƯỚC TA I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết : - Trình bày một số đặc điểm của vùng biển nước ta .Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng. - Biết được vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất.(HS yếu đạt được ) - Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác nguồn lợi biển một cách hợp lí.. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : -Giáo viên : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.Hình 1 trong SGK phóng to. -Học sinh : SGK, vở, tranh ảnh về các bãi biển nổi tiếng (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động: - KTBC : Sông ngòi Gọi HS trả lời 3 câu hỏi SGK. GV nhận xét, cho điểm. -Giới thiệu bài: VÙNG BIỂN NƯỚC TA 2. Các hoạt động chính : 1. Vùng biển nước ta Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Yêu cầu HS đọc thầm phần 1 SGK. - Yêu cầu HS vừa quan sát lược đồ trong SGK vừa chỉ vùng biển nước ta (trên bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á hoặc hình 1 phóng to). - Nêu vị trí và đặc điểm của nước ta. - GV hỏi: Biển Đông bao bọc nước ta ở những phía nào ? GV Kết luận . 2. Đặc điểm của vùng biển nước ta Hoạt động 2: Làm việc cá nhân -GV yêu cầu HS đọc SGK rồi hoàn thành bảng sau: Đặc điểm của vùng biển nước ta Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất Nước không bao giờ đóng băng Miền Bắc và miền Trung hay có bão Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, hạ xuống - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày. - GV sửa chữa và giúp HS trả lời câu hỏi như SGK. 3. Vai trò của biển nước ta Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm 4. - Dựa vào vốn hiểu biết và SGK, từng nhóm thảo luận để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Kết luận: Như ý 2 SGK 3. Củng cố-Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS đọc mục Ghi nhớ - Chuẩn bị: Đất và rừng. - HS trả lời – nhận xét - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS vừa quan sát hình 1 vừa chỉ và nêu: Đây là vùng biển nước ta. - Vài HS vừa chỉ bản đồ và nêu. - HS trả lời + Phía đông, nam và tây nam. - HS lắng nghe. - HS đọc và hoàn thành bảng - HS làm bài - HS trình bày (HS yếu đạt được ) - HS thảo luận - HS làm việc – đại diện 2 nhóm làm trên bảng nhóm. - HS trình bày – bổ sung - HS đọc ND : 12/9/08 Khoa học : THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG!” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (T2) I. MỤC TIÊU : - Nêu được một số tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. - Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng rượu, bia, ma tuý, thuốc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -GV: Thông tin và hình trong SGK. -HS: SGK, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Hoạt động khởi động : -Hát -Kiểm tra bài cũ: Thực hành: nói “không!” Đối với các chất gây nghiện Hãy nêu tác hại của thuốc lá, rượu bia và ma tuý. GV nhận xét – cho điểm -Giới thiệu bài: THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG!” 2/ Các hoạt động chính : Hoạt động 1: Trò chơi: “Chiếc ghế nguy hiểm” - GV hướng dẫn HS cách chơi - Có thể sử dụng ghế của GV để dùng cho trò chơi này. Yêu cầu HS ra ngoài hành lang. - Chuẩn bị thêm một chiếc khăn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn. - GV chỉ vào chiếc ghế và nói: Đây là một chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị điện giật chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị chết vì điện giật. Chiếc ghế này sẽ được đặt ở giữa cửa, khi các em từ cửa đi vào hãy cố gắng đừng chạm vào ghế. Bạn nào không chạm vào ghế nhưng chạm vào người bạn đã đụng vào ghế cũng bị điện giật. - Cho HS chơi. - Sau khi HS chơi xong, GV nêu câu hỏi thảo luận: + Em cảm thấy thế nào khi đi qua ghế ? + Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đã đi chậm rãi và rất thận trọng để không chạm vào ghế ? + Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế ? + Tại sao khi bị xô đẩy, có bạn cố gắng để không ngã vào ghế ? + Tại sao có người lại tự mình thử chạm tay vào ghế ? GV Kết luận. Hoạt động 2: Đóng vai - GV nêu: Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì (ví dụ từ chối bạn hút thuốc lá), các em sẽ nói gì ? - GV chia lớp thành 3 đến 6 nhóm và phát phiếu ghi tình huống cho các nhóm. - Các nhóm đọc tình huống, một vài HS nhận vai. - Từng nhóm lên đóng vai - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: + Việc từ chối hút thuốc lá, rượu bia sử dụng ma tuý có dễ dàng không? + Trong trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc, chúng ta nên làm gì ? + Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không tự giải quyết được. Kết luận: Như mục Bạn cần biết. 3. Củng cố-Dặn dò: - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị :Dùng thuốc an toàn. - HS nêu – nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS chơi - HS thảo luận và trả lời câu hỏi - HS lắng nghe. - HS thảo luận và trả lời - Các nhóm nhận việc - Các nhóm đọc tình huống - HS đóng vai - HS thảo luận và trả lời – nhận xét - bổ sung. Vài HS đọc HS lắng nghe. ND : 12/9/08 Sinh hoạt : TUẦN 5 I-Mục tiêu: - Củng cố các hoạt động trong tuần - Rèn tính tự quản - Học tập lẫn nhau II-Tiến hành: - Các tổ trưởng báo cáo cho lớp trưởng về: - Học tập - Lao động - Các công tác khác (trật tự, vệ sinh,) - Lớp trưởng nhận xét chung - Đề nghị khen thưởng:Tổ:2.. Cá nhân: t. Lộc ,Tuyền, Ngọc. - Các cá nhân rút kinh nghiệm - Đưa ra hướng khắc phục - Giáo viên nhắc nhở các cá nhân chưa tốt :Đến, Den, Phước, Minh, An TRường, III-Kế hoạch tuần 6 : Về nhà học bài , làm bài đầy đủ trước khi đến lớp . Học thuộc nội quy của HS. Tham gia phong trào Đội. Giữ vệ sinh trong và ngoài lớp, vệ sinh cá nhân. Sắp xếp lại bàn ghế. Hát đầu giờ và giữa giờ. Giữ trật tự khi ra câu chuyện dưới cờ. Về nhà học lại bảng nhân, chia. Làm bài ở vở bài tập Chuẩn bị đề thứ trước ở nhà. Rèn chũ ngay ngắn, không được ẩu __________________________ PHIẾU HỌC TẬP Tác hại của thuốc lá Tác hại của rượu, bia Tác hại của ma tuý Đối với người sử dụng Đối với người xung quanh
Tài liệu đính kèm: