I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài: đọc đúng các từ phiên âm (A-pác-thai), tên riêng (Nen-xơn Man-đê-la), các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4.)
Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.
2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc thuộc lòng khổ thơ 2 - 3 hoặc cả bài thơ Ê-mi-li, con , trả lời các câu hỏi trong SGK.
Thứ 2 ngày 29 tháng 9 năm 2008 Tuần 6 Tập đọc Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai I. Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy toàn bài: đọc đúng các từ phiên âm (A-pác-thai), tên riêng (Nen-xơn Man-đê-la), các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4..) Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi. 2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc thuộc lòng khổ thơ 2 - 3 hoặc cả bài thơ Ê-mi-li, con, trả lời các câu hỏi trong SGK. B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Qua bài thơ Bài ca về trái đất, các em đã biết trên thế giới có nhiều dân tộc vời nhiều màu da khác nhau (vàng, trắng, đen), người có màu da nào cũng đáng quý. Nhưng ở một số nước, vẫn tồn tại nạn phân biệt chủng tộc, thái độ miệt thị đối với người da đen và da màu. Xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc để xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái chính là góp phần tạo nên một thế giới không còn thù hận, chiến tranh Bài Sự sup đổ của chế độ A-pác-thai cho các em biết những thông tin về cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ chống chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen ở Nam Phi. Hoạt động 2: Luyện đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài: đọc đúng các từ phiên âm, các số liệu thống kê PPHTTC: Luyện tập cá nhân cả lớp. - Hai HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. GV giới thiệu ảnh cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ toàn bài. - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) GV kết hợp. + Giới thiệu với HS về Nam Phi: (GV sử dụng Bản đồ thế giới, nếu có) + Treo bảng phụ: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la cho HS cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh: hướng dẫn HS đọc đúng các số liệu thống kê: 1/5 (một phần năm), . + Giải thích để HS hiểu các số liệu thống kê để làm rõ sự bất công. - HS luyện tập theo cặp - Một, hai HS đọc lại cả bài- GV đọc diễn cảm bài văn Hoạt động 3: Tìm hiểu bài Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. PPHTTC:Vấn đáp, cá nhân, cả lớp, nhóm. HS đọc thầm đoạn 1 ,2,3 ( Câu hỏi như SGK) - Đoạn 1 - Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? - Đoạn 2, trả lời: Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp; phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng; không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào. - Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? - Đoạn 3, trả lời: Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi. - Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? - Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới. HS nói về Tổng thống Nen-xơn Man-đê-la theo thông tin trong SGK. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn Mục tiêu: HS đọc diễn cảm bài văn PPHTTC: Luyện tập, cá nhân, nhóm. - 3 HS đọc nối tiếp lại 3 đoạn bài văn . - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 3 - HS luyện đọc DC theo nhóm, thi đọc giữa các nhóm. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò CB bài sau. Chính tả: Nhớ viết: Ê-mi-li con I. Mục tiêu: 1. Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con 2. Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ II. Đồ dùng dạy - học: - Vở BT - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: * Kiểm tra bài cũ HS viết những tiếng có nguyên âm đôi uô, ua (VD: suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa..) và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó. B. Bài mới: Hoạt động 1 Giới thiệu bài. GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả (nhớ - viết) Mục tiêu: Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con. PPHTTC: Cả lớp, cá nhân. - Một, hai HS đọc thuộc lòng trước lớp khổ thơ 3, 4. Cả lớp đọc thầm lại, chú ý các dấu câu, tên riêng. - HS nhớ lại 2 khổ thơ, tự viết bài: GV chấm, chữa, nêu nhận xét. Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Mục tiêu: Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ. PPHTTC: Cả lớp, cá nhân, nhóm. Luyện tập, thực hành. Bài tập 2: HS đọc nêu y/c bài tập - HS hoạt động cá nhân- trình bày miệng -HS khác nhận xét - GV chốt ý đúng: - Các tiếng chứa ưa, ươ: lưa, thưa, mưa, giữa; tưởng, nước, tươi, ngược. - HS nhận xét cách ghi dấu thanh: + Trong tiếng giữa (không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa, thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang. + Trong các tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính. Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang. Bài tập 3 - HSđọc YC BT - HS hoạt động nhóm đôi Làm vào vở bài tập - 1 nhóm trình bầy -nhóm khác nhận xét- GV kiểm tra kq đúng của cả lớp bằng giơ tay - GV giúp HS hoàn thành BT và hiểu nội dung các thành ngữ, tục ngữ: + cầu được ước thấy: đạt được đúng điều mình thường mong mỏi, ao ước. + Năm nắng mười mưa: trải qua nhiều vất vả, khó khăn + Nước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công + Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người. + HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà HTL, các thành ngữ, tục ngữ ở BT 3 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - hợp tác I. Mục tiêu 1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, hợp tác 2. Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học II. Đồ dùng dạy - học : - Từ điển học sinh( nếu có ), vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ HS nêu định nghĩa về từ đặc điểm: đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đặc điểm ở BT 2, 3 (phần luyện tập, tiết LTVC trước) hoặc từ đặc điểm các em tìm được. B. Bài mới: - Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh làm Bài tập. Mục tiêu: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, hợp tác. Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học PPHTTC: Nhóm, cá nhân, cả lớp. Thực hành, luyện tập. Bài tập 1: - HS làm việc theo cặp: đại diện 2 - 3 cặp thi làm bài. -HS nhóm khác NX -GV chốt ý đúng và giải nghĩa một số từ - Lời giải: a) Hữu có nghĩa là bạn bè b) Hữu nghị là có Hữu nghị (tình cảm thân thiện giữa các nước) Chiến hữu (bạn chiến đấu) Thân hữu (bạn bè thân thiết) Hữu hảo (như hữu nghị) Bằng hữu (bạn bè) Bạn hữu (bạn bè thân thiết) Hữu ích (có ích) Hữu hiệu (có hiệu quả) Hữu tình (có sức hấp dẫn, gợi cảm: có tình cảm) Hữu dụng (dụng được việc) Bài tập 2 : Cách thực hiện tương tự BT1. Lời giải: a) Hợp có nghĩa là gộp lại thành lớn hơn b) Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏinào đó Hợp tác, hợp nhất, hợp lực Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lý, thích hợp Bài tập 3 : -HS hoạt động cá nhân - Với những từ ở BT 1, HS đặt 1 trong các câu sau: - Nhắc HS: mỗi em ít nhất đặt 2 câu (khuyến khích đặt nhiều hơn), 1 câu với 1 từ ở BT1, 1 câu với 1 từ ở BT 2. - HS viết vào VBT, đọc những câu đã viết. GV cùng cả lớp góp ý, sửa chữa. BT 4: -HS hoạt động cá nhâ3 HS trình bày trên bảng -HS khác nx -GV chốt ý đúng. - GV giúp HS hiểu nội dung 3 thành ngữ. + Bốn biển một nhà: người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình: thống nhất về một mối. + Kề vai sát cánh: sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng. + Chung lưng đấu sức: tương tự kề vai sát cánh - Đặt câu: + Thợ thuyền khắp nơi thương yêu, đùm bọc nhau như anh em bốn biển một nhà/ Dân tộc ta đã trải qua hơn một trăm năm chiến đấu chống ngoại xâm để thể hiện ước nguyện non sông thống nhất, Nam Bắc sum họp, bốn biển một nhà. + Chúng tôi luôn kề vai sát cánh bên nhau trong mọi việc + Họ chung lưng đấu sức, sướng khổ cùng nhau trong mọi khó khăn, thử thách. C. Củng cố, dặn dò: - GV khen ngợi những HS, nhóm HS làm việc tốt. - Dặn HS ghi nhớ những từ mới học; HTL 3 thành ngữ. Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu 1. Rèn kỹ năng nói: - HS tìm được câu chuyện đã chứng kiến, tham gia đúng với yêu cầu của đề bài. - Kể tự nhiên, chân thực 2. Rèn kỹ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi và nhận xét lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy - học Bảng lớp viết đề bài, tiêu chuẩn đánh giá bài KC . III. Các hoạt động dạy - học A. Bài cũ: kiểm tra bài cũ HS kể câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh (tiết KC tuần 5) B. Bài mới: Hoạt động 1: - Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài. Mục tiêu: Học sinh hiểu yêu cầu của đề bài. PPHTTC: Cá nhân, cả lớp, nhóm. Vấn đáp, luyện tập. - Một HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong 2 để lựa chọn: + Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến, hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. + Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh - HS đọc gợi ý đề 1 và đề 2 trong SGK. - Một vài HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. Hoạt động 3. Thực hành kể chuyện Mục tiêu: - HS tìm được câu chuyện đã chứng kiến, tham gia đúng với yêu cầu của đề bài.Kể tự nhiên, chân thực. chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi và nhận xét lời kể của bạn. PPHTTC: Cá nhân, cả lớp, nhóm. Vấn đáp, luyện tập, thực hành. a) KC theo cặp. GV tới từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn các em. b) Thi kể chuyện trước lớp - Một HS khá, giỏi kể mẫu câu chuyện của mình. - Các nhóm cử đại diện có trình độ tương đương thi kể .Mỗi HS kể xong sẽ trả lời câu hỏi của thầy (cô) của các bạn hoặc đặt câu hỏi cho các bạn về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện. GV viết lên bảng tên HS tham gia thi kể và tên câu chuyện của mỗi em để cả lớp nhớ khi nhận xét. - Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi bạn kể xong về các mặt: + Nội dung câu chuyện có hay không? + Cách kể: giọng điệu, cử chỉ. - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện thú vị nhất, bạn KC hay nhất, bạn đặt câu hỏi hay nh ... Mục tiêu: Chỉ được trờn bản đồ vựng phõn bố của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. * Cách tiến hành: +. Làm việc theo nhúm - HS nhúm đọc SGK, quan sỏt hỡnh 1,2,3 và thảo luận hoàn thành PBT - SGV / 92. - Đại diện cỏc nhúm HS trỡnh bày; HS khỏc bổ sung; GV sửa chữa kết luận. +. Làm việc cả lớp - Vai trũ của rừng đối với đời sống của con người? - HS trưng bày và giới thiệu tranh ảnh về TV và ĐV của rừng VN (nếu cú). - Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dõn phải làm gỡ? - Đỡa phương em đó làm gỡ để bảo vệ rừng? --> Bài học SGK C. Củng cố, dặn dũ : Nờu một số t/d của rừng đối với đời sống của nhõn dõn ta? Về nhà học bài và ụn cỏc bài địa lý đó học. CB bài sau. Kĩ THUậT Bài 8 Chuẩn bị nấu ăn (1 tiết) I- Mục tiêu HS cần phải: - Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn. - Biết cách thực hiện một số công việc chuân bị nấu ăn. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình. II - Đồ dùng dạy học - Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá, - Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi. -Dao thái, dao gọt. - Phiếu đánh giá kết quả học tập. III- Các hoạt động dạy – học Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Hoạt động 1. Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn. - Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tên các côngviệc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn. - Nhận xét và tóm tắt nội dung chính của hoạt dộng 1: Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn như rau, củ, quả, thịt, trứng, tôm, cá, được gọi chung là thực phẩm. Trước khi tiến hành nấu ăn cần tiến hành các công việc chuẩn bị như chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm, nhằm có được những thực phẩm tươi, ngon, sạch dùng để chế biến các món ăn đã dự định. Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn a) Tìm hiểu cách chọn thực phẩm - GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1(SGK) để trả lời các câu hỏi về: + Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn. + Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong mục 1(SGK). Ngoài ra GV đặt thêm một số câu hỏi liên hệ thực tế để khai thác hiểu biết của HS về cách lựa chọn thực phẩm. - Nhận xét và tóm tắt nội dung chính về chọn thực phẩm(theo nội dung SGK). - Hướng dẫn HS cách chọn một số loại thực phẩm thông thường như rau muống, rau cải, bắp cải, su hào, tôm, cá, thịt,. chuẩn bị được một số loại ra xanh, củ, quả tươi. GV sử dụng để minh hoạ cách chọn thực phẩm. b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2(SGK). - Yêu cầu HS nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó(như luộc rau muống, nấu canh ra ngót, rang tôm, kho thịt,). Tóm tắt các ý trả lời của HS: Trước khi chế biến một món ăn, ta thường thực hiện các công viêc loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm và làm sạch thực phẩm. Ngoài ra, tuỳ loại thực phẩm có thể cắt, thái, tạo hình thực phẩm, tẩm ướp gia vị vào thực phẩm, Những công việc đó được gọi chung là sơ chế thực phẩm. - Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm(SGK). - Đặt các câu hỏi để HS nêu cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường. + ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu ăn? + Theo em, cách sơ chế rau xanh (rau muống, rau cải, rua mồng tơi) có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ, quả(su hào, đậu đũa, bí ngô,) + ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào? + Qua quan sát thực tế, em hãy nêu cách sơ chế tôm? GV phát phiếu học tập theo các câu hỏi gợi ý cho các nhóm để các em ghi kết quả thảo luận vào phiếu. Sau đó, yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nội dung SGK. Nếu chuẩn bị được một số thực phẩm như rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, rau cải, tôm, GV có thể hướng dẫn hoặc gọi HS lên bảng thực hiện một số thao tác sơ chế thực phẩm để HS hiểu rõ cách sơ chế một số thực phẩm thông thường. - Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 2: Muốn có được bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh, cần biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon và sơ chế thực phẩm. Cách lựa chọn, sơ chế thực phẩm tuỳ thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu của việc chế biến món ăn. - Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn. Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập - Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài kết hợp sử dụng câu hỏi cuối bài với thiết kế một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS. 1. Em hãy đánh dấu x vào ở thực phẩm nên chọn cho bữa ăn gia đình: + Rau tươi, non, đảm bảo sạch, an toàn và không bị héo úa, giập nát. + Rau tươi, có nhiều lá sâu + Cá tươi (còn sống) +Tôm đã bị rụng đầu +Thịt lợn có màu hồng (ở phần nạc), không có mùi hôi 2. Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường: A B Khi sơ chế rau xanh cần phải gọt bỏ lớp vỏ, tước xơ, rửa sạch. Khi sơ chế củ, quả cần phải loại bỏ những phần không ăn được như vây, ruột, đầu và rửa sạch. Khi sơ chế cá, tôm cần phải dùng dao cạo sạch bì và rửa sạch. Khi sơ chế thịt lợn cần phải nhặt bỏ gốc rễ, phần giập nát, lá héo úa, sâu, cọng già.rửa sạch. - GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình. - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. IV- nhận xét – dặn dò - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS và khen ngợi những cá nhân, nhóm có kết quả học tập tốt. - Hướng dẫn HS đọc bài trước “Nấu cơm” và tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình. Bài 3 Đạo đức: Có chí thì nên I - Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. - Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân. - Cảm phục những tấm gương có ý chí vươn lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội. II – Tài liệu và phương tiện - Một số mẩu chuyện kể về những tấm gương vượt khó (ở địa phương càng tốt) như Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đức Trung, - Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1 III- Các hoạt động dạy – học Tiết 1 Hoạt động 1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng * Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng * Cách tiến hành 1. HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng (trong SGK) 2. HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1, 2, 3 (trong SGK) 3. GV kết luận: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lý thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình. Hoạt động 2: Xử lí tình huống. * Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống. * Cách tiến hành 1. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống. - Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào? - Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học? 2. HS thảo luận nhóm. 3. Đại diện nhóm lên trình bày. 4. Cả lớp nhận xét, bổ sung. 5. GV kết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học,. Biết vượt qua khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí. Hoạt động 3:làm bài tập1- 2 SGK * Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học. * Cách tiến hành 1. Hai HS ngồi liền nhau làm thành một cặp cùng trao đổi từng trường hợp của bài tập 1. 2. GV lần lượt nêu từng trường hợp, HS giơ thẻ màu để thể hiện sự đánh giá của mình(thẻ đỏ: biểu hiện có ý chí, thẻ xanh: không có ý chí) 3. HS tiếp tục làm bài tập 2 theo cách trên. 4. GV khen những em biết đánh giá đúng và kết luận: Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống. 5. HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. Hoạt động tiếp nối: Sưu tầm một vài mẩu chuyện nói về những gương HS “ Có chí thì nên” hoặc trên sách báo ở lớp, trường, địa phương. Ngày dạy ../../ Đạo đức: Có chí thì nên Tiết 2 Hoạt động 1: làm bài tập 3 SGK. * Mục tiêu: Mỗi nhóm nêu được một tấm gương tiêu biểu để kể cho lớp cùng nghe. * Cách tiến hành 1.GV chia HS thành các nhóm nhỏ . 2. HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được 3. Đại diện từng nhóm trình bầy kết quả làm việc của nhóm. GV ghi tóm tắt lên bảng theo mẫu sau: Hoàn cảnh Những tấm gương Khó khăn của bản thân Khó khăn về gia đình Khó khăn khác Lưu ý: GV cho ví dụ để HS hiểu được các hoàn cảnh khó khăn: - Khó khăn của bản thân như: sức khoẻ yếu, bị khuyết tật, - khó khăn về gia đình như: nhà nghèo, sống thiếu sự chăm sóc của bố hoặc mẹ, - khó khăn khác như: Đường đi học xa, hiểm trở, thiên tai, lũ lụt, 4. GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế họach để giúp bạn vượt khó. Hoạt động 2: Tự liên hệ (bài tập 4, SGK) * Mục tiêu: HS biết cách tự liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt khó khăn. * Cách tiến hành: 1.HS tự biết phân tích khó khăn của bản thân theo mẫu sau: STT Khó khăn Những biện pháp khắc phục 1 2 3 4 2. HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm. 3. Mỗi nhóm chọn 1-2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp. 4. Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp. 5. GV kết luận: Lớp ta có một vài bạn có nhiều khó khăn như: bạn . Bản thân các bạn đó cần nỗ lực cố gắng để tự mình vượt khó. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp các bạn vượt qua khó khăn, vươn lên. - Trong cuộc sống mỗingười đều có những khó khăn riêng và đều cần phải có ý chí để vượt lên. - Sự cảm thông, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể là hết sức cần thiét để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Tài liệu đính kèm: