Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 14

Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 14

Câu 1: Tìm 3 câu tục ngữ, ca dao có từ thầy (có nghĩa: người làm nghề dạy học là nam giới).

Câu 2: Hãy chỉ ra sự khác nhau về nghĩa cảu tiếng thắng trong các từ ngữ dưới đây:

a/ Thắng cảnh tuyệt vời.

b/ Chiến thắng vĩ đại;

c/ Thắng nghèo nàn lạc hậu;

d/ Thắng bộ quần áo mới để đi chơi.

Câu 3: Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu sau:

a/ Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.

b/ Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.

c/ Những khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người ngủ lại trong lều.

Câu 4: Viết 3 câu có 3 trạng ngữ bổ sung ý chỉ tình huống khác nhau (thời gian, nơi chốn, nguyên nhân) từ câu sau:

 Lá rụng rất nhiều.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ 14
Câu 1: Tìm 3 câu tục ngữ, ca dao có từ thầy (có nghĩa: người làm nghề dạy học là nam giới).
Câu 2: Hãy chỉ ra sự khác nhau về nghĩa cảu tiếng thắng trong các từ ngữ dưới đây:
a/ Thắng cảnh tuyệt vời.
b/ Chiến thắng vĩ đại;
c/ Thắng nghèo nàn lạc hậu;
d/ Thắng bộ quần áo mới để đi chơi.
Câu 3: Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu sau:
a/ Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
b/ Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
c/ Những khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người ngủ lại trong lều.
Câu 4: Viết 3 câu có 3 trạng ngữ bổ sung ý chỉ tình huống khác nhau (thời gian, nơi chốn, nguyên nhân) từ câu sau:
	Lá rụng rất nhiều.
Câu 5: Trong bài Phong cảnh Hòn Đất (Tiếng việt 5, tập một), nhà văn Anh Đức miêu tả cảng Hòn Đất như sau:
“Xa quá khỏi Hòn Đất một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vàng óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục.”
	Theo em, ngoài vẻ đẹp của cảnh vật (tre đằng ngà, biển cả), đoạn văn còn cho ta thấy vẻ đẹp gì của cuộc sống quê hương? Biện pháp nghệ thuật nào đã giúp em nhận biết được điều đó?
Câu 6: Em đã từng được bạn bè hoặc người thân tặng (cho) một đồ vật hay con vật. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả lại đồ vật hay con vật đó và nêu cảm nghĩ của em.
GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: Nêu được 3 câu tục ngữ, ca dao có từ thầy ( có nghĩa: người làm nghề dạy học là nam giới). Ví dụ:
	- Không thầy đố mày làm nên.
	- Trọng thầy mới được làm thầy.
	- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
	(Hoặc: Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy
	Nghĩ sao cho bõ những ngày gian lao.)
Câu 2: Nêu được sự khác nhau về nghĩa của tiếng thắng trong mỗi từ ngữ:
	a/ Thắng cảnh tuyệt với 	- Thắng có nghĩa là đẹp.
	b/ Chiến thắng vĩ đại 	- Thắng có nghĩa là giành được phần hơn.
	c/ Thắng nghèo nàn lạc hậu – Thắng có nghĩa là vượt qua, khắc phục được (gian khổm khó khăn).
	d/ Thắng bộ phần áo mới để đi chơi – Thắng có nghĩa là mặc, trưng diện.
Câu 3: Xác định đúng các bộ phận trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong mỗi câu sau:
a/ Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân,/ con sông Nậm Rốm trắng sáng/ có 
 TN CN
khúc ngoằn ngèo,/ có khúc trườn dài.
 VN1 VN2
b/ Rải rác khắp thung lũng,/ tiếng gà gáy/ râm ran.
 TN CN VN
c/ Những khi đi làm nương xa,/ chiều không về kịp,/ mọi người/ ngủ lại trong lều.
 TN1 TN2 CN VN
Lưu ý: Cần ghi rõ VN1,VN2 ở câu a, TN1,TN2 ở câu c.
Câu 4: Viết được 3 câu có 3 trạng ngữ bổ sung ý chỉ tình huống khác nhau (thời gian, nơi chốn, nguyên nhân) từ câu cho trước: Lá rụng rất nhiều.
Ví dụ:
Về mùa đông, lá rụng rất nhiều. (TN chỉ thời gian)
Ngoài sân, lá rụng rất nhiều. (TN chỉ nơi chốn)
Vì gió thổi mạnh, lá rụng rất nhiều. (TN chỉ nguyên nhân)
Câu 5: Nêu được những ý cơ bản sau:
	- Ngoài vẻ đẹp của cảnh vật (tre đằng ngà, biển cả), đoạn văn còn cho ta thấy vẻ đẹp của con người trên quê hương.
	- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa giúp ta nhận biết được điều đó: cây tre vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, biển cả vẫn đang giỡn sóng (tre và biển mang những đặc điểm của con người). Nói đến tre hay nói đến biển cả cũng là để nói đến con người với vẻ đẹp nổi bật: sự bền bỉ, anh dũng, kiên cường trước mọi thử thách của thời gian. (Chú ý cách diễn tả: mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới, biển cả còn lâu đời hơn,).
Câu 6: Bài viết có độ dài khoảng 20 dòng: viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả đồ vật hoặc tả loài vật tùy nội dung do em lựa chọn).
	- Tả đồ vật cần nêu rõ được những đặc điểm nổi bật về hính dáng, kích thước, màu sắc, công dụng; bộc lộ được những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về đồ vật đó, về tấm lòng, tấm lòng của người đã tặng (cho) mình.
	- Tả loài vật ngoài việc làm rõ những nét tiêu biểu về hình dáng, còn cần phải nêu bật được những đặc điểm về hoạt động.; nêu được cảm nghĩ chân thành của bản thân về món quà của người khác đã đem tặng (cho) mình. Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 14.doc