I/ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ.
Môn khoa học có vị trí hết sức quan trọng trong chương trình tiểu học là môn học có khả năng giáo dục nhiều mặt, cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học sơ đẳng ban đầu về các hiện tượng và sự vật gần gũi trong tự nhiên, bao gồm cả con người và các hoạt động của con người tác động vào thế giới tự nhiên. Bước đầu hình thành cho các em một số kỹ năng quan sát dự đoán và vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống. Đồng thời góp phần hình thành cho các em một số thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng. Những kiến thức kỹ năng, phương pháp môn khoa học là cơ sở để học tiếp các môn sinh học, vật lý, hóa học ở bậc trên. Để học tốt môn khoa học chúng ta cần hết sức coi trọng sự tích hợp kiến thức. Đặc biệt tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học với khoa học về sức khỏe và con người. Môn khoa học được cấu trúc đồng tâm và nâng cao theo 3 chủ đề con người và sức khỏe, vật chất và năng lượng, thực vật và động vật. Riêng lớp 5 học thêm chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng dạy cho học sinh kiến thức, kỹ năng ban đầu, một số thái độ và hành vi của chương trình được mở rộng và nâng cao theo 4 chủ đề. Để tích hợp các nội dung khoa học tự nhiên vật lý, hóa học, sinh học với khoa học về sức khỏe con người thì mỗi giáo viên cần phải có thời gian dài miệt mài, tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm để giúp học sinh vận dụng những kiến thức khoa học vào cuộc sống hàng ngày, nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát huy tích cực, tự học tìm tòi phát hiện ra kiến thức, và thực hành những hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu về chuyên đề “Để dạy tốt môn khoa học lớp 5”.
PHÒNGGD & ĐT HUYỆN CƯMGAR CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NGUYỄN VIẾT XUÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 2 Ea Pốc, ngày 15 tháng 3 năm 2010 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 5 I/ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ. Môn khoa học có vị trí hết sức quan trọng trong chương trình tiểu học là môn học có khả năng giáo dục nhiều mặt, cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học sơ đẳng ban đầu về các hiện tượng và sự vật gần gũi trong tự nhiên, bao gồm cả con người và các hoạt động của con người tác động vào thế giới tự nhiên. Bước đầu hình thành cho các em một số kỹ năng quan sát dự đoán và vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống. Đồng thời góp phần hình thành cho các em một số thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng. Những kiến thức kỹ năng, phương pháp môn khoa học là cơ sở để học tiếp các môn sinh học, vật lý, hóa học ở bậc trên. Để học tốt môn khoa học chúng ta cần hết sức coi trọng sự tích hợp kiến thức. Đặc biệt tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học với khoa học về sức khỏe và con người. Môn khoa học được cấu trúc đồng tâm và nâng cao theo 3 chủ đề con người và sức khỏe, vật chất và năng lượng, thực vật và động vật. Riêng lớp 5 học thêm chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng dạy cho học sinh kiến thức, kỹ năng ban đầu, một số thái độ và hành vi của chương trình được mở rộng và nâng cao theo 4 chủ đề. Để tích hợp các nội dung khoa học tự nhiên vật lý, hóa học, sinh học với khoa học về sức khỏe con người thì mỗi giáo viên cần phải có thời gian dài miệt mài, tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm để giúp học sinh vận dụng những kiến thức khoa học vào cuộc sống hàng ngày, nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát huy tích cực, tự học tìm tòi phát hiện ra kiến thức, và thực hành những hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu về chuyên đề “Để dạy tốt môn khoa học lớp 5”. II/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. A/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC LỚP 5. - Chương trình khoa học lớp 5 được thiết kế cụ thể : gồm 4 chủ đề. 1/ Chủ đề con người và sức khỏe: gồm 21 bài (trong đó bài 20, 21 ôn tập : con người và sức khỏe). 2/ Chủ đề vật chất và năng lượng: gồm 29 bài (trong đó bài 33; 34 ôn tập kiểm tra kỳ I, bài 49,50 ôn tập vật chất và năng lượng. 3/ Chủ đề thực vật và động vật : gồm 10 bài (trong đó bài 61 ôn tập thực vật và động vật). 4/ Chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên : gồm 10 bài trong đó bài 69 ôn tập: môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bài 70 ôn tập kiểm tra cuối năm. B/ YÊU CẦU KIẾN THỨC KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI BỘ MÔN KHOA HỌC LỚP 5. 1/ Yêu cầu và kiến thức: Học sinh phải hiểu được một số kiến thức cơ bản ban đầu: + Sự trao đổi chất nhu cầu dinh dưỡng và sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể con người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm. + Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật. + Đặc điểm ứng dụng của một số chất, một số vật liệu, dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất. 2/ Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh phải biết được một số kỹ năng ban đầu như : + Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. + Quan sát và làm một số thí nghiệm, thực hành khoa học đơn giản, gần gũi với đời sồng, sản xuất. + Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm tòi thông tin giải đáp, diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ ... + Phân tích so sánh rút ra dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật và hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. 3/ Yêu cầu về thái độ và hành vi. Học sinh phải có thái độ và hành vi như : + Tự giác thực hiện các qui tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. + Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. + Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. + Tích cực tham gia bảo vệ môi trường xung quanh. III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY BỘ MÔN KHOA HỌC LỚP 5. Trong quá trình dạy bộ môn khoa học lớp 5 người giáo viên có nhiều cách thức, nhiều con đường và nhiều phương pháp để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi cho học sinh nhưng không có phương pháp dạy học nào là vạn năng mà người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng linh hoạt và hợp lí phương pháp dạy học để tạo cơ hội cho học sinh quan sát, thí nghiệm, thực hành trao đổi, nêu thắc mắc, giải thích, phân tích, so sánh, đúc kết, giao tiếp và hợp tác, vậy nên chúng tôi lựa chọn, vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh từ đơn giản đến phức tạp, từ khái quát đến cụ thể, từ biết đến chưa biết, từ cụ thể đến trìu tượng, từ bài ngắn đến bài dài để học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập cần được áp dụng dạy bộ môn khoa học là : + Phương pháp thảo luận. + Phương pháp đóng vai. + Phương pháp hỏi đáp. + Phương pháp động não. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp thí nghiệm. + Phương pháp trò chơi. + Phương pháp điều tra thu thập. + Phương pháp hợp tác nhóm. + Phương pháp thực hành. Tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật đồ dùng thí nghiệm ... rất cần thiết cho sự thành công khi dạy bộ môn khoa học lớp 5. IV/ BIỆN PHÁP LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY TỐT MÔN KHOA HỌC LỚP 5. Nhằm giúp học sinh có kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi tốt về các chủ đề khoa học lớp 5 thì trước hết người giáo viên cần có hiểu biết sâu sắc về bộ môn khoa học, từ khái niệm chung của chủ đề giáo viên đi sâu nghiên cứu từng kiểu bài của từng chủ đề như sau : * Chủ đề con người và sức khỏe : 1. Sự sinh sản phát triển của cơ thể người. 