Bài soạn lớp 5 - Tuần 9

Bài soạn lớp 5 - Tuần 9

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong tiết này, học sinh biết :

 - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.

-Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.(HS yếu đạt được ).

- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Giáo viên: SGK, bảng nhóm.

- Học sinh: xem trước bài “tình bạn “ .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 :6/10/08 -10/10/08
THỨ
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI 
HAI
6/10/08
SHDC 
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Hát
1
2
3
4
5
Tuần 9
Tình bạn 
Luyện tập 
Cái gì quý nhất ? 
Học hát: Những bông hoa những lời ca
BA
7/10/08
Toán
Tập đọc
Tập làm văn
Thể dục 
Khoa học 
1
2
3
4
5
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân 
Đất cà mau
Luyện tập TTTL
Động tác chân– Trò chơi “ Dẫn bóng”
Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS 
TƯ
8/10/08
Toán
Kể chuyện
Mĩ thuật
Luyện từ và câu
Lịch sử
1
2
3
4
5
Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam 
MRVT Thiên nhiên
Cach mạng mùa thu
NĂM
9/10/08
Toán
Luyện từ và câu
Địa lí
Chính tả
TD
1
 2
3
4
 5
 Luyện tập chung 
Đại từ
Các dân tộc, sự phân bố dân cư
NV tiếng đàn ba- lai- ca
SÁU
10/10/08
Toán
Tập làm văn
 Khoa học
Kĩ thuật
SHL
1
2
3
4
 5
LTC
Luyện tập thuyết trình, tranh luận 
Phòng tránh bị xâm hại 
Luộc rau
Tuần 9
ND : 6/10/08 Đạo đức : TÌNH BẠN
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong tiết này, học sinh biết :
 - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè. 
-Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.(HS yếu đạt được ).
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên: SGK, bảng nhóm. 
Học sinh: xem trước bài “tình bạn “ . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 .Hoạt động khởi động:
 - Hát. 
 - Kiểm tra bài cũ: Nhớ ơn tổ tiên
 Sau khi học xong bài Nhớ ơn tổ tiên em ghi nhớ điều gì ? 
 GV nhận xét – biểu dương 
 - Giới thiệu bài: TÌNH BẠN
2/ Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp 
- GV yêu cầu cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết. 
- Yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi:
 + Bài hát nói lên điều gì ? 
 + Lớp chúng ta có vui như vậy không?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ? 
 + Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không ? Em biết điều đó từ đâu ? 
- GV nhận xét và rút ra kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn 
Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS đọc truyện Đôi bạn. 
- Yêu cầu HS đóng vai theo nội dung truyện. 
- GV yêu cầu HS thảo luận 2 câu hỏi ở SGK. 
 - GV nhận xét và kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn. 
Hoạt động 3: Làm BT 2 SGK. 
Cách tiến hành: Làm việc theo cặp.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2
- Yêu cầu HS trao đổi làm bài. 
- GV yêu cầu số HS trình bày và giải thích lí do. 
- GV nhận xét và kết luận: 
 + Tình huống (a): Chúc mừng bạn.
 + Tình huống (b): An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
 + Tình huống (c): Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
 + Tình huống (d): Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt. 
 + Tình huống (đ): Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm. 
 + Tình huống (e):Nhờ bạn bè, thầy cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn.
Hoạt động 4: Củng cố 
- GV yêu cầu HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp. 
- GV ghi nhanh lên bảng. 
- GV kết luận: Các biểu hiện của tình bạn đẹp là: tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau, ... 
- Cho HS liên hệ tình bạn đẹp trong lớp, trong trường mà em biết. 
- Gọi vài học sinh đọc mục Ghi nhớ 
3/ Củng cố –Dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị Tình bạn (tiếp theo)
- Học sinh hát 
- HS nêu – nhận xét 
- Học sinh lắng nghe 
- HS hát 
- Lớp thảo luận – đại diện trình bày - nhận xét - bổ sung 
- Học sinh lắng nghe 
- 2 HS đọc to – cả lớp đọc thầm theo. 
- HS thảo luận - đóng vai – nhận xét 
- HS thảo luận - nêu – nhận xét – bổ sung 
- Học sinh lắng nghe
- 1 HS đọc to bài tập 2 – cả lớp đọc thầm theo 
- HS trao đổi – làm bài 
- Đại diện một số HS trình bày và giải thích lí do. 
- Học sinh lắng nghe 
- HS nêu tự do – nhận xét – bổ sung 
- HS quan sát 
- Học sinh lắng nghe 
- Vài HS nêu 
Vài HS đọc lại Ghi nhớ 
RÚT KINH NGHIỆM
.
ND :6/10/08 Toán : LUYỆN TẬP 
 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
-Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản. 
