Kế hoạch tăng cường Tiếng Việt cho học sinh

Kế hoạch tăng cường Tiếng Việt cho học sinh

2. Các phương pháp dạy học TCTV cho học sinh dân tộc:

2.1. Phương pháp trực tiếp(PPTT) bằng tiếng Việt

- PPTT bằng tiếng Việt là PP hoàn toàn dùng tiếng Việt trong dạy học. PPDH này tạo cơ hội tốt để học sinh học tiếng Việt và học cách tư duy, cách học bằng tiếngViệt.

- Khi day học theo PP này không dịch bài học ra tiếng mẹ đẻ trong lớp.

- Cần dùng nhiều PPTQ, không dạy kiến thức tiếng Việt riêng rẽ mà lồng dạy kiến thức vào dạy các kĩ năng đọc,viết, nghe, nói.cần chú trọng dạy tiếng Việt gắn với dạy văn hoá dân tộc.

- Cần phối hợp PPTT với các PP khác như PP trực quan hành động, PP dạy ngôn ngữ giao tiếp để việc dạy học đạt hiệu quả.

2.2. Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp

- Kết hợp dạy ngôn ngữ giao tiếp trong dạy học các môn học và các hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả TCTV.

- Phát triển ngôn ngữ nói qua giao tiếp hỗ trợ trực tiếp đối với sự phát triển ngôn ngữ viết cho HS.

 

