Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5

Câu 1: ( 2 điểm)

 Dựa vào nghĩa của tiếng nhân em hãy xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm: - nhân: có nghĩa là người .

 - nhân: có nghĩa là lòng thương người .

 (nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu.)

 Em hãy đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được (mỗi nhóm một câu )

Câu 2: (2 điểm)

 Cho đoạn văn sau:

 a) “Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhều nơi bên sông Hồng . Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông .”

 (Theo Hoàng Lê )

 b) “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. tre trông thanh cao, giản gị, chí khí như người.”

 (Thép Mới )

 Tìm những từ ghép, từ láy trong hai đoạn văn trên.

 

doc 75 trang Người đăng Trang Khánh Ngày đăng 20/05/2024 Lượt xem 90Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
(Thời gian làm bài 60 phút )
Câu 1: ( 2 điểm)
 Dựa vào nghĩa của tiếng nhân em hãy xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm: - nhân: có nghĩa là người .
 - nhân: có nghĩa là lòng thương người .
 (nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu.)
 Em hãy đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được (mỗi nhóm một câu )
Câu 2: (2 điểm)
 Cho đoạn văn sau:
 a) “Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhều nơi bên sông Hồng . Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông .”
 (Theo Hoàng Lê )
 b) “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. tre trông thanh cao, giản gị, chí khí như người.”
 (Thép Mới )
 Tìm những từ ghép, từ láy trong hai đoạn văn trên.
 Câu 3: (2 điểm). Đọc đoạn thơ sau:
 Tan học về giữa trưa
 Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
 Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
 Cái gậy tre run run.
 Bà ơi, cháu tên là Hương
 Cháu dắt tay bà qua đường...
 Bà qua rồi lại đi cùng gậy
 Cháu trở về, cháu vẫn còn thương
 (Mai Hương)
 Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường .
Câu 4: (5 điểm)
 Em hãy kể lại một câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc người mà em quen biết
...................................................................
	(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHÂM BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
Câu 1: (2 điểm)
 - Xếp đúng mỗi nhóm nghĩa của từ nhân Cho (0,5 điểm)
 + nhân: có nghĩa là người : Nhân loại, nhân dân, nhân vật.
 + nhân: có nghĩa là lòng thương người : Nhân đức, nhân ái, nhân hậu .
 - Đặt được mỗi câu đúng cấu trúc ngữ pháp, mỗi câu có một từ nằm trong mỗi nhóm từ trên. Cho (0,5 điểm)
Câu 2: (1điểm)
 - Tìm đúng các từ ghép : nhân dân, bờ bãi, dẻo dai, chí khí. Cho (0,5 điểm )
 - Tìm đúng các từ láy: nô nức, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp. Cho (0,5 điểm)
Câu 3: (2 điểm) học sinh nêu được các ý sau:
 - Bạn học sinh là người có tầm lòng nhân hậu, tan học về giữa trưa nắng, nhìn thấy bà cụ mù lòa đi trên đường phố, bạn đã bộc lộ sự cảm thông và chia sẻ nỗi đau khổ cùng bà. Cho (1 điểm)
 - Tấm lòng nhân hậu của bạn học sinh được thể hiện qua hành động cụ thể : dắt bà cụ qua đường. Tấm lòng ấy càng đẹp hơn khi hình ảnh bà cụ khơi dậy trong tim bạn nhỏ một tình thương sâu nặng đối với con người hoạn nạn. Cho (1 điểm ) 
Câu 4: (5 điểm ) 
 1/ Mở bài: (1 điểm) 
 Giới thiệu về hoàn cảnh, nhân vật trước khi xảy ra câu chuyện: (câu chuyện xảy ra ở đâu, sự việc chuẩn bị cho câu chuyện bắt đầu là gì ... )