 (HS yếu đạt được )
 - Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
 -Tích cực phát biểu xây dựng bài. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Giáo viên: Bảng nhóm, bút. 
 -Học sinh : Sách giáo khoa , vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động khởi động : 
 - Hát 
 - Kiểm tra bài cũ: Luyện tập 
 Gọi HS sửa BT 3. 
 GV nhận xét – cho điểm 
 - Giới thiệu bài: LUYỆN TẬP 
2/ Các hoạt động chính : 
Hoạt động 1: Luyện tập – Thực hành bài 1 (Làm việc cá nhân) 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 
- GV giao việc: 
 +Cho HS làm vào tập .
 + Đại diện 2 em đính trên bảng lớp. 
- Cho HS nhắc lại cách làm bài 
* GV chốt – nhận xét – biểu dương. 
a) 35m 23cm = ;
b) 51dm 3cm = ; 
c) 14m 7cm = . 
Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành bài 2 (Làm việc cá nhân) 
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và cả mẫu. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở – trao đổi tập kiểm tra nhau. 
* GV chốt
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở – đại diện 2 em làm trên bảng nhóm. 
* GV chốt: 
a) 3km 245m = ; 
b) 5km 34m = ;
c) 307m = . 
3/ Củng cố –Dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà làm lại bài 4 vào vở 
- Chuẩn bị Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân 
- HS sửa bài ở bảng lớp – vài HS nêu miệng kết quả 
- Học sinh lắng nghe
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm theo 
- HS làm vào tập .
- Đại diện 2 em đính trên bảng lớp – nhận xét 
- Vài HS nhắc lại 
- HS lắng nghe
 (HS yếu đạt được )
- Học sinh đọc to – cả lớp đọc thầm theo 
- HS làm bài – trao đổi tập kiểm tra nhau – đại diện 2 em làm trên bảng nhóm - nhận xét.
- Học sinh lắng nghe 
- Học sinh đọc to – cả lớp đọc thầm theo 
- HS làm bài vào vở – đại diện 2 em làm trên bảng nhóm – nhận xét.
- Học sinh lắng nghe 
RÚT KINH NGHIỆM
.
ND 6/10/08 Tập đọc : CÁI GÌ QUÝ NHẤT ? 
I. MỤC TIÊU:
 1- Đọc lưu loát (HS yếu đạt được ) và bước đầu biết đọc diễn cảm toàn bài.
 - Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật(Hùng, Quý, Nam, thầy giáo). 
 -Diễn tả sự tranh luận sôi nổi của 3 bạn: giọng giảng giải ôn tồn, rành rẽ, chân 
 tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo. 
 2- Hiểu những từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ: tranh luận, phân giải
 - Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì quý nhất ?) và ý được khẳng định trong bài( người lao động là quý nhất). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV: Tranh minh hoạ bài học trang SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc. 
 - HS: SGK, vở. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 .Hoạt động khởi động:
 - Hát 
 - Kiểm tra bài cũ: Trước cổng trời 
 Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi như SGK. 
 GV nhận xét – cho điểm 
-Giới thiệu bài: CÁI GÌ QUÝ NHẤT ? 
2. Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Luyện đọc cá nhân
* GV đọc diễn cảm bài văn 
- GV chia 3 đoạn: Bài có thể chia làm 3 phần như sau: 
Phần 1: Từ đầu đến sống được không ?. 
Phần 2: Tiếp theo đến phân giải. 
Phần 3: Phần còn lại. 
Cho học sinh đọc đoạn nối tiếp.
-Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: sôi nổi, quý hiếm,
 * Hướng dẫn học sinh đọc cả bài 
 * GV hướng tổ chức HS đọc cả bài. đọc thầm , giải nghĩa từ, ... 
Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
* GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Cho HS đọc đoạn 1
- Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì ? 
- Lí lẽ của mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào ? 
- Ý phần 1 + 2 nói gì ? 
- GV chốt 
- Cho HS đọc đoạn 3 
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ? (HS yếu đạt được ) 
- Theo em, khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải thế nào ? Thái độ tranh luận phải ra sao ? 
- Đoạn 3 ý nói gì ? 
- Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên đó ? 
- GV chốt 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm 
- GV đưa bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc lên bảng. 
- GV đọc đoạn cần luyện đọc 1 lượt 
- Cho HS đọc 
- GV biểu dương những HS đọc hay. 
3. Hoạt động nối tiếp: 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị “Đất Cà Mau “.
- HS đọc và trả lời câu hỏi – nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh dùng viết chì đánh dấu đoạn theo hướng dẫn.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn.
- HS đọc theo 
- HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- HS đọc nhóm 3 
- Thi đua đọc theo nhóm 
- 1- 2 học sinh đọc cả bài 
- HS lắng nghe 
- HS đọc
Ÿ Theo Hùng: quý nhất là lúa gạo. 