2. Vệ sinh phòng bệnh. 3. An toàn trong cuộc sống. * Chủ đề vật chất và năng lượng. 1. Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng. 2. Sự biến đổi của chất. 3. Sử dụng năng lượng. * Chủ đề thực vật và động vật. 1. Sự sinh sản của thực vật. 2. Sự sinh sản của động vật. * Chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 1. Nêu được một số ví dụ về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 2. Nhận biết môi trường ảnh hưởng lớn đến đời sống và con người. 3. Nhận biết tác động của con người đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 4. Nêu và thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường. Với mục đích trên nội dung nghiên cứu và biện pháp để dạy tốt môn khoa học lớp 5 chia làm 4 phần theo 4 chủ đề cụ thể như sau : 1/ Chủ đề con người và sức khỏe. Để đạt được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi trong dạy học chủ đề con người và sức khỏe ở môn khoa học lớp 5; giáo viên cần phải : - Tạo môi trường học tập thuận lợi và thân thiện để học sinh không còn thấy rụt rè hay ngượng ngùng mà có thể chia sẻ, nêu thắc mắc của những vấn đề thường gặp ở lứa tuổi dậy thì. - Sử dụng phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học, như phương pháp động não, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp kể chuyện, phương pháp thảo luận nhóm. - Sự phối hợp linh hoạt giữa các hình thức dạy học theo cá nhân, theo cặp, theo nhóm và cả lớp. Tất cả các bài chủ đề con người và sức khỏe giáo viên phải rèn cho học sinh có hiểu biết kiến thức về sinh sản, sự lớn lên của cơ thể con người, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm. Qua đó rèn luyện cho học sinh có kỹ năng ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng động. Học sinh có thái độ tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Sau khi học xong chủ đề con người và sức khỏe môn khoa học lớp 5, học sinh phải có khả năng: - Phát hiện những thay đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì, cảm xúc và các mối quan hệ với mọi người xung quanh. - Hình thành một số kỹ năng sống như : kỹ năng tự nhận thức, tự tin ở bản thân trong mối quan hệ với bạn bè cùng lứa và với người lớn, kỹ năng xác định giá trị (sức khỏe là vốn quý của mỗi người) và những kỹ năng phòng tránh bệnh tật. * Phòng tránh bị xâm hại sau khi học, học sinh biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại như : + Đi một mình nơi vắng vẻ. + Đi một mình trong ban đêm, khi đã quá muộn. + Ở trong phòng một mình với người lạ. + Đi chơi cùng bạn mới quen. + Nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ người lạ. + Để cho người lạ ôm mình. + Lên mạng Internet chát với người lạ. + Nghe lời rủ rê của bạn đi chơi. + Đi chơi với người lạ. + Ở nhà một mình mà lại mở cửa cho người lạ vào ... * Học sinh biết được một số cách để ứng phó với nguy cơ bị xâm hại và khi bị xâm hại. + Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ. + Không ra đường một mình khi đã muộn. + Không ở trong phòng một mình với người lạ. + Không đi nhờ xe người lạ. + Không nhận tiền, quà người khác mà không rõ lí do. + Không để cho người lạ chạm vào người mình. + Không chát với người lạ trên mạng Internet. + Không đi chơi với bạn mới quen nhất là với bạn khác giới.... * Khi có nguy cơ bị xâm hại, các em cần lựa chọn cách ứng xử cho phù hợp. Ví dụ : + Tìm cách tránh xa kẻ đó như đứng dậy hoặc lùi ra xa đủ để kẻ đó không với tay được đến người mình. + Nhìn thẳng vào mặt kẻ đó và nói to hoặc hét to một cách kiên quyết; Không ! hãy dừng lại, tôi sẽ nói cho mọi người biết ! + Chạy rất nhanh đến chỗ có người. - Trường hợp khi bị xâm hại, chúng ta phải nói ngay với người lớn để được chia sẻ và hướng dẫn cách giải quyết, ứng phó. Ngoài ra học sinh còn có kỹ năng nói “không” với các chất gây nghiện. Biết thu thập và trình bày thông tin về tác hại của các chất gây nghiện; rượu, bia, thuốc lá, ma túy. Có kỹ năng từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện. Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói : “không” với các chất gây nghiện. Vì các chất gây nghiện đều gây tác hại cho sức khỏe của người sử dụng và những người xung quanh; làm hao tiền của bản thân, gia đình; làm mất trật tự an toàn xã hội. - Học sinh biết được tác hại của các chất gây nghiện như : * Tác hại thuốc lá : mắc bệnh ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp, tim mạch .... - Hơi thở hôi, răng vàng, da xỉn, môi thâm. - Mất thời gian, tốn tiền. * Tác hại rượu, bia : Dễ mắc các bệnh, viêm và chảy máu thực quản, dạ dày, ruột, viêm gan, ung thư gan, rối loạn tim mạch, ung thư lưỡi, miệng, họng. - Suy giảm trí nhớ. - Mất thời gian, tốn tiền. - Người say rượu bia thường bê tha, quần áo xộc xệnh, đi loạng choạng, ói m ... iệu ( cách sử dụng, công dụng của vật liệu, cách khai thác, lí do sử dụng vật liệu vào các công việc như vậy ...) tiếp đó mới cho các em quan sát thực hành tìm hiểu cụ thể như : Nhận biết 1 số đặc điểm của tre, mây, song, quan sát nhận biết một số đồ dùng được làm từ chúng, hiểu biết liên hệ về việc khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. - Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép, đồng, nhôm; nêu được một số ứng dụng của vật liệu đó trong sản xuất và đời sống. - Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi. Liên hệ giáo dục môi trường, nếu khai thác đá vôi không có kế hoạch hợp lý sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên núi đá vôi, làm thay đổi cảnh quan môi trường có thể dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường (ô nhiễm không khí, nguồn đất, nước). -Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói, xi măng, thủy tinh và nêu được một số cách bảo quản xi măng, các đồ dùng thủy tinh. -Nhận biết một số tính chất của cao su, chất dẻo, tơ sợi và nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo, cao su, tơ sợi. *Dạy các nội dung về sự chuyển thể của chất, hỗn hợp và dung dịch, sự biến đổi hóa học. - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu phân tích một hoặc một số ví dụ cụ thể (có thể quan sát, làm thí nghiệm hoặc mô tả) để nhận biết được dấu hiệu đặc điểm của sự chuyển thể, sự tạo thành hỗn hợp, dung dịch, hay sự biến đổi hóa học. - Giáo viên giúp học sinh đi tới một nhận xét khái quát về dấu hiệu, đặc điểm để nhận biết (ở mức độ đơn giản) sự chuyển thể của chất, hỗn hợp và dung dịch sự biến đổi hóa học. Yêu cầu học sinh nêu hoặc giáo viên đưa ra ví dụ về những hiện tượng, ứng dụng có liên quan. Lưu ý : Giáo viên có thể bắt đầu bài học bằng các yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết của các em về sự chuyển thể, sự tạo thành hỗn hợp, dung dịch hay sự biến đổi hóa học, từ đó đặt vấn đề cần tìm sự biến đổi này. Sau bài học, học sinh biết phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học, giúp học sinh làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác, học sinh làm thí nghiệm, mô tả hiện tượng, giải thích được hiện tượng. Trường hợp nào có hiện tượng hóa học, lí học. Tại sao kết luận như vậy. Ví dụ : Đốt một tờ giấy, tờ giấy bị cháy thành than. Tờ giấy bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ nguyên được chất ban đầu. Hoặc chưng đường trên ngọn lửa, cho vôi sống vào nước, xi măng trộn cát, thủy tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành cái chai, lọ, để nguội trở thành thủy tinh ở thể rắn. * Dạy học nội dung sử dụng năng lượng. - Khơi gợi hiểu biết ban đầu của học sinh về cách khai thác, sử dụng nguồn năng lượng. Tổ chức cho học sinh quan sát, đọc tìm thông tin, thảo luận để tìm hiểu về tác hại, nguy cơ của việc sử dụng nguồn năng lượng bừa bãi, không đảm bảo an toàn, tiết kiệm nguồn năng lượng. Sau bài học, học sinh biết được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật. Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây, không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện, khi nhìn thấy dây điện bị đứt hoặc bị hở, cần tránh xa và báo cho người lớn biết. Khi nhìn thấy người bị điện giật phải lập tức ngắt nguồn điện bằng mọi cách như ngắt cầu dao, cầu chì hoặc dùng vật khô không dẫn điện như gậy gỗ, gậy tre, que nhựa ... gạt dây điện ra khỏi người bị nạn, học sinh hiểu và có biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện, để phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà, hiểu được vai trò của công tơ điện, giải thích được lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và các biện pháp tiết kiệm điện. - Tổ chức cho học sinh quan sát, đọc tìm thông tin, thảo luận để tìm hiểu về tác hại, nguy cơ của việc sử dụng nguồn năng lượng bừa bãi, không đảm bảo an toàn, tiết kiệm nguồn năng lượng. Yêu cầu học sinh biết liên hệ thực tế về việc sử dụng nguồn năng lượng điện ở gia đình, địa phương và ở trường bạn cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác. Trong thực tế dạy học còn tùy vào điều kiện cụ thể, giáo viên có thể tổ chức dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, chẳng hạn, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát thực tế, tham quan một số nhà máy, xí nghiệp như nhà máy điện, xí nghiệp dệt may ... ở địa phương (nếu có). Nếu có điều kiện giáo viên cũng có thể khai thác những băng hình về việc sử dụng các vật liệu, nguồn năng lượng, ở trong nước cũng như trên thế giới nhằm mở rộng vốn hiểu biết học sinh cũng như làm cho bài học thêm sinh động, hấp dẫn hơn. 3/ Chủ đề về thực vật và động vật. - Trong mạch kiến thức về sự sinh sản của thực vật, học sinh được tìm hiểu đặc điểm của thực vật. Dạy các bài về sinh sản của thực vật là tạo cơ hội cho học sinh quan sát cây cối và tham gia các hoạt động thực tế, giáo viên có thể cho học sinh xem các vườn ươm giống cây trồng, các vườn cây được trồng từ cách giâm cành, chiết cành ... điều này sẽ giúp cho việc dạy học trở nên lí thú và có hiệu quả hơn, phương pháp dạy học thường được sử dụng ở chủ đề thực vật là phương pháp quan sát, kết hợp phương pháp hỏi đáp, khai thác tối đa các hình vẽ trong SGK, các tranh ảnh (hoặc một số băng hình, đĩa hình) sưu tầm được. Đồng thời dựa vào hiểu biết của học sinh để xây dựng hệ thống câu hỏi, hướng các em vào mục tiêu kiến thức cần đạt được. - Trong mạch kiến thức về sinh sản của động vật, học sinh tìm hiểu đặc điểm sinh sản, tập tính của một số động vật như côn trùng, ếch nhái, chim và thú. Qua bài học học sinh biết yêu quý các loài động vật có ích, có tinh thần và hành vi bảo vệ các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm. Tùy từng loại kiến thức mà giáo viên sử dụng phương pháp quan sát, thực hành, kết hợp với vấn đáp. 4/ Chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên : Bao gồm cách mạch nội dung. Vai trò của môi trường đối với con người. Tác động của con người đến môi trường. Một số biện pháp bảo vệ môi trường. Khi dạy chủ đề này giáo viên cần chú ý khai thác vốn sống, những kiến thức đã học từ lớp 1, 2, 3, 4 và những kiến thức của các chủ đề trước ở lớp 5. Các phương pháp thường được sử dụng để dạy chủ đề này là : Quan sát kết hợp thảo luận hoặc hỏi đáp, thực hành, trò chơi, dự án, đóng vai ... Khi dạy chủ đề này cần liên hệ với thực tế, với những vấn đề về môi trường ở địa phương, trường học, thôn xóm gia đình học sinh. Sau bài học học sinh có khả năng : - Xác định một số biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình. - Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường. - Tạo cơ hội cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của mình. Khuyến khích học sinh có những sáng kiến giữ gìn, bảo vệ môi trường và có những hoạt động thiết thực để vận động gia