doc 5 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch tăng cường Tiếng Việt cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu:
1. Học viên hiểu: Tăng cường Tiếng Việt là gì?
- HV hiểu rõ khó khăn của HSDTTS vừa phải học các môn học vừa phải học một ngôn ngữ mới, do đó cần tăng cường tiếng Việt.
- Biết thực hiện hiệu quả những hỗ trợ TCTV, nắm vững các nguyên tắc sư phạm cơ bản của tiếng việt.
2. Các phương pháp cơ bản khi dạy học tăng cường tiếng Việt.
3. Xây dựng môi trường học tập TCTV.
4. Một số biện pháp TCTV.
	II. Nội dung: 
1. Tìm hiểu về Tăng cường tiếng Việt.
- Tăng cường tiếng Việt là gì? Vì sao phải tăng cường tiếng Việt?
* TCTV là các biện pháp giúp học sinh học tiếng việt có hiệu quả.
- HSDTTS gặp nhiều khó khăn khi học tiếng Việt.
- TCTV được thực hiện xuyên suốt qua các bài học.
- Cần chú ý đến các PP dạy NN2, PPTQHĐ, PP dạy ngôn ngữ giao tiếp, PP sử dụng TMĐ và sử dụng hệ thống thẻ TCTV.
* Tìm hiểu những nguyên tắc sư phạm của TCTV.
- Thảo luận về 5 nguyên tắc sư phạm của TCTV, Tầm quan trọng của mỗi nguyên tắc, khả năng vận dụng các nguyên tắc, ý kiến bổ xung về các nguyên tắc.
- Địa phương đã thực hiện nguyên tắc sư phạm của TCTV như thế nào?
* Kết luận:
- Khi dạy cho HSDTTS cần vận dụng đồng thời các nguyên tắc cơ bản của dạy học tiểu học và nguyên tắc sư phạm của TCTV.
- Khi dạy cho HSDTTS tuỳ vào mức độ sử dụng TV của HS GV có thể bổ xung các phương pháp sư phạm khác cho phù hợp với sự tiếp thu bài của HS.
2. Các phương pháp dạy học TCTV cho học sinh dân tộc:
2.1. Phương pháp trực tiếp(PPTT) bằng tiếng Việt
- PPTT bằng tiếng Việt là PP hoàn toàn dùng tiếng Việt trong dạy học. PPDH này tạo cơ hội tốt để học sinh học tiếng Việt và học cách tư duy, cách học bằng tiếngViệt. 
- Khi day học theo PP này không dịch bài học ra tiếng mẹ đẻ trong lớp.
- Cần dùng nhiều PPTQ, không dạy kiến thức tiếng Việt riêng rẽ mà lồng dạy kiến thức vào dạy các kĩ năng đọc,viết, nghe, nói.cần chú trọng dạy tiếng Việt gắn với dạy văn hoá dân tộc.
- Cần phối hợp PPTT với các PP khác như PP trực quan hành động, PP dạy ngôn ngữ giao tiếp để việc dạy học đạt hiệu quả. 
2.2. Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp
- Kết hợp dạy ngôn ngữ giao tiếp trong dạy học các môn học và các hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả TCTV.
- Phát triển ngôn ngữ nói qua giao tiếp hỗ trợ trực tiếp đối với sự phát triển ngôn ngữ viết cho HS.
- Khuyến khích HS sử dụng ngôn ngữ qua giao tiếp hàng ngày ( ở trường, gia đình, cộng đồng).
2.3. Phương pháp trực quan hành động.
+ Thế nào là phương pháp trực quan hành động.
+ Các hoạt động của HS và các bước thực hiện khi sử dụng PPTQHĐ là gì? 
+ Sử dụng PPTQHĐ thích hợp ở giai đoạn nào?
+ Có những loại trực quan hành động gì?
- TQHĐ là phương pháp học ngôn ngữ mới, bao gồm nghe và phản ứng cơ thể theo chỉ dẫn.
- Có 3 bước TQHĐ: Hướng dẫn, làm mẫu, thực hành.
- Có 4 loại TQHĐ: Sử dụng cơ thể, đồ vật, tranh, câu chuyện.
2.4. Phương pháp Sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy Tiếng Việt 
- Học viên thảo luận:
? Cách học TMĐ của trẻ.
? Khi nào phải sử dụng TMĐ.
? Sử dụng kinh nghiệm , kiến thức, kĩ năng TMĐ để dạy học tiếng Việt.
 Kết luận: 
* Trẻ học TMĐ thông qua 2 giai đoạn:
+ Nghe ngôn ngữ nói, chú ý đến âm thanh lời nói.
+ Quan sát sự liên kết giữa âm thanh, lời nói với sự vật hành động, hiểu nghĩa của lời nói.
+ Lắng nghe và ghi nhớ từ hoặc câu nóiđược lặp lại nhiều lần hàng ngày -> nhập tâm, thu nạp vốn từ.
+ Thực hành nói bằng cách mô phỏng âm thanh, lời nói, nghe thấy -> nói thụ động, nói bắt chước, nói theo.
+ Giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ -> nói thụ động.
* Cách học tiếng mẹ đẻ:
+ Học thông qua các kĩ năng nghe, nói.
+ Học thông qua trò chơi phát tiển ngôn ngữ. 
+ Học thông qua các hoạt động trong gia đình, ngoài xã hội.
+ Học thông qua các môn học trong nhà trường
* Các tình huống sử dụng TMĐ:
+ Bài có từ khó: từ chỉ khái niệm, từ có nghĩa trừu tượng.
+ Bài có câu khó, đoạn khó,là truyện khó.
* Cách sử dụng TMĐ để dạy học tiếng Việt.
+ Vận dụng kinh nghiệm học TMĐ.
+ Vận dụng kiến thức kĩ năng TMĐ.
2.3. Sử dụng hệ thống thẻ TCTV trong dạy học môn Tiếng Việt và môn Toán.
* Ở đơn vị trường đồng chí đã sử dụng hệ thống thẻ TCTV để dạy cho học sinh như thế nào? nêu những ưu, nhược điểm trong việc sử dụng thẻ?
* Đồng chí hãy chia sẻ những kinh nghiệm trong việc dùng thẻ TCTV để dạy Tiếng Việt và Toán cho HSDTTS ở lớp 1.
- Đồ dùng dạy học: Thẻ.
+ Bài tập bổ trợ.
+ Hoạt động hỗ trợ ngoài bài học.
- Cần chú ý vận dụng các phương pháp NN 2 phù hợp với môn học,với giai đoạn học.
3. Xây dựng môi trường học tập TCTV.
3.1. Tìm hiểu về môi trường học tập TCTV.
- Ở đơn vị trường đồng chí đã xây dựng môi trường vật chất,môi trường tâm lý như thế nào?
- Làm như thế nào để xây dựng môi trường học tập lành mạnh, hào hứng cho HSDTTS.
- Hãy xây dựng môi trường vật chất phù hợp cho lớp học TCTV?
- Hãy nêu những điều nên làm và không nên làm để HSDTTS được học tập trong môi trường thân thiện. 
* Giảng viên chốt lại ý kiến chung
+ Môi trường vật chất: 
Căng dây treo sách hoặc các sản phẩm của HS,xây dựng góc ngôn ngữ,làm thẻ từ, thẻ tranh ,trò chơi trong góc ngôn ngữ.
Trưng bày các sản phẩm ,đồ vật của địa phương như: Các nhạc cụ dân tộc, các túi có trang trí hoa văn các bộ trang phục đặc sắc, các loại rau, quả 
+ Môi trường tâm lý, xã hội:
Trưng bày các bức tranh về không bạo lực, sự đoàn kết thân ái trong cộng đồng
Tạo không khí đầm ấm, tin tưởng khi đến trường.
HS cảm thấy mình được chào đón, được tôn trọng, được tham gia đầy đủ mọi hoạt động học tập,vui chơi
HS cảm thấy tự tin,vui vẻ khi đến trường.
Thống nhất cách thực hiện môi trường vật chất và môi trường tâm lý xã hội đối với HSDTTS:
- Thân thiện chào đón HS
- GV và nhân viên hỗ trợ gặp gỡ gia đình HS,biết tên của từng em.
- Chào đó các em, tạo cho mỗi em có một vị trí bình đẳng trong lớp học.
- Tôn trọng và đẩm bảo an toàn cho các em.
- GV và NVHT nên đối xử với HS một cách bình đẳng tuyệt đối không được đe doạ hoặc xúc phạm HS. Chú ý không để HS bắt nạt nhau...
4. Một số biện pháp tạo môi trường học TV cho HSDT
4.1. Tạo môi trường học tiếng Việt trong nhà trường 
- Tạo cảnh quan TV trong và ngoài lớp học:
cờ tổ quốc, ảnh Bác Hồ, Năm điều Bác Hồ dạy...
* Danh sách lớp, bảng hoa, bảng sinh nhật, khẩu hiệu, góc thư viện ....
* Đồ dùng dạy - học
* Sản phẩm của học sinh: Vở sạch, bài chữ đẹp, tranh vẽ, bài kiểm tra, sản phẩm thủ công...
-Không gian trường học: khẩu hiệu áp phích, bản tin; tên lớp, tên phòng chức năng
-Tạo cơ hội thực hiện các hoạt động giao tiếp:
*Các cách tạo cơ hội: tận dụng tối đa cơ hội giao tiếp tiếng việt cho học sinh trong quá trình dạy học, giao tiếp cần dạy học sinh các giao tiếp với thầy cô, bạn bè phụ huynh và những người xung quanh bằng tiếng việt; Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể như tổ chức trò chơi, văn nghệ ...; tổ chức cho học sinh đống vai, sử lý tình huống của các nhân vật...
4.2. Tạo môi trường TV tại gia đình:
- Tạo góc học tập cho con em ở nhà
- Kiểm tra viẹc học tập của con
- Huớng dẫn các em sắp xếp thời gian, học tập, vui chơi, giải trí...
4.3 Tạo môi trường TV trong công đồng: 
- Vận động công đồng giao tiếp bằng tiếng việt
- Mở chuyên mục phát thanh dành cho thiếu nhi
- Tổ chức các hoạt động tập thể, văn hoá, văn nghệ ...
5. Các hoạt động hỗ trợ cho việc dạy học tăng cường Tiếng Việt 
- Tại sao phải tổ chức học TV thông qua các hoạt động?
- Những hoạt động nào chiếm ưu thế trong việc hỗ trợ dạy học TCTV cho HSDTTS, đặc điểm của hoạt động đó?
- Đề xuất những hoạt động có ưu thế trong việc dạy học TCTV.
+ Các nhóm thảo luận, trình bày ,nhận xét,bổ xung.
+ Giảng viên kết luận:
* Tổ chức DHTV thông qua các hoạt động nhằm :
Nảy sinh nhu cầu sử dụng TV cho HS DTTS.
Tạo điều kiện để HS học tập tích cực, chủ động phù hợp vơi PP phát huy tính tích cực của HS.
Hỗ trợ việc học tiếng Việt cho HS.
* Các hoạt động chiếm ưu thế trong việc hỗ trợ dạy học TCTV cho HSDTTS.
 - Hoạt động tham gia các trò chơi có mục đích học tập NN.
- Hoạt động biểu diễn một vài môn nghệ thuật,hát, múa.
- Hoạt động chơi một số môn thể thao.
- Hoạt động thực hiện một số lĩnh vực VHDT.
- Hoạt động góp phần cải tạo môi trường sống tại trường học, bản làng
* Đặc điểm:
- Có nhiều người tham gia.
- Sử dụng nhiêu TV trong quá trình hoạt động.
- Tạo được cho HS mục đích giao tiếp mới.
- Tạo cơ hội cho HS sử dụng nhiều kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. 
- Tạo cơ hội để HS thể hiện vốn sống, vốn văn hoá của các em.
- Tạo cơ hội cho HS thể hiện mình.
* Cách tổ chức các hoạt động: gồm 2 giai đoạn:
+ giai đoạn chuẩn bị :
- Lựa chọn hoạt động.
- Xác định mục tiêu hoạt động.
- Xác định những việc cần chuẩn bị.
- Xác định thời gian thục hiện.
- Xác định việc làm cụ thể của HS trong từng bước.
+ Giai đoạn tổ chức họat động:
- Tổ chức cho HS thực hiện theo sự chuẩn bị.
- Thực hiện đánh giá kết quả học tập TV.
- Trao đổi với HS để rút kinh nghiệm hoạt động.
Thực hành
+ Nhóm 1: Hoạt động tham gia trò chơi có mục đích phát triển ngôn ngữ ( gọi thuyền, chim bay, cò bay...)
+ Nhóm 2: Biểu diễn các hoạt động nghệ thuật ( thi hát, múa, đọc thơ...)
+ Nhóm 3: Hoạt động chơi một số môn thể thao ( vừa đi bộ vừa hát,đọc thơ ...) 
+ Nhóm 4: Trình bày các hoạt động góp phần bảo vệ môi trường ( vệ sinh trường lớp, bản làng, trồng cây ...)
* Các nhóm trìng bày các hoạt động, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
* Giảng viên kết luận, thống nhất cách thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_tang_cuong_tieng_viet_cho_hoc_sinh.doc