Ÿ Quý: vàng là quý nhất. 
Ÿ Nam: thì giờ là quý nhất. 
Ÿ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
Ÿ Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo. 
Ÿ Nam: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc. 
- HS nêu tự do 
- Vài HS nhắc lại. 
- HS đọc 
+ Vì nếu không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thời giờ thì cũng trôi qua một cách vô vị. 
+ Ý kiến mình đưa ra phải có khả  ... âng đúc ở những vùng nào và thưa thớt ở những vùng nào ? 
- Cho HS làm bài theo nhóm 
- Cho HS trình bày 
- GV kết luận: dân cư nước ta phân bố không đều; ở đồng bằng và các đô thị lớn, dân cư tập trung đông đúc; ở miền núi, hải đảo, dân cư thưa thớt. 
3. Củng cố – Dặn dò : 
- Yêu cầu HS đọc mục Ghi nhớ 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị” Nông nghiệp “.
- HS trả lời – nhận xét 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc thầm và trả lời cá nhân - nhận xét – bổ sung 
- HS lắng nghe - vài em nhắc lại. 
- HS đọc thầm và trả lời - nhận xét – bổ sung 
(HS yếu đạt được ) .
- HS lắng nghe. 
- HS đọc 
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc 
RÚT KINH NGHIỆM:
.
ND : 9/10/08 Toán : LUYỆN TẬP CHUNG (T1)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh ôn: 
 - Củng cố viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.(HS yếu đạt được ) . 
 - Luyện giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài, diện tích. 
 - Tích cực phát biểu, say mê học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
 -Giáo viên: Bảng nhóm. 
 -Học sinh: Sách giáo khoa, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động:
 - Hát 
-Kiểm tra bài cũ: Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân 
 Gọi HS sửa BT 
 GV nhận xét – cho điểm. 
 - Giới thiệu bài: LUYỆN TẬP CHUNG 
2/ Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Luyện tập – Thực hành 
* Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
- GV nhận xét – chốt 
Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành 
* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2. 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con. 
- Giáo viên chốt 
Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành 
* Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3 
- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm đôi. 
- Giáo viên chốt 
3/ Cỉng cố – Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà làm bài 4 vào vở
- Chuẩn bị Luyện tập chung (T2)
- HS sửa bài – nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
- 1 HS đọc to – cả lớp đọc thầm theo. 
- HS làm bài vào vở – đại diện 2 em làm trên bảng nhóm – nhận xét – sửa sai 
- HS lắng nghe 
- 1 HS đọc to – cả lớp đọc thầm theo. 
- HS làm bài vào bảng con–đại diện 2 em đính bảng con – nhận xét – sửa sai 
- HS lắng nghe 
(HS yếu đạt được ) .
- 1 HS đọc to – cả lớp đọc thầm theo. 
- HS làm bài theo nhóm đôi – đại diện 2 nhóm làm trên bảng nhóm – nhận xét – sửa sai. 
- HS lắng nghe. 
RÚT KINH NGHIỆM
..
ND : 10/10/08 Tập làm văn : LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU:
 - Bước đầu biết mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận nhằm thuyết phục người nghe.(HS yếu đạt được ) 
 - Biết trình bày, diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, rành mạch, thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận.
 - Thích học Tiếng Việt, thích tranh luận. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Giáo viên: Bút dạ + bảng nhóm. 
 Học sinh: Vở, viết. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động: 
- Hát
- Kiểm tra bài cũ: Luyện tập thuyết trình tranh luận 
 GV chấm 2 vở của HS 
GV nhận xét – biểu dương 
- Giới thiệu bài: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
2. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho 2 HS nối tiếp nhau đọc BT 1
- Yêu cầu của bài là gì ? 
- Yêu cầu HS tóm tắt ý kiến – GV ghi bảng 
Nhân vật
Ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất 
Cây cần đất nhất 
Đất có chất màu nuôi cây. 
Nước 
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu. 
Không khí 
Cây cần không khí nhất
Cây không thể sống thiếu không khí. 
Ánh sáng 
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh. 
- GV giao việc: Các em đọc thầm lại mẩu truyện sau đó, hãy chọn 1 trong 3 nhân vật để dựa vào ý kiến của nhân vật em chọn, em mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận sao cho thuyết phục người nghe. 
- Cho HS làm bài theo nhóm đôi 
- Cho HS trình bày 
- GV nhận xét và khen những HS mở rộng lí lẽ đúng, hay, có sức thuyết phục. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho 2 HS nối tiếp nhau đọc BT 2
- GV cho HS quan sát tranh và giao việc: Các em đọc thầm lại bài ca dao. Sau đó, em hãy trình bày ý kiến của em để mọi người thấy được sự cần thiết của cả đèn và trăng: 
+ Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra ? 
+ Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống ?
+ Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra ? 
+ Trăng đem lại lợi ích gì cho cuộc sống ? 
 - Cho HS làm bài theo nhóm 4 
- Cho HS trình bày 
- GV nhận xét và khen những nhóm có ý kiến hay, thể hiện khả năng thuyết trình, tranh luận giỏi. 
3.Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại vào vở. 
- Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKI
- Cả lớp đặt vở ra đầu bàn để GV kiểm tra 
- HS lắng nghe 
- HS đọc to nối tiếp nhau – cả lớp đọc thầm theo. 
- HS nêu 
- HS tóm tắt 
- HS nhận việc 
- HS làm bài theo nhóm 
- Đại diện trình bày 
- HS lắng nghe. 
(HS yếu đạt được ) 
- HS đọc to nối tiếp nhau – cả lớp đọc thầm theo. 
- HS nhận việc 
- HS làm bài theo nhóm 
- Đại diện trình bày 
- HS lắng nghe. 
RÚT KINH NGHIỆM
..
ND : 10/10/08 Khoa học : PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết:
 - Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
 - Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. 
 - Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -GV: Hình trang 38, 39 SGK. Một số tình huống để đóng vai. 
 -HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động khởi động: Trò chơi “Chanh chua, cua cắp” 
 -Kiểm tra bài cũ: Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS 
 Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS 
 GV nhận xét – cho điểm 
-Giới thiệu bài: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
2/ Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm 4 
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1, 2, 3 trang 38 SGK và trao đổi về nội dung của từng hình và thảo luận các câu hỏi:
+ Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại. 
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại ? 
- Các nhóm làm việc 
- Cho HS trình bày 
- GV kết luận: Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại: Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ; nhận quà có giá trị đặc biệt hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không có lí do;... 
Hoạt động 2: Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại” 
Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm + giao nhiệm vụ 
- GV có thể giao cho mỗi nhóm 1 tình huống để các em tập cách ứng xử. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình ?
+Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà ?
+ Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân ? 
- Cho HS làm việc 
- Cho HS trình bày 
- GV cho HS thảo luận câu hỏi: Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì ? 
Kết luận: Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn các cách ứng xử phù hợp.. 
Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy. 
- GV hướng dẫn cả lớp làm việc cá nhân
- Mỗi HS sẽ vẽ bàn tay của mình với các ngón tay xoè ra trên tờ giấy A4
- Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, mình có thể nói với họ mọi điều thầm kín, đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nình trong lúc khó khăn hoặc cho mình những lời khuyên đúng đắn. 
- Yêu cầu HS trao đổi hình vẽ với bạn
- Gọi vài HS nói về “bàn tay tin cậy” của mình 
3. Củng cố – Dặn dò: 
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị “Phòng tránh.. giao thông đường bộ ”ä 
- HS nêu – nhận xét 
- HS lắng nghe 
- HS các nhóm nhận việc 
- HS các nhóm làm việc theo sự điều khiển của nhóm trưởng. 
- Đại diện các nhóm trình bày – Các nhóm khác bổ sung 
- HS lắng nghe. 
- Các nhóm nhận việc
- Các nhóm làm việc theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- HS thảo luận 
- HS lắng nghe. 
- HS vẽ bàn tay và trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, ... 
- HS trao đổi – nhận xét 
- Vài HS nêu – nhận xét – bổ sung 
- HS đọc 
RÚT KINH NGHIỆM:
.
10/10/08
Sinh hoạt: TUẦN 9
I-Mục tiêu:
 - Củng cố các hoạt động trong tuần
 - Rèn tính tự quản
 - Học tập lẫn nhau
II-Tiến hành:
 - Các tổ trưởng báo cáo cho lớp trưởng về:
 - Học tập
 - Lao động
 - Các công tác khác (trật tự, vệ sinh,)
 - Lớp trưởng nhận xét chung
 - Đề nghị khen thưởng tổ:Cả ba tổ..: Cá nhân:Ngân.
 - Các cá nhân rút kinh nghiệm.
 - Đưa ra hướng khắc phục.
 - Giáo viên nhắc nhở các cá nhân chưa tốt : ..NGỌC ,DỄ.,ĐỨC,GIANG...................................................... 
 Về nhà học bài , làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
 Tham gia phong trào Đội. 
 Giữ vệ sinh trong và ngoài lớp, cổng trường, vệ sinh cá nhân. 
 Giữ trật tự khi ra sinh hoạt dưới cờ, trang nghiêm khi hát quốc ca. 
 Học bài, làm bài trước khi đến lớp.
 Nhắc nhở HS mang phù hiệu, khăn quàng đều đặn. 
 Không chạy nhảy trên bàn.
 Không ăn quà vặt ngoài cổng. 
__________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc