Bài tập luyện thi học sinh giỏi

Bài tập luyện thi học sinh giỏi

1. Chọn từ ngữ thích hợp trong những các từ sau để điền vào chỗ trống: cho, biếu, tặng, truy tặng, cấp, phát, ban, dâng, hiến.

 a) Bác gửi các cháu nhiều cái hôn thân ái.

 (Hồ Chí Minh )

 b) Chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng.

 c) An thì no, thì tiếc. (Tục ngữ)

 d) Lúc bà về, mẹ lại một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức ( TV3,

 T.2, 1983)

 e) Đức cha ngậm ngùi đưa tay Phước. ( Chu Văn)

 g) Nhà trường học bỗng cho sinh viên xuất sắc.

 h) Ngày mai, trường bằng Tốt nghiệp cho sinh viên.

 i) Thi đua lập công Đảng.

 k) Sau hòa bình, ông Đỗ Đình Thiện đã toàn bộ đồn điền này cho

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 4182Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập luyện thi học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI
1. Chọn từ ngữ thích hợp trong những các từ sau để điền vào chỗ trống: cho, biếu, tặng, truy tặng, cấp, phát, ban, dâng, hiến. 
 a) Bác gửi các cháu nhiều cái hôn thân ái. 
 (Hồ Chí Minh )
 b)  Chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng.
 c) Aên thì no,  thì tiếc. (Tục ngữ)
 d) Lúc bà về, mẹ lạimột gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức ( TV3, 
 T.2, 1983)
 e) Đức cha ngậm ngùi đưa tay  Phước. ( Chu Văn)
 g) Nhà trường học bỗng cho sinh viên xuất sắc.
 h) Ngày mai, trường  bằng Tốt nghiệp cho sinh viên.
 i) Thi đua lập công  Đảng.
 k) Sau hòa bình, ông Đỗ Đình Thiện đã  toàn bộ đồn điền này cho 
 Nhà nước.
2. Thay từ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng một từ ngữ đồng nghĩa khác để các câu văn có hình ảnh hơn:
Hồ Tơ-nưng
 Hồ Tơ- nưng ở phía Bắc thị xã Plây-cu. Hồ rộng lắm, nước trong như lọc. Hồ sáng đẹp dưới ánh nắng chói chang của những buổi trưa hè. Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi từng đàn, khi thì tự do bơi lội, khi thì lao nhanh như những con thoi. Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con bói cá mỏ dài, lông nhiều màu sắc. Những con cuốc đen trũi, chen lách vào giữ cát bụi ven bờ 
3. Chọn từ ngữ thích hợp nhất ( trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây:
Đêm trăng trên Hồ Tây
 Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng bốn bề (7). 
 ( Theo Phan Kế Bính)
 (1): trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng.
 (2): bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.
 (3): nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti.
 (4): thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng.
 (5): thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.
 (6): trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông.
 (7): yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ.
4. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
 a) Chúng ta bảo vệ những ( thành công, thành tích, thành tựu, thành quả ) của sự nghiệp đổi mới đất nước.
 b) Các quốc gia đang gánh chịu những ( kết quả, hiệu quả, hệ quả, hậu quả) của sự ô nhiễm môi trường.
 c) học sinh phải chấp hành ( quy chế, nội quy, thể lệ, quy định) của lớp học.
5. Điền từ ngữ thích hợp vào từng chỗ trống ( chọn trong các từ đồng nghĩa)
 a) Loại xe ấy  nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người  nên rất khó  ( tiêu thụ, tiêu dùng, tiêu hao)
 b) Các  là những người có tâm hồn  ( thi sĩ, nhà thơ)
 6. Tìm cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau: 
 a) Trong như tiếng hạt bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
 ( Nguyễn Du)
 b) Sao đang vui vẻ ra buồn bã
 Vừa mới quen nhau đã lạ lùng 
 ( Trần Tế Xương )
 c) Đắng cay mới biết ngọt bùi
 Đường đi muôn dặm đã ngoài mai sau. ( Tố Hữu)
7. Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ dưới đây
 a) Chết đứng còn hơn sống 
 b) Chết  còn hơn sống đục.
 c) chết vinh còn hơn sống 
 d) Chết một đống còn hơn sống 
8. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
 a) Eùn bay thấp mưa ngập cầu ao, én bay cao mưa rào lại tạnh.
 b) Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
 c) Khôn nhà dại chợ.
 d) Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.
 e) Một miếng khi đói, bằng một gói khi no.
9. Ở từng chỗ trống dưới đây, có thể điền chữ (tiếng) gì bắt đầu bằng :
 a) ch / tr
 - Mẹ  tiền mua cân  cá.
 - Bà thường kể  đời xưa, nhất là  cổ tích.
 - Gần  rồi mà anh ấy vẫn  ngủ dậy.
 b) d / gi
 - Nó  rất kĩ, không để lại vết gì.
 - Đồng hồ đã được lên  mà kim  vẫn không hoạt động.
 - Ông tớ mua một đôi giày  và một ít đồ  dụng.
10.Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống : với, hoặc, mà, của. 
 a) Đây là em  tôi và bạn nó.
 b) Chiều nay  sáng mai sẽ có.
 c) Nói  không làm.
 d) Hai bạn như hình  bóng, không rời nhau một bước.
11. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống :
 a)  trời mưa  chúng em sẽ nghỉ lao động.
 b)  cha mẹ quan tâm dạy dỗ  em bé này rất ngoan.
 c)  nó ốm  nó vẫn đi học.
 d)  Nam hát hay  Nam cũng vẽ giỏi.
12. Hãy thay quan hệ từ trong từng câu dưới đây bằng quan hệ từ khác để có câu đúng :
 a) Nếu Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh.
 b) Tuy Thỏ cắm cổ chạy miết nên nó vẫn không đuổi kịp Rùa.
 c) Vì Thỏ chủ quan, coi thường người khác nhưng Thỏ đã thua Rùa.
 d) Câu chuyện này không chỉ hấp dẫn, thú vị nên nó còn có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.
13.Tìm từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp để điền vào chỗ trống:
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm  hoathaor quả nảy dưới gốc cây kín đáo và 
 lặng lẽ. (Ma Văn Kháng)
 b) Chuột là con vật tham lam  nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra.
 (Theo Lép Tôn-xtôi)
 c) Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ  nó không sao lách qua khe hở được.
 ( Theo Lép Tôn-xtôi)
 d) Mùa nắng, đất nẻ chân chim  nền nhà cũng rạn nứt.
 ( Theo Mai Văn Tạo)
14. Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp với chỗ trống trong từng câu ghép sau :
 a) Lúa gạo là quý nhất  lúa gạo nuôi sống con người..
 b) Lúa gạo quý  ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được.
 c)  cây lúa không được chăm bón  nó cũng không lớn lên được.
 d)  con người quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm  một phần rừng ngập mặn đã mất đi.
14. Nghĩa nào dưới đây thích hợp với từng quan hệ từ sau : do, tại, nhờ.
 a) Điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến.
 b) Điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc nói đến.
 c) Điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay – được nói đến.
15. Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống:
 a)  cụ Ún tin tưởng ở trong việc chữa bệnh  cụ đã không trốn viện về nhà.
 cụ Ún đến bệnh viện kịp thời  cụ không phải chịu những cơn đau quằn 
 quại, khổ sở như vậy.
 con trai cụ nói đến chuyện đi bệnh viện chữa bệnh  cụ Ún lại nói lảng 
 sang chuyện khác.
 d)  cụ Ún đi bệnh viện từ sớm  bệnh sỏi thận của cụ đã khỏi từ lâu rồi.
16.Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống :
 a)  Linh Từ Quốc Mẫu đòi phải trừng trị kẻ dưới khinh nhờn  Trần Thủ Độ không những không trừng trị mà ban thưởng cho người quân hiệu.
 b)  ai rào giậu ngăn sân
 Lòng ta vẫn giữ là dân cụ Hồ.
 c)  viên quan tâu với vua rằng Trần Thủ Độ chuyên quyền  Trần Thủ Độ vẫn đề cao việc làm của viên quan ấy.
17. Trong các câu ghép dưới đây, câu ghép nào biểu thị quan hệ tăng tiến giữa các vế câu:
 a) Ông Đỗ Đinh Thiện khong những là chủ của một số nhà máy , tiệm buôn nổi tiếng mà ông còn là chủ của nhiều đồn điền rộng lớn.
 b) Vì ông Thiện là một người nhiệt thành yêu nước nên ông đã dành sự trợ giúp to lớn cho Cách mạng.
 c) Tuy ông Đỗ Đình Thiện hết lòng ủng hộ Cachsmangj nhưng ông không hề đòi hỏi sự đền đáp nào.
18. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống :
 a) Ông Giang Văn Minh  là người có tài trí  ông còn là người có dũng khí, có lòng quả cảm.