 2/ Thân bài: (3 điểm)
 Học sinh được diễn biến của câu chuyện từ lúc mở đầu đến khi kết thúc .
 +Nêu được sự việc mở đầu cho câu chuyện là gì. Cho (0,5 điểm)
 + Nêu được những sự việc tiếp theo của câu chuyện điễn ra lần lượt theo một trình tự thời gian hợp lý. Cho (2 điểm)
 + Nêu được kết thúc câu chuyện diễn ra như thế nào. Cho (0,5 điểm)
 3/ Kết bài: (1 điểm) 
 Nêu được cảm nghĩ hoặc nhận xét của mình về việc làm tốt. 
 (Trên đây là một số gợi ý cơ bản về đáp án chấm. Trong quá trình chấm bài người chấm cần vận dụng linh hoạt đáp án chấm để chấm sát với thực tế bài làm của học sinh ) 
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 2)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
(Thời gian làm bài 60 phút)
Câu 1: (2 điểm)
 a) Tìm và viết đúng tên người Việt Nam có một tiếng, hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng.
 b) Tìm và viết đúng tên địa lý Việt Nam có một tiếng, hai tiếng, ba tiếng.
Câu 2: (2 điểm)
 Tìm các danh từ, động từ, trong đoạn văn sau :
 Ong / xanh / đảo / quanh / một lượt /, thăm dò /, rồi / nhanh nhẹn / sông vào / cửa / tổ / dùng / răng / và / chân / bới đất /. Những / hạt / đất vụn / do / dế / đùn lên / bị / hất / ra / ngoài /. ong / ngoạm /, dứt /, lôi / ra / một / túm / lá / tươi /. Thế / là / cửa / đã / mở.
 (Vũ Tú Nam)
Câu 3: (2điểm). Đọc đoạn thơ sau:
“Những ngôi sao thức ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con .
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” .
 (Trần Quốc Minh)
 Em hãy tìm những hình ảnh so sánh và cho biết những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ở người mẹ kính yêu . 
Câu 4: (5 điểm)
 Em được một người thân tặng một quyên sách đẹp . Em hãy tả quyển sách đó.
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 2)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
( Thời gian làm bài 60 phút )
Câu 1: ( 2 điểm): Mỗi ý đúng cho (1 điểm )
 a) Viết đúng tên người Việt Nam có một tiếng, hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng như: Nam, Nguyễn Duy, Lê Văn Tám, Lê Bá Khánh Trình... 
 b) Viết đúng tên địa lý Việt Nam có một tiếng, hai tiếng, ba tiếng như: Huế, Hà Nội, Điện Biên Phủ...
Câu 2: (2 điểm)
 Tìm đúng các danh từ: Cho (1 điểm): Ong, cửa, tổ, răng, chân, đất, dế, hạt, túm, lá .
 Tìm đúng các động từ: Cho (1 điểm) : Đảo, thăm dò, xông, dùng, bới, đùn, hất, ngoạm rứt, lôi, mở.
Câu 3: (2điểm)
 - Tìm được những hình ảnh so sánh trong khổ thơ. Cho (0,5 điểm): 
 Những ngôi sao thức ngoài kia
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời .
 - Nêu được các ý sau: Cho ( 1,5 điểm )
 +) Mẹ rất thương con có thể thức thâu đêm để canh cho con ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao thức trong đêm bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể thức được nữa. 
 +) Mẹ còn đem đến ngọn gió mát trong đêm hè giúp cho con ngủ ngon giấc. Có thể nói người mẹ luôn đem đến cho con những điều tốt đẹp trong suốt cả cuộc đời .
Câu 4: (5 điểm)
 1/ Mở bài: (1 điểm) 
 Giới thiệu khái quát về quyển sách mà mình định tả: Quyển sách đó ở đâu? do ai tặng? nhìn nó như thế nào ...?
 2/ Thân bài: (3 điểm)
 +) Tả bao quát (1 điểm): Nêu vài nét bao quát về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu....
 +) Tả chi tiết từng bộ phận nổi bật của quyển sách (2 điểm): Nêu được màu sắc, hình vẽ cách trình bày, của bìa sách; những đặc điểm nổi bật bên trong quyển sách như: hình vẽ, chữ viết, mùi giấy... 
 3/ Kết bài: (1 điểm) 
 - Nêu được cảm nghĩ hoặc nhận xét của mình về quyển sách mình tả.
