Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 10

Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 10

Câu 1: Dựa vào nghĩa của tiếng cảnh, hãy xếp các từ: thắng cảnh, cảnh cáo, phong cảnh, cảnh giác, cảnh vật, cảnh tỉnh thành 2 nhóm và cho biết nghĩa của tiếng cảnh trong mỗi nhóm đó.

Câu 2: Cho các từ ngữ sau: đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh cá, đánh đàn, đánh răng, đánh điện, đánh phèn, đánh bẫy.

a/ Xếp những từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.

b/ Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên.

Câu 3: Từ thật thà trong các câu dưới đây là danh từ hay động từ, tính từ? Hãy chỉ rõ từ thật thà là bộ phận gì (giữ chức vụ nào) trong mỗi câu sau:

a/ Chị Loan rất thật thà.

b/ Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.

c/ Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.

d/ Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan.

Câu 4: Chỉ ra chỗ sai của mỗi câu dưới đây và chữa lại cho đúng ngữ pháp tiếng Việt bằng cách thay đổi vị trí từ ngữ hoặc thêm hay bớt một, hai từ:

a/ Rất nhiều cố gắng, nhất là trong học kỳ II, bạn An đã tiến bộ vượt bậc.

b/ Tàu của hải quân ta trên bến đảo Sinh Tôn giữa mịt mù sóng gió.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 720Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 10
Câu 1: Dựa vào nghĩa của tiếng cảnh, hãy xếp các từ: thắng cảnh, cảnh cáo, phong cảnh, cảnh giác, cảnh vật, cảnh tỉnh thành 2 nhóm và cho biết nghĩa của tiếng cảnh trong mỗi nhóm đó.
Câu 2: Cho các từ ngữ sau: đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh cá, đánh đàn, đánh răng, đánh điện, đánh phèn, đánh bẫy.
a/ Xếp những từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.
b/ Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên.
Câu 3: Từ thật thà trong các câu dưới đây là danh từ hay động từ, tính từ? Hãy chỉ rõ từ thật thà là bộ phận gì (giữ chức vụ nào) trong mỗi câu sau:
a/ Chị Loan rất thật thà.
b/ Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.
c/ Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.
d/ Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan.
Câu 4: Chỉ ra chỗ sai của mỗi câu dưới đây và chữa lại cho đúng ngữ pháp tiếng Việt bằng cách thay đổi vị trí từ ngữ hoặc thêm hay bớt một, hai từ:
a/ Rất nhiều cố gắng, nhất là trong học kỳ II, bạn An đã tiến bộ vượt bậc.
b/ Tàu của hải quân ta trên bến đảo Sinh Tôn giữa mịt mù sóng gió.
Câu 5: Trong bài thơ Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
“Con dù lớn vẫn là con mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
	Hay dòng thơ trên đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ?
Câu 6: Viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả một cảnh đẹp ở quê hương mà em cảm thấy yêu thích và gắn bó.
GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: Dựa vào nghĩa của tiếng cảnh, xếp các từ đã cho thành 2 nhóm như sau:
thắng cảnh, phong cảnh, cảnh vật;
cảnh giác, cảnh cáo, cảnh tỉnh.
- Nghĩa của tiếng cảnh trong mỗi nhóm đó:
	+ cảnh (1): chỉ chung các sự vật, hiện tượng bày ra trước mắt ở một nơi, một lúc nào đó.
	+ cảnh (2): chú ý đề phòng việc không hay có thể xảy ra.
Câu 2: a) Xếp những từ ngữ đã cho theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau như sau:
đánh trống, đánh đàn;
đánh giày, đánh răng;
đánh tiếng, đánh điện;
đánh trứng, đánh phèn;
đánh cá, đánh bẫy.
b/ Nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên:
	+ đánh (1): làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy;
	+ đánh (2) : làm cho mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát;
	+ đánh (3): làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi;
	+ đánh (4) : làm cho một vật (hoặc chất) thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng;
	+ đánh (5) : làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt.
Câu 3: Từ thật thà trong các câu đã cho là tính từ.
	- Tên gọi bộ phận (chức vụ) của từ thật thà trong mỗi câu như sau:
a) Chị Loan rất thật thà. Thật thà là vị ngữ.
b) Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến. thật thà là định ngữ.
c) Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe. Thật thà là bổ ngữ.
d) Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan. Thật thà là chủ ngữ.
Câu 4:Chỉ rõ chỗ sai của mỗi câu và sửa lại cho đúng ngữ pháp tiếng Việt:
Câu a: Dùng sai trạng ngữ chỉ nguyên nhân (rất nhiều cố gắng).
Hoặc : dùng câu đơn hay câu ghép không rõ ràng, sai ngữ pháp.
	Chữ lại (theo yêu cầu của đề bài):
	+ Với rất nhiều cố gắng, nhất là trong học kì II, bạn An đã tiến bộ vượt bậc.
	Hoặc:
	+ Cố gắng rất nhiều, nhất là trong học kì II, bạn An đã tiến bộ vượt bậc.
Câu b: Thiếu vị ngữ.
	Chữ lại (theo yêu cầu của đề bài):
	+ Tàu của hải quân ta đang tiến về bến đảo Sinh Tôn giữa mịt mù sóng gió.
	Hoặc:
	+ Tàu của hải quân ta cập bến đảo Sinh Tôn giữa mịt mù sóng gió.
	+ Tàu của hải quân ta đến bến đảo Sinh Tôn giữa mịt mù sóng gió.
Câu 5: Nêu được ý nghĩa đẹp đẽ:
	Tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con thật là to lớn và không bao giờ vơi cạn. Dù con đã khôn lớn, dù có đi hết đời (sống trọn cả cuộc đời), tình thương của mẹ đối với con như vẫn còn sống mãi, vẫn theo con để quan tâm, lo lắng, giúp đỡ con, tiếp cho con thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Có thể nói tình thương của mẹ chính là tình thương bất tử!
Câu 6: Bài viết có độ dài khoảng 20 dòng, viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh). Nội dung bám sát yêu cầu của đề bài:
	- Nêu được những nét tiêu biểu, chân thực về một cảnh đẹp của quê hương em (về màu sắc, đường nét và những đặc điểm nổi bật khác gây ấn tượng sâu đậm cho người đọc).
	- Bộc lộ tình cảm yêu thích, gắn bó với quê hương (xen kẽ trong khi miêu tả cảnh vật hoặc tách thành những ý riêng).
	- Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 10.doc