 b) Vị đại thần nhà Minh  không đạt được mục đích làm nhục sứ thần Việt Nam  viên quan này còn bị bẽ mặt trước vế đối lại cứng cỏi của ông Giang Văn Minh.
 c) Sứ thần Giang Văn Minh  dùng mưu làm cho vua nhà Minh buộc phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng  ông còn giữ được danh dự và thể điện cho đất nước qua vế đối cứng cỏi, tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
19. Xác đinh các vế câu, cặp từ hô ứng nối các vế câu trong từng câu ghép dưới đây :
 a) Bích Vân vừa về đến nhà, Hồng Hạnh đã gọi đi ngay.
 b) Tôi chưa đi đến lớp, các bạn đã đến đông đủ rồi.
 c) Gà mẹ đi đến đâu, gà con đi theo đấy
 d) Tôi bảo sao thì nó làm vậy.
20. Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống :
 a) Gió  to, con thuyền  lướt nhanh trên mặt biển.
 b) Đám mây bay đến , cả một vùng rộng lớn rợp mát đến  .
 c) Trời  tối hẳn, vầng trăng tròn vành vạnh  hiện ra.
 d) Thuyền  cập bến, bọn trẻ  xúm lại.
21. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong đoạn trích dưới đây, để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn :
Cuộc sống quê tôi gắn với  . Cha làm cho tôi chiếc  để quét nhà,quét sân. Mẹ đựng hạt giống đày món lá cọ, treo lên gác bếp, để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón , lại biết đan cả  và  xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những  rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
 ( Theo Nguyễn Thái Vận)
 ( lá cọ, mành cọ, làn cọ, cây cọ, chổi cọ, trái cọ)
22. Chép lại câu chuyện dưới đây và đặt đúng dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ có gạch chéo (/)
Quả lê
Bé cầm quả lê to / Bé hỏi :
 - Lê ơi / Sao lê không chia thành nhiều múi như cam / Có phải lê muốn dành riêng cho tôi không /
Qủa lê đáp :
- Tôi không dành riêng cho bạn đâu / Tôi không chia thành nhiều múi để bnaj biếu cả quả cho bà đấy /
Bé reo lên :
- Đúng rồi /
Rồi bé đem quả lê biếu bà /
 (Theo Ba-um-vôn)
23. Đặt câu với mỗi nội dung dưới đây và dùng dấu câu cho thích hợp :
 a) Hỏi bạn về một ước mơ làm một nghề khi lớn lên.
 b) Khuyên em trai cần đánh răng cho sạch trước khi đi ngủ.
 c) Nhờ một người lớn đưa qua đường lúc có nhiều xe cộ.
 d) Bộc lộ sự ngạc nhiên, vui thích khi được xem xiếc thú.
24. Đặt dấu phẩy vào mỗi câu dưới đây và cho biết tác dụng của dấu phẩy đó trong câu :
 a) Trong lớp tôi thường xung phong phát biểu ý kiến.
 b) Cô giáo khen cả nhóm làm bài tốt cho mỗi ban một điểm mười.
 c) Các bạn nữ lau bàn ghế các bạn nam quét lớp.
25. Điền từ trai hay nam, gái hay nữ vapf chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ, câu văn dưới đây sao cho thích hợp :
 a) Làm  cho đáng nên 
 Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai đã từng.
 b) Luật pháp đã qui định rõ quyền bình đẳng giữa  và 
 c)  tài,  đảm.
 d) Những bộ đồng phục , đồng phục  của trường em rất đẹp.
 e)  mà chi,  mà chi
 Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
26. Viết lại các câu văn dưới đây sau khi sửa lại dấu phẩy dặt sai vị trí :
 a) Anh Kim Đồng nhanh trí dũng cảm, tuyệt vời.
 b) Trên đường ra nơi xử bắn chị, Võ Thị Sáu ngắt một bông hoa cài lên mái tóc.
 c) Chúng em luôn nhớ ơn những anh hùng đã hi sinh, vì dân vì nước.
 d) Rừng cây im lặng tiếng chim gù, nghe trầm ấm.
27. Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm
a) chọn, lựa, 
b) diễn đạt, biểu đạt, 
c) đông đúc, tấp nập, 
28. a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: nhỏ bé, sáng sủa, vui vẻ, cao thượng,cẩn thận, đoàn kết.
b) Chọn một cặp từ trái nghĩa nêu trên để đặt câu. ( Hai từ trái nghĩa cùng xuất hiện trong một câu.)
29. Tìm từ trái nghĩa trong các câu thơ dưới đây. Thử phân tích tác dụng của một cặp từ trái nghĩa tìm được:
 a) Lưng núi thì to mà lưng mẹ bé nhỏ
 Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
 ( Nguyễn Khoa Điềm)
 b) Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
 Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
 Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
 Bà chỉ còn là một nắm cỏ thôi.
 ( Nguyễn Du)
 c) Chị buồn nhớ những ngày qua
 Em vui nghĩ những ngày xa đang gần.
 ( Trần Đăng Khoa)
 d) Giã từ năm cũ bâng khuâng
 Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường.
 ( Tố Hữu)
30. Đọc các cụm từ sau, chú ý từ in đậm:
 a) Sao trên trời có khi mờ khi tỏ.
 b) Sao lá đơn này thành ba bản.
 c) Sao tẩm chè.
 d) Sao ngồi lâu thế?
 e) Đồng lúa mượt mà sao!
Nghĩa của từ sao được nói tới dưới đây phù hợp với từ sao trong cụm từ nào, câu nào ở trên?
 - Chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản chính.
 - Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô.
 - Nêu thắc mắc không biết rõ nguyên nhân.
 - Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên thán phục.
 - Các thiên thể trong vũ trụ.
31. Trong những câu nào dưới đây, các từ sườn, tai mang nghĩa gốc và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?
a) Sườn: - Nó hích vào sườn tôi.
 - Con đèo chạy ngang sườn núi.
 - Tôi đi qua phía sườn nhà.
 - Dựa vào sườn của bản báo cáo.
b) Tai: - Đó là điều tôi mắt thấy, tai nghe.
 - Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.
 - Đến cả cái ấm, cái chén cũng có tai.
32. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ chạy, hãy đặt một câu:
 a) Dời ở chỗ bằng chân với tốc độ cao.
 b) Tìm kiếm
 c) Trốn tránh
 d) Vận hành, hoạt động
 e) Vận chuyển
33. Xác định nghĩa của từ in đậm trong các cụm từ, câu dưới đây, rồi phân các nghĩa ấy thành hai loại: nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
Lá: - Lá bàng đang đỏ ngọn cây. (Tố Hữu)
 - Lá khoai anh ngỡ lá sen. (Ca dao)
 - Lá cờ căng lên vì ngược gió. (Nguyễn Huy Tưởng)
 - Cầm lá thư này lòng hướng vô Nam. ( Bài hát)
b) Quả: - Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao ( Trần Đăng Khoa)
 - Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân. ( Ca dao)
 - Trăng tròn như quả bóng. ( Trần Đăng Khoa)
 - Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta.
 - Quả hồng như thể quả tim giữa đời.
34. Tìm từ có thể thay thế từ mũi trong các câu sau:
 - Mũi thuyền 
 - Mũi súng 
 - Mũi đất 
 - Mũi quân bên trái đang thừa thắng xông tới 
 - Tiêm ba mũi
35. Tìm đại từ trong đoạn trích sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào:
 Khi gấu đã đi khuất, anh kia từ trên cây tụt xuống và cười:
 - Thế nào, gấu rỉ tai cậu điều gì thế?
 - À, nó bảo với tớ rằng những người xấu là những kẻ chạy bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo.
 ( Lép Tôn-xtôi)
36. Các vế câu trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào ( dùng từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu để nối trực tiếp )
a) Mùa thu, gió thổi mây về cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng tiền đen sẫm lại. 
( Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
b) Đêm đã rất khuya nhưng mẹ em vẫn cặm cụi ngồi soạn bài.
c) Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. ( Băng Sơn)
d) Mưa rào rào trên sân gạch; mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. ( Theo Tô Hoài )
37. Xác định các vế câu , quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu trong từng câu ghép sau:
a) Chẳng những Lãn Oâng không lấy tie6n2cua3 gia đình người thuyền chai2ma2 ông còn cho thêm gạo củi.
b) Về việc thì người bệnh do tay người thầy thuốc khác nhưng về tình, tôi như mắc phải tội giết người.
c)Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Oâng nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.
d) Vì Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi nên ông sống rất thanh nhàn
38. Trong các câu ghép dưới đây, câu ghép nào biểu thị mối quan hệ điều kiện – kết quả , giả thiết – kết quả: 
a) Vì người dân buôn Chư Lênh rất yêu quý “cái chữ “ nên họ đã đón tiếp cô Y Hoa trang trọng và thân tình đến thế. 
b) Mặc dù Y Hoa được dân làng trọng vọng nhưng cô vẫn rất thân mật, hòa mình cới tất cả mọi người.
c) Nếu trẽ em không được học chữ thì cuộc sống của các em sau này sẽ rất khó thoát khỏi cảnh cảnh lạc hậu, tối tăm.

Tài liệu đính kèm:

  • docBT- TIENG VIET.doc