 (Trên đây là một số gợi ý cơ bản về đáp án chấm. Trong quá trình chấm bài người chấm cần vận dụng linh hoạt đáp án chấm để chấm sát với thực tế bài làm của học sinh ) 
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 3)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
(Thời gian làm bài 60 phút )
Bài 1: (1điểm)
Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây : Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa..... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó.....
Bài 2 : (1điểm) 
Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau:
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
 ( theo Nguyễn Đình Thi )
(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
*Đáp án : Là các từ đã gạch chân (theo văn bản gố ).Song theo ý kiến cá nhân người soạn thì ở đáp án (1) cũng có thể điền từ “thay da đổi thịt”.
Bài 3: (1điểm)
Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu:
Thợ + X
 X + viên
Nhà + X
 X + sĩ
Bài 4: (2điểm)
Trong bài thơ “Tiếng ru”, nhà thơ Tố Hữu có viết:
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng lên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian?
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi !
 Từ cách diễn đạt giàu hình ảnh trong đượn thơ trên, em hiểu được nhà thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
Qua cách diễn đạt giàu hình ảnh trên, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc một triết lí sâu sắc: Con người chỉ thực sự trở nên hữu ích khi biết sống trong mối quan hệ gắn bó đoàn kết với tập thể, với cộng đồng. Nếu sống mà tách rời khỏi tập thể, cộng đồng, chỉ nghĩ đến riêng mình và sống cho riêng mình thì cuộc sống đó trở nên vô vị, chẳng có ý nghĩa gì cả.
Bài 5: (5 điểm)
Có một nhà văn đã viết: “Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao”.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của bầu trời khi có trăng lưỡi liềm.
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 3)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
Bài 1: (1điểm)
Đáp án : 
Bảng đen, vải thâm, gạo hẩm, đũa mun, mắt huyền, ngựa ô, chó mực.
Bài 2: (1điểm)
*Đáp án
(1): đổi mới (3): cựa mình
(2): sinh sôi (4): xoè nở 
(5): rung động
 Bài 3 : (1điểm)
Thợ điện , thợ mỏ, thợ mộc, thợ nề , thợ cơ khí , ...
Giáo viên, Gảng viên, sinh viên, ... 
Nhà văn, Nhà báo , Nhà sử hoc, Nhà toán học....
 Bác sĩ, y sĩ, nghệ sĩ, dược sĩ, ...
Bài 4:(2 điểm)
 *Đáp án tham khảo:
Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng cách diễn đạt mang tính chất tương phản giữa các hình ảnh: Một “ngôi sao” với một màn đêm (một ngôi sao thì chỉ có ánh sáng yếu ớt, không làm sáng được cả màn đêm); “Một thân lúa chín” với “mùa vàng” (một bông lúa thì thật nhỏ bé, không thể làm nên cả một vụ mùa bội thu); “Một người” với cả “nhân gian” (một người lẻ loi thì không thể tạo nên cả cõi đời, nơi cả loài người sinh sống, vì vậy, nếu có tồn tại thì cũng chỉ như một đốm lửa nhỏ nhoi sắp tàn lụi).
Bài 5: (5điểm)
- Bài văn có đủ 3 phần, bố cục rõ ràng.
- Có kĩ năng dựng đọan, đảm báo sự lô- gic, liên kết chặt chẽ giữa các câu văn trong đoạn.
- Diễn đạt trong sáng rõ ràng, mạch lạc, biết dùng các từ ngữ, hình ảnh sinh động.
- Chữ viết đều nét , đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Trình bày sạch sẽ.
*Tham khảo :
Có một nhà văn nào đó đã viết : “Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao”. Có người lại ví trăng như con thuyền, như cánh diều,...Cách so sánh nào cũng đúng cả. Trăng non đầu tháng thật là đẹp!Mới sẩm tối, mặt trăng đã hiện lên lơ lửng ở phía tây. Bầu trời xanh thẫm, không một gợn mây. Trời càng tối, trăng càng sáng thêm. Những ngôi sao cũng nhấp nhánh mọc lên n ... ời ấu thơ, con sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách nhưng cũng rất đáng tự hào. Để có được hạnh, con phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng đôi tay và khối óc của chính bản thân mình. Nhưng, hạnh phúc mà con giành được trong đời thực sẽ thật sự là của con, sẽ đem đến cho con niềm tự hào kiêu hãnh.
Bài 4 (5 điểm)
Tả cảnh đẹp ở một nơi em đã từng đến thăm và cảm thấy thích thú.
Xác định được yêu cầu: Tả một cảnh đẹp ở một nơi em đã từng đến thăm và cảm thấy thích thú.
Mở bài: Giới thiệu bao quát được cảnh mình sẽ tả
Thân bài: Tả từng phần của cảnh đẹp theo trình tự hợp lý, cụ thể. 
Kết bài: Cảnh đẹp mà em đã từng đến thăm gợi cho em những suy nghĩ và cảm xúc gì. 
(Trên đây là một số gợi ý cơ bản về đáp án chấm . Trong quá trình chấm bài người chấm cần vận dụng linh hoạt đáp án chấm để chấm sát với thực tế bài làm của học sinh )
TRƯỜNG TH VÕ MIẾU I
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 34)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
( Thời gian làm bài 60 phút )
Câu 1 : (1 điểm)
Hãy tạo ra 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp và 1 từ láy từ mỗi tiếng sau : vui , lạnh.
Câu 2 : (1 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
 	Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền.
 	(Ma Văn Kháng)
Hãy nhận xét: 
 	Ba câu ngắn ở đầu đoạn văn nhằm nhấn mạnh điều gì?
 	Từ câu 1 đến câu 5, tính chất của những trận mưa được diễn tả như thế nào?
Câu 3 : (1 điểm)
Hãy chỉ ra các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau :
 	Để cha mẹ vui lòng, em cố gắng học thật giỏi.
 	Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội.
Câu 4 : (2 điểm)
Trong bài thơ “Đến cổng trời”, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết :
 	“ Ôi nơi hùng vĩ nơi thơ mộng
 	Và cũng là nơi đầy gió mây
 	Nơi ngô và đá giành nhau sống
 	Nơi thoảng mùi lan theo gió bay.
 	Đây muôn đỉnh núi dựng cheo leo
 	Cao như nghĩa khí của người Mèo
 	Ôi ai cưỡi ngựa phi lên núi
 	Tôi ngẩn ngơ hoài đứng ngó theo . . .”
 	Hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của cổng trời khi đọc đoạn thơ.
Câu 5 : (5 điểm)
 	Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có cảnh bình minh đẹp. Hãy tả lại một buổi bình minh mà em có dịp quan sát, thưởng thức.
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
TRƯỜNG TH VÕ MIẾU I
HƯỚNG DẪN CHÂM BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 34)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
Câu 1 : (1 điểm)
Học sinh tìm được đúng mỗi từ theo yêu cầu được 0,1 điểm (tìm đúng tất cả 10 từ được 1 điểm)
Tiếng
Từ ghép có nghĩa phân loại
Từ ghép có nghĩa tổng hợp
Từ láy
vui
- vui tính, vui lòng, . . .
- vui tươi, vui mừng, . . .
- vui vẻ, . . .
lạnh 
- lạnh ngắt, lạnh tanh, . . .
- lạnh giá, lạnh buốt, . . .
- lạnh lẽo, . . .
* HS tìm các từ khác đúng vẫn được ghi điểm
Câu 2 : (1 điểm)
Ba câu ngắn ở đoạn văn nhằm nhấn mạnh tính chất dai dẳng và dữ dội của những cơn mưa. (0,5 đ)
Từ câu 1 đến câu 5, tính chất của những trận mưa được diễn tả theo mức độ ngày càng tăng tiến. (0,5 đ)
Câu 3 : (1 điểm)
Câu
Trạng ngữ
Chủ ngữ
Vị ngữ
a
Để cha mẹ vui lòng
em
cố gắng học thật giỏi
b
vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội
Quân đội ta

trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh

Câu a : - Đúng trạng ngữ, vị ngữ, đúng mỗi bộ phận 0,25 điểm
 	- Đúng bộ phận chủ ngữ 0,25 điểm
Câu b : - Đúng mỗi trạng ngữ 0,25 điểm
 	- Đúng chủ ngữ và mỗi bộ phận vị ngữ 0,25 điểm
Câu 4 : (2 điểm)
sinh nêu được các ý cơ bản :
 	- Cổng trời hùng vĩ và thơ mộng không chỉ có đá, có nhiều gió với những tầng mây mà còn có màu xanh của nương ngô, có mùi lan thoảng trong gió trời. (1 đ)
 	- Người Mèo cần cù và chịu khó vươn lên – Nghĩa khí của người Mèo cao như muôn ngàn đỉnh núi nơi địa đầu đất nước. Hình ảnh cô dân quân, anh bộ đội biên phòng phi ngựa tuần tra giữa muôn ngàn đỉnh núi thật đẹp, làm ngơ ngẫn lòng người. (1 đ)
Câu 5 : (5 điểm)
	* Yêu cầu:
	- Viết đúng theo yêu cầu văn tả cảnh ( Tả một buổi bình minh mình có dịp quan sát, thưởng thức)
	- HS lựa chọn tả được những cảnh vật buổi sáng (khí trời, sương mai, mặt trời mọc, ánh nắng ban mai, cảnh bầu trời, cảnh vật xung quanh), tả theo đúng trình tự thời gian và không gian; biết thể hiện cảm nhận thưởng thức qua những cảnh vật đó.
	- Bài viết diễn đạt đúng trọng tâm của đề, dùng từ ngữ giàu hình ảnh và gợi tả làm cho bài văn sinh động; lời văn trôi chảy, trong sáng, rõ ý; kết cấu chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả thông thường cũng như mắc lỗi về từ và câu.
	* Thang điểm:
	- Điểm 4- 5: Bài viết đúng thể loại, đúng trọng tâm bài tả; nội dung tốt, ý tốt , không sai lỗi chính tả; câu văn có hình ảnh tốt.
	- Điểm 3- 4: Bài viết đúng thể loại, nội dung tốt, ý tốt, câu văn có hình ảnh tốt, sai 1- 2 lỗi chính tả.
	- Điểm 2- 3: Bài viết đúng thể loại, nội dung tốt, ý tốt, sai 3- 4 lỗi chính tả (Bài văn có đủ ba phần).
	- Điểm 1- 2: Bài viết đúng thể loại, đủ ba phần. ý mỗi phần có thể thiếu một vài ý nhỏ, câu văn viết ít có hình ảnh sinh động, sai 5- 6 lỗi chính tả. 
	- Điểm 0- 1: Bài viết đúng thể loại, chưa đủ ba phần. ý của mỗi phần chưa tốt, câu văn dài. Sai nhiều lỗi chính tả. 
(Trên đây là một số gợi ý cơ bản về đáp án chấm . Trong quá trình chấm bài người chấm cần vận dụng linh hoạt đáp án chấm để chấm sát với thực tế bài làm của học sinh ) 
TRƯỜNG TH VÕ MIẾU I
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 35)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
( Thời gian làm bài 60 phút )
Câu 1( 1 đ)
Tìm 4 thành ngữ hoặc tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, quan hệ thầy trò.
Câu 2 (1 điểm) 
Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong hai câu thơ sau: 
	Mỗi mùa xuân, thơm lửng hoa bưởi.
	Rắc nắng vườn nhà những cánh hoa vương.
Câu 3 ( 1 đ)
Xếp các câu vào nhóm: câu đơn và câu ghép. 
Nhà vua treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. 
 Nhà vua rất mê hội họa, ông treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được một bức 
 tranh đẹp nhất về sự bình yên. 
Mặt hồ là một bức tranh tuyệt mĩ vì nó có những ngọn núi cao chót vót bao 
quanh. 
Mặt hồ là một bức tranh tuyệt mĩ in hình những ngọn núi cao chót vót bao quanh. 
Câu 4 ( 2 đ)
Cho đoạn thơ
Hạt gạo làng ta 
Có vị phù sa 
Của sông kinh thầy 
Có hương sen thơm 
Trong hồ nước đầy 
Có lời mẹ hát 
Ngọt bùi đắng cay
 	Em hãy tìm cảm xúc của tác giả về “ Hạt gạo làng ta” qua đoạn thơ trên, 
 Câu 5 ( 5 đ)
Một ngày mới bắt đầu từ buổi bình minh. Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 20 dòng) tả lại buổi bình minh mà em có dịp quan sát, chiêm ngưỡng, 
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
TRƯỜNG TH VÕ MIẾU I
HƯỚNG DẪN CHÂM BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 35)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
Câu 1( 1đ)
Tìm 4 thành ngữ hoặc tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, quan hệ thầy trò.
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc kho khăn đỡ đần. 
Không thầy đố mầy làm nên
 Chị ngã em nâng.
Nhất tự vi sư bán tự vi sư 
Câu 2 (1 điểm)
Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong hai câu thơ sau: 
	Mỗi mùa xuân, thơm lửng / hoa bưởi
	 Vn 	cn 
	Rắc nắng vườn nhà / những cánh hoa vương.
	VN 	CN
Câu 3 ( 1đ)
Xếp các câu vào nhóm: câu đơn và câu ghép. 
a) Nhà vua treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. (câu đơn )
b) Nhà vua rất mê hội họa, ông treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được một bức 
 Vế1 
 tranh đẹp nhất về sự bình yên. ( câu ghép)
c)Mặt hồ là một bức tranh tuyệt mĩ vì nó có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. ( câu ghép)
Vế1	Vế2 
d)Mặt hồ là một bức tranh tuyệt mĩ in hình những ngọn núi cao chót vót bao quanh. ( câu đơn) 
Câu 4 ( 2 đ)
 	Em hãy tìm cảm xúc của tác giả về “ Hạt gạo làng ta” qua đoạn thơ trên, 
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả, Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất (có vị phù sa); của nước (Có hương thơm trong hồ nước đầy); và công lao động của con người, của cha mẹ (Có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay)
Hạt gạo có hương vị quê hương.g
 	Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.
 Câu 5 ( 5 đ)
Biển Ba Động nước xanh cát trắng 
Ao Bà Om thắng cảnh miền tây  
Ai đã tửng ngắm cảnh bình minh ở Biển Ba Động ? 
 Bình minh, dù ở bất kỳ nơi đâu cũng luôn mang lại thật nhiều cảm xúc.
 Bầu không khí trong lành và những tia nắng ban mai dịu dàng đem đến cho mỗi người nguồn năng lượng ngập tràn sức sống mới.Từ phía xa ngoài khơi, khoảng trời ngay sát đường chân trời, nơi giao nhau giữa mặt biển và bầu trời chợt sáng bừng lên bởi một vùng sáng vàng sắc đỏ, thứ ánh sáng dịu ấm ấy viền lên những đám mây tạo nên những mảng sáng nhỏ hơi chói và lấp lánh, nó từ từ nhuộm dần cả đám mây, từ trên mặt biển vầng hào quang nhô lên mạnh mẽ và rồi Mặt Trời lên! Một vầng vòng cung nhỏ đỏ rực chợt nhô lên khỏi mặt biển, mặt trời lên thật nhanh thoáng một cái cả nửa khối cầu mầu đỏ sắc vàng sáng đã nằm trên mặt biển, một nửa kia hắt trên mặt nước lao xao, lung linh, nhấp nhô theo từng con sóng, khi ba phần tư quả cầu đỏ rực ấy nhô lên khỏi mặt biển cũng là lúc ta cảm thấy khối cầu ấy như muốn bứt lên khỏi một biển nham thạch đang cháy đỏ, cái một phần tư còn lại ấy cứ uốn éo, vặn vẹo, lô xô, nhấp nhô theo nhịp dao động của những con sóng nơi chân trời, nó gây cho ta cảm giác khối cầu ấy như là một thứ chất lỏng tinh khiết, nguyên sơ mà ta có thể luồn bàn tay của mình đỡ lấy nó để rồi từng dòng chất lỏng màu đỏ lung linh ấy chảy tràn xuống dưới mặt biển qua những từng kẽ ngón tay của mình. 
 Cuối cùng thì Mặt Trời cũng bứt mình nhô lên khỏi mặt biển.Bầu trời sáng bừng lên và trên mặt biển những con sóng lao xao phản chiếu ánh sáng mặt trời, khoảng không gian thật rộng và bao la dường như vô tận hiện ra trước mắt mọi người... 
	Biển Ba Động nước xanh cát trắng – sứ sở thần tiên 
(Trên đây là một số gợi ý cơ bản về đáp án chấm . Trong quá trình chấm bài người chấm cần vận dụng linh hoạt đáp án chấm để chấm sát với thực tế bài làm của học sinh ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_viet_lop_5.doc