Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 18

Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 18

Câu 1: Em hãy tìm trong đoạn thơ sau những từ được dùng với nghĩa bóng:

“Cái chai không đầu

Mà sao có cổ

Bảo rằng ngọn gió

Thì gốc ở đâu

Răng của chiếc cào

Làm sao nhai được

Mũi thuyền rẽ nước

Thì ngữi cái gì

Cái ấm không nghe

Tai sao lại mọc

Ở trong chiếc bút

Lạicó ruột gà

Trong mũi người ta

Có ngay lá mía ”.

 (Quang Huy)

Câu 2: Rút gọn từng câu dưới đây để được nòng cốt câu.

a) “Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.”

 (Nguyễn Phan Hách)

b) “Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô.”

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 18
Câu 1: Em hãy tìm trong đoạn thơ sau những từ được dùng với nghĩa bóng:
“Cái chai không đầu
Mà sao có cổ
Bảo rằng ngọn gió
Thì gốc ở đâu
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngữi cái gì
Cái ấm không nghe
Tai sao lại mọc
Ở trong chiếc bút
Lạicó ruột gà
Trong mũi người ta
Có ngay lá mía”.
 (Quang Huy)
Câu 2: Rút gọn từng câu dưới đây để được nòng cốt câu.
a) “Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.”
	 (Nguyễn Phan Hách)
b) “Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô.”
 (Tô Ngọc Hiến)
Câu 3: Thêm trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ để mở rộng nòng cốt câu sau đây: Mặt trời mọc.
Câu 4: Đoạn thơ Khúc hát ru của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (Tiếng Việt 4, tập một) nói về tâm tình của một người mẹ miền núi vừa nuôi con, vừa tham gia công tác kháng chiến – có hai câu:
“Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng”
	Em hiểu câu thơ “Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.” như thế nào?
Câu 5: Tả cô Tấm trong truyện Tấm Cám theo tưởng tượng của em.
GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: Trong đoạn thơ của Quang Huy, các từ sau đây được dùng với nghĩa bóng: cổ (chai); ngọn(gió); răng (cào), mũi (thuyền); tai (ấm); ruột gà (của bút máy); lá mía (trong mũi).
Câu 2: Từng câu đã được rút gọn là:
Chúng tôi / đi 	; 	Hải / nghe thấy.
 CN VN CN VN
Câu 3: Câu đã được mở rộng. Ví dụ:
Từ phía chân trời,/ trong làn sương mù,/ mặt trời buổi sớm/ đang từ từ mọc lên.
 TN1 TN2 CN VN
Câu 4: Câu thơ Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng gợi ở người đọc cảnh tưởng: Khi cầm chày giã gạo, theo mỗi nhịp chày, thân hình người mẹ lại chao nghiêng. Em bé ngủ trên lưng mẹ nên giấc ngủ của em dường như cũng nghiêng theo dáng mẹ. Đó là hình ảnh rất thật nhưng cũng rất thơ qua ngòi bút tinh tế của tác giả. Tấm lưng gầy của người mẹ miền núi rất vất vả qua lao động để nuôi con, nuôi bộ đội đánh Mĩ lại chính là chiếc nôi êm để em bé ngủ ngon lành.
Câu 5: Bài viết khoảng 20 – 25 dòng, viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả người).
	Để tìm ý cho bài văn, học sinh cần dựa vào các tình tiết trong truyện cổ tích Tấm Cám (mà mỗi học sinh đều đã từng đọc, từng nghe kể), trong đó có sự xuất hiện của nhân vật Tấm.
	Trên cơ sở đó, kết hợp với sự tưởng tượng của mình, các em tả nhân vật Tấm, theo các yêu cầu của một đề văn tả người. Cụ thể, cần nêu được một số ý cơ bản sau:
	- Đặc điểm nổi bật của nhân vật Tấm về dáng vẻ bên ngoài (gương mặt, dáng người, trang phục) và về tính tình, tính nết (chịu thương chịu khó, hiếu thảo với cha mẹ). Cần nói rõ những đức tính trên của cô Tấm được thể hiện qua những việc làm cụ thể nào.
	- Bộc lộ được tình cảm yêu thương, quý mến của mình đối với nhân vật cô Tấm.
	Bài viết phải đảm bảo được các yêu cầu về chính tả, chữ viết, dùng từ, đặt câu, liên kết câu, diễn đạt, trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 18.doc