đình, cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như : - Làm sạch, đẹp đường phố, làng bản, thôn, xóm. + Dọn vệ sinh đường phố làng bản, thôn xóm vào những ngày cuối tuần. - Trồng, chăm sóc cây và hoa làm cho môi trường nơi cư trú, nơi cộng cộng, trường học xanh, sạch, đẹp. - Tổ chức hội thi tìm hiểu về môi trường và bảo vệ môi trường. - Tổ chức thi tìm hiểu, khám phá về môi trường xung quanh theo các chủ đề : Môi trường em đang sống: Nước, không khí và ánh sáng cho chúng em; hãy cứu lấy môi trường; môi trường xanh, sạch, đẹp là nhiệm vụ của học sinh chúng ta; tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nơi em ở ... - Thảo luận theo chủ đề về môi trường : ví dụ “Hãy hành động vì môi trường sạch, đẹp”; “Hãy bảo vệ màu xanh quê hương”. - Thi vẽ đề tài môi trường. - Thi sáng tác thơ, ca, báo chí, tiểu phẩm về đề tài môi trường. - Phát thanh, tuyên truyền về môi trường; vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường. - Tổ chức các trò chơi về môi trường. - Nghe nói chuyện về chủ đề môi trường. - Các hình thức đóng vai, đoán ô chữ, hái hoa dân chủ về đề tài môi trường. - Biểu diễn văn nghệ về đề tài môi trường. - Sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên. - Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác. - Yêu quí thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước. - Thân thiện với môi trường. - Quan tâm đến môi trường xung quanh. - Nâng cao hiểu biết về môi trường của một nhà trường, thấy được trách nhiệm của người học sinh trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp, có nếp sống gọn gàng sạch sẽ, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập bền đẹp. Như vậy 4 chủ đề khoa học không những giúp học sinh nắm được một số kiến thức cơ bản ban đầu mà còn hình thành cho học sinh một số kỹ năng ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Đó là cơ sở để các em có được thái độ và hành vi tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Ham hiểu khoa học có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống, yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp.Tích cực tham gia bảo vệ môi trường xung quanh. Thiết nghĩ rằng học sinh nắm được kiến thức nội dung bài học quả là khó nhưng truyền thụ cho học sinh có những kỹ năng ứng xử một số tình huống liên quan đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Ham hiểu biết khoa học, vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống, sống tích cực, có trách nhiệm lành mạnh để phòng ngừa mọi rủi ro, tai nạn duy trì môi trường trong sạch có lợi cho sự phát triển và nâng cao sức khỏe, tạo môi trường học thuận lợi và thân thiện, có được những kiến thức kỹ năng phương pháp môn khoa học để các em có cơ sở học các môn sinh học, vật lý, hóa học ở bậc trên lại càng khó khăn hơn nhiều. Vì vậy mỗi chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi gặt hái kết quả cao nhất trong mỗi giờ lên lớp, đem lại niềm vui cho chúng ta trong nghề nghiệp của mình. Để biết được hiệu quả cụ thể từng tiết học, sau mỗi tiết học, mỗi giáo viên tự đặt câu hỏi ? Dạy cái gì ? Dạy như thế nào ? Dạy lúc nào ? Dạy cho ai ? Dùng cái gì để dạy ? Tiết dạy diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên chưa ? Đặc biệt học sinh có tự hình thành tự tìm ra kiến thức cần có trong bài hay chưa hay còn bị áp đặt ? để trả lời và thực hiện hệ thống câu hỏi trên thì chúng ta đã từng bước thành công trong từng tiết dạy của mình. Trên đây chỉ là một số suy nghĩ khi thực tế giảng dạy môn khoa học lớp 5 trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân. Chuyên đề nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế, chúng tôi rất mong được sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để phương pháp nghiên cứu của chúng tôi càng hoàn thiện hơn./. Tập thể khối 5 Trường TH Nguyễn Viết Xuân
Tài liệu đính kèm: