Bài soạn lớp 5 - Tuần 9 năm 2013

Bài soạn lớp 5 - Tuần 9 năm 2013

I. Mục tiêu:

 Ở tiết học này, HS:

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật.

- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời các câu hỏi 1,2,3)

- KNS: Tự nhận thức; xác định giá trị; thể hiện sự tự tin; giao tiếp

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài đọc. Ghi đoạn văn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 30 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 9 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG
 TUẦN 9
Từ ngày 21/10/2013 đến 25/10/2013
THỨ 
 NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
THỨ HAI
28/10/2013
Chào cờ
9
Tuần thứ chín.
Tập đọc
17
Cái gì quý nhất.
Toán
41
Luyện tập.
Khoa học
17
Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Đạo đức
9
Tình bạn.
THỨ BA
29/10/2013
Toán
42
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số . . .
LT&Câu
17
MRVT: Thiên nhiên.
Chính tả
8
( nhớ- viết): Tiếng đàn Ba – la – lai – ca . .
THỨ TƯ
30/10/2013
Tập đọc
18
Đất Cà Mau.
Toán
43
Viết các số đo diện tích dưới dạng số . . ..
K. chuyện
9
Ôn luyện: Kể chuyện đã nghe , đã đọc.
THỨ NĂM
31/10/2013
Toán
44
Luyện tập chung.
LT&Câu
18
Đại từ.
Khoa học
18
Phòng tránh bị xâm hại.
T.L. Văn
17
Luyện tập thuyết trình, tranh luận.
THỨ SÁU
01/11/2013
Toán
45
Luyện tập chung.
TL Văn
18
Luyện tập thuyết trình, tranh luận.
Sinh hoạt
9
Tuần thứ chín.
 Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013
 Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 17 Bài: CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?
I. Mục tiêu:
 Ở tiết học này, HS:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật. 
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời các câu hỏi 1,2,3)
- KNS: Tự nhận thức; xác định giá trị; thể hiện sự tự tin; giao tiếp
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc. Ghi đoạn văn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên đọc thuộc lòng những câu thơ em thích trong bài thơ “Trước cổng trời”
+ Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “Cổng trời” ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện đọc. 
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- HDHS chia đoạn: chia bài thành 3 đoạn:
+	Đoạn 1: Một hôm ... sống được không 
+	Đoạn 2 : Quý, Nam  phân giải.
+	Đoạn 3: Phần còn lại.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn ( 2 lượt )
+ Lần 1: Đọc từ khó.
+ Lần 2: Giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* HĐ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. 
- GV hướng dẫn HS đọc thầm đoạn; thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì?
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
- Cho HS đọc đoạn 2 và 3.
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- Giảng từ: tranh luận - phân giải.
+ Tranh luận: bàn cãi để tìm ra lẽ phải.
+ Phân giải: giải thích cho thấy rõ đúng sai, phải trái, lợi hại.
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
* HĐ 4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- GVHD cách đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc theo đoạn.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn “Ai làm ra lúa gạo  mà thôi”
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Xem lại bài và luyện đọc diễn cảm. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc bài. 
- HS chia đoạn.
- Lần lượt HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Phát âm từ khó.
+ 1 HS đọc phần chú giải.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS thảo luận nhóm đôi, cử đại diện trả lời, HS các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
+ Hùng quý nhất lúa gạo - Quý quý nhất là vàng - Nam quý nhất thì giờ.
HS lần lượt trả lời đọc thầm nêu lý lẽ của từng bạn.
+ Lúa gạo nuôi sống con người - Có vàng có tiền sẽ mua được lúa gạo - Thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
- HS đọc đoạn 2 và 3.
+ Lúa gạo, vàng, thì giờ đều rất quý, nhưng chưa quý nhất - Người lao động tạo ra lúa gạo, vàng bạc, nếu không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc và thì giờ chỉ trôi qua một cách vô vị mà thôi, do đó người lao động là quý nhất.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS nêu nội dung của bài.
- Lắng nghe, thực hiện.
- HS nối tiếp đọc theo đoạn.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn.
+ Đại diện từng nhóm đọc, các nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện.
 Môn: TOÁN
Tiết 41 Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS: 
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3; bài 4 (a,c).
- KNS: Tư duy lo gic, tư duy sáng tạo; hợp tác...
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập: 
 45m 5dm = m
 9m 4cm = m
 6dm 9cm = dm
- GV nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới: 
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS biết cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
. Bài 1/45: 
- Yêu cầu HS làm và nêu cách đổi.
- GV cho HS nêu lại cách làm và kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá. 
. Bài 2/45: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nêu bài mẫu: 
 315 cm = 3,15 m
 315 cm = 3m 15cm = 3,15 m
- Yêu cầu HS làm bài. Gọi HS lên bảng làm.
- Nhận xét, đánh giá.
. Bài 3/45: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm. 
- Gọi 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, đánh giá.
. Bài 4/45: Yêu cầu làm phần a,c.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2.
- Yêu cầu 2 em HS lên bảng làm.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Ôn lại bảng đơn vị đo khối lượng.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài.
45m 5dm = 45,5 m
9m 4cm = 9,04 m
6dm 9cm = 6,9 dm
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm:
a) 35m 23cm = 35,23m
b) 51dm 3cm = 51,3dm
c) 14m7cm = 14,07m
- Cùng GV nhận xét, đánh giá. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Theo dõi và phân tích.
- Thực hiện.
 234cm = 2,34m; 506cm = 5,06m
 34dm = 3,4m 
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Thực hiện.
- 3 HS lên bảng làm.
a) 3km 245m = 3,245km
b) 5km 34m = 5,034m
c) 307m = 0,307km 
-Lắng nghe, điều chỉnh.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Thực hiện. 
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở: 
a) 12,44m = 12m 44cm
c) 3,45km = 3450m 
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: KHOA HỌC
Tiết 17 Bài: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I. Mục tiêu:
Ở bài học này, HS:
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
- Không phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
- KNS: Xác định giá trị bản thân, tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS; thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thông tin và hình trang 36, 37 SGK.
- Tranh ảnh, thông tin về các hoạt động phòng tránh HIV/AIDS.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ HIV/AIDS là gì?
+ HIV có thể lây truyền qua các đường nào?
+ Chúng ta phải làm gì để phòng tránh HIV/AIDS?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- HIV/AIDS là căn bệnh thế kỉ rất nguy hiểm. Cho tới nay, khoa học vẫn chưa nghiên cứu thành công một loại thuốc đặc trị nào, chỉ mới có một loại thuốc có khả năng hạn chế tốc độ phát triển của chúng nhưng giá thành rất cao. Cái chết đối với người bị nhiễm HIV/AIDS là không tránh khỏi. Vậy chúng ta phải làm gì để giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS, để những năm tháng cuối đời đối với họ vẫn có ý nghĩa.
* HĐ 2: Trò chơi tiếp sức “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ”
- GV chuẩn bị bộ thẻ ghi các hành vi.
- Kẻ trên bảng lớp 3 bảng có nội dung giống nhau. (Theo mẫu SGK)
- Hướng dẫn HS cách chơi: 
+ GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội gồm 10 em tham gia chơi.
+ Hai đội xếp thành hai hàng dọc trước bảng. Cạnh mỗi đội có hộp đựng các tấm phiếu bằng nhau , có nội dung.
+ Khi GV hô “Bắt đầu” : Người thứ nhất của mỗi đội rút một phiếu bất kì, đọc nội dung phiếu và gắn phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng của nhóm mình. Cứ lần lượt như vậy cho đến người cuối cùng trong đội.
- Đội nào gắn xong phiếu trước đúng và nhanh là thắng cuộc.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng.
* Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV
- Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng.
- Xăm mình chung dụng cụ không khử trùng.
- Nghịch bơm kim tiêm đã sử dụng.
- Băng bó vết thương chảy máu mà không dùng găng tay bảo vệ.
- Dùng chung dao cạo râu.
- Truyền máu.
* HĐ 3: Không nên xa lánh, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2,3 trang 36,37 SGK, đọc lời thoại của các nhân vật và trả lời câu hỏi “Nếu các bạn đó là người quen của em, em sẽ đối xử với các bạn ấy thế nào ? Vì sao ?
- Gọi HS trình bày ý kiến của mình và yêu cầu HS khác nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập với các tình huống sau:
+ Lớp em có một bạn vừa chuyển đến. Bạn rất hiền nên lúc đầu ai cũng muốn chơi với bạn. Khi biết bạn bị nhiễm HIV mọi người đều thay đổi thái độ vì sợ lây. Em sẽ làm gì khi đó ?
+ Em cùng các bạn đang chơi “Bịt mắt bắt dê” thì Hùng đến xin được chơi cùng. Hùng đã bị nhiễm HIV từ mẹ. Em làm gì khi đó ?
+ Em cùng các bạn đang chơi thì cô Hà đi chợ về. Cô cho mỗi đứa một quả ổi nhưng ai cũng rụt rè không dám nhận vì cô Hà bị nhiễm HIV. Khi đó em sẽ làm gì ?
+ Tùng kể với các em và các bạn rằng mẹ bạn ấy từ ngày biết mình bị nhiễm HIV rất buồn chán, không làm việc cũng chẳng thiết gì ăn uống. Khi đó bạn sẽ làm gì ?
- YC đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Cần có thái độ như thế nào đối với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ?
- Học thuộc mục Bạn cần biết. Chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học. 
- 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Làm việc theo nhóm. 
- Các đội cử người tham gia trò chơi lên bảng.
- Nghe phổ biến cách chơi và tiến hành trò chơi.
- Kiểm tra lại kết quả của đội mình.
- Lắng nghe và cùng GV nhận xét.
* Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm
- Bơi ở bể bơi công cộng.
- Bị muỗi đốt.
- Cầm tay; ngồi học chung bàn.
- Khoác vai; dùng chung khăn mặt.
- Mặc chung quần áo.
- nói chuyện, ôm, cùng chơi bi, uống nước chung li; ăn cơm cùng mâm; nằm ngủ bên cạnh; sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
- Quan sát, đọc lời thoại, suy nghĩ trả lời.
- Tr ... 
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 38, 39 SGK.
- Một số tình huống để đóng vai.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Những trường hợp tiếp xúc nào không bị lây nhiễm HIV/AIDS ?
+ Chúng ta cần có thái độ mhư thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình họ? Theo em, tại sao phải làm như vậy?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài
- Các em ạ, trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp bị xâm hại về thể chất lẫn tinh thần. Nhất là ở độ tuổi mới lớn như các em, khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em có kĩ năng ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại.
* HĐ 2: Quan sát và thảo luận. 
- Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình minh hoạ 1,2,3 tr.38/SGK và trả lời câu hỏi sau:
+ Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì ?
+ Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
- Nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời của HS.
* HĐ 3: Đóng vai “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Nhóm 1: Phải làm gì khi có người tặng quà cho mình?
- Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
- Nhóm 3: Phải làm gì khi có người hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân?
- Nhóm 4: Lan đang học bài thì nghe tiếng gọi ngoài cổng. Lan hé cửa ra nhìn thì có một người lạ nói là bạn của bố muốn vào nhà. Nếu là Lan, em sẽ làm gì khi đó?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì ?
- Kết luận: Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ từng trường hợp cụ thể các em lựa chọn các cách ứng sử cho phù hợp, ví dụ:
+ Tìm cách tránh xa kẻ đó như đứng dậy hoặc lùi xa đủ để kẻ đó không với tay được đến mình.
+ Nhìn thẳng vào mặt kẻ đó rồi nói to hoặc hét to một cách kiên quyết: Không! hãy dừng lại, tôi sẽ nói cho mọi người biết. Có thể nhắc lại lần nữa khi cần thiết.
+ Bỏ đi ngay.
+ Kể với người tin cậy để được giúp đỡ.
* HĐ 4: Vẽ bàn tay tin cậy
+ Bước 1: HDHS làm việc cá nhân:
- Mỗi em vẽ bàn tay của mình vơí các ngón xoè ra trên giấy A4.
- Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, mình có thể nói với họ mọi điều thầm kín, đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoặc cho mình những lời khuyên đúng đắn.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm đôi.
- HS trao đổi hình vẽ “Bàn tay tin cậy” của mình với bạn bên cạnh.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp 
- GV gọi một vài em HS nói về “Bàn tay tin cậy” của mình với lớp.
- Kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ trong lúc khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ, tâm sự đê tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu
4. Củng cố, dặn dò: 
- Học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở. Chuẩn bị bài 19: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. Trang 40, 41 SGK.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Cùng GV Nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát hình SGK, trả lời.
+ H.1: Nếu đi đường vắng hai bạn có thể gặp kẻ xâu cướp đồ, dụ dỗ dùng các chất gây nghiện...
+ H.2: Đi một mình vào buổi tối đêm, đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, khi gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ
+ H.3: Bạn gái có thể bị bắt cóc, bị hãm hại nếu lên xe cùng người lạ
+ Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại: Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ
+ Một số điểm cần lưu ý để phòng tránh bị xâm hại:
- Không đi một mình nơi vắng vẻ, tối tăm.
- Không ở một mình trong phòng kín với người lạ.
- Không nhận tiền, quà và sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do.
- Không đi nhờ xe người lạ.
- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi chỉ có một mình.
- Mỗi nhóm tập ứng xử một tình huống.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ chuẩn bị đóng vai.
- Từng nhóm trình bày cách ứng xử, các nhóm khác nhận xét, góp ý kiến
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS theo dõi, thực hiện.
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
- 2 HS trình bày trước lớp.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, thực hiện.
 Thứ sáu ngày 01 tháng 11 năm 2013
Môn: TOÁN
Tiết 45 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3; bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo, quản lý thời gian; hợp tác... 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
 12,5 m =  dm
 76 dm =  m
 908 cm =  m
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
. Bài 1/48: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài và nêu kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá.
. Bài 3/48: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS tự làm bài vào phiếu.
- Nhận xét, đánh giá.
. Bài 4/48: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
  Bài 5/48: Dành cho HS khá, giỏi
- Gọi HS đọc bài toán.
- Túi cam cân nặng bao nhiêu ?
- Yêu cầu HS làm bài. 1 HS lên bảng giải.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Xem lại bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài vào vở và nêu kết quả:
a. 3m 6dm = 3,6m
b. 4dm = 0,4m
c. 34m 5cm = 34,05m
d. 345cm = 3,45m 
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào phiếu: 
a) 42dm 4cm = 42,4dm
b) 56cm 9mm = 56,9cm 
c) 26m 2cm = 26,02m
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
-HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở:
a. 3kg 5g = 3,005kg
b. 30g = 0,03kg
c. 1103g = 1,103kg
- 1 HS đọc bài toán.
- Túi cam nặng 1 kg 800 g
- HS làm bài. 1 HS lên bảng giải.
a. 1,8 kg
b. 1800 g
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 18 Bài: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
- Giáo dục HS biết vận dụng lý lẽ và hiểu biết để thuyết trình, tranh luận một cách rõ ràng, có sức thuyết phục.
- KNS: Thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận); hợp tác
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giấy khổ A4.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS nhắc lại bài học hôm trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
* HĐ 1: Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện tập
a) Hướng dẫn HS biết dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẫu chuyện (có nội dung tranh luận) để mở rộng lý lẽ dẫn chứng thuyết trình tranh luận với các bạn về vấn đề môi trường gần gũi với các bạn.
. Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS nêu thuyết trình tranh luận là gì?
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Vấn đề tranh luận là gì?
+ Ý kiến của từng nhân vật?
+ Ý kiến của em như thế nào?
- Treo bảng ghi ý kiến của từng nhân vật.
- GV chốt ý.
b) Hướng dẫn HS bước đầu trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết có cả trăng và đèn tượng trưng cho bài ca dao: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng”.
. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập
- Gợi ý: HS cần chú ý nội dung thuyết trình hơn là tranh luận.
- Nêu tình huống.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Tổ chức cho HS tranh luận chủ đề: “Học thầy không tày học bạn.”
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời:
+ Đất, Nước, Không khí, Ánh sáng.
+ Cái gì cần nhất cho cây xanh.
+ Ai cũng cho mình là quan trọng.
+ Cả 4 đều quan trọng, thiếu 1 trong 4, cây xanh không phát triển được.
- Tổ chức nhóm: Mỗi em đóng một vai (Suy nghĩ, mở rộng, phát triển lý lẽ và dẫn chứng ghi vào vở nháp ® tranh luận.
- Mỗi nhóm thực hiện mỗi nhân vật diễn đạt đúng phần tranh luận của mình (Có thể phản bác ý kiến của nhân vật khác) ® thuyết trình.
- Cả lớp nhận xét: thuyết trình: tự nhiên, sôi nổi - sức thuyết phục.
- HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS trình bày thuyết trình ý kiến của mình một cách khách quan để khôi phục sự cần thiết của cả trăng và đèn.
- Trong quá trình thuyết trình nên đưa ra lý lẽ: Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra - hay chỉ có ánh sáng đèn thì nhân loại có cuộc sống như thế nào? Vì sao cả hai đều cần?
- Mỗi dãy đưa một ý kiến thuyết phục để bảo vệ quan điểm.
SINH HOẠT LỚP TẬP THỂ
TUẦN 9
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần 9, đề ra kế hoạch tuần 10.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt hnạ chế trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: 
- Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp trưởng tổng kết điểm thi đua các tổ. Xin ý kiến giáo viên bộ môn, của cờ đỏ và giáo viên Tổng phụ trách về các mặt học tập hoạt động của lớp trong tuần 9.
III. Nội dung sinh hoạt lớp:
1. Nhận xét tình hình lớp trong tuần 9. 
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên.
- GV tổng kết chung: 
 + Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cần chú ý thêm khăn quàng, áo quần, đầu tóc gọn gàng hơn.
+ Đạo đức: Đa số các em ngoan, không có hiện tượng nói tục, đánh nhau, biết giúp đỡ các bạn yếu, bạn gái.
+ Học tập: Có cố gắng trong học tập, đã có sự chuẩn bị bài, làm bài tập.
+ Công tác khác: Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đúng thời gian, đầy đủ, chăm sóc công trình măng non khá tốt.
2. Kế hoạch tuần 10: 
- Học chương trình tuần 10.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Thường xuyên biết giúp đỡ bạn yếu. Chú ý vệ sinh cá nhân khi đến lớp.
- Tích cực tham gia mọi phong trào trường, lớp, Đội.
- Hưởng ứng tốt phong trào thi đua dành nhiều hoa điểm 10 hướng về ngày 20/11.
- Tích cực hưởng ứng các phong trào mà Đội đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÀN 9.doc